Giáo án Ngữ văn 8 - Tiết 42 đến 50 - Trường Trung học cơ sở Tùng Ảnh

Giáo án Ngữ văn 8 - Tiết 42 đến 50 - Trường Trung học cơ sở Tùng Ảnh

LUYỆN NÓI: KỂ CHUYỆN THEO NGÔI KỂ KẾT HỢP VỚI MIÊU TẢ VÀ BIỂU CẢM

A. MỤC TIÊU BÀI DẠY: Giúp học sinh:

 Biết kể chuyện trước tập thể một cách rõ ràng, gãy gọn, sinh động về một câu chuyện có kết hợp với miêu tả và biểu cảm.

Củng cố kiến thức về kể chuyện.

B. TÀI LIỆU, THIẾT BỊ DẠY HỌC:

Sách giáo khoa.

Sách giáo viên Ngữ văn 8.

C. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:

 Ổn định tổ chức.

Kiểm tra việc chuẩn bị bài của học sinh:

 Luyện nói:

ỉ Hoạt động 1: Hướng dẫn ôn tập về ngôi kể

 

doc 31 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 939Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ văn 8 - Tiết 42 đến 50 - Trường Trung học cơ sở Tùng Ảnh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết: 42
 Ngày 14 / 11 /2008
Luyện nói: Kể chuyện theo ngôi kể kết hợp với miêu tả và biểu cảm 
Mục tiêu bài dạy: Giúp học sinh: 
Biết kể chuyện trước tập thể một cách rõ ràng, gãy gọn, sinh động về một câu chuyện có kết hợp với miêu tả và biểu cảm.
Củng cố kiến thức về kể chuyện.
tài liệu, thiết bị dạy học:
Sách giáo khoa. 
Sách giáo viên Ngữ văn 8.
Hoạt động dạy và học:
ổn định tổ chức.
Kiểm tra việc chuẩn bị bài của học sinh:
Luyện nói:
Hoạt động 1: Hướng dẫn ôn tập về ngôi kể
Ôn tập về ngôi kể
 Hoạt động của gv và hs
 Kiến thức cần đạt
? Kể chuyện ngôi thứ nhất là kể như thế nào? Tác dụng?
? Em đã được học những văn bản nào có cách kể chuyện như thế?
? Kể chuyện ngôi thứ ba là kể như thế nào? Tác dụng?
? Tìm ví dụ?
? Tai sao người ta phải thay đổi ngôi kể?
Kể ngôi 1: Người kể xưng tôi (mình, em  ) kể lại những việc mình đã được chứng kiến.
Có lợi thế trong khắc hoạ nội tâm nhân vật, kể chuyện rất thật và có cảm xúc.
Tôi đi học, Trong lòng mẹ  
Kể chuyện theo ngôi số 3: Người kể đóng vai nhân vật kể lại nội dung.
Tác dụng: Lời kể linh hoạt, thể hiện được sự khách quan thái độ tình cảm.
Tức nước vỡ bờ, Lão Hạc 
Nhằm soi chiếu sự vật, sự việc, nhân vật bằng các điểm nhìn khác nhau tăng tính sinh động phong phú khi kể chuện khi kể chuyện.
Hoạt động 2: Hướng dẫn luyện nói
Chuẩn bị luyện nói
Học sinh đọc phần trích ở Sách giáo khoa.
? Câu chuyện kể về việc gì? Kể theo ngôi thứ mấy?
? Chỉ ra yếu tố biểu cảm thể hiện trong các lời thoại?
? Tìm yếu tố miêu tả trong đoạn văn? Tác dụng?
Kể về việc chị Dậu dùng mọi cách để bảo vệ chồng. Kể theo ngôi thứ 3.
Thể hiện rõ trong lời nói của chị: van xin tha cho chồng, bị đánh chị cự lại bằng lời nói.
Cuộc ẩu đả giữa chị Dậu và cai lệ.
 Người đọc hình dung rõ được sức mạnh phi thường của chị trước cái ác để bảo vệ chồng.
Hoạt động 3: Hướng dẫn học sinh thực hành tại lớp
Luyện nói
Gọi một nhóm học sinh đóng vai nhân vật để kể lại nội dung đoạn trích.
1 học sinh kể lại theo ngôi thứ nhất.
Giáo viên đánh giá.
Học sinh hoạt động nhóm
- Hoạt động cá nhân.
D.Hướng dẫn học bài ở nhà
Luyện tập thêm ở nhà: Đóng vai nhân vật Gôn – xi để kể lại nội dung đoạn trích Chiếc lá cuối cùng ( O.Hen – ri)
- Soạn bài mới: Câu ghép
¯ ¯ ¯ ¯ ¯ ¯ ™ & ˜ ¯ ¯ ¯ ¯ ¯ ¯
Tiết: 43
 Ngày 15 / 11 /2008
câu ghép 
Mục tiêu bài dạy: Giúp học sinh:
Qua tiết dạy nắm được các đặc điểm của câu ghép.
Nắm được hai cách nối các vế trong câu ghép.
Tài liệu thiết bị dạy học:
 Sách giáo khoa. 
Sách giáo viên Ngữ văn 8.
Bảng phụ.
Tiến hành các hoạt động dạy học:
ổn định tổ chức.
Kiểm tra bài cũ:Thế nào là nói giảm nói tránh? Cho ví dụ?
Dạy bài mới.
Hoạt động 1: 
(I) Đặc điểm của câu ghép
	Cho học sinh theo dõi ví dụ trên bảng phụ và thực hiện các yêu cầu bên dưới.
 Hoạt động của gv và hs
 Kiến thức cần đạt
? Tìm chủ ngữ, vị ngữ trong những câu in đậm?
Giáo viên nhận xét.
? Dựa vào kết quả trên em hãy hoàn thành bảng ở sách giáo khoa?
Qua các ví dụ trên, em hãy cho biết thế nào là câu đơn, thế nào là câu ghép?
Câu 1:
Tôi/ quên thế nào được.
Cảm giác trong sáng ấy/ nảy nở trong lòng tôi.
Mấy cành hoa tươi/ mỉm cười.
Bầu trời/ quang đãng.
Câu 2:
Một buổi mai/ đầy sương thu và gió lạnh.
Mẹ tôi/ âu yếm nắm tay tôi  dài và hẹp.
Câu 3:
Cảnh vật chung quanh tôi/ đều thay đổi.
Lòng tôi/ đang có sự thay đổi lớn.
Tôi/ đi học.
Học sinh thực hiện ở bảng.
* Câu ghép là những câu do hai hoặc nhiều cụm chủ – vị không bao chứa nhau tạo thành. Mỗi cụm chủ vị này được gọi là một vế câu. Câu đơn là câu chỉ có1 cụm chủ vị
Hoạt động 2: 
(II) Cách nối các vế câu 
- Cho học sinh tìm hiểu thêm một số ví dụ cụ thể.
? Dựa vào các ví dụ em hãy nêu các vế trong mỗi câu ghép được nối với nhau như thế nào? 
Cho học sinh tìm ví dụ.
Giáo viên tổng kết nội dung, học sinh đọc ghi nhớ.
Dùng từ có tác dụng nối:
Nối bằng quan hệ từ.
Nối bằng 1 cặp quan hệ từ.
Nối bằng các cặp phó từ, đại từ hay chỉ từ thường đi đôi với nhau. ( cặp hô ứng)
Không dùng câu nối: Giữa các vế câu cần có dấu phẩy, dấu chấm phẩy hoặc dấu hai chấm.
* Ghi nhớ: ( Sách giáo khoa)
(III) Luyện tập.
? Tìm câu ghép trong đoạn trích dưới đây. Cho biết trong mỗi câu ghép các vế được nối với nhau theo những cách nào?
Tìm tiếp trong ví dụ c, d những câu ghép có từ nối.
Bài 1:
a)
U van Dần, U lạy Dần!
Chị con có đi, u mới có tiền nộp sưu, thầy Dần mới được về với Dần chứ!
Sáng nay người ta đánh trói thầy Dần như thế, Dần có thương không.
- Các câu ở thí dụ a đều là câu ghép không có câu nối.
b) 
Cô tôi chưa dứt câu cổ họng tôi đã nghẹn ứ khóc không ra tiếng.
Giá những cổ tục  mới thôi.
ị Không có từ nối.
d) Hắn làm nghề ăn trộm nên vốn không ưa lão vì lão lương thiện quá.
Bài 2: Hướng dẫn học sinh đặt câu ghép.
Ví dụ: Vì tôi/ không chăm chỉ học tập (nên) tôi/ thi trượt
Giáo viên chia nhóm đặt câu b, c, d.
Những bài tập còn lại cho học sinh làm ở nhà, tiết sau chữa.
D Hướng dẫn học bài ở nhà
Nắm vững lý thuyết.
Làm hết các bài tập.
Tìm hiểu bài: “ Tìm hiểu chung về văn bản thuyết minh”.
¯ ¯ ¯ ¯ ¯ ¯ ™ & ˜ ¯ ¯ ¯ ¯ ¯ ¯
Tiết: 44
 Ngày 15 / 11 /2008
tìm hiểu chung về văn bản thuyết minh
Mục tiêu bài dạy: Giúp học sinh
Qua tiết dạy hiểu được vai trò, vị trí của văn bản thuyết minh trong đời sống con người, để từ đó học sinh biết phân biệt văn bản thuyết minh với các loại văn bản khác.
Tài liệu thiết bị dạy học:
Sách giáo khoa, sách giáo viên Ngữ văn 8.
Đĩa hình + đầu Video
Tiến hành các hoạt động dạy học:
ổn định tổ chức.
Kiểm tra bài cũ: Cho học sinh nhắc lại các thể loại văn bản đã học.
Dạy bài mới.
Hoạt động 1: 
(I) Vai trò và đặc điểm chung của văn bản thuyết minh.
 1. Văn bản thuyết minh trong đời sống con người.
 Hoạt động của gv và hs
 Kiến thức cần đạt
Giáo viên cho học sinh xem băng thí dụ về văn bản thuyết minh.
Cây dừa Bình Định.
Tại sao cây có màu diệp lục.
Huế.
? Sau khi xem băng hình, cho biết 3 văn bản trình bày về vấn đề gì?
? Phân biệt sự khác nhau giữa văn bản thuyết minh với những văn bản đã học?
- Học sinh theo dõi băng.
Văn bản a.
- Trình bày lợi ích của cây dừa, nó được gắn với đặc điểm của cây dừa mà những loại cây khác không có.
- Trong đặc điểm chung của cây dừa văn bản còn giới thiệu riêng.
Văn bản b
- Giải thích tác dụng của chất diệp lục làm cho người ta thấy lá cây có màu xanh.
Văn bản c.
- Giới thiệu Huế là một trung tâm văn hoá nghệ thuật lớn của Việt Nam với những đặc điểm tiêu biểu riêng .
Cho học sinh nhắc lại đặc điểm chung của các loại bài văn đã học. Cụ thể như: + Văn bản tự sự trình bày sự việc, diễn biến nhân vật.
+ Văn miêu tả trình bày chi tiết cụ thể cho ta hình dung được đối tượng.
+ Văn nghị luận trình bày ý kiến, luận điểm.
+ Văn thuyết minh trình bày đặc điểm tiêu biểu của sự vật, hiện tượng.
 2. Đặc điểm của văn bản thuyết minh.
 ? Nêu đặc điểm của văn thuyết minh?
? Thí dụ cụ thể? (a)
? Nhiệm vụ của văn bản thuyết minh?
Giáo viên tổng kết nội dung
-Văn bản thuyết minh là trình bày đặc điểm tiêu biểu của sự vật, hiện tượng.
Cây dừa từ thân cây đến lá, cùi, sọ dừa đều có ích cho con người, cho nên nó gắn bó với cuộc sống người dân Bình Định.
Cung cấp tri thức khách quan về sự vật, phải trình bày rõ ràng, hấp dẫn đặc điểm cơ bản của đối tượng thuyết minh.
Ngôn ngữ phải chính xác, chặt chẽ, cô đọng, sinh động.
* Ghi nhớ: Sách giáo khoa.
Hoạt động 2: 
(II) Luyện tập
? Các văn bản đó có phải là văn bản thuyết minh không? Vì sao?
Bài 2: Văn bản “Thông tin 2000” thuộc loại văn bản thuyết minh. Vì sao?
Bài 1: Hai văn bản đó là văn bản thuyết minh vì trình bày, giới thiệu, giải thích về hiện tượng sinh học, cung cấp tri thức xác thực, hữu ích cho con người, ngôn ngữ chính xác, cô đọng, chặt chẽ.
Bài 2: Vì qua văn bản đó người đọc hiểu được: 
Vấn đề nóng bỏng cần quan tâm đối với nhân loại là bảo vệ môi trường.
Tác hại ghê gớm của bao ni lông.
Cách khắc phục cụ thể.
 (III) Hướng dẫn học bài ở nhà
- Gv hướng dẫn.
Học, đọc kĩ các dẫn chứng để nắm được khái niệm, đặc điểm chung của văn bản thuyết minh.
Làm bài 3
Tìm hiểu bài: “ Ôn dịch thuốc lá”.
* * * * * * * * * * * * * * *
Tiết: 45
 Ngày 15 / 11 /2008
ôn dịch thuốc lá 
Mục tiêu bài dạy: Giúp học sinh: 
Xác định được quyết tâm phòng chống thuốc lá trên cơ sở nhận thức được tác hại to lớn, nhiều mặt của thuốc lá đôí với đời sống cá nhân cộng đồng.
Thấy được sự kết hợp chặt chẽ giữa hai phương thức lập luận và thuyết minh trong văn bản.
tài liệu, thiết bị dạy học:
Sách giáo khoa. 
Sách giáo viên Ngữ văn 8.
Hoạt động dạy và học:
ổn định tổ chức.
Kiểm tra bài củ: Em hãy cho biết tác hại của bao ni lông? Em sẽ là gì để hạn chế việc sử dụng bao ni lông trong cuộc sống?
Giới thiệu bài:Chủ đề thuốc lá trên các phương tiện thông tin đại chúng và trong cuộc sống.
Dạy bài mới:
Hoạt động 1: Hướng dẫn đọc văn bản và tìm hiểu chú thích.
(I) Đọc – chú thích
 Hoạt động của gv và hs
 Kiến thức cần đạt
Giáo viên đọc mẫu, học sinh đọc lại.
Hướng dẫn tìm hiểu chú thích 1; 9.
Đọc:
Chú thích.
Hoạt động 2: Tìm hiểu cấu trúc văn bản 
(II) Hiểu cấu trúc văn bản
? Em hiểu như thế nào về tiêu đề của văn bản?
? Văn bản được viết theo PTBĐ nào?
? Xác định các phần của văn bản? Nêu nội dung dung chính của từng phần đó? 
Có 2 nghĩa: Chỉ dịch thuốc lá, tỏ thái độ tẩy chay, nguyền rủa dịch bệnh đó.
Thuyết minh.
Bố cục 3 phần:
Mở bài - đoạn 1: Thông báo về nạn dịch thuốc lá.
 Thân bài: Tác hại của thuốc lá.
Kết bài: Kiến nghị chống thuốc lá.
Hoạt động 3: Hướng dẫn tìm hiểu nội dung văn bản 
 (III) Hiểu văn bản 
1. Thông báo về nạn dịch thuốc lá:
? Những tin tức nào được thông báo trong phần mở bài?
? Trong đó, thông tin nào được nêu thành chủ đề?
? Nhận xét của em về đặc điểm lời văn thuyết minh trong các thông tin đó?
Có những ôn dịch mới xuất hiện đặc biệt là AIDS và ôn dịch thuốc lá.
Ôn dịch thuốc lá đang đe doạ sức khoẻ và tính mạng loại người.
Sử dụng các từ thông dụng của nhành Y tế (ôn dịch, dịch hạch, thổ tả, AIDS), dùng phép so sánh ị thông báo ngắn gọn, chính xác, nhấn mạnh hiểm hoạ của dịch này. 
2. Tác hại của thuốc lá:
? Tác hại của thuốc lá được thuyết minh trên những phương diện nào?
? Sự huỷ hoại của thuốc lá đến sức khoẻ con người được phân tích trên những chứng cứ nào?
? Nhận xét về các chứng cứ tác giả dùng để thuyết minh trong đoạn trên?
? Qua đó em thấy thuốc lá có tác hại như thế nào đối với sức khoẻ con người?
? Ngoài ra thuốc lá còn có tác hại nào?
? Tác giả đã có những thông tin nổi bật nào để thuyết minh ảnh hưởng của thuốc lá ở phương diện này?
? Tại sao tác giả sử dụng phương pháp so sánh ở đoạn văn đó?
? Mức độ tác hại của thuốc lá đối với cuộc sống đạo đức con người như thế nào? 
Phương diện sức khoẻ, đạo đức cá nhân và cộng đồng.
Khói thuốc chứa nhiều chất độc thấm vào cơ thể  ... ó cách viết chân thực, sinh động.
Khác nhau:
Khác nhau về thể loại, nội dung chính, những đặc điểm đặc sắc về nghệ thuật.
 Hoạt động 3: Kiểm tra năng lực cảm thụ văn chương của học sinh.
(III) Bài 3
ở các văn bản trên em yêu thich nhân vật nào nhất? Vì sao?
Đoạn văn nào để lại ấn tượng cho em? Vì saô?
Học sinh tự bộc lộ.
 Hoạt động 4: Tổng kết
Giáo viên tổng kết nội dung ôn tập.
Dặn học sinh ôn tập ở nhà.
Soạn bài mới: “ Thông tin về ngày trái đất năm 2000”.
Tiết: 39
 Ngày / /2006
Thông tin về ngày trái đất năm 2000
Mục tiêu cần đạt: Giúp học sinh: 
Thấy được tác hại, mặt trái của việc sử dụng bao bì nilông, tự mình hạn chế sử dụng bao ni lông và vận động mọi người cùg thực hiện khi có điều kiện.
Thấy được tính thuyết phục trong cách thuyết minh về tác hại của việc sử dụng bao ni lông cũng như tính hợp lý của những kiến nghị mà văn bản đề xuất.
Từ việc sử dụng bao bì ni lông, có những suy nghĩ tích cực về các việc tương tự trong vấn đề xử lí rác thải sinh hoạt.
tài liệu, thiết bị dạy học:
Sách giáo khoa. 
Sách giáo viên Ngữ văn 8.
c. Hoạt động dạy và học:
ổn định tổ chức.
Kiểm tra bài soạn của học sinh.
Giới thiệu bài mới:
Dạy bài mới. 
Hoạt động 1: Hướng dẫn đọc và tìm hiểu chú thích
(I) Đọc – Chú thích
Hướng dẫn đọc: Chú ý nhấn mạnh rành rọt từng điểm kiến nghị, phần cuối của văn bản đọc với giọng điệu của một lời kêu gọi.
Gọi học sinh đọc văn bản.
Lưu ý các chú thích 1; 2; 3; 4; 5.
Đọc.
Chú thích
Hoạt động 2: Tìm hiểu bố cục của văn bản.
(II) Bố cục của văn bản
Văn bản chia làm mấy phần?
Nêu nội dung từng phần?
Văn bản chia làm 3 phần:
Nguyên nhân ra đời của bản thông điệp “ Thông tin về ngày trái đất năm 2006”.
Tác hại của việc sử dụng bao ni lông và giải pháp cho vấn đề đó.
Lời kêu gọi quan tâm tới trái đất 
Hoạt động 3: Hướng dẫn tìm hiểu văn bản.
(III) Đọc - Hiểu văn bản
	1. Tác hại của việc dùng bao ni lông.
Dùng bao ni lông có tác hại như thế nào?
Giáo viên liên hệ phát hiện thêm một số tác hại khác: Vứt lung tung làm mất mỹ quan, thu hẹp diện tích canh tác, sản xuất.
Gây nguy hại đối với môi trường vì không phân huỷ được :
Làm cản trở quá trình sinh trưởng của các loại thực vật, cản trở sự phát triển của cỏ làm xói mòn các vùng đồi núi.
Tắc các đường ống dẫn nước thải, làm ngập lụt đô thị, làm muỗi phát sinh lây truyền bênh dịch.
Trôi ra biển làm chết các sinh vật khi nuốt phải.
Đựng thực phẩm sẽ làm ô nhiểm thực phẩm gây ung thư phổi và gây tác hại cho não.
Khi đốt các bao ni lông khí độc thải ra gây ngộ độc, ngất, khó thở, nôn ra máu 
Xác định phương pháp thuyết minh của đoạn văn?
Tác dụng của cách thuyết minh đó?
Trước và sau khi đọc được những thông tin này em hiểu gì về tác hại của việc dùng bao bì ni lông?
Kết hợp liệt kê tác hại của việc dùng bao ni lông và phân tích cơ sở thực tế và khoa học của nó.
Vừa mang tính khoa học vừa mang tính thực tiễn, ngắn gọn dễ hiểu.
Làm ô nhiểm môi trường, phát sinh nhiều bệnh tật nguy hiểm, làm ô nhiểm nguồn nước và môi trường sống của con người.
2. Những biện pháp hạn chế sử dụng bao ni lông.
Theo dỏi phần tiếp theo của văn bản và cho biết nội dung chính của đoạn?
Để hạn chế dùng bao ni lông văn bản đã nêu ra những biện pháp nào?
Giáo viên nêu ra một số biện pháp xử lý của Việt Nam thường sử dụng và những khó khăn khi thực hiện.
Nhận xét của em về những biện pháp đó? Theo em biện pháp nào có hiệu quả nhất?
Không sử dụng khi không cần thiết.
Giặt khô để dùng lại.
Khi gói thực phẩm nên gói giấy, lá.
Tuyên truyền vận động mọi người về tác hại của nó để tìm ra giải pháp cho vấn đề sử dụng bao ni lông trước khi thải bỏ.
Những biện pháp có tính khả thi, hợp lý.
3. Kiến nghị về việc bảo vệ môi trường trái đất bằng hành động “ Một ngày  ”
Phần cuối văn bản có những kiến nghị nào được nêu ra? Em hãy thuyết minh lại các kiến nghị đó?
Tại sao nhiệm vụ được nêu trước hành động?
Tại sao khi nói đến nhiệm vụ và hành động đó tác giả sử dụng câu cầu khiến?
Nhiệm vụ của chúng ta: Bảo vệ trái đất.
Hành động: Một ngày không sử dụng bao ni lông.
Nhấn mạnh việc bảo vệ môi trường là nhiệm vụ thường xuyên, lâu dài.
Yêu cầu, khuyên bảo mọi người đều phải có trách nhiệm với môi trường sống.
 Hoạt động 4: Hướng dẫn tìm hiểu ý nghĩa của văn bản.
(IV) ý nghĩa
Qua văn bản em có hiểu biết gì về việc “ Một ngày không sử dụng bao bì ni lông ”.
Em dự định sẽ làm gì để thông tin này đi vào cuộc sống?
Ngoài việc hạn chế sử dụng bao ni lông, em còn biết những việc làm, những phong trào nào nhằm bảo vệ môi trường ở địa phương, ở đất nước ta hoặc trên thế giới? 
Dùng bao ni lông gây nhiều tác hại, hạn chế sử dụng nó là cách tích cực góp phần bảo vệ môi trường trong sạch của trái đất.
Nói cho mọi người cùng biết để thực hiện, có những hành động cụ thể.
Nhiều phong trào được phát động có hiệu quả: Trồng cây gây rừng, xây dựng môi trường xanh - sạch - đẹp.  
(V) Hướng dẫn học bài ở nhà
Nắm nội dung chính của bài.
Soạn bài mới: Nói giảm, nói tránh.
Tiết: 40
 Ngày / /2006
Nói giảm – nói tránh 
Mục tiêu bài dạy: Giúp học sinh
Hiểu thế nào là nói giảm, nói tránh và tác dụng của nói giảm, nói tránh trong ngôn ngữ đời thường và trong tác phẩm văn học.
Có ý thức vận dụng biện pháp nói giảm, nói tránh trong giao tiếp khi cần thiết.
Tài liệu thiết bị dạy học:
 Sách giáo khoa, sách giáo viên Ngữ văn 8.
Tiến hành các hoạt động dạy học:
ổn định tổ chức.
Kiểm tra bài cũ: Thế nào là biện pháp tu từ nói quá? Nêu tác dụng của biện pháp đó bằng 1 ví dụ cụ thể?
Dạy bài mới.
Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu khái niệm và tác dụng của
 nói giảm, nói tránh. 
(I) Nói giảm – nói tránh và tác dụng của nói giảm nói tránh.
Học sinh đọc ví dụ ở Sách giáo khoa.
Những bộ phận in đậm ở Sách giáo khoa có ý nghĩa gì?
ý nghĩa của cách nói đó?
Đọc ví dụ 2:
Tại sao ở ví dụ này tác giả không dùng từ đồng nghĩa với từ bầu sữa?
Hãy so sánh 2 cách nói sau đây:
Con dạo này lười lắm.
Con dạo này không được siêng lắm.
Qua tìm hiểu các ví dụ trên, em hãy: Nêu khái niệm và tác dụng của nói giảm, nói tránh?
Giáo viên chốt nội dung.
Xét ví dụ:
Đi gặp cụ Các Mác, cụ LêNin  
Đi.
Chẳng còn.
ị Chỉ cái chết. 
Để người nghe tránh đi phần nào sự đau buồn.
Tránh thô tục ( bầu sữa - bầu vú)
Cách nói b tế nhị, nhẹ nhàng hơn đối với người tiếp cận.
 Ghi nhớ: Sách giáo khoa.
Em thử sử dụng nói giảm, nói tránh trong một số tình huống giao tiếp?
Trong hoàn cảnh nào không nên dùng cách nói này? 
Học sinh tự tìm ví dụ.
Khi cần nói thẳng, nói đúng mức độ, nói sự thật.
Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh làm bài tập tại lớp.
(II) Luyện tập.
Chia nhóm, giao bài tập.
Gọi học sinh trình bày.
Giáo viên nhận xét, sửa chữa.
Bài 1
a. Đi nghĩ.
d. Có tuổi.
b. Chia tay nhau.
e. Đi bước nữa.
c. Khiếm thị.
Bài 2: Nên sử dụng các câu: a2; b2; c1; d1; e2.
Bài 3
Cơm hôm nay chưa được ngon lắm.
Các em viết bài này chưa được tốt lắm.
Nếu chiếc áo này dài thêm một tí nữa thì rất đẹp.
(III) Hướng dẫn học bài ở nhà
Nắm nội dung bài học.
Soạn bài mới: Luyện nói.
Ôn tập để kiểm tra.
Tiết: 41 
Ngày / /2006
Kiểm tra văn 
Mục tiêu cần đạt: 
Giúp giáo viên đánh giá được mức độ nhận thức của học sinh về phần văn từ đầu năm đến nay, nắm được những ưu điểm và hạn chế của học sinh qua bài kiểm tra cụ thể.
Rèn luyện kỹ năng khái quát kiến thức cơ bản và tóm tắt tác phẩm văn học.
Hoạt động dạy và học:
ổn định tổ chức.
Bài mới:
Bước 1: Giáo viên phát đề kiểm tra cho học sinh.
Bước 2: Giáo viên nêu những yêu cầu đề bài.
 Giáo viên theo giỏi thái độ làm bài của học sinh.
Bước 3: Thu bài kiểm tra, nhận xét giờ kiểm tra.
Đề bài:
Trắc nghiệm: Đọc kĩ đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi bằng cách khoanh tròn chữ cái ở đầu câu trả lời đúng nhất
Không! Cuộc đời chưa hẳn đã đáng buồn, hay vẫn đáng buồn nhưng lại đáng buồn theo một nghĩa khác. Tôi ở nhà Binh Tư về được một lúc lâu thì thấy những tiếng nhốn nháo ở bên nhà Lão Hạc. Tôi mãi mốt chạy sang. Mấy người hàng xóm đến trước tôi đang xôn xao ở trong nhà. Tôi xồng xộc chạy vào. Lão Hạc đang vật vã trên giường, đầu tóc rũ rượi, quần áo xộc xệch, hai mắt long sòng sọc. Lão tru tréo, bọt mép sùi ra, khắp người chốc chốc lại bị giật mạnh một cái, nảy lên. Hai người đàn ông lực lưỡng phải ngồi đè lên người lão. Lão vật vã đến hai giờ đồng hồ rồi mới chết. Cái chết thật là dữ dội. Chẵng ai hiểu lão chết vì bênh gì mà đau đớn và bất thình lình như vậy. Chỉ có tôi và BInh Tư hiểu.
	Nhưng nói ra làm gì nữa! Lão Hạc ơi! Lão hãy yên lòng mà nhắm mắt! Lão đừng lo cho cái vườn của lão. Tôi sẽ cố giữ gìn cho lão. Đến khi con trai lão về, tôi sẽ trao lại cho hắn: “Đây là cái vườn mà ông cụ thân sinh ra anh đã cố để lại cho anh trọn vẹn; cụ thà chết chứ không chịu bán đi một sào  ”
( Ngữ văn 8, tập 1)
Trong đoạn văn trên, tác giả đã kết hợp các phương thức biểu đạt nào?
Miêu tả + biểu cảm.
Tự sự + Miêu tả + biểu cảm..
Biểu cảm + tự sự + lập luận.
Lập luận + biểu cảm.
Dòng nào thể hiện rõ nhất nội dung chính của đoạn văn?
Tái hiện lại cái chết dữ dội của lão Hạc và cảm nghĩ của ông giáo.
Miêu tả cái chết dữ dội của Lão Hạc.
Lòng xót xa thông cảm của ông giáo đối với Lão Hạc.
Giải thích nguyên nhân vì sao cái chết của Lão Hạc thật dữ dội.
Người xưng tôi trong đoạn trích là ai?
Binh Tư
Vợ ông giáo
Ông giáo.
Lão Hạc.
“Không! Cuộc đời chưa hẳn đã đáng buồn, hay vẫn đáng buồn nhưng lại đáng buồn theo một nghĩa khác”, Buồn theo một nghĩa khác ở đây là nghĩa nào?
Buồn vì Lão Hạc đã chết thật thương tâm.
Buồn vì con người tốt như Lão Hạc tại sao lại phải chết.
Buồn vì cuộc đời có quá nhiều đau khổ, bất công.
Vì cả 3 điều trên. 
Từ nào sau đây có thể thay thế được từ “bất thình lình” trong câu “Chẵng ai hiểu lão chết vì bênh gì mà đau đớn và bất thình lình như vậy”?
nhanh chóng.
đột ngột.
dữ dội.
quằn quại.
Trong các từ sau, từ nào là từ tượng thanh?
rũ rượi.
hu hu.
xộc xệch
vật vã.
Trong các từ sau, từ nào không phải là từ tượng hình?
vật vã.
rũ rượi
xôn xao
xộc xệch
Trong các câu sau, câu nào là câu ghép?
Lão hãy yên lòng mà nhắm mắt.
Tôi sẽ cố giữ gìn cho lão.
Chỉ có tôi với Binh Tư hiểu.
Lão tru tréo, bọt mép sùi ra.
Trong các văn bản đã học, văn bản nào được coi là văn bản nhật nhật dụng?
Tôi đi học.
Ôn dịch, thuốc lá.
Muốn làm thằng cuội.
Chiếc lá cuối cùng.
Tự luận: 
Hãy viết bài văn thuyết minh ngắn, giới thiệu về nhà văn Nam Cao và giá trị truyện ngắn Lão Hạc.
Đáp án đề bài và điểm chuẩn:
Trắc nghiệm: (4,5 điểm , mỗi câu đúng được 0,5 điểm)
Câu 1: 
Câu 4: 
Câu 7: 
Câu 2:
Câu 5: 
Câu 8: 
Câu 3:
Câu 6: 
Câu 9: 
Tự luận: (5,5 điểm)
Yêu cầu về hình thức:
Trình bày theo 
Trình bày sạch, đẹp, đúng chính tả.
Yêu cầu về nội dung: 
gfghfgh
hgggf
ghjhg
fghj
Bước 4: Hướng dẫn học bài ở nhà:
- Đọc và nghiên cứu trước bài tiếp theo.

Tài liệu đính kèm:

  • docGiaoAnNguvan8(Tiet42-Tiet50).doc