Giáo án Ngữ văn 8 tiết 51, 52, 53

Giáo án Ngữ văn 8 tiết 51, 52, 53

Bài 13,tiết 3:

ĐỀ VĂN THUYẾT MINH VÀ CÁCH LÀM BÀI VĂN TUYẾT MINH

I- MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

- Giúp hs hiểu cách làm bài văn thuyết minh quan sát, tích luỹ tri thức và phương pháp trình bày.

- Xác định các bước khi làm văn thuyết minh.

2. Kỹ năng:

- Rèn luyện kỹ năng tìm hiểu đề văn thuyết minh.

- Kỹ năng kết hợp các phương pháp làm bài thuyết minh có hiệu quả.

II- CHUẨN BỊ:

1. Giáo viên:

- Xem SGK, SGV, những tài liệu liên quan.

- Soạn những câu hỏi gợi ý, soạn giáo án.

2. Học sinh: Xem và soạn bài trước ở nhà .

III- KIỂM TRA:

1- Thế nào là văn bản thuyết minh?

2- Nêu các phương pháp khi làm văn thuyết minh?

IV- TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

 

doc 11 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 895Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 8 tiết 51, 52, 53", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 13	
Tiết: 51	Ngày dạy: 
Bài 13,tiết 3:
ĐỀ VĂN THUYẾT MINH VÀ CÁCH LÀM BÀI VĂN TUYẾT MINH
I- MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- Giúp hs hiểu cách làm bài văn thuyết minh quan sát, tích luỹ tri thức và phương pháp trình bày.
- Xác định các bước khi làm văn thuyết minh.
2. Kỹ năng:
- Rèn luyện kỹ năng tìm hiểu đề văn thuyết minh.
- Kỹ năng kết hợp các phương pháp làm bài thuyết minh có hiệu quả.
II- CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên: 
- Xem SGK, SGV, những tài liệu liên quan.
- Soạn những câu hỏi gợi ý, soạn giáo án.
2. Học sinh: Xem và soạn bài trước ở nhà .
III- KIỂM TRA:
1- Thế nào là văn bản thuyết minh?
2- Nêu các phương pháp khi làm văn thuyết minh?
IV- TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
HĐ của thầy
HĐ của trò
Nội dung
HĐ1: Khởi động
*Mục tiêu:Định hướng kiến thức mới.
Giới thiệu bài mới:
Để làm được bài văn thuyết minh trước hết ta phải tìm hiểu đề văn thuyết minh, nắm được cách làm bài văn thuyết minh như thế nào ta sẽ đi vào bài học hôm n ay.
HĐ2: Tìm hiểu đề văn thuyết minh:
*Mục tiêu:Nhận biết được đề văn thuyết minh.
- GV yêu cầu hs đọc các đề văn thuyết minh trong SGK/137-138
- GV: có thể chọn 1 trong các đề bài trên để hướng dẫn hs tìm hiểu đề văn thuyết minh.
* Đề: Giới thiệu chiếc nón lá Việt Nam.
Theo em chúng ta cần giới thiệu như thế nào?
- GV chọn đề: Giới thiệu 1 di tích thắng cảnh nổi tiếng của quê hương ( Đền, Chùa, Hồ, Kiến trúc )
-Em hãy nhận xét phạm vi đề văn trên?
-Qua đó cho biết đề bài văn thuyết minh yêu cầu điều gì?
GV chuyển sang mục 2.
HS: đọc các đề văn thuyết minh.
HS: giới thiệu khái quát
- Nguồn gốc, chất liệu, cấu tạo, hình sáng, màu sắc.
- Vai trò tác dụng của chiến nón lá trong đời sống sinh hoạt của người Việt Nam.
HS: theo dõi đề
-> Nhận xét về phạm vi đề bài.
HS: khái quát – suy nghĩ
-> trả lời.
I- Đề văn thuyết minh và cách làm bài văn thuyết minh:
1. Đề văn thuyết minh:
- Đề: giới thiệu một di tích, thắng cảnh nổi tiếng.
- Vị trí địa lý, các đặc điểm nổi bậc, các thần thoại, truyền thuyết gắn liền với di tích, thắng cảnh.
- Vai trò, tầm quan trọng của di tích, thắng cảnh đối với đời sống tinh thần của người Việt Nam
- Ý nghĩa giáo dục của di tích thắng cảnh đối với hiện tại và tương lai.
=> Nêu các đối tượng để người làm bài trình bày tri thức về chúng.
HĐ3: Tìm hiểu cách làm bài văn thuyết minh:
*Mục tiêu: Xác định các bước khi làm văn thuyết minh.
- GV gợi ý, dẫn dắt hs trao đổi thảo luận để xây dựng quy trình làm bài văn thuyết minh.
- Gọi hs đọc bài băn thuyết minh: xe đạp.
- Đối tượng thuyết minh của bài văn trên là gì?
- Em hãy xác định bố cụ 3 phần của văn bản trên? Cho biết nội dung của từng phần.
- Để giới thiệu về chiếc xe đạp, bài viết đã trình bày cấu tạo chiếc xe như thế nào?
- Từ ngữ sử dụng như thế nào?
Qua bài văn trên, em rút ra được nhận xét gì về bố cục bài văn thuyết minh? Cách làm bài văn thuyết minh?
HS: đọc bài văn xe đẹp – trao đổi – thảo luận.
HS: phát hiện – trả lời
-> Nhận xét
Đối tượng thuyết minh: chiếc xe đạp.
HS: Xác định bố cục 3 phần.
MB: giới thiệu chiếc xe đạp
TB: Thuyết minh chi tiết về chiếc xe đạp.
KB: Vai trò của chiếc xe đạp trong hiện tại và tương lai.
HS: xác định phương pháp:
- Giải thích
- Liệt kê
-> Chính xác, dể hiểu
HS: khái quát- trả lời
-> Nhận xét
2. Cách làm bài văn thuyết minh:
* Văn bản: Xe đạp.
Bước 1: xác định đối tượng.
Bước 2: xác định bố cụ, nhiệm vụ của từng phần.
Bước 3: xác định phạm vi tri thức về đối tượng.
Bước 4: xác định phương pháp thuyết minh.
=> Từ ngữ chính xác, dễ hiểu.
GV gọi hs đọc ghi nhớ
HS: đọc ghi nhớ
*. Ghi nhớ ( SGK )
HĐ4: Giáo viên hướng dẫn hs luyện tập:
*Mục tiêu: Rèn kĩ năng và khắc sâu kiến thức về văn thuyết minh.
GV đọc các bài viết về chiếc nón lá Việt Nam. Nón làng Chuông, làng nón Phú Cam, nó Huế.
- Chọn 1 bài viết để lập dàn ý.
- GV hướng dẫn hs lập dàn ý bài văn thuyết minh: Nón Huế
Em hãy xác định bố cụ 3 phần của ( bài) văn bản trên?
Nêu nội dung của từng phần?
HS: luyện tập theo sự hướng dẫn của giáo viên.
HS: nghe và lập dàn ý
HS: lập dàn ý bài văn Nón Huế
-> Xác định bố cục 3 phần nêu nhiệm vụ của từng phần.
II- Luyện tập
1. Lập dàn ý: Nón Huế
- Mở bài: vẽ đẹp đặc trưng của chiếc nón Huế
- Thân bài: nội dung thuyết minh
+ Đoạn 1: giới thiệu nghề làm nón và lợi ích kinh tế.
+ Đoạn 2: giới thiệu quy trình làm nón.
+ Đoạn 3: giới thiệu giá trị của chiếc nón Huế.
- Kết bài: triển vọng tốt đẹp của một nghề truyền thống. 
HĐ5: Củng cố kiến thức: 
1- Bố cục của bài văn thuyết minh gồm mấy phần? Nêu nhiệm vụ của từng phần?
2- Ý nào nói đúng nhất bài học về cách làm bài văn thuyết minh?
a. Nắm được yêu cầu của đề bài, phạm vi tri thức khách quan, khoa học về đối tượng thuyết minh.
b. Nắm được bố cục của bài văn thuyết minh gồm 3 phần, mổi phần có một nhiệm vụ riêng.
c. Nắm được yêu cầu của việc sử dụng ngôn ngữ, đặc biệt học được cách phối hợp các phương pháp thuyết minh trong 1 bài viết.
d. Phối hợp các ý trên.
HĐ6: Hướng dẫn công việc ở nhà: 
- Học thuộc bài cũ và nắm vững cách làm văn thuyết minh.
- Tham khảo dàn ý: “ Giới thiệu về chiếc nón là Việt Nam”
- Xem bài 14:chương trình địa phương (Trả lời 2 câu hỏi ở SGK ).
HĐ7: Rút kinh nghiệm sau tiết dạy:
*********************
Tuần: 13	
Tiết: 52	Ngày dạy: 
Bài 13,tiết 4:
CHƯƠNG TRIØNH ĐỊA PHƯƠNG ( PHẦN VĂN )
I- MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- Tìm hiểu các tác giả văn học ở địa phương và các tác phẩm văn học viết về địa phương.
- Qua việc lập bảng danh sách các nhà thơ quê ở tỉnh, huyện nơi em ở.
2. Kỹ năng:
- Rèn luyện kỹ năng chép 1 bài thơ hay 1 bài văn về địa phương.
- Củng cố tình cảm quê hương, đất nước ở hs qua văn thơ theo những tiêu chuẩn nhất định.
II- CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên: 
- Hướng dẫn công việc cần thiết để hs sưu tầm.
- Tìm và cung cấp những tư liệu để hs lựa chọn hệ thống hóa.
- Thường xuyên nhắc nhỡ, đôn đốc, kiểm tra. 
2. Học sinh: 
- Sưu tầm những tư liệu về tác giải ở địa phương.
- Hiểu được mục đích và tính chất của giờ học.
III- KIỂM TRA:
 Sưu tầm những câu ca dao, dân ca, thành ngữ ,tục ngữ ở địa phương em.
IV- TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
HĐ của thầy
HĐ của trò
Nội dung
HĐ1: Khởi động
*Mục tiêu:Định hướng kiến thức mới.
Giới thiệu bài mới:
Chương trình địa phương sẽ giúp chúng ta tìm hiểu truyền thống văn học địa phương, quê cha đất tổ và cả nơi mình đang sinh sống, bồi dưỡng cho chúng ta về tình yêu quê hương, đất nước, lòng tự hào về truyền thống của quê hương.
HĐ2: Giới thiệu sơ lược về văn học viết của Bến Tre:
*Mục tiêu:Hiểu đôi nét về nền văn học viết ở Bến Tre.
- Từ cuối thế kỹ thứ XIX văn học chữ Hán, chữ Nôm lên cao, một số lực lượng sáng tác, công chúng biết chữ.
- Tác giả mở đầu nền văn học viết là ai ?
- GV: giảng: Ông Lê Văn Đức làm quan đến chức Thượng thư là võ tướng Triều Nguyễn am hiểu, yêu thích thơ văn.
- Sau đó là những tác giả quê ở Bảo Thạnh – Ba Tri, làm quan dưới Triều Nguyễn vua Minh Mạng, Thiệu Trị, Tự Đức
Ông Phan Thanh Giản: tính tình cương trực, thanh liên có học vị cao nhất đầu tiên ở Nam kì.
Lê Văn Đức
Phan Thanh Giản
( 1796-1867)
I- Sơ lược về nền văn học viết Bến Tre:
Cuối thế kỹ XIX có văn học chữ Hán, chữ Nôm tồn tại ở một số lượng sáng tác, và công chúng biết chữ.
Với các tác giả: Lê Văn Đức, Phan Thanh Giản, Nguyễn Đình Chiểu, Trương Vĩnh Kí, Phan Văn Trị, Trương Gia Mô.
HĐ3: Hướng dẫn tìm hiểu các tác phẩm viết về quê hương: 
*Mục tiêu:Niềm tự hào về quê hương qua những tác phẩm.
- GV yêu cầu hs trình bày các bài thơ, đoạn văn mình sưu tầm được.
GV liệt kê.
HS: thảo luận đại diện tổ trình bày.
II- Những tác phẩm viết về quê hương Bến Tre:
+ Tố Hữu: lá thư Bến Tre.
+ Giang Nam: Giữ từ Bến Tre.
+ Lê Anh Xuân: Dừa ơi
+ Chim Trắng: Nhật ký ngày lên đường.
+ Chị Lan: Hoa so đủa.
Vd: “Dừa ơi”
Lê Anh Xuân
Tôi lớn lên đã thấy dừa trước ngõ.
Dừa ru tôi giấc ngũ tuổi thơ.
Cứ mỗi chiều nghe dừa reo trước gió.
Tôi hỏi nội tôi: “Dừa có tự bao giờ”
Nội nói: Lúc nội còn con gái.
Đã thấy bóng dừa mát rượi trước sân.
Đất này xưa đầm lầy chua mặn.
Đời đói nghèo cay đắng quanh năm.
HĐ4: Hướng dẫn luyện tập: 
 - Thống kê bảng danh sách các tác giả văn học địa phương theo mẫu sau:
TT
Họ Và Tên
Bút Danh
Nơi Sinh
Năm sinh Năm mất
Tác phẩm chính
HĐ5: Hướng dẫn công việc ở nhà: 
- Chọn chép 1 bài ( đoạn văn), bài thơ mà em cho là hay viết về phong cảnh thiên nhiên, con người, sinh hoạt văn hóa, truyền thống lịch sử của quê hương.
- Chuẩn bị: “Dấu ngoặc kép” ( Trả lời theo câu hỏi SGK )
HĐ6: Rút kinh nghiệm sau tiết học:
*********************
Tuần: 14	
Tiết: 53	Ngày dạy: 
 Bài14, tiết 1:
DẤU NGOẶC KÉP
I- MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- Giúp hs hiểu rõû công dụng của dấu ngoặc kép.
- Phân biệt dấu ngoặc kép với dấu ngoặc đơn.
2. Kỹû năng:
- Biết dùng dấu ngoặc kép trong khi viết vản bản.
- Tích hợp kiến thức văn, Tiếng việt, TLV ở các bài trước.
II- CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên: Xem SGK, SGV, tài liệu soạn giáo án.
2. Học sinh: Xem SGK, trả lời các câu hỏi SGK, soạn bài.
III- KIỂM TRA:
1-Hãy chỉ ra tác dụng của dấu ngoặc đơn trong ví dụ sau:
 Nguyễn Du có Truyền kỳ mạn lục ( ghi lại một cách tản mạnh các truyện lạ được truyền lưu) được đánh giá là Thiên cổ kỳ bút ( bút lạ của muôn đời) là một mốc quan trọng của thể loại văn xuôi bằng chữ Hán của VHVN.
2- Nêu công dụng của dấu hai chấm? Cho ví dụ có sử dụng dấu hai chấm và giải thích?.
IV- TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
HĐ của thầy
HĐ của trò
Nội dung
HĐ1: Khởi động
*Mục tiêu:Định hướng kiến thức mới.
Giới thiệu bài mới:
Mổi loại dấu câu có 1 công dụng khác nhau, dấu ngoặc kép cũng rất cần thiết khi viết. Vậy công dụng của dấu ngoặc kép như thế nào? hôm nay ta tiến hành tìm hiểu bài “Dấu ngoặc kép”
HĐ2: Hình thành công dụng dấu ngoặc kép:
*Mục tiêu: hiểu rõû công dụng của dấu ngoặc kép. Phân biệt dấu ngoặc kép với dấu ngoặc đơn.
- Yêu cầu hs tìm hiểu vd1 ở mục I / SGK và trả lời câu hỏi.
- Trong các ví dụ trên dấu ngoặc kép được sử dụng như thế nào? Nó có tác dụng gì?
* GV: Khái quát công dụng của ngoặc kép?
HS: đọc vd: a, b, c, d
-> Nhận xét
HS: dựa vào vd -> TL 
-> Nhận xét.
HS: nghe
I- Công dụng dấu ngoặc kép:
*. Ví dụ:
a. Trích lời dẫn trực tiếp.
b. Nhấn mạnh từ ngữ đặc biệt.
c. Nhấn mạnh từ ngữ mĩa mai châm biếm.
d. Đánh dấu tên tác giả
=> Công dụng dấu ngoặc kép.
- Gọi hs đọc ghi nhớ
- GV: cho bài tập bổ sung
Thêm dấu ngoặc kép vào những chổ cần thiết và nêu tác dụng:
Bài thơ không che dấu sự đau khổ của quá trình rèn luyện và chỉ ra sự thành công qua những bước gian nan. Đó là những câu thơ rất Hồ Chí Minh, vì không những Bác đã tự khuyên minh và đã thực hiện trung thành với những lời khuyên đó. Thơ suy nghĩ của bác cũng chính là thơ hành động.
(Hoàng Trung Thông)
GV:Nhận xét – bổ sung
Nêu và nhận xét.
* Ghi nhớ: ( SGK/142)
HĐ3: Hướng dẫn luyện tập:
*Mục tiêu:Khắc sâu kiến thức và dùng dấu ngoặc kép trong khi viết vản bản.
* GV cho hs đọc bài tập 1
Nêu yêu cầu của bài tập 1
Nhận xét – bổ sung
Gọi hs đọc bài tập 2, xác định yêu càu bài tập.
-> Nhận xét – bổ sung 
HS: đọc bài tập 1, nêu yêu cầu: giải thích công dụng của dấu ngoặc kép.
HS: đọc bài tập 2
-> Xác định yêu cầu làm bài tập – Nhận xét.
II- Luyện Tập:
1. Công dụng:
a. Đánh dấu lời dẫn trực tiếp.
b. Đánh dấu từ mĩa mai.
c. Đánh dấu lời dẫn trực tiếp.
d. Đánh dấu mĩa mai, châm biếm.
e. Dẫn trực tiếp từ 2 câu thơ.
2. Đặt dấu hai chấm, ngoặc kép:
a.  cười bảo
 “cá tươi” ?  “tươi?
-> Báo trước lời thoại và lời dẫn trực tiếp.
 b. ..Lê : “Cháu .”
->Lời dẫn trựic tiếp.
 c. .hắn : ‘’ Đây..”
HĐ4: Củng cố kiến thức: 
1- Nêu công dụng của dấu ngoặc kép?
2- Hãy chỉ ra tác dụng của dấu hai chấm và dấu ngoặc kép trong ví dụ sau:
Suy cho cùng, chân lí, những chân lí lớn của nhân dân ta cũng như của thời đại giản dị: “ không có gì quí hơn độc lập, tự do”, “ Nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một, sông có thể cạn, núi có thể mòn, song chân lí ấy không bao giờ thay đổi”.
( Đức tính giản dị của Bác Hồ ).
3. Điền đúng ( Đ ), sai ( S) vào ô trống:
Dấu ngoặc đơn dùng để đánh dấu lời thoại.
Dấu hai chấm báo trước lời thoại.
Dấu ngoặc kép đánh dấu từ ngữ mĩa mai.
Dấu ngoặc kép đánh dấu lời dẫn gián tiếp.
HĐ5: Hướng dẫn công việc ở nhà: 
- Chép phần ghi nhớ, học thuộc bài cũ.
- Làm bài tập số 5/144 ( SGK), 
- Soạn bài mới: “Luyện nói: thuyết minh về một thứ đồ dùng”.
- Đề bài: “ Thuyết minh về cái phích nước ( bình thuỷ ). HS chuẩn bị ở nhà.
HĐ6: Rút kinh nghiệm sau tiết dạy:

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an van 8 font Time NewRoman.doc