Giáo án Ngữ văn 8 - Tiết 49: Luyện nói Thuyết minh một thứ đồ dùng - Năm học 2009-2010 - Lê Đức Quang

Giáo án Ngữ văn 8 - Tiết 49: Luyện nói Thuyết minh một thứ đồ dùng - Năm học 2009-2010 - Lê Đức Quang

A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT

1. Kiến thức

 - Cách tìm hiểu, quan sát và nắm được đặc điểm cấu tạo, công dụng, của những vật dụng gần gũi với bản thân.

 - Cách xây dựng trình tự các nội dung cần trình bày bằng ngôn ngữ nói về một thứ đồ dùng trước lớp

2. Kĩ năng:

 - Tạo lập văn bản thuyết minh.

 - Sử dụng ngôn ngữ dạng nói trình bày chủ động một thứ đồ dùng trước tập thể lớp

3. Thái độ

 Giáo dục học sinh tự giác, tích cực trong giờ luyện nói.

B. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC( Không sử dụng)

 

doc 5 trang Người đăng tranhiep1403 Lượt xem 5924Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 8 - Tiết 49: Luyện nói Thuyết minh một thứ đồ dùng - Năm học 2009-2010 - Lê Đức Quang", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 04/ 11/ 2010
Ngày giảng: 08/ 11/ 2010
Bài 13
Tiết 49. luyện nói: thuyết minh một thứ đồ dùng
A. Mục tiêu cần đạt
1. Kiến thức
 - Cách tìm hiểu, quan sát và nắm được đặc điểm cấu tạo, công dụng, của những vật dụng gần gũi với bản thân.
 - Cách xây dựng trình tự các nội dung cần trình bày bằng ngôn ngữ nói về một thứ đồ dùng trước lớp
2. Kĩ năng:
 - Tạo lập văn bản thuyết minh.
 - Sử dụng ngôn ngữ dạng nói trình bày chủ động một thứ đồ dùng trước tập thể lớp
3. Thái độ
 Giáo dục học sinh tự giác, tích cực trong giờ luyện nói.
B. Đồ dùng dạy học( Không sử dụng)
C. Phương pháp
 rèn theo mẫu, vấn đáp, thảo luận nhóm, nêu vấn đề, gợi mở 
D. Cách thức tổ chức giờ học
1/ ổn định. 
2/ Kiểm tra đầu giờ (3’)
H. Bố cục bài văn thuyết minh
- Bài văn thuyết minh gồm 3 phần
+ Mở bài: Nêu đối tượng thuyết minh
+ thân bài: Nêu đặc điểm, tính chất, cấu tạo, công dụng của đối tượng trong đời sống,
+ Kết bài: Khái quát lại đối tượng và nêu tác dụng của nó trong tương lai.
3/ Bài mới
HĐ của thầy và trò
T/g
Nội dung
HĐ1 Khởi động
 Trong cuộc sống hàng ngày những thứ đồ dùng quanh ta tuy nhỏ bé nhưng lại vô cùng cần thiết không thể thiếu được. Một trong những thứ đồ dùng cần thiết của mỗi gia đình đó là cái phích nước. Trong bài văn hôm nay các em thuyết minh cái phích nước
HĐ2.HDHS luyện nói
* Mục tiêu:
 - Cách tìm hiểu, quan sát và nắm được đặc điểm cấu tạo, công dụng, của những vật dụng gần gũi với bản thân.
 - Cách xây dựng trình tự các nội dung cần trình bày bằng ngôn ngữ nói về một thứ đồ dùng trước lớp
* Cách tiến hành:
H: Xác định thể loại, nội dung của đề ?
H. Để thuyết minh cho đồ vật cái phích nước, ta cần làm gì ? Sử dụng tri thức nào để thuyết minh ?
Quan sát, tìm hiểu và lập dàn bài.
Hs đọc gợi ý SGK tr 144.
H: Phần mở bài, em cần làm nổi bật được nội dung gì ?
H: Phần thân bài cần trình bày theo thứ tự những nội dung nào ?
H: Em sẽ trình bày phần kết bài ntn ?
H: Văn bản này theo em, chủ yếu dùng phương pháp nào?
Văn bản này chủ yếu dùng phương pháp phân loại, phân tích. Ngoài ra còn dùng phương pháp liệt kê, so sánh, định nghĩa, giải thích.
Gv nêu yêu cầu luyện nói: Lời nói rõ ràng, diễn đạt tốt thái độ tình cảm, ngữ điệu ... tác phong ngay ngắn, mắt hướng vào các bạn, bình tĩnh ... 
- Gv chia lớp làm 4 tổ
- Các thành viên trong tổ tự luyện nói thời gian 5’
- Gv quan sát, uốn nắn
- Hs luyện nói từng phần
- Hs nghe và nhận xét
- Gv chốt
- Gv gọi Hs khá luyện nói toàn bài.
- Gv nhận xét, Gv nói tham khảo
Các bạn thân mến!
Hiện nay, tuy nhiều gia đình khá giả đã có bình nóng lạnh hoặc các loại phích điện hiện đại, nhưng đa số các gia đình Việt Nam ta vẫn coi cái phích nước là một thứ đồ dùng tiện dụng và hữu ích. Cái phích có cấu tạo thành phần đơn giản: vỏ phích được làm bằng nhựa hoặc sắt Cái phích dùng để chứa nước sôi pha trà cho người lớn, pha sữa cho trẻ em. Giá một cái phích rất phù hợp với túi tiền của đại đa số người lao động, nhất là bà con nông dân. Vì vậy, từ lâu cái phích đã trở thành một vật dụng quen thuộc, thân thiết gắn bó trong nhiều gia đình Việt Nam chúng ta.
 MB: Bên cạnh sự phát triển của khoa học kỹ thuật nhiều đồ dùng hiện đại phục vụ đời sống sinh hoạt trong gia đình đã ra đời song đa số trong các gia đình vẫn còn tận dụng những đồ dùng truyền thống. Một trong những đồ dùng nhỏ bé nhưng vô cùng cần thiết không thể thiếu trong sinh hoạt hàng ngày của mỗi gia đình đó là cái phích nước .
TB: Phích nước dùng để chứa nước sôi , pha trà cho người lớn, pha sữa cho trẻ em. Phích có cấu tạo đơn giản - phích hình trụ cao khoảng 45 cm - trên là nắp phích tay xách. Vỏ phích có thể làm bằng sắt bằng nhựa được trang trí rất đẹp, hấp dẫn có thể màu xanh, đỏ, trắng hoặc những bông hoa sặc sỡ ưa nhìn. Vỏ phích dùng để bảo vệ ruột phích.
Ruột gồm 2 lớp thuỷ tinh phía trong được tráng bạc để giữ nhiệt, đáy ruột phích hình bầu dục có núm. Ruột phích được bao bọc bảo vệ bởi lớp vỏ. Phích có tác dụng giứ nhiệt trong 6 tiếng từ 100 độ C còn 70 độ C. Nên để phích tránh xa tầm tay trẻ em, để phích trong giá phích để tránh đổ vỡ gây ra bỏng cho con người nhất là với trẻ em.
KL: Có cấu tạo đơn giản, giá cả một cái phích rất phù hợp với túi tiền của đại đa số người lao động nhất là bà con nông dân. Vì vậy từ lâu cái phích trở thành một vật dụng quen thuộc trong nhiều gia đình người Việt nam chúng ta.
1’
1’
10’
25’
Đề bài: Thuyết minh về cái phích nước.
- Kiểu bài: Thuyết minh.
- Nội dung: Cái phích
I/ Lập dàn ý.
a/ Mở bài:
Giới thiệu đối tượng thuyết minh. (Cái phích nước là một thứ đồ dùng tiện dụng và hữu ích đối với các gia đình ở Việt Nam chúng ta.)
b/ Thân bài:
* Hình dáng bên ngoài của cái phích: Hình trụ, cao khoảng 35 – 40cm.
* Cấu tạo của phích: gồm 2 phần:
- Phần vỏ:
+ Bộ phận vỏ phích làm bằng nhựa hoặc nhôm, sắt để bảo quản ruột phích.
+ Vỏ phích màu xanh ngọc, đỏ 
- Ruột phích: Nó được làm bằng 2 lớp thủy tinh, ở giữa là chân không làm mất khả năng truyền nhiệt ra ngoài; phía trong lớp thủy tinh có tráng thủy ngân có tác dụng hắt nhiệt trở lại để giữ nhiệt. Miệng phích hình tròn, nhỏ làm giảm khả năng truyền nhiệt.
* Tác dụng – hiệu quả:
- Hiệu quả: trong vòng 6 tiếng đồng hồ nước từ 100 độ còn giữ được 70 độ.
- Tác dụng: 
+ Chứa nước sôi pha trà, pha sữa 
+ Giữ được sự ấm áp, đảm bảo được sức khỏe cho con người trong sinh hoạt và đời sống.
+ Giá một cái phích rất phù hợp với túi tiền của đại đa số người lao động, nhất là bà con nông dân. (so sánh với đồ hiện đại như bình nóng lạnh).
* Cách bảo quản:
- Phích nên được để trong một cái giá gỗ để tránh va quệt đổ vỡ.
- Mỗi khi rót nước vào phích không nên rót quá đầy
- Để phích ở một vị trí thích hợp tránh vỡ, tránh gây đổ phích, vỡ phích, làm bỏng trẻ em.
c/ Kết bài: Bày tỏ thái độ đối với đối tượng.
II/ Luyện nói.
1/ Luyện nói trước tổ
2/ Luyện nói trước lớp.
4. Củng cố (2’)
H: Qua việc trình bày thuyết minh cái phích em thấy khác gì với việc tả lại cái phích ?
- Miêu tả : phải nêu rõ hình dáng bên ngoài : màu sắc , hình vẽ , chủng loại , từng chi tiết cụ thể .
- Thuyết minh: chỉ chú ý trình bày cấu tạo tác dụng của đồ dùng đó .
Gv nhận xét chung về tiết luyện nói.
5. Hướng dẫn học tập (1’) 
- Tiếp tục tìm hiểu, xây dựng bố cục, tập nói ở nhà cho một bài văn thuyết minh về một vật dụng tự chọn
- Chuẩn bị: Dấu ngoặc đơn và dấu hai chấm.

Tài liệu đính kèm:

  • doctiet 49.doc