Giáo án Ngữ văn 8 tiết 45 và 46

Giáo án Ngữ văn 8 tiết 45 và 46

TUẦN 12

Tiết 45 : Văn bản: ÔN DỊCH, THUỐC LÁ

A. Mục tiêu cần đạt: Giúp hs

1 Kiến thức: Xác định quyết tâm phòng chống hút thuốc lá trên cơ sở nhận thức đầy đủ tác hại, to lớn, nhiều mặt của hút thuốc lá đối với đời sống con người và cộng đồng.

2. Rèn luyện kỹ năng phân tích văn bản nhật dụng, thuyết minh về một vấn đề khoa học- xã hội.

3. Thái độ: Giáo dục hs không được hút thuốc lá vì đó là một thói quen xấu và có hại

B . Chuẩn bị các phương tiện dạy. Tranh, ảnh, máy chiếu

C. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy -học:

 * Ổn định lớp, kiểm tra bài cũ:

? Trong văn bản thông tin về Trái đất chúng ta đã hiểu vấn đề gì? Vấn đề ấy có tầm quan trọng như thế nào?

- Kiểm tra sự chuẩn bị bài của HS

B. Tổ chức cho HS tiếp nhận kiến thức mới:

 

doc 6 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 753Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 8 tiết 45 và 46", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 30/11/2009
Tuần 12
Tiết 45 : Văn bản: Ôn dịch, thuốc lá
A. Mục tiêu cần đạt: Giúp hs 
1 Kiến thức: Xác định quyết tâm phòng chống hút thuốc lá trên cơ sở nhận thức đầy đủ tác hại, to lớn, nhiều mặt của hút thuốc lá đối với đời sống con người và cộng đồng.
2. Rèn luyện kỹ năng phân tích văn bản nhật dụng, thuyết minh về một vấn đề khoa học- xã hội.
3. Thái độ: Giáo dục hs không được hút thuốc lá vì đó là một thói quen xấu và có hại
B . Chuẩn bị các phương tiện dạy. Tranh, ảnh, máy chiếu
C. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy -học:
	* ổn định lớp, kiểm tra bài cũ:
? Trong văn bản thông tin về Trái đất chúng ta đã hiểu vấn đề gì? Vấn đề ấy có tầm quan trọng như thế nào?
- Kiểm tra sự chuẩn bị bài của HS 
B. Tổ chức cho HS tiếp nhận kiến thức mới:
Hoạt động của thầy - trò
Yêu cầu đạt
1.GV hướng dẫn HS đọc, đọc mẫu, gọi Hs đọc.
? Vb có thể chia làm mấy phần, ý mỗi phần?
? Vbản này thuộc loại kiểu nào?
? Em hiểu gì về tên gọi văn bản? Tại sao tác giả dùng dấu phảy giữa hai từ?
? Gọi HS đọc đoạn 1:
? Tác giả so sánh ôn dịch thuốc lá với những đại dịch nào? So sánh như thế coa rác dụng gì?
Gọi HS đọc đoạn 2
? Việc tác giả tiếp tục so sánh tác hại của thuốc lá bằng cách nào, cách nói đó có tác dụng gì?
? Tác giả kết luận việc hút thuốc lá như thế nào?
Gọi HS đọc đoạn 3
Có người bảo: Tôi hút, tôi bị bệnh, mặc tôi! được đưa ra như một dẫn chứng, một tiếng nói khá phổ biến của những con nghiện có ý nghĩa gì? Tác giả phản bác lại ý kiến của người hút thuốc bằng lập luận và dẫn chứng như thế nào?
? Lời cảnh báo của tác giả là xuất phát từ đâu?
? ở đoạn cuối người viết dẫn chứng về các chiến dịch chống hút thuóc lá ở các nước phát triển với nhiều hình thức phong phú để làm gì? Câu cảm thán nghĩ đến mà kinh
I. Hướng dẫn đọc, tìm hiểu bố cục, giải nghĩa từ khó và tìm hiểu kiểu loại văn bản.
1. Tác giả, tác phẩm: Bác sĩ Nguyễn Khắc Viện (1913-1997) quê Hà Tĩnh
- Văn bản rút trong cuốn “Từ thuốc lá đến ma tuý- Bệnh nghiện”
- Văn bản nhật dụng
2. Hướng dẫn đọc và giải thích từ khó: theo 10 chú thích (SGK)
Rõ ràng, mạch lạc
- GV và HS đọc cả văn bản
3. Bố cục: 3 phần
Phần I: Từ đầu đến... AIDS: Dẫn vào vấn đề.
Thuốc lá trở thành ôn dịch.
Phần II: Ngày trước... Con đường phạm pháp:
Bàn luận và chứng minh những tác hại nhiều mặt của hút thuốc lá đối với sức khoẻ cộng đồng và các vấn đề tệ nạn Xh khác.
- Riêng phần này có thể chia làm hai phần nhỏ:
+ Tác hại của hút thuốc lá đối với cá nhân người hút 
+ Tác hại của hút thuốc lá đối với với sức khoẻ cộng đồng và các vấn đề tệ nạn Xh khác.
Phần III: Còn lại: Kêu gọi cả thế giới cộng đồng đứng lên chống lại ôn dịch, thuốc lá.
4. Kiểu loại văn bản: Vb nhật dụng, thuyết minh một vấn đề KH XH.
5. Nhan đề:
Nhan đề đặt giữa dấu phảy giữa hai từ là một cách nhấn mạnh và mở rộng nghĩa, ở đây tác giả không chỉ muốn nói thuốc lá. Hút thuốc lá là ôn dịch nguy hiểm và khó trừ mà tỏ thái độ lên án, nguyền rủa việc hút thuốc lá.
- Thuốc lá: mày là đồ ôn dịch, đồ chết toi
II. Phân tích:
1. Chứng minh, giải thích tác hại của thuốc lá đối với cá nhân người hút, người nghiện thuốc.
Việc tác giả tiếp tục so sánh tác hại của thuốc lá bằng cách dẫn lời Trần Quốc Tuấn-> Tác hại của thuốc lá như loài giặc gậm nhấm từ từ mà chắc chắn, mà khó gỡ, thậm chí không phương cách chữa trị ấy, đành phải cam chịu thất bại, mất nước nhà tan, mắc bệnh mãn tính, hiểm nghèo, thậm chí chết non.
- So sánh trên thật bất ngờ, lý thú vì nó đột ngột đặt ra trước tư duy và liên tưởng của người đọc hai sự việc khá khập khiễng. Một sự việc vô cùng to lớn, nghiêm trọng sống còn đối với một đất nước, một dân tộc, câu nói của một danh nhân lịch sử, với một vấn đề tưởng chừng như nhỏ nhặt, tầm thường không đáng để ý. Nhưng chính từ cách lập luận, viện dẫn độc đáo đó, người viết dễ dàng thuyết phục người đọc bằng những lập luận và dẫn chứng tiếp theo.
-> Thủ phạm đích thực của việc hút thuốc lá là việc hít vào và thở ra khói thuốc khói thuốc lá. Chất nicotin trong lá thuốc làm cho người hút có thể có cảm giác say sưa, khoan khoái: răng, miệng, ngón tay..-> ung thư vòm họng, ung thư phổi, các bệnh về tim mạch-> nhồi máu cơ tim, ung thư đưa ra ở cuối đoạn là những minh chứng hùng hồn và hiển nhiên về tác hại, về sự nghiêm trọng và đáng ghê gớm của thuốc lá.
* Tóm lại: Thuốc lá là kẻ thù ngọt ngào và nham hiểm của sức khoẻ con người và nhất là đối với mỗi cá nhân người khác.
2. Thuốc lá đối với với sức khoẻ cộng đồng và những tệ nạn Xh khác:
- Câu nói của người nghiện thường nói một cách chây ì-> thể hiện sự vô trách nhiệm trước gia đình, những người thân, trước cộng đồng của họ và cũng có khi họ chưa nhận ra tác hại thứ hai, cũng ghê gớm không kém. Họ buộc những người hút thuốc lá bị động phải gánh chịu hậu quả của họ- Những người hút thuốc lá chủ động gây ra. Họ chính là những kẻ đầu độc, làm ô nhiễm môi trường, vẩn đục bầu không khí trong lành., làm cho những người chung quanh chịu vạ lây.
- Lời nhận xét những người phụ nữ lại là bà mẹ mang thai là một tội ác không phải là quá đáng.
- Hút thuốc lá còn gây ra những tác hại khác nữa về đạo đức, về giáo dục trẻ em, còn dễ dàng dẫn đến ma tuý... tệ nạn xã hội.
-> Lời cảnh báo của tác giả là xuất phát từ thực tiễn chứ không phải là lời nói suông hay tưởng tượng ra.
4. Làm gì để chống lại hút thuốc lá?
-> Hiểu rõ tác hại của thuốc lá và hút thuốc lá như thế. Cả thế giớ đang quyết liệt chống hút thuốc lá như một chiến dịch với nhiều biện pháp phong phú: Khẩu hiệu không hút thuốc lá bằng tiếng Anh: NOSMOKing, Một châu âu không hút thuốc lá. (1990)
- Còn ở VN nhiều mặt cũng chưa bằng các nước phát triển. Vậy càng phải kiên quyết vầ kiên trì chống ôn dịch thuốc lá này.
- Kết luận bằng một câu cảm thán thể hiện một tấm lòng tha thiết và mong mỏi giữ gìn sức khoẻ cho con người và môi trường VN bằng việc chống nạn hút thuốc lá, không hút thuốc lá, tích cực cai, bỏ dần thói quen hút thuốc lá.
III. Tổng kết và luyện tập:
? Sau khi học văn bản em rút ra bài học gì?
Ghi nhớ: SGK
? Tìm hiểu nguyên nhân hút thuốc lá
VI. Hướng dẫn học bài
- Học thuộc nắm ghi nhớ. 
- Chuẩn bị bài: Câu ghép
D. Rút kinh nghiệm:
.
Tiết 46: Câu ghép
A. Mục tiêu cần đạt: Giúp học sinh
1 Kiến thức- Nắm được mối quan hệ ý nghĩa giữa các vế trong câu ghép 
2. Kỹ năng: Rèn luyện kỹ năng sử dụng quan hệ từ để tạo lập câu ghép.
3. Thái độ: Giáo dục HS có ý thức và thái độ học tập nghiêm túc
B . Chuẩn bị các phương tiện dạy. máy tính, máy chiếu
C. Tổ chức các hoạt động dạy -học:
* Bài cũ:
- Thế nào là câu ghép? Cho ví dụ.
- Kiểm tra sự chuẩn bị bài	
* Giới thiệu bài:
Tổ chức hướng dẫn học sinh tiếp nhận kiến thức mới
Hoạt động của thầy - trò
Đọc câu ghép SGK
? Xác định và gọi tên quan hệ về ý nghĩa giữa các vế trong câu ghép
? Mỗi vế câu biểu thị ý nghiã gì
? Tìm thêm một số câu ghép trong đó các vế câu có quan hệ về ý nghĩa khác với quan hệ ở VD trên.
Gọi Hs đọc ghi nhớ
Yêu cầu đạt:
I. Quan hệ giữa các vế trong câu ghép:
+ Vế A: Có lẽ Tiếng Việt của chúng ta đẹp.
 + Vế B: (bởi vì) tâm hồn người VN ta rất đẹp.
+ Vế A: kết quả; Vế B: nguyên nhân.
+ Quan hệ về ý nghĩa: nguyên nhân- kết quả.
+ Vế A: biểu thị ý nghĩa khẳng định
 + Vế B: biểu thị ý nghĩa giải thích.
a. Các em phải cố gắng học tập để thầy mẹ được vui lòng và để thầy dạy các em được sung sướng.
* Các vế có quan hệ về mục đích.
b. Nếu ai buồn phiền cau có thì gương cũng buồn phiền cau có theo.
* Các vế có quan hệ điều kiện- kết quả.
c. Mặc dù nó vé bằng những nét to tướng, nhưng ngay cả cái bát múc cám lợn sứt một miếng cũng trở nên ngộ nghĩnh.
* Các vế có quan hệ tương phản.
Ghi nhớ: SGK
 III. Luyện tập: GV tổ chức cho Hs luyện tập, làm các bài tập trong SGK theo đáp án
Hs đọc bài tập 1
Xác định quan hệ giữa các vế trong những câu ghép dưới đây và cho biết mỗi vế câu biểu thị ý nghĩa gì trong mối quan hệ ấy?
Hs đọc bài tập 2
Hs đọc bài tập 3: Nhận xét về cách sử dụng câu ghép.
Bài tập 4: Nhận xét cách sử dụng câu ghép: 
Bài 1:
 a. Vế 1 và vế 2: nguyên nhân- Kết quả.
- Vế 2 và vế 3: Giải thích
b. Quan hệ điều kiện- kết quả.
c. Quan hệ tăng tiến
d. Quan hệ tương phản.
e. Câu 1: Dùng quan hệ từ : rồi nối hai vế chỉ quan hệ thời gian nối tiếp.
Câu 2: có quan hệ nguyên nhân- kết quả.
Có thể giả định các câu ghép như sau:
- (Khi) trời xanh thẳm (thì) biễn cũng xanh thẳm...
.....
- (Khi) mặt trời lên ngang cột buồm (thì) sương tan.
- (Khi) nắng vừa nhạt (thì) sương đã buong nhanh.
Các vế câu trong câu ghép trên đều có quan hệ nguyên nhân- kết quả.
Không nên tách các vế câu trên thành những câu riêng vì chúng có quan hệ về ý nghĩa khá chặt chẽ và tinh tế. (cảnh huống, tâm trạng, điểm nhìn...)
Bài 3: 
Về nội dung:Mỗi câu ghép trình bày một sự việc mà Lão Hạc nhờ ông giáo. 
Về lập luận: Thể hiện tính cách diễn giải của nhân vật Lão Hạc.
Về quan hệ ý nghĩa: chỉ rõ quan hệ giữa tâm trạng, hoàn cảnh của nhân vật LH: Có nguyện vọng nhờ ông giáo giúp đỡ.
Nếu tách mỗi vế thành một câu đơn thì không đảm bảo tính mạch lạc của VB. Ngoài thông tin sự kiện. Các câu ghép còn hàm chứa thông tin bộc lộ thái độ, cảm xúc, tâm trạng). Các câu đơn vẫn đảm bảo thông tin sự kiện hoàn chỉnh, nhưng thông tin bộc sẽ khó đầy dủ như câu ghép.
Bài 4:
Quan hệ giữa các vế câu trong câu ghép thứ hai là quan hệ điều kiện- kết quả. Tức là giữa các vế có sự ràng buộc lẫn nhau khá chặt chẽ. Do đó không nên tách thành câu đơn.
Nếu tách một vế thành một câu đơn thì ta có cảm tưởng nhân vật nói nhát gừng vì quá nghẹn ngào đau đớn.
- Viết như tác giả khiến ta hình dung ra sự kể lể, van vỉ tha thiết cuả nhân vật.
*Hướng dẫn học bài 
- Học thuộc ghi nhớ
- Luyện tập thêm về câu ghép.
- Chuẩn bị bài: Phương pháp thuyết minh
D. Rút kinh nghiệm:

Tài liệu đính kèm:

  • doctuan 12.doc