Giáo án Ngữ văn 8 tiết 42, 43, 44 (tuần 11)

Giáo án Ngữ văn 8 tiết 42, 43, 44 (tuần 11)

Tiết 42 ND:

THÔNG TIN VỀ NGÀY TRÁI ĐẤT NĂM 2000

A/Mục tiêu cần đạt: Giúp HS:

 1/ KT: Thấy được tác hại, mặt trái của việc sử dụng bao bì ni lông, tự mình hạn chế sử dụng bao bì ni lông và vận động mọi người cùng thực hiện khi có điều kiện

 2/KN: Thấy được tính thuyết phục trong cách thuyết minh về tác hại của việc sử dung bao bì ni lông cũng như tính hợp li của những kiến nghị mà văn bản đề xuất.

 3/TĐ: Từ việc sử dụng bao bì ni lông có những suy nghĩ tích cực về các việc tương tự trong vấn đề xử lí rác thải sinh hoạt, một vấn đề vào loại khó giải quyết nhất trong nhiệm vụ bảo vệ môi trường. (Tích hợp GDHS về môi trường)

B/ Chuẩn bị :

 GV: SGK, STK, Giáo án, mẫu vật thật.

 HS: SGK, vở ghi.

C/ Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy – học :

 I/ Ổn định lớp

 II/ KTBC; KT việc chuẩn bị bài của HS

 III/ Bài mới:

 Giới thiệu : Nguồn gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng nhất là rác thải- bao gồm rác thải công nghiệp và rác thải sinh hoạt. Trách nhiệm xử lí rác thải công nghiệp thuộc về các nhà máy , xí nghiệp, các cơ quan nhà nước. Rác thải sinh hoạt gắn chặt với đời sống mỗi người nên cần có sự hiểu biết tối thiểu về nó để cùng tham gia xử lí nó một cách có hiệu quả.

 

doc 8 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 917Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 8 tiết 42, 43, 44 (tuần 11)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 42 ND: 
THÔNG TIN VỀ NGÀY TRÁI ĐẤT NĂM 2000
A/Mục tiêu cần đạt: Giúp HS:
 1/ KT: Thấy được tác hại, mặt trái của việc sử dụng bao bì ni lông, tự mình hạn chế sử dụng bao bì ni lông và vận động mọi người cùng thực hiện khi có điều kiện
 2/KN: Thấy được tính thuyết phục trong cách thuyết minh về tác hại của việc sử dung bao bì ni lông cũng như tính hợp li của những kiến nghị mà văn bản đề xuất.
 3/TĐ: Từ việc sử dụng bao bì ni lông có những suy nghĩ tích cực về các việc tương tự trong vấn đề xử lí rác thải sinh hoạt, một vấn đề vào loại khó giải quyết nhất trong nhiệm vụ bảo vệ môi trường. (Tích hợp GDHS về môi trường)
B/ Chuẩn bị :
 GV: SGK, STK, Giáo án, mẫu vật thật.
 HS: SGK, vở ghi.
C/ Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy – học :
 I/ Ổn định lớp
 II/ KTBC; KT việc chuẩn bị bài của HS
 III/ Bài mới:
 Giới thiệu : Nguồn gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng nhất là rác thải- bao gồm rác thải công nghiệp và rác thải sinh hoạt. Trách nhiệm xử lí rác thải công nghiệp thuộc về các nhà máy , xí nghiệp, các cơ quan nhà nước. Rác thải sinh hoạt gắn chặt với đời sống mỗi người nên cần có sự hiểu biết tối thiểu về nó để cùng tham gia xử lí nó một cách có hiệu quả.
 Chính vì vậy, năm 2000, ngày 22- 4, lần đầu tiên Việt Nam tham gia Ngày Trái Đất, dưới sự chủ trì của Bộ Khoa học công nghệ và môi trường, 13 cơ quan nhà nước và tổ chức phi chính phủ đã nhất trí chọn một chủ đề thiết thực, phù hợp với hoàn cảnh Việt Nam , gần gũi với mọi người mà lại có ý nghĩa to lớn. Đó là Một ngày cả nước không dùng bao bì ni lông.
Hoạt động của thầy – trò
 HĐ 1 :
 HD HS đọc rõ ràng, mạch lạc, chú ý đến các thuật ngữ chuyên môn cần phát âm chính xác.
 3 HS đọc .
 HS tìm hiểu một số từ khó .
 Xác định thể loại văn bản ? Văn bản được viết trong hoàn cảnh nào ?( ở phần giới thiệu )
 Văn bản Thông tin về ngày trái đất năm 2000 có bố cục mấy phần ? Hãy chỉ rõ từng phần và nội dung của nó.
 Phần 2 có thể chia thành 2 đoạn ứng với 2 nội dung được nối liền bằng quan hệ từ Vì vậy.
 Phần thứ 3 chỉ gồm 3 câu cuối chứa từ Hãy : Từ biểu thị yêu cầu có tính chất mệnh lệnh hoặc thuyết phục, động viên nên làm việc gì đó, nên có thái độ nào đó.
 HĐ 2:
 Ngày Trái Đất được khởi xướng nhằm mục đích gì? 
Nêu chủ đề của văn bản và hiểu biết của em về Ngày trái đất?
 Chủ đề : vấn đề sử dụng bao ni lông và lời cảnh báo không nên dùng bao ni lông.
 Ngày trái đất được giới thiệu trong phần đầu của VB: Ngày 22/4/hằng năm, được bắt đầu từ năm 1970 do một tổ chức môi trường của Mĩ khởi xướng, đến nay đã có 141 nước tham gia , năm 2000 Việt Nam tham gia lần đầu tiên.
HS nêu một số mặt lợi của việc sử dụng bao ni lông ?( Tiện lợi, rẻ, nhẹ )
 GV: Lợi bất cập hại. Vậy nguyên nhân vì sao sử dụng bao ni lông lại có hại ?
 Sử dụng bao ni lông có những tác hại nào ?
 Sử dụng bao ni lông có hại với môi trường như thế nào ?
 Sử dụng bao ni lông có tác hại với con người như thế nào ?
 HS trả lời , GV bổ sung thêm: 
 Ni lông vứt bừa bãi nơi công cộng( di tích, thắng cảnh ) làm mất mĩ quan của cả khu vực.
 Mỗi năm có hơn 400.000 tấn pô-li-ê-ti-len được chôn lấp ở miền Bắc nước Mĩ thu hẹp đất canh tác ; Ở Mê-hi-cô, nguyên nhân làm cá ở ao hồ chết là do rác thải ni long và nhựa ném xuống hồ; Tại vườn thú quốc gia Cô- bê ở Ấn Độ, 90 con hươu chết do ăn thức ăn thừa của khách vứt bừa bãi
 HS liên hệ thực tế bao ni lông vứt bừa bãi nơi công cộng ở VN, ở nơi HS đang sinh sống
 Phương pháp thuyết minh ?
 Trước hiểm họa của việc sử dụng bừa bãi bao ni lông, người ta đã đưa ra những biện pháp nào để ngăn chặn tác hại trên ?
 Theo em biện pháp đó có thiết thực không , có thể làm được không ?
 HS thảo luận, trình bày.
 GV : Giải pháp này là thiết thực, có thể làm được. Nêu thêm về tiện ích của việc dùng bao ni lông.
 Nếu kết thúc bài viết ở chỗ nêu lên 4 việc cần làm trên có được không ?
 HS đọc đoạn kết
 Ý nghĩa đoạn kết là gì ?
 HS liên hệ thêm: nước thải không xử lí của nhà máy, khu công nghiệp; khí thải của xe cộ, khí đốt lò gạch, gốm
 HĐ 3:
 Văn bản đem lại cho em những hiểu biết gì về việc một ngày không dùng bao bì ni lông ?
 Hãy cho biết ngoài ra còn có phong trào nào nhằm bảo vệ Trái Đất ở nước ta? ( Phong trào : Xanh- Sạch- Đẹp ; Phong trào trồng cây gây rừng)
Nội dung
I/ Đọc , hiểu văn bản:
 1/ Đọc
 2/ Chú thích:
Ô nhiễm: gây bẩn, gây hại.
Plaxtic: Chất dẻo( nhựa) : Vật liệu tổng hợp gồm các phân tử pôlime.
 3/ Thể loại : Văn bản nhật dụng thuyết minh về vấn đề khoa học.
4/ Bố cục : 3 phần
+ Từ đầu đến Một ngày không sử dụng bao bì ni lông : Trình bày nguyên nhân ra đời của bản thông điệp Thông tin về ngày Trái đất năm 2000. 
+ Từ Như chúng ta đã biết đến ô nhiễm nghiêm trọng đối với môi trường: Phân tích tác hại của việc sử dụng bao bì ni lông , từ đó nêu ra một số giải pháp cho vấn đề sử dụng bao ni lông .
+ Phần còn lại : Kêu gọi mọi người hãy bảo vệ trái đất, ngôi nhà chung của chúng ta bằng hành động cụ thể một ngày không dùng bao ni lông .
II/ Tìm hiểu văn bản :
 1/ Thông tin về ngày Trái Đất:
+ Ngày 22 tháng 4 hàng năm.
+ Mục đích : bảo vệ môi trường
+ Có 141 nước tham gia nhằm cứu lấy ngôi nhà chung của tất cả chúng ta.
+ Năm 2000 Việt Nam tham gia đầu tiên 
2/ Nguyên nhân, tác hại của việc sử dụng bao bì ni lông và giải pháp hạn chế sử dụng chúng :
 a/ Nguyên nhân: Do đặc tính không phân hủy của Pla-xtíc .
b/ Tác hại: 
 . Với môi trường:
+ Cản trở quá trình sinh trưởng của các loài thực vật.
+ Làm tắc các đường dẫn nước thải làm cho muỗi phát sinh, lây truyền dịch bệnh. Tăng khả năng ngập lụt, xói mòn
 + Làm chết các sinh vật khi chúng nuốt phải.
. Với con người: 
+ Làm ô nhiễm thực phẩm được đựng bằng ni lông màu.
+ Xử lí bao bì ni lông là vấn đề nan giải
 . Việc chôn lấp sẽ khó phân hủy và sinh ra các chất NH3, CH4, H2S là những chất gây độc hại .
 . Việc đốt rác thải có thể làm thủng tầng ô-zôn, khói gây nhiễm độc CO, gây ngất, khó thở, nôn ra máu và gây ung thư và các dị tật bẩm sinh cho trẻ sơ sinh
 . Tái chế ni lông giá thành quá đắt. 
àThông tin chính xác, số liệu có tính thuyết phục về tác hại nhiều mặt của việc dùng bao ni lông bừa bãi. 
c/Giải pháp cho vấn đề sử dụng bao ni lông :
+ Thay đổi thói quen sử dụng(dùng lại)
+ Không sử dụng khi không cần thiết
+ Thay bằng các loại khác : giấy, lá
+ Tuyên truyền cho mọi người về tác hại của ni lông, giảm thiểu sử dụng, không thải bừa bãi.
à Giải pháp hợp lí, có tính khả thi nhưng chưa thể triệt để do Lợi bất cập hại .
3/Lời kêu gọi ( kiến nghị ) :
 + Kêu gọi bảo vệ Trái Đất trước nguy cơ ô nhiễm.
 +Hành động cụ thể, đơn giản, thiết thực là : MỘT NGÀY KHÔNG DÙNG BAO BÌ NI LÔNG.
III/ Tổng kết: ( SGK)
+ ND: Tác hại của việc dùng bao ni lông
 Hạn chế sử dụng bao ni lông , hưởng ứng ngày trái đất năm 2000 là tích cực bảo vệ Trái Đất- ngôi nhà chung của chúng ta.
+ NT: VB ngắn gọn, mạch lạc, nêu tác hại theo mức độ tăng cấp, kêu gọi bảo vệ môi trường bằng hành động cụ thể.
 IV/Củng cố: HS đọc lại ghi nhớ
 V/ Dặn dò : Về nhà chuẩn bị bài Ôn dịch, thuốc lá.
Tiết 43 ND: 
CÂU GHÉP
A/ Mục tiêu cần đạt : Giúp HS
 1/ KT: Nắm được đặc điểm của câu ghép và 2 cách nối các vế trong câu ghép.
 2/ KN : RL kĩ năng sử dụng các phương tiện nối kết các vế câu, hoặc không dùng quan hệ từ nối vế câu nhằn diễn đạt một kiểu quan hệ nào đó, và có thể tạo nên những sắc thái ý nghĩa nhất định.
 3/ TĐ: GD HS ý thức dùng câu trong Tiếng Việt đúng ngữ pháp.
B/ Chuẩn bị :
 GV: SGK, STK, giáo án, bảng phụ.
 HS: SGK, vở ghi.
C/ Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy – học:
 I/ Ổn định lớp
 II/ KTBC: Thế nào là nói giảm nói tránh ? Cho ví dụ.
 III/ Bài mới :
Hoạt động của thầy – trò
 HĐ 1 :
 HS đọc đoạn trích Tôi đi học của Thanh Tịnh ( SGK trang 111)
 Tìm các cụm C- V trong những câu in đậm.
 Phân tích cấu tạo của những câu có 2 hoặc nhiều cụm C – V .
 à Câu a: Câu có cụm C- V nhỏ nằm trong cụm C-V lớn.
 Câu b: Câu có một cụm C-V .
 Câu c: Câu có các cụm C-V không bao chứa nhau.( ba cụm C-V. Cụm C-V cuối cùng giải thích nghĩa cho cụm C-V thứ hai).
 HS trình bày kết quả phân tích vào bảng mẫu SGK trang 112.
 Dựa vào những kiến thức đã học ở các lớp dưới, hãy cho biết câu nào trong những câu trên là câu đơn, câu nào là câu ghép ?
 GV: Cho HS nhận biết câu ghép là câu có hai hoặc nhiều cụm C-V không bao chứa nhau.
 HS rút ra ghi nhớ .
 HĐ 2:
 HS tìm thêm các câu ghép trong đoạn trích ở mục I ? ( câu 1, 3,6 )
 Trong mỗi câu ghép đã tìm hiểu trên, các vế câu được nối với nhau bằng cách nào ?
 HS dựa vào kiến thức đã học ở các lớp dưới, hãy nêu thêm ví dụ về cách nối các vế trong câu ghép ?
 + Khi hai người lên gác thì Giôn xi đang ngủ ( nối = một cặp quan hệ từ )
 + Nó lấy cái gì ở đâu là cất vào đấy một cách nghiêm chỉnh.( cặp từ hô ứng- chỉ từ )
 HĐ 3:
 HS thảo luận làm bài tập 1: Tìm câu ghép trong các đoạn trích. Cho biết trong mỗi câu ghép, các vế câu được nối với nhau bằng những cách nào ?
 HS thảo luận nhóm.
 Đại diện nhóm trình bày, nhóm khác nhận xét.
 GV nhận xét, bổ sung.
 GV gọi HS làm bài tập 2.
 Gọi HS TB và yếu đặt câu, HS khác nhận xét.
 GV nhận xét, bổ sung.
 HS làm bài tập 3 : Chuyển các câu ghép vừa đặt trên thành câu ghép mới bằng một trong hai cách sau :
 Bỏ bớt một quan hệ từ
 Đảo lại trật tự các vế câu.
Nội dung
I/ Đặc điểm của câu ghép :
 Bài tập :
 1/ Cụm C- V trong câu in đậm, phân tích cấu tạo ngữ pháp của câu:
 a/Tôi // quênnhững cảm giác ấy/ nảy nởnhư mấy cành hoa tươi/ mỉm cười giữa bầu trời quang đãng .
 b/ Buổi mai hôm ấy, một buổi mai đầy sương thu và gió lạnh, mẹ tôi // âu yếm nắm tay tôi dẫn đi trên con đường
 c/ Cảnh vật chung quanh tôi/ đều thay đổi, vì chính lòng tôi/ đang có sự thay đổi lớn: hôm nay tôi/ đi học .
2/ Phân biệt kiểu cấu tạo câu : 
 Câu b: Câu có một cụm C-V(câu đơn) 
 Câu a: Câu có hai cụm C-V nhỏ nằm trong cụm C-V lớn ( Hai cụm C- V nhỏ làm phụ ngữ cho động từ quên và động từ nảy nở ).- dùng cụm C-V để mở rộng câu
 Câu c : ba cụm C- V không bao chứa nhau ( Câu ghép )
 Ghi nhớ : Câu ghép là những câu do hai hoặc nhiều cụm C-V không bao chứa nhau tạo thành. Mỗi cụm C-V này được gọi là một vế câu .
II/ Cách nối các vế câu :
 Bài tập :
1/ Tìm thêm câu ghép:
+ Hằng năm thu, lá ngoài đường / rụng nhiều và trên không có những đám mây/bàng bạc, lòng tôi /lại nao nức những kỉ niệm mơn man của buổi tựu trường.
+ Những ý tưởng ấy tôi chưa lần nào ghi lên giấy, vì hồi ấy tôi không biết ghi và ngày nay tôi không nhớ hết ( câu 3)
+ Con đường này tôi /đã quen đi lại lắm lần, nhưng lần này tự nhiên (CN ẩn)/ thấy lạ.(câu6)
2/ các cách nối các vế câu ghép trong đoạn trích :
+ các vế trong câu (3), (6) nối với nhau bằng quan hệ từ : Vì , nhưng.
+ các vế ở Câu (1) , vế 2,3 câu ( 7) không dùng từ nối.( dấu phẩy và dấu hai chấm )
 Ghi nhớ :
 Có hai cách nối các vế câu:
 - Dùng những từ có tác dụng nối:
 + nối bằng một quan hệ từ;
 + Nối bằng một cặp quan hệ từ;
 + Nối bằng một cặp phó từ, đại từ hay chỉ từ thường đi đôi với nhau ( cặp từ hô ứng ).
- Không dùng từ nối : Trong trường hợp này, giữa các vế câu cần có dấu phẩy, dấu chấm phẩy hoặc dấu hai chấm.
III/ Luyện tập :
1/ BT1: Xác định câu ghép, cách nối các vế câu ghép:
a/ Đoạn trích gồm 7 câu :
 Câu 3,4,5,6,7 là câu ghép , nối với nhau bằng dấu phẩy.
b/ Đoạn trích gồm 2 câu.
 Cả 2 câu là câu ghép nối với nhau bằng dấu phẩy.
 Câu thứ hai có thể thay dấu phẩy bằng từ thì.
c/ câu ghép là câu thứ hai, nối với nhau bằng dấu hai chấm.(không dùng từ nối )
d/ Đoạn trích gồm 3 câu: Câu ghép là câu thứ 3, nối = q hệ từ bởi vì.
2/ BT 2: 
a/ Vì trời mưa to nên đường rất trơn.
b/ Nếu Nam chăm học thì nó sẽ đạt điểm cao.
c/ Tuy nhà khá xa nhưng em vẫn đi học đúng giờ.
d/ Không những Vân học giỏi mà còn rất khéo tay.
3/ BT3:
a/ Trời mưa to nên đường rất trơn
 Đường rất trơn vì trời mưa to.
b/ Nam chăm học thì nó
 Nó sẽ đạt điểm cao nếu chăm học .
c/ Nhà xa nhưng em
 Em đi học đúng giờ tuy nhà khá xa.
 IV/ Củng cố : HS nhắc lại lại ghi nhớ.
 V/ Dặn dò : Về nhà làm bài tập 4,5
 Chuẩn bị bài : Tìm hiểu chung về văn bản thuyết minh .
 -------------------------------------------------------
Tiết 44: ND: 
TÌM HIỂU CHUNG VỀ VĂN BẢN THUYẾT MINH
A/ Mục tiêu cần đạt: Giúp HS
 1/ KT : Hiểu thế nào là văn thuyết minh.
 Vai trò, vị trí và đặc điểm của VBTM trong đời sống con người.
 2/ KN: Phân biệt văn TM với văn tự sự, miêu tả, biểu cảm, nghị luận.
 3/ TĐ: GD năng lực tư duy, biểu đạt các tri thức có tính chất khách quan, KH.
B/ Chuẩn bị :
 GV: SGK, STK, giáo án.
 HS: SGK, vở ghi.
C/ Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy- học:
 I/ Ổn định lớp
 II/ KTBC: KT sách vở của HS
 III/ Bài mới :
Hoạt động của thầy – trò
 HĐ 1:
 HS đọc văn bản a.b, c ( SGK trang 114, 115 ).
 Mỗi văn bản trên trình bày, giới thiệu điều gì ?
 Em thường gặp các loại VB này ở đâu ?
 Hãy kể thêm một vài VB cùng loại mà em biết?
 HS trình bày. 
 GV : Khi cần cần có những hiểu biết khách quan về đối tượng thì ta phải dùng VBTM.
 VD: Cầu Long Biên
 Thông tin về ngày Trái Đất năm 2000
 HS trao đổi nhóm theo các câu hỏi SGK trang 116 .
 a/ Các VB trên có thể xem là VB tự sự (hay miêu tả, NL, B cảm) không ?
 Không phải vì :
 + VB tự sự phải có sự việc và nhân vật
 + VB miêu tả phải có cảnh sắc, con người và cảm xúc.
+ VBNL phải có luận điểm, l/cứ, l/ luận
 HS rút ra kết luận .
 b/ Các VB trên có những đặc điểm chung nào làm chúng trở thành một kiểu riêng ?
 Cây dừa : thân, lá, nước, cùi, như thế nào ?
 Lá cây: tế bào,ánh sáng, sự hấp thụ ánh sáng? 
 Huế: cảnh sắc, công trình kiến trúc, món ăn ?
 c/ Các VB trên đã TM về đối tượng bằng phương thức nào ?
 Ngôn ngữ của các văn bản trên có đặc điểm gì ?
 Hs đọc ghi nhớ ( SGK)
 HĐ 2 :
 HS làm bài tập 1.Xác định VBTM, giải thích ?
 Hs thảo luận BT 2 : VB thông tin về ngày Trái đất năm 2000 thuộc vb nào ? Phần TM có T/d gì ?
Nội dung
I/Vai trò và đặc điểm chung củaVBTM
 1/ VBTM trong đời sống con người :
 a/ VB: Cây dừa Bình Định
 Trình bày ích lợi của cây dừa, gắn với đặc điểm của cây dừa ở Bình Định
 b/ VB: Tại sao lá có màu xanh lục :
 Giải thích về tác dụng của chất diệp lục đối với màu xanh đặc trưng của lá cây.
 c/ VB : Huế .
 Giới thiệu Huế với tư cách là một trung tâm văn hóa nghệ thuật lớn của VN.
2/ Đặc điểm chung của văn bản TM:
a/ các văn bản trên là VB thuyết minh
b/ Đặc điểm :
+ Trình bày những đặc điểm tiêu biểu của đối tượng. 
+ Trình bày một cách khách quan :
 Cung cấp tri thức khách quan về đối tượng để người đọc hiểu đúng, đầy đủ về đối tượng.
 Phương thức: trình bày, giới thiệu, giải thích.
+ Ngôn ngữ: không có yếu tố hư cấu , tưởng tượng, tránh bộc lộ cảm xúc chủ quan, thiên kiến yêu ghét.
 Ghi nhớ ( SGK trang 117 )
II/ Luyện tập :
1/ a- Cung cấp kiến thức lịch sử
 b- cung cấp kiến thức sinh vật.
2/ VB nhật dụng, thuộc kiểu văn nghị luận. Có sử dụng thuyết minh khi nói về tác hại của bao bì ni lông.
 IV/ Củng cố : HS đọc lại ghi nhớ
 V/ Dặn dò: Về nhà tìm thêm VB TM khác
 Chuẩn bị bài : Phương pháp thuyết minh.

Tài liệu đính kèm:

  • docvan 8 tuan 11(3).doc