Giáo án Ngữ văn 8 tiết 46 bài 12: Tiếng việt: Câu ghép (tiếp theo)

Giáo án Ngữ văn 8 tiết 46 bài 12: Tiếng việt: Câu ghép (tiếp theo)

TIẾT 46 TIẾNG VIỆT

CÂU GHÉP (tiếp theo)

1. Mục tiêu: Giúp HS:

 a) Về kiến thức: Nắm quan hệ ý nghĩa giữa các vế câu ghép.

 b) Về kĩ năng: Biết đặt câu ghép biểu thị các mối quan hệ ý nghĩa như đã học. Biết sử dụng các câu ghép để tạo lập văn bản theo đúng yêu cầu.

 c) Về thái độ: Có ý thức học tập nghiêm túc, có ý thức giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt.

2. Chuẩn bị của GV và HS

 a) Chuẩn bị của GV: SGK, SGV, đồ dùng dạy học- nghiên cứu soạn giáo án.

 b) Chuẩn bị của HS: SGK, vở ghi- học bài cũ- chuẩn bị bài mới theo SGK.

3. Tiến trình bài dạy

 * Ổn định tổ chức: Sĩ số 8B: .

 Sĩ số 8C: .

a) Kiểm tra bài cũ (3’): Kiểm tra miệng.

 Câu hỏi: Thế nào là câu ghép? Cách nối các vế câu ghép? Lấy ví dụ nói rõ cách nối các vế của câu ghép đó?

 

doc 5 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 883Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 8 tiết 46 bài 12: Tiếng việt: Câu ghép (tiếp theo)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:	..	Ngày dạy: .. Dạy lớp 8B
	Ngày dạy: .. Dạy lớp 8C	
TIẾT 46 TIẾNG VIỆT
CÂU GHÉP (tiếp theo)
1. Mục tiêu: Giúp HS:
	a) Về kiến thức: Nắm quan hệ ý nghĩa giữa các vế câu ghép.
	b) Về kĩ năng: Biết đặt câu ghép biểu thị các mối quan hệ ý nghĩa như đã học. Biết sử dụng các câu ghép để tạo lập văn bản theo đúng yêu cầu.
	c) Về thái độ: Có ý thức học tập nghiêm túc, có ý thức giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt.
2. Chuẩn bị của GV và HS
	a) Chuẩn bị của GV: SGK, SGV, đồ dùng dạy học- nghiên cứu soạn giáo án.
	b) Chuẩn bị của HS: SGK, vở ghi- học bài cũ- chuẩn bị bài mới theo SGK.
3. Tiến trình bài dạy
	* Ổn định tổ chức: Sĩ số 8B: ..
	Sĩ số 8C: ..
a) Kiểm tra bài cũ (3’): Kiểm tra miệng.
	Câu hỏi: Thế nào là câu ghép? Cách nối các vế câu ghép? Lấy ví dụ nói rõ cách nối các vế của câu ghép đó?
	Đáp án: - Câu ghép là những câu do hai hoặc nhiều cụm C-V không bao chứa nhau tạo thành. Mỗi cụm C-V này được gọi là một vế câu. (3 đ)
	- Có hai cách nối các vế câu: (1 đ)
	+ Dúng những từ có tác dụng nối: một quan hệ từ, một cặp quan hệ từ, cặp đại từ, cặp phó từ hay chỉ từ đi đôi với nhau. (2 đ)
	+ Không dùng từ nối: giữa các vế câu dùng dấu phẩy, dấu chấm phẩy, dấu hai chấm. (2 đ)
	- Ví dụ: Nếu trời mưa thì tôi sẽ không đi chơi. (dùng cặp quan hệ từ để nối nếu-thì) (2 đ)
	* Vào bài (1’): Tiết học hôm nay, chúng ta tiếp tục tìm hiểu quan hệ ý nghĩa giữa các vế của câu ghép.
b) Dạy nội dung bài mới:
	I. QUAN HỆ Ý NGHĨA GIỮA CÁC VẾ CÂU (20’) 
	1. Ví dụ
a) Có lẽ tiếng Việt của chúng ta// đẹp bởi vì tâm hồn của người Việt Nam ta// rất đẹp, bởi vì đời sống, cuộc đấu tranh của nhân dân ta từ trước tới nay// là cao quý, là vĩ đại, nghĩa là rất đẹp.
(Phạm Văn Đồng, Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt)
?KH: Phân tích cấu trúc ngữ pháp của câu ghép trong vd a?
HS: Ví dụ a câu ghép gồm 3 vế. Vế 1 “Tiếng Việt của chúng ta đẹp”. Vế 2 “tâm hồn của người Việt Nam ta rất đẹp”. Vế 3 “đời sống cuộc đấu tranh của nhân dân ta từ trước tới nay là cao quý, là vĩ đại, nghĩa là rất đẹp.”
?TB: Các vế trong câu ghép trên được nối với nhau bằng cách nào?
HS: Vế 2 nối với vế 1 bởi quan hệ từ bởi vì. Vế 3 nối với vế 2 cũng bằng quan hệ từ bởi vì.
?TB: Em hãy cho biết quan hệ ý nghĩa giữa các vế câu trong ví dụ a là quan hệ gì?
HS: Đó là quan hệ nguyên nhân-kết quả hay còn gọi là quan hệ nguyên nhân.
?KH: Trong mối quan hệ đó mỗi vế câu biểu thị ý nghĩa gì?
HS: Vế 1 nêu nhận định (hay còn gọi nêu kết luận, kết quả). Vế 2 và vế 3: nêu nguyên nhân để giải thích cho vế 1.
GV: Tìm hiểu ví dụ a chúng ta đã biết mối quan hệ ý nghĩa giữa các vế câu là quan hệ nguyên nhân - kết quả hay còn gọi là quan hệ nguyên nhân.
GV: Các em quan sát các ví dụ sau và cùng phân tích.
b) Nếu trời// nắng thì tôi// sẽ đi chơi.
c) Tuy nhà// xa nhưng Hà// không bao giờ đi học muộn.
d) Tôi// đi hay anh// đi.
e) Chẳng những nó// hát rất hay mà nó// còn học rất giỏi.
g) Trời// nổi gió rồi một cơn mưa// ập đến.
h) Cuối cùng mưa// tạnh và mây// tan.
	i) Nó// học giỏi vì nó // thông mình và rất chăm học.
k) Em// thì học bài bé Mai// thì ngồi vẽ.
GV: Gọi HS đọc các ví dụ.
?KH: Hãy xác định cấu tạo ngữ pháp của các ví dụ trên?
HS: Xác định, GV gạch chân.
?KH: Quan hệ ý nghĩa giữa các vế câu trong những câu ghép đó là quan hệ gì?
HS: Ví dụ b quan hệ điều kiện - giả thiết. Ví dụ c quan hệ tương phản. Ví dụ d quan hệ lựa chọn. Ví dụ e quan hệ tăng tiến. Ví dụ g quan hệ tiếp nối. Ví dụ h quan hệ bổ sung. Ví dụ i quan hệ giải thích. Ví dụ k quan hệ đồng thời.
?KH: Qua phân tích tìm hiểu ví dụ em nhận thấy giữa các vế câu của câu ghép thường có những quan hệ nghĩa nào?
2. Bài học:
 Ghi: - Các vế câu của câu ghép có quan hệ ý nghĩa với nhau khá chặt chẽ những quan hệ thường gặp là: quan hệ nguyên nhân, quan hệ điều kiện (giả thiết), quan hệ tương phản, quan hệ tăng tiến, quan hệ lựa chọn, quan hệ bổ sung, quan hệ nối tiếp, quan hệ đồng thời, quan hệ giải thích.
?G: Dựa vào đâu ta xác định được quan hệ ý nghĩa giữa các vế trong câu ghép?
HS: Dựa vào những từ nối các vế câu trong câu ghép và nội dung của câu.
GV: Mối quan hệ thường được đánh dấu bằng những quan hệ từ; cặp quan hệ từ phụ thuộc phụ hoặc cặp hô ứng nhất định. Ví dụ quan hệ nguyên nhân: thường được đánh dấu bằng các quan hệ từ (vì, do, bởi, tại cho nên , nên ...). Quan hệ điều kiện: thường được đánh dấu bằng các quan hệ từ ( nếu , giá ,hễ , thì...). Quan hệ tương phản thường được đánh dấu bằng các quan hệ từ( Tuy...nhưng; Mặc dù...nhưng). Quan hệ tăng tiến thường được đánh dấu bằng cặp phó từ tăng tiến (Càng ...càng). 
Tuy nhiên, các từ cùng chỉ một quan hệ cũng có những sắc thái khác nhau. Ví dụ cùng chỉ quan hệ điều kiện nhưng quan hệ từ : nếu, hễ, giá cũng có những sắc thái khác nhau . Từ "nếu" có tính chất chung hơn, nghĩa của nó bao hàm được nghĩa của hai từ kia. Ngoài ra, từ "nếu" còn có ý nghĩa đối chiếu. Từ " hễ " thường dùng trong trường hợp một điều kiện được lặp lại thường xuyên hoặc diễn ra nhiều lần. Từ " giá như " mang ý nghĩa giữa các vế câu trong câu ghép không chỉ dựa vào các từ mà còn dựa vào các từ, cặp từ nối các vế câu mà còn phải dựa vào văn cảnh giao tiếp.
Ghi:- Mối quan hệ thường được đánh dấu bằng những quan hệ từ, cặp quan hệ từ hoặc cặp từ hô ứng nhất định. Tuy nhiên để nhận biết chính xác quan hệ ý nghĩa giữa các vế câu, trong nhiều trường hợp ta phải dựa vào văn cảnh hoặc hoàn cảnh giao tiếp.
GV:Gọi HS đọc ghi nhớ SGK T123.
?TB: Hãy lấy ví dụ về câu ghép thể hiện quan hệ ý nghĩa nối tiếp? Quan hệ điều kiện giải thích?
HS: Chiếc đò đã tới bến, anh bước lên bờ đứng ở dốc đê. (quan hệ nối tiếp)
 Nếu trời mưa, tôi sẽ không đi chơi. (quan hệ điều kiện-giả thiết)
II. LUYỆN TẬP (19’) 
1. Bài tập 1 (T. 124)
GV: Gọi HS đọc yêu cầu bài tập 1.
GV: Để làm bài tập 1 các em cần đọc kĩ mỗi câu đã cho để nắm được nội dung, căn cứ vào các từ dùng để nối hoặc dấu câu để xác định các vế câu và tìm hiểu ý nghĩa mà mỗi vế biểu thị.
?: Quan hệ ý nghĩa giữa các vế câu trong câu ghép ở bài tập 1 và cho biết mỗi vế câu biểu thị ý nghĩa gì trong mối quan hệ ấy?
- Ví dụ a gồm 3 vế câu. Đây là câu ghép có quan hệ nguyên nhân kết quả. Quan hệ giữa vế câu 1 với vế câu 2 là quan hệ nguyên nhân kết quả, vế chứa vì chỉ nguyên nhân. Quan hệ giữa vế câu 2 với vế câu 3 là quan hệ giải thích vế 3 giải thích cho điều ở vế 2.
- Ví dụ b: 2 vế câu có quan hệ điều kiện (điều kiện - kết quả).
- Ví dụ c: các vế câu có quan hệ tăng tiến.
- Ví dụ d: các vế câu có quan hệ tương phản.
- Ví dụ e: gồm 2 câu ghép.
+ Câu đầu dùng từ rồi nối 2 vế câu từ này chỉ quan hệ thời gian nối tiếp.
+ Câu sau không dùng quan hệ từ nối 2 vế câu, thế nhưng vẫn ngầm hiểu được quan hệ giữa hai vế câu là quan hệ nguyên nhân (“vì yếu nên bị lẳng”)
2. Bài 2 (T. 124 - 125)
?TB: Tìm câu ghép trong những đoạn trích ở bài 2?
* Đoạn văn 1
- Trời xanh thẳm, biển cũng xanh thẳm như dâng cao lên, chắc nịch.
- Trời rải mây trắng nhạt, biển mơ màng dịu hơi sương.
- Trời âm u mây mưa, biển xám xịt nặng nề.
- Trời ầm ầm dông gió, biển đục ngầu, giận dữ.
* Đoạn văn 2
- Buổi sớm, mặt trời lên ngang cột buồm, sương tan trời mới quang.
- Buổi chiều, nắng vừa nhạt, sương đã buông nhanh xuống mặt biển.
?TB: Xác định mối quan hệ ý nghĩa giữa các vế trong mỗi câu ghép?
- Đoạn văn 1 quan hệ giữa các vế câu ở cả 4 câu ghép, đều là quan hệ điều kiện (vế đầu chỉ điều kiện, vế sau chỉ kết quả).
- Đoạn văn 2 quan hệ giữa các vế câu ở cả 2 câu ghép đều là quan hệ nguyên nhân - vế đầu chỉ nguyên nhân, vế sau chỉ kết quả.
?TB: Có thể tách mỗi vế câu nói trên thành một câu đơn không? Vì sao?
- Đoạn văn 1: không thể tách mỗi vế câu thành một câu đơn, vì giữa vế 1 với vế 2 có quan hệ điều kiện - kết quả đó là mối quan hệ ý nghĩa chặt chẽ.
- Đoạn văn 2: câu 1 gồm 3 vế câu có quan hệ ý nghĩa rất chặt chẽ cả 3 vế này đều được thành phần trạng ngữ buổi sớm bổ sung ý nghĩa. Mặt khác, sự việc nêu ở vế 1 có quan hệ nguyên nhân với 2 sự việc nêu ở 2 vế sau. Vì thế không thể tách mỗi vế câu này thành 1 câu đơn. Câu 2 cũng vậy.
3. Bài 3 (T. 125)
 GV: Gọi HS đọc yêu cầu bài tập 3. Yêu cầu học sinh trả lời.
- Xét về mặt lập luận mỗi câu ghép trình bày một việc mà lão Hạc nhờ ông giáo, Nếu tách mỗi vế câu trong từng câu ghép thành thành một câu đơn thì không đảm bảo được tính mạch lạc của lập luận. 
- Xét về giá trị biểu hiện, tác giả cố ý viết câu dài để tái hiện cách kể lể dài dòng của lão Hạc.
4. Bài tập 4 (T. 125)
GV: Gọi HS đọc yêu cầu bài tập 4.
?: Quan hệ ý nghĩa giữa các vế của câu ghép thứ hai là quan hệ gì? Có nên tách mỗi vế câu thành một câu đơn không? Vì sao?
- Quan hệ ý nghĩa giữa các vế câu của câu ghép thứ 2 là quan hệ điều kiện. Để thể hiện rõ mối quan hệ này không nên tách mỗi vế câu thành một câu đơn.
?: Thử tách mỗi vế trong các câu ghép thứ nhất và thứ ba thành một câu đơn. So sánh cách viết ấy với cách viết trong đoạn trích, qua mỗi cách viết, em hình dung nhan vật nói như thế nào?
- Trong các câu ghép còn lại, nếu tách mỗi vế câu thành một câu đơn (Thôi! U van con. U lạy con. Con có thương thầy, thương u. Con đi ngay bây giờ cho u.) thì hàng loạt câu ngắn đặt cạnh nhau như vậy có thể giúp ta hình dung là nhân vật nói nhát gừng hoặc nghẹn ngào. Trong khi đó cách viết của Ngô Tất Tố gợi ra cách nói kể lể, van vỉ thiết tha của chị Dậu.
c) Củng cố, luyện tập (2’):
	- GV khái quát lại kiến thức toàn bài:
	Các vế câu của câu ghép có quan hệ ý nghĩa với nhau khá chặt chẽ những quan hệ thường gặp là: quan hệ nguyên nhân, quan hệ điều kiện (giả thiết), quan hệ tương phản, quan hệ tăng tiến, quan hệ lựa chọn, quan hệ bổ sung, quan hệ nối tiếp, quan hệ đồng thời, quan hệ giải thích.
	Mối quan hệ thường được đánh dấu bằng những quan hệ từ, cặp quan hệ từ hoặc cặp từ hô ứng nhất định. Tuy nhiên để nhận biết chính xác quan hệ ý nghĩa giữa các vế câu, trong nhiều trường hợp ta phải dựa vào văn cảnh hoặc hoàn cảnh giao tiếp.
	GV: Gọi HS lấy ví dụ:
	Ví dụ: Bạn làm hay bạn không làm?
	Ví dụ: Mưa tạnh rồi trời hửng dần.
d) Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà (1’):
	- Học thuộc ghi nhớ SGK, xem lại SGK và các bài tập đã làm.
	- Soạn Phương pháp thuyết minh. Yêu cầu:
	+ Học thuộc kiến thức bài Tìm hiểu chung về văn thuyết minh;
	+ Đọc, tìm hiểu và trả lời các câu hỏi ở mục I của bài mới.

Tài liệu đính kèm:

  • docTiet 46 bai 12.doc