TIẾT 54 TẬP LÀM VĂN
LUYỆN NÓI: THUYẾT MINH VỀ MỘT THỨ ĐỒ DÙNG
1. Mục tiêu: Giúp HS:
a) Về kiến thức: Dùng hình thức luyện nói để củng cố tri thức, kĩ năng về cách làm bài văn thuyết minh đã học.
b) Về kĩ năng: Rèn kĩ năng thuyết minh về một thứ đồ dùng trước tập thể lớp đúng theo yêu cầu, tạo điều kiện cho học sinh mạnh dạn suy nghĩ, phát biểu.
c) Về thái độ: Có ý thức chuẩn bị chu đáo bài luyện nói ở nhà, sôi nổi trong giờ luyện nói trên lớp.
2. Chuẩn bị của GV và HS
a) Chuẩn bị của GV: SGK, SGV, đồ dùng dạy học- nghiên cứu soạn giáo án.
b) Chuẩn bị của HS: SGK, vở ghi- học bài cũ- chuẩn bị bài mới theo SGK.
Ngày soạn: . Ngày dạy: . Dạy lớp 8B Ngày dạy: . Dạy lớp 8C TIẾT 54 TẬP LÀM VĂN LUYỆN NÓI: THUYẾT MINH VỀ MỘT THỨ ĐỒ DÙNG 1. Mục tiêu: Giúp HS: a) Về kiến thức: Dùng hình thức luyện nói để củng cố tri thức, kĩ năng về cách làm bài văn thuyết minh đã học. b) Về kĩ năng: Rèn kĩ năng thuyết minh về một thứ đồ dùng trước tập thể lớp đúng theo yêu cầu, tạo điều kiện cho học sinh mạnh dạn suy nghĩ, phát biểu. c) Về thái độ: Có ý thức chuẩn bị chu đáo bài luyện nói ở nhà, sôi nổi trong giờ luyện nói trên lớp. 2. Chuẩn bị của GV và HS a) Chuẩn bị của GV: SGK, SGV, đồ dùng dạy học- nghiên cứu soạn giáo án. b) Chuẩn bị của HS: SGK, vở ghi- học bài cũ- chuẩn bị bài mới theo SGK. 3. Tiến trình bài dạy * Ổn định tổ chức: Sĩ số 8B: . 8C: . a. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra trong quá trình tiết học. * Vào bài (1’): Các em đã nắm được thế nào là văn thuyết minh, các phương pháp thuyết minh, cách làm bài văn thuyết minh. Tiết này, chúng ta sẽ luyện nói kiểu bài thuyết minh để các em thể hiện sự mạnh dạn, khả năng nắm bắt kiến thức kiểu bài chuẩn bị cho tiết viết bài đạt kết quả. b) Dạy nội dung bài mới: I. CHUẨN BỊ NỘI DUNG LUYỆN NÓI (10’) Đề: Thuyết minh về cái phích nước (bình thuỷ). 1. Tìm hiểu đề ?TB: Đọc đề bài, xác định kiểu bài, đối tượng, phạm vi? HS: Kiểu bài văn thuyết minh. Đối tượng thuyết minh về cái phích nước. Giới hạn: trình bày cấu tạo, nguyên lí giữ nhiệt, công dụng, cách bảo quản. GV: Sau khi xác định đối tượng và phạm vi tri thức cần trình bày về đối tượng ta cần phải quan sát, tìm hiểu đối tượng để có được những tri thức cần thiết. 2. Quan sát và tìm hiểu ?KH: Nêu những tri thức quan sát được về đối tượng? - Phích nước là thứ đồ dùng quen thuộc trong mỗi gia đình. - Cấu tạo phích: vỏ phích, tay cầm, quai xách, nút phích, nắp đậy bên ngoài, ruột phích (cấu tạo những bộ phận đó). - Hiệu quả giữ nhiệt trong vòng 6 tiếng nước từ 100 độ còn giữ được 70 độ. - Cách bảo quản sử dụng. ?KH: Với đối tượng thuyết minh trên nên sử dụng những phương pháp thuyết minh nào? HS: Sử dụng phương pháp nêu định nghĩa, giải thích, phân tích, liệt kê, nêu con số. 3. Lập dàn ý bài luyện nói ?KG: Hãy lập dàn ý cho đề văn thuyết minh trên? a) Mở bài - Giới thiệu chung về phích nước: là đồ dùng thường có trong mỗi gia đình. b) Thân bài * Cấu tạo và hình dáng phích nước - Vỏ phích hình ống trụ tròn bao bên ngoài ruột phích: + Có phần tay xách và tay cầm; + Chất liệu bằng nhựa hoặc sắt được phủ một lớp sơn. - Ruột phích là bộ phận quan trọng nhất hình dáng giống khuôn vỏ phích gồm: + Hai lớp thuỷ tinh ở giữa là chân không làm mất khả năng truyền nhiệt. + Phía trong lớp thuỷ tinh được tráng bạc nhằm hắt nhiệt trở lại để giữ nhiệt. + Miệng bình nhỏ giảm khả năng truyền nhiệt. - Nút phích bằng gỗ hoặc nhựa đậy miệng phích cho khỏi bốc nhiệt. - Nắp đậy bằng sắt, nhôm hoặc nhựa. * Công dụng của phích + Trong vòng 6 tiếng đồng hồ giữ nhiệt nước sôi từ 100 độ còn 70 độ. + Dùng pha trà, cà phê, pha sữa, * Bảo quản đặt trong hộp gỗ để vào chỗ gọn, tránh xa trẻ em. c) Kết bài - Tình cảm của bản thân đối với chiếc phích. II. THỰC HÀNH LUYỆN NÓI TRÊN LỚP (31’) GV: Yêu cầu nói: về nội dung cần bám sát yêu cầu của đề, các nội dung trong dàn ý. Về hình thức: Nói to, rõ ràng; trước khi nói phải có lời mở đầu: Thưa cô giáo và các bạn! Sau đây, em xin được trình bày bài nói của mình. Trình bày bài nói đảm bảo bố cục ba phần, đúng kiểu bài. Sử dụng hợp lí các phương pháp thuyết minh trong quá trình nói. Cố gắng tìm cách nói sao cho truyền cảm, thu hút sự chú ý của người nghe, không nên đọc thuộc lòng. Đặc biệt chú ý ngữ điệu thích hợp có thể kết hợp cả nét mặt, điệu bộ. Kết thúc bài nói phải có lời cảm ơn. Yêu cầu nhận xét bài luyện nói cũng phải nhận xét trên hai mặt nội dung và hình thức như trên. 1. Luyện nói trước tổ (10’) GV: Cho 4 tổ luyện nói (mỗi tổ là một nhóm), tổ trưỏng là nhóm trưởng. Nhóm trưởng chỉ định người nói, người nhận xét, sau đó mỗi nhóm cử 2,3 đại diện nói trước lớp. 2. Luyện nói trước lớp (21’) GV: Gọi đại diện từng nhóm lên nói, gọi các nhóm khác nhận xét. GV nhận xét, uốn nắn, cho điểm những HS nói tốt. c) Củng cố, luyện tập (2’): ?: Nêu các phương pháp làm bài văn thuyết minh? HS: Muốn có tri thức để làm tốt bài văn thuyết minh,người viets phải quan sát, tìm hiểu sự vật, hiện tượng cần thuyết minh, nhất là phải nắm bắt được bản chất, đặc trưng của chúng, để tránh sa vào trình bày các biểu hiện không tiêu biểu, không quan trọng. Để bài văn thuyết minh có sức thuyết phục, dễ hiểu, sang rõ, người ta có thể sử dụng phối hợp nhiều phương pháp thuyết minh như: nêu định nghĩa, giải thích, liệt kê, nêu ví dụ, dùng số liệu, so sánh, phân tích, phân loại, d) Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà (1’): - Xem lại toàn bộ kiến thức văn thuyết minh đã học. - Đọc các bài văn mẫu trong SGK, đọc tìm hiểu 4 đề bài SGK. T. 145 để chuẩn bị viết bài Tập làm văn số 3. - Tiết tới soạn Đập đá ở Côn Lôn. Yêu cầu: + Đọc kĩ bài thơ, đọc kĩ phần chú thích *, chú thích từ khó, các câu hỏi phần đọc, hiểu văn bản. + Trả lời các câu hỏi phần đọc, hiểu văn bản.
Tài liệu đính kèm: