Giáo án Ngữ văn 8 - Tiết 51 đến 60 - Trường Trung học cơ sở Tùng Ảnh

Giáo án Ngữ văn 8 - Tiết 51 đến 60 - Trường Trung học cơ sở Tùng Ảnh

ĐỀ VĂN THUYẾT MINH

VÀ CÁCH LÀM BÀI VĂN THUYẾT MINH

A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: Giúp học sinh:

 Hiểu được đề văn và cách làm bài văn thuyết minh đặc biệt là làm cho học sinh thấy làm bài văn thuyết minh không khó, chỉ cần biết quan sát, tích luỹ tri thức và trình bày có phương pháp.

 Rèn luyện kỹ năng làm bài văn thuyết minh.

B. TÀI LIỆU THIẾT BỊ DẠY HỌC:

 Sách giáo khoa, sách giáo viên Ngữ văn 8.

 Sách bài tập.

C. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

 Ổn định tổ chức.

 Kiểm tra bài cũ:

Hãy trình bày điều kiện và các phương pháp khi làm văn thuyết minh?

 Dạy bài mới:

Hoạt động 1: Hướng dẫn tìm hiểu đề văn thuyết minh.

 

doc 16 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 892Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 8 - Tiết 51 đến 60 - Trường Trung học cơ sở Tùng Ảnh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 51
 Ngày 30 / 11 /2008
Đề văn thuyết minh 
và cách làm bài văn thuyết minh 
Mục tiêu cần đạt: Giúp học sinh:
Hiểu được đề văn và cách làm bài văn thuyết minh đặc biệt là làm cho học sinh thấy làm bài văn thuyết minh không khó, chỉ cần biết quan sát, tích luỹ tri thức và trình bày có phương pháp.
Rèn luyện kỹ năng làm bài văn thuyết minh.
Tài liệu thiết bị dạy học:
 Sách giáo khoa, sách giáo viên Ngữ văn 8.
 Sách bài tập. 
hoạt động dạy học:
ổn định tổ chức.
Kiểm tra bài cũ: 
Hãy trình bày điều kiện và các phương pháp khi làm văn thuyết minh?
Dạy bài mới:
Hoạt động 1: Hướng dẫn tìm hiểu đề văn thuyết minh.
(I) Đề văn thuyết minh và cách làm bài văn thuyết minh
Đề văn thuyết minh.
Hoạt động của giáo viên- học sinh
Kiến thức cần đạt
Học sinh đọc đề ở sách giáo khoa.
? Đối tượng thuyết minh của các đề trên?
? Xác định và giải thích vì sao em biết đó là đề văn thuyết minh?
Đối tượng thuyết minh gồm con người, đồ vật, con vật, di tích, món ăn, trò chơi ...
Một số đề yêu cầu thuyết minh, một số đề không có 2 chữ "thuyết minh" nhưng yêu cầu giới thiệu đ đề thuộc văn thuyết minh.
Hoạt động 2: Hướng dẫn tìm hiểu và cách làm bài văn thuyết minh
Cách làm bài văn thuyết minh 
Hoạt động của GV- HS
Kiến thức cần đạt 
Học sinh đọc bài văn ở sgk.
? Đối tượng thuyết minh của bài văn?
? Văn bản có bố cục như thế nào? Chỉ ra nội dung từng phần trên văn bản?
? Để giới thiệu chiếc xe đạp, tác giả đã trình bày cấu tạo chiếc xe đạp như thế nào?
Giáo viên giới thiệu cách thuyết minh khác: Giới thiệu các bộ phận đ cơ chế hoạt động.
? Bài văn sử dụng phương pháp thuyết minh nào? Phương pháp đó có thích hợp không?
? Qua đó, theo em cách làm bài văn thuyết minh như thế nào?
Giáo viên chốt nội dung chính.
- Học sinh đọc ghi nhớ ở sgk
Văn bản thuyết minh về chiếc xe đạp.
Bố cục 3 phần:
Mở bài: Giới thiệu khái quát về chiếc xe đạp.
Thân bài: Giới thiệu cấu tạo, nguyên tắc hoạt động của xe.
Kết bài: Nêu vị trí của chiếc xe đạp trong đời sống con người Việt Nam và trong tương lai.
Trình bày có những bộ phạn tạo thành, phân tích và giới thiệu các bộ phận theo 3 hệ thống: Truyền động, điều khiển, chuyên chở.
Các bộ phận chính giới thiệu trước, bộ phận phụ giới thiệu sau.
Phương pháp phân tích, phân loại sự vật.
Ghi nhớ (sgk).
Hoạt động 3: Hướng dẫn học sinh luyện tập
(II) Luyện tập
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Hướng dẫn học sinh xây dựng dàn ý.
Giáo viên nhận xét, bổ sung.
Lập dàn ý cho đề bài: Giới thiệu về chiếc nón lá Việt Nam.
Dàn ý:
Mở bài: Nêu định nghĩa về chiếc nón lá Việt Nam.
Thân bài: Giới thiệu trên các nội dung:
Hình dáng, nguyên liệu, cách làm.
Sản xuất ở những vùng nào?
Tác dụng của nó trong cuộc sống.
Trở thành biểu tượng của người phụ nữ Việt Nam.
c. Kết bài: Cảm nghĩ, thái độ của em đối với chiếc nón lá Việt Nam.
D. Hướng dẫn học bài ở nhà.
Viết thành văn bản cho đề bài trên.
Nắm nội dung lý thuyết.
Soạn bài: Chương trình địa phương.
GV hướng dẫn cụ thể
Tiết: 52
 Ngày 1 / 12 /2008
Chương trình địa phương ( Phần Văn) 
 Văn bản: Lời thỉnh cầu ở ngã ba Đồng Lộc ( Vương Trọng) 
Mục tiêu cần đạt: Giúp học sinh:
- Bước đầu có ý thức quan tâm đến truyền thống văn hoá của địa phương.
- Cảm nhận được cái đẹp cao cả trong "lời thỉnh cầu" thiêng liêng của 10 cô gái anh hùng hi sinh ở ngã ba Đồng Lộc 
Tài liệu thiết bị dạy học:
 Sách giáo khoa, sách giáo viên Ngữ văn địa phương Hà Tĩnh.
Một số hình ảnh, tài liệu nói về ngã ba Đồng Lộc
hoạt động dạy học:
ổn định tổ chức.
Kiểm tra việc chuẩn bị bài của học sinh: 
Dạy bài mới:
Hoạt động 1: Giới thiệu ý nghĩa, yêu cầu của tiết học.
Hoạt động 2: Hướng dẫn lập bảng theo nội dung gợi ý của sách giáo khoa.
Hoạt động 3: Hướng dẫn tìm hiểu văn bản: Lời thỉnh cầu ở ngã ba Đồng Lộc 
I. Đọc- Hiểu chú thích
Hoạt động của giáo viên- học sinh
Kiến thức cần đạt
Hướng dẫn đọc, đọc mẫu.
Gọi học sinh đọc bài.
- Kiểm tra một số chú thích khó.
1. Đọc.
2. Chú thích.
Hoạt động 2: Hướng dẫn tìm hiểu văn bản.
(II) Đọc - hiểu văn bản
Hoạt động của giáo viên- học sinh
Kiến thức cần đạt
- Em hiểu "lời thỉnh cầu" nghĩa là gì ?
Đây là lời thỉnh cầu của ai, nói với những đối tượng nào?
- Cách nói đó có gì khác với bình thường
- Lời của 10 cô gái nói với những người đến viếng thăm mộ các cô ở nghĩa trang Đồng Lộc
- Tác gỉa để cho những người đã khuất nói với những người đang sống, 10 cô gái nói lời thỉnh cầu với khách đến viếng các cô
1/ Lời nguyện cầu của mười cô gái ở ngã ba Đồng Lộc
- Khách đến viếng ở ngã ba Đồng Lộc là những ai?
- Các cô mong muốn điều gì ở những người đến thăm?
- Cuối cùng các cô thỉnh cầu riêng cho mình điều gì?
- Vì sao các cô lại mong muốn ở nơi đây mọc dậy vài cây bồ kết?
- Qua lời thỉnh cầu tác giả muốn gửi gắm điều gì?
- Để tỏ lòng biết ơn các cô chúng ta cần phải làm gì?
- Khách đến viếng ở ngã ba Đồng Lộc đủ mọi tầng lớp, lứa tuổi
- Mọi người đến thắp hương xin chia đều khắp bởi đang còn rất nhiều ngôi mộ khác
- Thỉnh cầu riêng cho mình: Đất nghĩa trang mọc dậy vài cây bồ kết
- Tất cả các cô đang ở tuổi thanh xuân yêu đời , yêu cái đẹp, thanh sạch..nhưng hiềm1 nỗi ngày bom vùi tóc các cô còn bết đất
- Mọi chính sách chế độ đối với những người đã hi sinh
- Xây dựng cho cuộc sống tốt đẹp hơn, cho quê hương đất nước giàu mạnh, nhân dân ấm no hạnh phúc
2) Thái độ của tác giả
- Tác giả đã bộc lộ tình cảm gì trong bài thơ?
- Là nhà thơ quân đội nên VT hiểu rõ và thông cảm, cảm phục tự hào về sự hi sinh của đồng đôi nói chung các cô gái ở ngã ba đồng lộc nói riêng
- Bài thơ là nén tâm nhang thắp lên ở nghĩa trang Đồng Lộc để tưởng niệm và coi đây là một việc làm đền ơn đáp nghĩa
3) Nghệ thuật
- Nêu nét nghệ thuật đặc sắc của bài thơ?
- Nếu để người sống nói thì không tự nhiên hiệu quả sẽ không cao
- Để các cô nói những lời khiêm tốn, chân tình như vậy người đọc càng phải khâm phục và kình trọng hơn
 Hoạt động 4: Hướng dẫn học sinh làm luyện tập
- Dặn dò học sinh chuẩn bị bài học mới: Dấu ngoặc kép
 GV hướng dẫn cụ thể
¯¯¯¯¯¯¯™ & ˜¯¯¯¯¯¯¯
Tiết: 53
 Ngày 1 / 12 /2008
Dấu ngoặc kép 
Mục tiêu cần đạt: Học sinh cần:
Hiểu được công dụng của dấu ngoặc kép.
Biết dùng dấu ngoặc kép trong khi viết.
Tài liệu thiết bị dạy học:
 Sách giáo khoa, sách giáo viên Ngữ văn 8.
Sách bài tập.
 Bảng phụ
Giáo án
hoạt động dạy học:
ổn định tổ chức.
Kiểm tra bài cũ:
?Nêu công dụng của dấu ngoặc đơn và dấu hai chấm?Làm bài tập 3 ở sgk
Dạy bài mới:
Hoạt động 1: Tìm hiểu công dụng của dấu ngoặc kép
(I) Công dụng.
Hoạt động của giáo viên- học sinh
Kiến thức cần đạt
Học sinh đọc ví dụ ở sách giáo khoa.
? Dấu ngoặc kép trong các ví dụ đó dùng để làm gì?
? Qua các ví dụ trên, em hãy chỉ ra các công dụng của dấu ngoặc kép.
Giáo viên sơ kết, học sinh đọc ghi nhớ.
1. Xét ví dụ:
Ví dụ a: Đánh dấu lời dẫn trực tiếp của câu nói của Găng - đi.
Ví dụ b: Từ ngữ hiểu theo 1 nghĩa đặc biệt hiểu theo hình thức ẩn dụ: Chiếc cầu được xem là "dải lụa".
Ví dụ c: Đánh dấu những từ ngữ chỉ ý mỉa mai và dùng chính những ngữ mà tác phẩm phê phán thường dùng khi nói về sự cai trị của chúng đối với Việt Nam.
Ví dụ d: Đánh dấu tên của các vở kịch.
2. Ghi nhớ:
Hoạt động 2: Hướng dẫn làm bài tập.
(II) Luyện tập
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Chia nhóm, giao bài tập.
Học sinh thảo luận, nêu kết quả.
- Giáo viên đánh giá bổ sung.
Bài 1:
a. Đánh dấu lời dẫn trực tiếp.
b. Từ dùng với ý nghĩa mỉa mai.
c. Từ dùng với ý nghĩa mỉa mai + dẫn trực tiếp.
d. Từ dùng với ý nghĩa mỉa mai + dẫn trực tiếp.
Bài 2:
a. Đặt dấu 2 chấm sau từ " bảo", đặt dấu ngoặc kép vào 2 từ: cá tươi, tươi.
b. Đặt dấu 2 chấm sau từ Tiền Lê và để nội dung còn lại vào dấu ngoặc kép.
c. Đặt dấu 2 chấm sau từ “hắn” và để nội dung còn lại vào dấu ngoặc kép.
Bài 3:
a. Dùng dấu 2 chấm và dấu ngoặc kép để đánh dấu lời dẫn trực tiếp của Hồ Chí Minh.
b. Dùng dấu 2 chấm và dấu ngoặc kép để đánh dấu lời dẫn gián tiếp của Hồ Chí Minh.
D. Hướng dẫn học bài ở nhà.
 - Nắm vững nội dung bài học
 - Chuẩn bị bài : Luyện nói: Thuyết minh một thứ đồ dùng
Tiết: 54
 Ngày 3/ 12 /2008
luyện nói 
thuyết minh một thứ đồ dùng
Mục tiêu cần đạt: Giúp học sinh:
Qua bài dạy giáo viên dùng hình thức luyện nói để củng cố tri thức, kỷ năng về cách làm bài văn thuyết minh.
Tạo điều kiện cho học sinh mạnh dạn suy nghĩ, phát biểu.
Tài liệu thiết bị dạy học:
 Sách giáo khoa, sách giáo viên Ngữ văn 8.
 Sách bài tập.
Bài tham khảo. 
hoạt động dạy học:
ổn định tổ chức.
Kiểm tra bài cũ: 
Em hãy phân biệt sự khác nhau cơ bản giữa văn thuyết minh và văn miêu tả?
* Yêu cầu:
Văn thuyết minh phải đi sâu vào bản chất của sự vật, hiện tượng.
Bài viết phải thể hiện được tính tri thức.
Có tính thực dụng cao.
Văn miêu tả:
Trình bày, vẽ lại các chi tiết của sự vật mà mình quan sát được.
Thể hiện được tình cảm của bản thân đối với sự vật đó.
Dạy bài mới: 
Hoạt động 1: Kiểm tra sự chuẩn bị bài của học sinh.
Hoạt động 2: Cho học sinh luyện nói trên lớp.
Luyện nói theo dàn ý đã chuẩn bị trước tổ, nhóm.
Đề: Thuyết minh về các phích nước.
Yêu cầu: Học sinh phải trình bày được công dụng, cấu tạo, nguyên lý giữ nhiệt và cách bảo quản phích nước.
Công dụng: Là thứ đồ dùng thường có trong các gia đình cá nhân hoặc tập thể. Dùng để giữ cho nước nóng được lâu hoặc dùng làm quà tặng.
Cấu tạo: Có các bộ phận: Vỏ phích, ruột phích và nắp phích tạo thành.
Vỏ bằng kim loại, hoặc bằng nhựa, có quai cầm, phích có 2 nắp.
Quan trọng nhất là ruột phích: được cấu tạo bằng 2 lớp thuỷ tinh, ở trong có tráng bạc. Giữa 2 lớp tráng bạc đó có khoảng chân không để hạn chế khả năng truyền nhiệt.
Cách bảo quản: Sử dụng phải nhẹ nhàng, tránh va chạm mạnh, khi đổ nước phải đổ trước một ít, lắc đều, đổ ra rồi mới đổ tiếp nước sôi vào, không nên đổ nước sôi quá đầy, vặn nắp chặt lại để giữ nhiệt được lâu hơn.
Giáo viên chia nhóm:
Gọi đại diện nhóm lên trình bày.
Cho nhóm đó bổ sung (nếu thiếu).
Nhóm khác nhận xét.
Giáo viên nhận xét chung giữa các nhóm và lấy điểm.
(III) Hướng dẫn học bài ở nhà.
Về nhà hoàn chỉnh bài luyện nói.
Ôn tập tốt văn thuyết minh để tiết sau kiểm tra.
¯¯¯¯¯¯¯™ & ˜¯¯¯¯¯¯¯
Tiết: 55 - 56
 Ngày 5 / 12 /2008
Viết bài tập làm văn số 3 
Mục tiêu bài dạy: Qua tiết kiểm tra nhằm:
Kiểm tra kiến thức về văn thuyết minh và kỷ năng tạo lập văn bản thuyết minh.
Giáo viên có hướng bổ cứu những hạn chế của học sinh.
Tài liệu thiết bị dạy học:
 Sách giáo khoa, sách giáo viên Ngữ văn 8.
Sách bài tập.
Giáo án
 Bài kiểm tra.
hoạt động dạy học:
ổn định tổ chức.
Ra đề kiểm tra.
Theo dõi học sinh làm bài.
Nhận xét tiết kiểm tra.
(I) Đề bài:
	Giới thiệu về một vật nuôi quen thuộc.
(II) Đáp án – biểu điểm
* Yêu cầu về kỷ năng:
Đúng thể loại thuyết minh.
Chọn được vật nuôi có ích, thuyết mi ... ạt động của học sinh
Hướng dẫn đọc, đọc mẫu.
Gọi học sinh đọc bài.
Kiểm tra một số chú thích khó.
1. Đọc.
2. Chú thích.
Hoạt động 2: Hướng dẫn tìm hiểu văn bản.
(II) Đọc - hiểu văn bản
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
? Bài thơ viết theo thể thơ nào? Có kết cấu ra sao?
? Phong thái của nhân vật trữ tình như thế nào qua 2 từ: hào kiệt, phong lưu?
? Em có nhận xét gì về khẩu khí của nhà thơ?
? Tác giả nói về cuộc đời hoạt động của mình như thế nào? 
Giáo viên chứng minh qua cuộc đời hoạt động của Phan Bội Châu.
? Khi nói về cuộc đời sóng gió đó có phải là lời than thân không? Vì sao?
? Giọng điệu của 2 câu thực? Điểm đặc sắc về nghệ thuật?
Em hiểu thế nào về 2 câu luận?
? Em nhận xét gì về lối nói khoa trương đó?
ý nghĩa của 2 câu kết?
Giáo viên tổng kết nội dung, nghệ thuật.
1. Hai câu đề:
Biểu hiện một phong thái tự tin, đàng hoàng, ung dung vừa ngang tàng bất khuất lại vừa hào hoa tài tử không chịu khuất phục trước hoàn cảnh.
Cách nói hóm hỉnh về sự nghiệp hoạt động của nình: chạy mỏi chân ... ở tù. Vừa là sự chấp nhận, vừa thách đố với thái độ chủ động, bình tĩnh.
Hai câu thực:
Cuộc đời bôn ba chiến đấu đày sóng gió và bất trắc.
Không phải là lời than thân, qua câu thơ giúp chúng ta cảm nhận đầy đủ hơn tầm vóc lớn lao phi thường của người tù yêu nước. Đó cũng là tình cảnh của cách mạng Việt Nam lúc bấy giờ (sóng gió, bế tắc).
Dùng điệu trầm thống diễn tả nỗi đau cố nén.
Nghệ thuật đối gây ấn tượng mạnh.
Hai câu luận:
Khẩu khí của bậc anh hùng hào kiệt. Cho dù ở trong tình trạng bi kịch như thế nào thì chí khí vẫn không đổi, vẫn một lòng theo đuổi sự nghiệp cứu nước. Vẫn cười ngạo mạn trước mọi thủ đoạn của kẻ thù.
Làm cho con người có tầm vóc lớn lao như thần thánh, lối nói ấy tạo nên hình tượng nghệ thuật gây ấn tượng mạnh tạo sức truyền cảm lớn đ kết tinh cao độ cảm xúc lãng mạn hào hùng của tác giả.
Hai câu kết:
Khẳng định tư thế hiên ngang của con người đứng cao hơn cái chết, khẳng định ý chí gang thép mà kẻ thù không thể bẻ gãy. Con người ấy sống, chiến đấu và tin tưởng vào chính nghĩa.
Lời thơ dõng dạc, dứt khoát
Học sinh đọc ghi nhớ.
Hoạt động 3: Hướng dẫn học sinh luyện tập
(III) Luyện tập
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Hướng dẫn học sinh thực hiện tại lớp.
Đọc diễn cảm bài thơ.
Đọc nội dung đọc thêm ở sách giáo khoa.
D. Hướng dẫn học bài ở nhà.
Soạn bài mới: Đập đá ở Côn Lôn.
Học thuộc bài thơ.
Nắm nội dung, ý nghĩa của bài.
¯¯¯¯¯¯¯™ & ˜¯¯¯¯¯¯¯
Tiết: 58
 Ngày 12 / 12 /2008
đập đá ở côn lôn
 (Phan Châu Trinh)	
A. Mục tiêu cần đạt:
- HS hiểu được khí phách hào hùng, tư thế hiên ngang lẫm liệt, ý chí kiên định của nhà chí sĩ cách mạng trong cảnh lưu đày khổ ải với giọng thơ cứng cỏi, khẩu khí ngang tàng của người anh hùng và những hình ảnh biểu tượng trong cách nói khoa trương tạo nên vẻ đẹp của cả bài thơ.
B. Tiến trình Bài dạy:
Hoạt động 1: * Bài cũ: - đọc thuộc lòng diễn cảm bài thơ “ Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác”.
Hoạt động 2: gv giới thiệu bài mới.
I. Đọc- hiểu chú thích:	
 Hoạt động của GV
 Hoạt động của HS
- Gv gọi HS đọc chú thích ở SGK
? Trình bày những nét chính về PCT?
? Ngoài những thông tin đó em nào có hiểu gì thêm về t/g?
- GV treo chân dung PCT.
? Những tác phẩm chính?
? Xuất xứ bài thơ?
- GV đọc mẩu 1 lần
? Trong bài có những từ nào em cần giải thích?
? Nhận diện thể thơ?
? Bố cục ?
GV: Xét về ý thì 4 câu đầu có ý mạnh, 4 câu sau có ý liền mạch .
? Em thử hình dung công việc đập đá?
? ở bài thơ này PCT đã miêu tả người tù công việc ấy như thế nào? 
? Công việc đập đá ở Côn Lôn được miêu tả như thế nào? 
? Em hãy nhận xét nghệ thuật diễn đạt?
? Tác dụng của biện pháp NT đó?
- Minh hoạ tranh người tù đập đá.
- GV gọi HS đọc 4 câu cuối.
? Em có nhận xét gì về giọng điệu 2 câu luận ?
? Hiệu quả diễn đạt 2 câu ấy?
GV: Sau cái sôi động người chiến sĩ dừng lại có chút suy tư: Tù ngục ( Côn Lôn) là trường học thiên nhiên để thử thách chí làm traiđvẻ đẹp nội tâm: lời lòng tự dặn lòng.
- Luật đối: Thử thách gian nan với sức chịu đựng dẻo dai và ý chí chiến đấu sắt son.
GV liên hệ với Bác: “nghĩ mình trong lúc gian truân
Tai ương rèn luyện tinh thần thêm hăng”
- HS đọc 2 câu kết
? Nhận xét khẩu khí ở 2 câu này?
? Hai câu kết thể hiện ý thức sâu sắc của PCT về những vấn đề gì?
? T/g đã liên tưởng sự nghiệp cứu nước cứu dân với ai?
? Cách liên tưởng như thế nào? ? Có người nói ở 2 câu kết, t/g sử dụng biện pháp đối lập, em đồng ý không?
* Tổng kết:
? Nhận xét về NT bài thơ?
? Qua bài thơ em thấy vẻ đẹp gì ở PCT?
- PCT là nhà yêu nước lớn và có tư tưởng dân chủ sớm nhất ở Việt Nam.
- Ông là người giỏi biện luận và có tài văn chương.
- Xuất thân nhà nho, ông có nguyện vọng vượt phá những khuôn khổ lạc hậu của nhà nho.
- Hoạt động c/m và sáng tác văn chương góp phần dấy lên phong trào c/m sôi nổi ở nước ta mấy chục năm đầu thế kỉ XX.
HS quan sát tranh
- HS trả lời theo SGK.
- Làm trong lúc ông cùng các tù nhân khác bị bắt lai động khổ sai ở Côn Đảo (1908).
- HS đọc
- GV giải thích lí do bọn thực dân lại đưa người tù ra đày đoạ ở Côn Đảo.
II. Hiểu văn bản:
- Thất ngôn bát cú đường luật.
- Đề, thực, luận, kết.
1. Công việc đập đá ở Côn Lôn và khí phách người tù:
- Là công việc nhọc, đòi hỏi nhiều sức lực - Đập đá ở Côn Lôn lại càng nhọc hơn: Bởi vì nóng, gió, biển khơi dữ dội...
- Trước hết là thế đứng con người: Làm trai...Đây không phải là thế đứng tầm thường, thế đứng kẻ “làm trai” của người làm phận sự của kẻ anh hùng (Nguyễn Công Trứ).
- Con người như thế lại đứng trong một thế đứng đàng hoàng giữa nơi quanh năm sóng vỗ, biển cả, non cao...
- Khí thế hiên ngang lẫy lừng, hành động quả quyết mạnh mẽ “xách búa, ra tay...
- Bút pháp khoa trương, luật đối, nhịp thơ mạnh. 
- Tư thế ngạo nghễ vươn cao ngang tầm vũ trụ 
- Khí phách hiên ngang, lẫm liệt, sừng sững giữa đất trời.
2. Cảm xúc, suy nghĩ của tác giả:
- Tạo ra sự sâu lắng của cảm xúc, tâm hồn.
- Ngang tàng
- Về sự nghiệp chung (cứu nước)- sự nghiệp cá nhân; cảnh ngộ hiện tại.
đLớn lao như cái việc vá trời.
đTự nhiên, hợp lí, ý thức của PCT về sự nghiệp cứu nước.
đĐối lập- sự nghiệp cứu nước
 - thử thách ( con con )
* Ghi nhớ: (SGK)
D. Hướng dẫn học bài ở nhà.
- Soạn bài mới: Đập đá ở Côn Lôn.
- Nắm nội dung, ý nghĩa bài thơ.
- Học thuộc bài thơ.
Tiết: 59
 Ngày 13 / 12 /2008
Ôn luyện về dấu câu
Mục tiêu bài dạy: Qua tiết học giúp học sinh:
- Nắm các kiến thức về dấu câu một cách có hệ thống.
- Có ý chí cẩn trọng trong việc dùng câu, tránh được các lỗi thường gặp về dấu câu.
Tài liệu thiết bị dạy học:
 Sách giáo khoa, sách giáo viên Ngữ văn 8.
Sách bài tập.
Giáo án
Bảng phụ
hoạt động dạy học:
ổn định tổ chức.
Hướng dẫn ôn tập.
I. Tổng kết về dấu câu:
GV chuẩn bị sẵn 1 bản về công dụng của các dấu câu vào bảng phụ.
- Treo bảng phụ, GV giao nhận nhiệm vụ cho HS làm việc theo nhóm điền dấu câu thích hợp với phần công dụng.
- GV gọi HS ( Đại diện các nhóm trình bày).
- GV nhận xét, bổ sung vào bảng tổng kết.
II. Các lỗi thường gặp về dấu câu:
Hoạt động của GV – HS
Nội dung cần đạt
? Nêu một số lỗi thường gặp về dấu câu?
- Cho ví dụ:
Tác phẩm “Lão Hạc” làm em vô cùng xúc động trong xã hội cũ, biết bao người nông dân đã sống nghèo khổ cơ cực như lão Hạc.
? Ví dụ trên thiếu dấu ngắt câu chổ nào?
? Nên dùng dấu chấm câu ở chỗ nào để trở thành câu đúng?
- Cho ví dụ:
Khi còn trẻ học ở trường này. Ông là một học sinh xuất sắc.
? Dùng dấu chấm sau từ “này” có đúng không? Vì sao?
? Chỗ đó nên dùng dấu gì cho hợp lý?
- Cho ví dụ: 
Cam bưởi na xoài là các đặc sản của vùng này.
? Câu trên đã đúng chưa? Phải dùng dấu câu nào để tách các bộ phận của câu ?
- Cho ví dụ:
Tôi không biết phải nói như thế nào và bắt đầu từ đâu? Bạn có thể cho tôi lời khuyên được không.
? Các dấu câu dùng như trên hợp lí chưa? Hãy chữa lại cho đúng?
Gv tổng kết nội dung bài học, học sinh đọc ghi nhớ.
Hoạt động 2. Hướng dẫn HS luyện tập. 
? Chép lại đoạn văn: “Con chólên đây mà”. 
- GV hướng dẫn học sinh thực hiện.
- Học sinh làm bài trong 10 phút.
- Gọi 3 em trình bày kết quả.
- GV cùng học sinh nhận xét, đánh giá.
1.Thiếu dấu ngắt câu khi câu đã kết thúc
* Sửa lại:
 - Tác phẩm “Lão Hạc” làm em vô cùng xúc động. Trong xã hội cũ, biết bao người nông dân đã sống nghèo khổ cơ cực như lão Hạc.
2. Dùng dấu ngắt câu khi câu chưa kết thúc
-
* Sửa lại:
Khi còn trẻ học ở trường này, ông là một học sinh xuất sắc.
3. Thiếu dấu thích hợp để tách các bộ phận của câu khi cần thiết
* Sửa lại:
Cam, bưởi, na, xoài là các đặc sản của vùng này.
4. Lẫn lộn công dụng của các dấu câu
* Sửa lại:
Tôi không biết phải nói như thế nào và bắt đầu từ đâu. Bạn có thể cho tôi lời khuyên được không?
II. Luyên tập
Bài 1: yêu cầu:
- Học sinh nghe viết đoạn văn
- Dùng dấu câu thích hợp để đặt vào chỗ trống.
Bài 2:
a, Sao...mới về? Mẹ dặn là anh phải làm xong bài tập trong chiều nay.
b, Từ xưa trong cuộc sống...sản xuất, nhân dân ta....khó khăn gian khổ. Vì vậy, có câu tục ngữ lá lành đùm lá lách.
c, Mặc dù...tháng, nhưng tôi...học sinh
D. Hướng dẫn học bài:
- Hoàn thành các bài tập vào vở.
- Soạn bài mới.
Tiết 60
Ngày 16 - 12- 2008
 Ngày 16 - 12- 2008
Tiết 60
Kiểm tra tiếng việt
A. Mục đích yêu cầu:
- Kiểm tra những kiến thức tiếng Việt đã được học từ các lớp 6,7,8.
- Rèn luyện các kỷ năng thực hành tiếng Việt.
B. Chuẩn bị:
- GV: Đề bài, đáp án, biểu điểm.
- HS: Chuẩn bị kiến thức.
C. Hoạt động lên lớp:
Hoạt động 1: ổn định tổ chức, phát đề kiểm tra.
Hoạt động 2: Theo dõi học sinh làm bài.
I. Đề ra
Câu 1:Rồi chị túm lấy cổ hắn, ấn dúi ra cửa.Sức lẻo khoẻo của anh chàng nghiện chạy không kịp với sức xô đẩy của người đàn bà lực điền, hắn ngã chỏng quèo trên mặt đất, miệng vẫn nham nhảm thét trói vợ chồng kẻ thiếu sưu.
 a) Thống kê các từ cùng trường từ vựng về người?
 b) Thống kê các từ cùng trường từ vựng về hoạt động của người?
Câu 2: Viết 1 đoạn văn có dùng biện pháp nói giảm nói tránh, gạch chân dưới các từ ngữ đó
Câu 3: Phân tích cấu tạo các câu ghép sau và cho biết quan hệ ý nghĩa giữa các vế câu ghép?
- Vợ tôi không ác, nhưng thị khổ quá rồi.
- Khi người ta khổ quá thì người ta chẳng còn nghĩ gì đến ai được.
- Lão không hiểu tôi, tôi nghĩ vậy, và tôi cũng buồn lắm.
	( Trích Lão Hạc - Ngữ văn , tập 1)
II. Đáp án- biểu điểm:
Câu 1: (2 điểm)
 - Tường từ vựng về người: Cổ , miệng ( bộ phận của cơ thể người
 - trường từ vựng về hoạt động của người: túm , ấn, dúi ,xô đẩy ,ngã ,thét
Câu 2: (3 điểm): HS Viết đoạn văn làm giáo viên linh động cho điểm
Câu 3:(4 điểm)
a.Các câu trên là câu ghép
b. Quan hệ ý nghĩa giữa các vế trong mỗi câu:
- Câu ghép có quan hệ tương phản.
- Câu ghép có nguyên nhân kết quả.
- Câu ghép có quan hệ bổ sung.
*Trình bày: 1 điểm.

Tài liệu đính kèm:

  • docGiaoAnNguvan8(Tiet51-Tiet60).doc