Giáo án Ngữ văn 8 tiết 44 bài 11: Tập làm văn: Tìm hiểu chung về văn bản thuyết minh

Giáo án Ngữ văn 8 tiết 44 bài 11: Tập làm văn: Tìm hiểu chung về văn bản thuyết minh

TIẾT 44 TẬP LÀM VĂN

TÌM HIỂU CHUNG VỀ VĂN BẢN THUYẾT MINH

1. Mục tiêu: Giúp HS:

 a) Về kiến thức: Hiểu được vai trò, vị trí và đặc điểm của văn bản thuyết minh trong đời sống con người.

 b) Về kĩ năng: Rèn kĩ năng trình bày một cách khách quan, khoa học nâng cao năng lực tư duy và biểu đạt cho học sinh.

 c) Về thái độ: Giáo dục ý thức sử dụng văn bản thuyết minh khi cần thiết.

2. Chuẩn bị của GV và HS

 a) Chuẩn bị của GV: SGK, SGV, đồ dùng dạy học- nghiên cứu soạn giáo án.

 b) Chuẩn bị của HS: SGK, vở ghi- học bài cũ- chuẩn bị bài mới theo SGK.

3. Tiến trình bài dạy

 * Ổn định tổ chức: Sĩ số 8B: .

 8C: .

a) Kiểm tra bài cũ (3’): Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh.

 * Vào bài (1’): Các em đã được tìm hiểu các kiểu văn bản: tự sự, miêu tả, biểu cảm, nghị luận. Tiết học hôm nay, chúng ta cùng tìm hiểu kiểu văn bản thuyết minh, một kiểu văn bản rất quen thuộc đối với đời sống xã hội.

 

doc 4 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 721Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 8 tiết 44 bài 11: Tập làm văn: Tìm hiểu chung về văn bản thuyết minh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 	Ngày dạy: . Dạy lớp 8B
	Ngày dạy: . Dạy lớp 8C
TIẾT 44 TẬP LÀM VĂN
TÌM HIỂU CHUNG VỀ VĂN BẢN THUYẾT MINH
1. Mục tiêu: Giúp HS:
	a) Về kiến thức: Hiểu được vai trò, vị trí và đặc điểm của văn bản thuyết minh trong đời sống con người.
	b) Về kĩ năng: Rèn kĩ năng trình bày một cách khách quan, khoa học nâng cao năng lực tư duy và biểu đạt cho học sinh.
	c) Về thái độ: Giáo dục ý thức sử dụng văn bản thuyết minh khi cần thiết.
2. Chuẩn bị của GV và HS
	a) Chuẩn bị của GV: SGK, SGV, đồ dùng dạy học- nghiên cứu soạn giáo án.
	b) Chuẩn bị của HS: SGK, vở ghi- học bài cũ- chuẩn bị bài mới theo SGK.
3. Tiến trình bài dạy
	* Ổn định tổ chức: Sĩ số 8B: .
	 8C: .
a) Kiểm tra bài cũ (3’): Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh.
	* Vào bài (1’): Các em đã được tìm hiểu các kiểu văn bản: tự sự, miêu tả, biểu cảm, nghị luận. Tiết học hôm nay, chúng ta cùng tìm hiểu kiểu văn bản thuyết minh, một kiểu văn bản rất quen thuộc đối với đời sống xã hội.
b) Dạy nội dung bài mới:
	I. VAI TRÒ VÀ ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA VĂN BẢN THUYẾT MINH (23’) 
	1. Văn bản thuyết minh trong đời sống con người (12’)
	a) Ví dụ
	* Văn bản Cây dừa Bình Định
	GV: Gọi HS đọc ví dụ SGK. T. 114, 115.
	?TB: Văn bản trên trình bày vấn đề gì?
	HS: Trình bày lợi ích của cây dừa. Lợi ích này gắn với đặc điểm của cây dừa mà cây khác không có. Nội dung cụ thể giới thiệu riêng về cây dừa Bình Định gắn bó với người dân Bình Định.
	?KH: Lợi ích và đặc điểm của cây dừa Bình Định được trình bày bằng phương pháp nào? Trình bày qua mấy phương diện?
	HS: Trình bày từ khái quát đến cụ thể bằng phương pháp liệt kê qua hai phương diện: Cây dừa gắn bó, cống hiến tất cả cho con người: thân làm máng, lá làm tranh, làm vách, gốc làm chõ , nước để uống, để kho thức ăn, làm nước mắm, cùi làm bánh đa, mứt, bánh kẹo,Đặc điểm của dừa Bình Định: mọc rất nhiều: mọc ven rừng, men bờ ruộng, sườn đồi, bờ biển; nhiều loại khác nhau: dừa xiêm, dừa nếp, dừa lửa,..
	?TB: Theo em văn bản viết ra nhằm mục đích gì?
	HS: Cung cấp cho người đọc những tri thức về đặc điểm, tính chất của cây dừa Bình Định và sự gắn bó cần thiết của nó với người dân Bình Định.
	* Văn bản Tại sao lá cây có màu xanh lục?
	GV: Gọi HS đọc văn bản.
	?TB: Văn bản sử dụng phương thức trình bày nào?
	HS: Dùng phương thức giải thích.
	?KH: Văn bản giải thích điều gì? Cách giải thích ra sao?
	HS: Giải thích tác dụng của chất diệp lục làm cho lá cây có màu xanh. Người viết trình bày văn bản theo quan hệ nhân quả: kết quả lá cây có màu xanh là do các tế bào có nhiều lục lạp, trong lục lạp này lại chứa một chất gọi là diệp lục. Tác giả giải thích rất cụ thể, tỉ mỉ nên người đọc có thể hiểu vấn đề một cách nhanh chóng và dễ dàng.
	* Văn bản Huế
	GV: Gọi HS đọc văn bản.
	?TB: Văn bản giới thiệu vấn đề gì?
	HS: Giới thiệu Huế như là một trung tâm văn hoá lớn của Việt Nam với những đặc điểm tiêu biểu rất riêng của Huế.
	?KH: Những đặc điểm tiêu biểu đó là gì?
	HS: Sự kết hợp hài hoà của núi, sông, biển. Có những công trình kiến trúc nổi tiếng. Có những sản phẩm đặc biệt. Nổi tiếng với những món ăn. Là thành phố đấu tranh kiên cường.
	GV: Giới thiệu Huế người viết đã đi vào những đặc điểm có thật rất riêng, rất nổi tiếng của Huế.
	?KH: Qua việc tìm hiểu ba văn bản, em hãy nhận xét về đặc điểm chung của chúng?
	HS: Các văn bản đều trình bày những tri thức của đời sống con người, giúp con người hiểu biết đặc trưng, tính chất của sự vật hiện tượng. Từ đó, sử dụng chúng vào mục đích có lợi cho con người. Đây là ba văn bản thuyết minh.
	?TB: Em thường gặp các loại văn bản này ở đâu? Hãy nêu một vài ví dụ?
	HS: Lời thuyết minh các sản phẩm tiêu dùng, lời giới thiệu du lịch, sơ đồ thắng cảnh, các bảng quảng cáo giới thiệu sản phẩm, lời giới thiệu tóm tắt nội dung ở bìa sau của một cuốn sách, trong SGK có bài trình bày thí nghiệm hoặc trình bày sự kiện lịch sử, trình bày tiểu sử nhà văn.
	GV: Văn bản thuyết minh được sử dụng rộng rãi trong cuộc sống, ngành nghề nào cũng cần đến chẳng hạn mua máy vi tính ta được giới thiệu tính năng, cấu tạo, cách sử dụng,mua hộp bánh cũng có lời giới thiệu xuất xứ, các chất liệu làm bánh, ngày sản xuất, hạn sử dụng, trọng lượng, Điều đó cho thấy văn bản thuyết minh rất quen thuộc và cần thiết trong đời sống con người.
	?TB: Qua phân tích, em hiểu thế nào là văn bản thuyết minh?
	b) Bài học
	Ghi:- Văn bản thuyết minh là kiểu văn bản thông dụng trong mọi lĩnh vực đời sống nhằm cung cấp tri thức (kiến thức) về đặc điểm, tính chất, nguyên nhân, của các hiện tượng và sự vật trong tự nhiên, xã hội bằng phương thức trình bày, giới thiệu, giải thích.
	2. Đặc điểm chung của văn bản thuyết minh (11’)
	a) Ví dụ 
	?KH: Ba văn bản ở mục 1 có thể xem là văn bản tự (hay miêu tả, nghị luận, biểu cảm) không? Vì sao?
	HS: Thảo luận theo 4 nhóm.
	HS: Văn bản tự sự trình bày sự việc, diễn biến, nhân vật. Văn bản miêu tả trình bày chi tiết cụ thể để người đọc hình dung rõ cảnh, vật, con người. Còn văn bản nghị luận là trình bày ý kiến, quan điểm về một vấn đề nào đó. Ở cả ba văn bản trên đều không có những đặc điểm đó nên không thể xem là một trong những loại văn bản đã học.
	?KH: Vậy, ba văn bản đó có đặc điểm chung nào làm chúng trở thành một kiểu riêng?
	HS: Ba văn bản đó chủ yếu trình bày tri thức một cách khách quan giúp con người hiểu biết được đặc trưng, tính chất của sự vật, hiện tượng, biết cách sử dụng chúng vào mục đích có lợi. Văn bản thuyết minh gắn liền với tư duy xã hội.
	?TB: Em có nhận xét gì về cách trình bày nội dung kiến thức trong các văn bản thuyết minh đó?
	HS: Nội dung kiến thức trong ba văn bản thuyết minh trên đều được trình bày chính xác, rõ ràng, chặt chẽ và hấp dẫn người đọc.
	?KH: Hãy nêu đặc điểm chung của văn bản thuyết minh?
	b) Bài học
	Ghi:- Tri thức trong văn bản thuyết minh đòi hỏi khách quan, xác thực, hữu ích cho con người.
	- Văn bản thuyết minh cần được trình bày chính xác, rõ ràng, chặt chẽ và hấp dẫn.
	GV: Nói tri thức khách quan nghĩa là tri thức phải phù hợp với thực tế, và không đòi hỏi người viết phải bộc lộ cảm xúc cá nhân chủ quan của mình. Người viết phải biết tôn trọng sự thật, không vì lòng yêu ghét của mình mà thêm thắt cho đối tượng. Văn thuyết minh có tính chất thực dụng, cung cấp tri thức là chính, không đòi hỏi bắt buộc phải làm cho người đọc thưởng thức cái hay cái đẹp như tác phẩm văn học. Tuy nhiên nếu viết có cảm xúc, biết gây hứng thú cho người đọc thì vẫn tốt. Ví dụ, nếu giới thiệu một loài hoa có thể bắt đầu bằng việc miêu tả vẻ đẹp của hoa, gợi cảm xúc chung về loài hoa ấy. Nếu giới thiệu một loại vật cũng thế.
	GV: Gọi HS đọc ghi nhớ SGK. T. 117.
	II. LUỴỆN TẬP (15’) 
	1. Bài 1 (T. 117, 118)
	?: Các văn bản trong bài 1 có phải là văn bản thuyết minh không?
	HS: Cả hai văn bản đều là văn bản thuyết minh. Văn bản a cung cấp kiến thức lịch sử: cuộc khởi nghĩa của tù trưởng Tri châu Bảo Lục Nông Văn Vân. Văn bản b cung cấp kiến thức về khoa học sinh học: đặc điểm của loài giun đất. Những kiến thức mà hai văn bản cung cấp đều mang tính khách quan, chính xác.
	2. Bài 2 (T. 118)
	?: Hãy đọc lại và cho biết Thông tin về Ngày trái đất năm 2000 thuộc loại văn bản nào? 
	HS: Là văn bản nghị luận đề xuất một hành động tích cực bảo vệ môi trường văn bản này có sử dụng yếu tố thuyết minh.
	?: Hãy chỉ rõ yếu tố thuyết minh được sử dụng ở phần nào và nêu rõ tác dụng của nó?
	HS: Phần tác hại của việc sử dụng bao bì ni lông sử dụng yếu tố thuyết minh làm cho lời đề nghị mọi người hãy cùng nhau bảo vệ môi trường có sức thuyết phục cao.
c) Củng cố, luyện tập (2’):
	?: Hãy lấy ví dụ về văn bản thuyết minh mà em thường gặp trong đời sống? Chỉ ra đặc điểm của văn bản thuyết minh qua văn bản đó?
	HS: Các tờ giới thiệu, quảng cáo sản phẩm hàng tiêu dùng ví dụ: Khi mua máy vi tính ta sẽ có trong tay một quyển sách mỏng cung cấp tri thức khách quan về nơi sản xuất máy, cấu tạo, chức năng, cách sử dụng, cách bảo quản máy. Các nội dung trên được trình bày rõ ràng, hấp dẫn, dễ hiểu giúp người mua biết cách sử dụng, bảo quản, cảm thấy hài lòng và yên tâm với sản phẩm mình mới mua, quyển sách mỏng đó được viết theo kiểu văn bản thuyết minh. 
d) Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà (1’):
	- Học thuộc ghi nhớ, làm bài tập 3 (T.118).
	- Soạn Ôn dịch, thuốc lá. Yêu cầu: Đọc kĩ văn bản, đọc kĩ phần chú thích sao và phần chú thích từ khó; đọc, trả lời các câu hỏi phần đọc - hiểu văn bản vào vở soạn.

Tài liệu đính kèm:

  • docTiet 44 bai 10, 11.doc