Giáo án Ngữ văn 8 tiết 41 đến 52 - THCS Thạch Thất

Giáo án Ngữ văn 8 tiết 41 đến 52 - THCS Thạch Thất

Tiết 41

 KIỂM TRA VĂN HỌC

A-Mục tiêu bài học:

Giúp HS: - Kiểm tra đánh giá nhận thức của học sinh về truyện kí Việt Nam hiện đại.

 - Rèn kĩ năng trình bày bài kiển tra khoa học, sạch sẽ.

B-Chuẩn bị:

-Đồ dùng: Đề kiểm tra

-Những điều cần lưu ý: Ôn tập các kiến thức cơ bản

C-Tiến trình tổ chức dạy-học:

I-Ổn định tổ chức:

II-Kiểm tra:

III-Bài mới:

Đề bài:

Phần trắc nghiệm: (3 điểm.) Chọn đáp án đúng ghi vào giấy kiểm tra.

Câu 1:

1/Văn bản Tôi đi học của tỏc giả nào:

A-Nam Cao B-Ngô Tất Tố C-Thanh Tịnh D-Nguyên Hồng

2/ Nhân vật chính trong văn bản Tôi đi học là ai:

A-Người mẹ B-Ông đốc C-Thầy giáo D-Nhân vật “tôi”

 

doc 40 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 732Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ văn 8 tiết 41 đến 52 - THCS Thạch Thất", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 41
 Kiểm tra văn học
A-Mục tiêu bài học:
Giúp HS: - Kiểm tra đánh giá nhận thức của học sinh về truyện kí Việt Nam hiện đại.
 - Rèn kĩ năng trình bày bài kiển tra khoa học, sạch sẽ.
B-Chuẩn bị:
-Đồ dùng: Đề kiểm tra
-Những điều cần lưu ý: Ôn tập các kiến thức cơ bản
C-Tiến trình tổ chức dạy-học:
I-ổn định tổ chức:
II-Kiểm tra:
III-Bài mới:
Đề bài:
Phần trắc nghiệm: (3 điểm.) Chọn đáp án đúng ghi vào giấy kiểm tra.
Câu 1: 
1/Văn bản Tôi đi học của tỏc giả nào:
A-Nam Cao B-Ngô Tất Tố C-Thanh Tịnh D-Nguyên Hồng
2/ Nhân vật chính trong văn bản Tôi đi học là ai:
A-Người mẹ B-Ông đốc C-Thầy giáo D-Nhân vật “tôi” 
Câu 2: 
1/Văn bản “Trong lòng mẹ” được viết theo thể loại nào:
A-Truyện ngắn B-Hồi kí C-Tiểu thuyết D-Bút kí
2/.ý nào sau đây nói đúng nhất về nội dung chủ yếu của đoạn trích “Trong lòng mẹ” của tác giả Nguyên Hồng:
A- Nỗi cay đắng tủi cực của chú bé Hồng.
B- Tình yêu thương cháy bỏng của bé Hồng đối với mẹ.
C- Niềm hạnh phúc vô bờ khi được ở trong lòng mẹ của bé Hồng.
D -Nỗi cay đắng tủi cực và tình yêu thương cháy bỏng cùng niềm hạnh phúc vô bờ khi được ở trong lòng mẹ của chú bé Hồng.
Câu 3:
1/.Văn bản “Tức nước vỡ bờ” được trích từ tác phẩm nào:
A-Những ngày thơ ấu B-Tắt đèn
2./ý nào sau đây nói đúng nhất về đặc sắc nghệ thuật của văn bản “Tức nước vỡ bờ”:
A-Miêu tả diễn biến tâm lí và khắc hoạ chân dung nhân vật sắc nét.
B-Nghệ thuật xây dựng tình huống truyện độc đáo, miêu tả tâm lí xuất sắc, kết thúc bất ngờ.
Phần tự luận: (7 điểm ) : HS chọn một trong hai đề sau
 Đề 1: Chứng minh lão Hạc là một lão nông nghèo nhưng giàu lòng tự trọng.
 Đề 2: Phát biểu cảm nghĩ của em về nhân vật cô bé bán diêm trong truyện cùng tên của An-đéc-xen
Đáp án:
Phần trắc nghiệm: 3 điểm
Câu 1: 1C, 2D Câu 2: 1B, 2D Câu 3: 1B, 2A
Phần tự luận: 7 điểm
Đề 1
-MB: Giới thiệu được đặc điểm của nhân vật lão Hạc (tuy nghèo nhưng rất giàu lòng tự trọng, lão đã chọn cho mình cái chết để giữ gìn phẩm giá của con người)
-TB: Nêu dẫn chứng và phân tích dẫn chứng về cuộc sống nghèo khổ của lão Hạc, về sự chuẩn bị trước khi chết, để không làm phiền bà cong làng xóm vì họ cũng khổ.
-KB: Khẳng định lại lại phẩm chất cao đẹp của lão Hạc.
Đề 2: 
-MB: Giới thiệu truyện và nhân vật cô bé bán diêm, bước đầu khái quát về số phận của cô
-TB: Phát biểu cảm nghĩ về nhân vật cô bé bán diêm về các vấn đề;
	+ Về hoàn cảnh đáng thương
	+ Về mỗi lần quẹt diêm và khát vọng của cô
-KB: Suy nghĩ của em về nhân vật cô bé bán diêm và xã hội đương thời
D-Củng cố -Hướng dẫn học bài:
- GV nhận xét ý thức làm bài của hs và thu bài.
- Soạn bài: Ôn dịch, thuốc lá (Đọc VB, đọc chú thích và trả lời những câu hỏi trong phần Đọc- Hiểu VB).
Tiết 42 
 Luyện nói : Kể chuyện theo ngôi kể 
 kết hợp với miêu tả và biểu cảm
A-Mục tiêu bài học:
Giỳp HS:- Biết trình bày miệng trước tập thể một cách rõ ràng, gãy gọn, sinh động về một câu chuyện có kết hợp với miêu tả và biểu cảm.
 -Ôn tập về ngôi kể.
B-Chuẩn bị: 
-Đồ dùng: Bài luyện nói
-Những điều cần lưu ý: Lưu ý hs khi chuẩn bị bài nói cần phải viết đề cương, nhưng không nên viết thành văn, không học thuộc, không nói đều đều từ đầu đến cuối.
C-Tiến trình tổ chức dạy-học:
I-ổn định tổ chức:
II-Kiểm tra:
III-Bài mới:
Hoạt động của thầy-trò
Nội dung kiến thức
? Kể theo ngôi thứ nhất là kể ntn ? Nêu tác dụng của ngôi kể thứ nhất? Những văn bản nào dùng ngôi kể thứ nhất ? 
? Như thế nào là kể theo ngôi thứ ba ? Kể theo ngôi thứ 3 có tác dụng gì ? Những văn bản nào được kể theo ngôi thứ 3 ? 
? Taị sao người ta phải thay đổi ngôi kể ? 
=>HS thảo luận
-Hs đọc đoạn trích “Tắt đèn”.
? Đoạn văn được kể theo ngôi thứ mấy? kể về việc gì ?
? Em hãy chỉ ra các yếu tố miêu tả trong đoạn văn ? 
? Các yếu tố miêu tả đó có tác dụng gì ?
? Tìm các yếu tố biểu cảm có trong đoạn văn ?
HS làm BT
? Kể lại đọan trích theo lời của chị Dậu (ngôi thứ nhất) ?
? Muốn kể đoạn trích trên theo ngôi thứ nhất thì phải thay đổi những gì ? (lời xưng hô, lời dẫn thoại, chuyển lời thoại thành lời kể...)
-Gv: Kể lại câu chuyện trên bằng ngôn ngữ của mình theo các yêu cầu sau:
+ Kể theo ngôi thứ nhất, xưng là “tôi”. 
+ Cần thuộc diễn biến truyện và lời của nhân vật để kể 1 cách chủ động, tự nhiên.
I-Ôn tập ngôi kể:
-Kể theo ngôi thứ nhất: người kể xưng tôi
(Tôi đi học, Trong lòng mẹ)
-Kể theo ngôi thứ ba: là người kể tự giấu mình đi, gọi nhân vật bằng tên của chúng (Tức nứơc vỡ bờ, Chiếc lá cuối cùng)
II-Lập dàn ý kể chuyện:
* Đoạn văn trích “Tắt đèn”-NTT:
-Kể theo ngôi thứ 3. Kể về việc chị Dậu vùng lên đánh ngã tên cai lệ và người nhà lí trưởng.
-Miờu tả:Tả hành động vũ phu, tàn bạo của cai lệ; tả hành động chống trả mạnh mẽ, quyết liệt của chị Dậu; tả 2 tên tay sai bị đánh ngã.
-> Giúp người đọc hình dung được mọi diễn biến của sự việc và góp phần tăng thêm sức biểu cảm cho nhân vật và câu chuyện, khiến người đọc hứng thú, hả hê.
-Biểu cảm: Trong các câu đối thoại của chị Dậu với tên cai lệ, đặc biệt là việc sử dụng các cặp đại từ xưng hô (cháu-ông, tôi-ông, bà-mày), qua các cụm từ ngữ biểu cảm (van, không được phép, bà cho mày xem).
III-Luyện nói:
 VD: Tôi xám mặt, vội vàng đặt con bé xuống đất, chạy đến đỡ tay người nhà lí trưởng và van xin tha thiết: Cháu van ông, nhà cháu vừa tỉnh lại được 1 lúc, ông tha cho nhà cháu. Tôi chưa kịp nói hết câu thì đã bị hắn bịch cho mấy cái vào ngực đau điếng, vừa bịch hắn vừa quát: Tha này, tha nay ! Rồi hắn lại sấn sổ đến trói chồng tôi. Tức quá không chịu nổi, tôi đã cự lại hắn: Chồng tôi đang đau ốm, ông không được phép hành hạ chồng tôi. Tôi lại bị hắn tát vào mặt 1 cái đánh bốp, rồi hắn cứ nhảy vào trói chông tôi. Không chịu được, tôi nghiến 2 hàm răng: Mày trói chồng bà đi, bà cho mày xem ! Thế rồi tôi túm lấy cổ hắn, ấn dúi ra cửa, làm hắn ngã chỏng quèo ra đất, nhưng miệng hắn vẫn nham nhảm doạ bắt trói vợ chồng tôi. Thấy tên cai lệ bị đánh, tên người nhà lí trưởng cầm gậy, sấn đến định đánh tôi. Nhanh như cắt, tôi túm ngay được gậy của hắn. Tôi và hắn giằng co nhau, du đẩy nhau, rồi tôi và hắn đều buông gậy ra, áp vào vật nhau, kết cục hắn bị tôi túm tóc lẳng cho 1 cái ngã nhào ra thềm.
D-Củng cố -Hướng dẫn học bài:
 -Tiếp tục hoàn thành nốt việc kể lại đoạn truyện trên.
-Đọc bài: Tìm hiểu chung về văn bản thuyết minh (Đọc ví dụ và trả lời câu hỏi trong từng phần).
 Tiết 43
 Câu ghép
A-Mục tiêu bài học:
Giỳp HS: - Nắm được đặc điểm của câu ghép, nắm được hai cách nối các vế trong câu ghép
 - Rèn kĩ năng sử dụng câu ghép trong khi nói, viết.
B-Chuẩn bị: 
-Đồ dùng: Bảng phụ chép ví dụ.
-Những điều cần lưu ý: Câu ghép là hiện tượng khá phức tạp về mặt lí thuyết. Vì vậy sgk chỉ chọn những câu ghép có 2 cụm C-V đầy đủ và 2 cụm C-V này nằm ngoài nhau.
C-Tiến trình tổ chức dạy-học:
I-ổn định tổ chức:
II-Kiểm tra bài cũ: Đặt câu có nói giảm nói tránh và chỉ ra nói giảm nói tránh ở chỗ nào,
 ý muốn diễn đạt là gì ? Vì sao em biết đó là nói giảm nói tránh ? 
III-Bài mới 
Hoạt động của thầy-trò
Nội dung kiến thức
-Treo bảng phụ chép đoạn văn Tôi đi học của Thanh Tịnh - Chú ý các câu in đậm.
? Tìm các cụm C-V trong các câu in đậm ?
? Câu a có mấy cụm C-V ? (3 cụm ) Các cụm C-V này ntn với nhau ? (2 cụm nhỏ bị bao trong 1 cụm lớn )
-Gv: Thành phần VN của câu có cấu tạo là 1 cụm ĐT mà trung tâm là ĐT quên được bổ nghĩa bằng phụ ngữ là 2 cụm c-v có quan hệ so sánh.
? Câu(b) có mấy kết cấu C-V ? 
? Em có nhận xét gì về câu c ? (Có 3 kết cấu C-V) 
? Các kết cấu này có bao chứa nhau không ? (không bao chứa nhau, mỗi kết cấu C-V tạo thành 1 vế câu)
? 3 câu trên, câu nào là câu đơn, câu nào là câu có thành phần mở rộng bằng cụm c-v, câu nào là câu ghép ?
? Em hiểu thế nào là câu ghép ?Cho ví dụ?
=>HS so sánh các câu văn:
1. Dòng sông Tô Lịch// đang chậm chạp hồi sinh.=> 1 cụm C- V.
2. Rừng /bị phá// khiến ai ai/ cũng đau lòng.=> C c- v - V – BN c- v.
3. Lụt// tràn, núi// sạt, nhà //lở. 
4. Hồ Tây// bị lấn chiếm nhưng các hồ khác// cũng chẳng hơn gì.
5. Nếu núi rác ở đầu phố Hàng Bè//được chuyển đi thì cư dân ở đây// vui mừng hết chỗ nói. 
-Hs đọc ghi nhớ.
? Tìm thêm các câu ghép ở mục I ?
? Trong mỗi câu ghép, các vế câu được nối với nhau bằng cách nào ?
? Dựa vào những kiến thức đã học ở các lớp dưới, hãy nêu thêm các ví dụ về cách nối các vế câu trong câu ghép ?
? Có mấy cách nối các vế câu ghép, đó là những cách nối nào ?
-Hs đọc ghi nhớ.
-Hs đọc lần lượt từng đoạn trích.
? Tìm câu ghép trong đoạn trích vừa đọc ?
?Vì sao em biết đó là những câu ghép ? 
? Cho biết trong mỗi câu ghép, các vế câu được nối với nhau bằng những cách nào ?
? Có mấy cách nối các vế câu ghép, đó là những cách nối nào ?
? Với mỗi cặp quan hệ từ dưới đây, hãy cho biết ý nghĩa của từng cặp và đặt một câu ghép với mỗi cặp ?
? Chuyển những câu ghép em vừa đặt ở bài 2 thành những câu ghép mới bằng 1 trong 2 cách sau:
 + Bỏ bớt 1 quan hệ từ.
 + Đảo lại trật tự các vế câu.
-Gv: Việc thay đổi các vế câu trong câu ghép liên quan đến ý nghĩa của câu và mđ của người nói. Do đó cũng có trường hợp không thể đảo trật tự các vế câu trong câu ghép.(VD: Không chỉ nhà trường có trách nhiệm đối với việc học tập của hs mà gia đình và toàn XH cũng phải quan tâm tới việc học tập của hs.)
I/ T ìm hiểu bài.
1-Đặc điểm của câu ghép:
a/ Bài tập( SGK) 
*-Tôi/ quên thế nào được những cảm giác trong sáng ấy/ nảy nở trong lòng tôi như mấy cánh hoa tươi/ mỉm cười giữa bầu trời quang đãng => Có 3 cụm C- V: có 2 cụm c-v nhỏ nằm trong 1 cụm C-V lớn –> Đây là câu có thành phần mở rộng bằng cụm c-v.
*-Buổi mai hôm ấy, một buổi mai đầy sương thu và gió lạnh, mẹ tôi / âu yếm nắm tay tôi dẫn đi trên con đường dài và hẹp. => cú một kết cấu C- V
 *- Cảnh vật xung quanh tôi / đều thay đổi, vì chính lòng tôi / đang có sự thay đổi lớn: hôm nay tôi / đi học. -> Có 3 cụm C-V không bao chứa nhau, mỗi cụm tạo thành 1 vế câu
 => Đây là câu ghép.
b. Bài học
 Câu ghép là câu do hai hay nhiều cụm C-V không bao chứa nhau tạo thành.Mỗi cụm C-V này được gọi là một vế câu.
*Ghi nhớ 1 (SGK) 
2-Cách nối các vế câu:
a. Bài tập
- Hằng năm cứ vào cuối thu, lá ngoài đường / rụng nhiểu và trên không có những đám mây bàng bạc, lòng tôi / lại náo nức những kỉ niệm mơn man của buổi tựu trường. ->Nối bằng quan hệ từ “và”.
- Những ý tưởng ấy tôi / chưa lần nào ghi lên giấy, vì hồi ấy tôi / chưa biết ghi và ngày nay tôi / không nhớ hết.-> Nối bằng quan hệ từ “vì, và.”
-Nếu bạn/ không bận thì chúng ta/ đi đánh cầu lông. -> Nối bằng cặp quan hệ từ “nếu - thì”.
-Nước sông dâng lên bao nhiêu, đồi núi cao lên bấy nhiêu. -> Nối bằng cặp đại từ ‘bao nhiêu - bấy nhiêu’. 
=>Dùng những từ có tỏc dụng nối.
-Tre/ già, măng/ mọc. -> Nối bằng dấu phẩy, không dùng từ nối.
b. Bài học:
*Ghi nhớ 2: (SGK)
III-Luyện tậ ... ân số trên toàn cầu.-> Đó là con đường “ tồn tại hay không tồn tại” của chính loài người
=> Con người muốn tồn tại phải biết điều chỉnh, hạn chế sự gia tăng dân số, đây là vấn đề sống còn của nhân loại.
III/ Tổng kết - Luyện tập:
*Ghi nhớ: sgk (132 ).
*Luyện tập:
- Đẩy mạnh giáo dục cho phụ nữ thoát khỏi áp bức và ngu dốt, không còn phụ thuộc vào quyền lực của kẻ khác.
-Vì: Dân số tăng sẽ thu hẹp dần môi trường sống của con người, con người sẽ thiếu đất sống; dân số tăng sẽ kìm hãm sự phát triển của xã hội...
D-Hướng dẫn học bài: 
-Học thuộc ghi nhớ.
-Soạn bài Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác (Đọc VB, đọc chú thích và trả lời những câu hỏi trong phần Đọc –Hiểu VB).
*Tốc độ tăng dân số:
 ở Trái đất: 1987: 5 tỉ; 1995: 5,63 tỉ; 2003: 6,32 tỉ; 2007: hơn 7 tỉ.
ở Việt Nam: 1945: 25 tr; 1965: 30 tr; 1975:40 tr; 1992: hơn 60 tr; 2000: hơn 70 tr; 2007: hơn 80 tr. Tiết 50
Dấu ngoặc đơn 
và dấu hai chấm
A-Mục tiêu bài hoc:
Giỳp HS:- Hiểu rõ công dụng của dấu ngoặc đơn và dấu hai chấm.
 -Biết dùng dấu ngoặc đơn và dấu hai chấm trong khi viết.
B-Chuẩn bị:
-Đồ dùng: Bảng phụ chép ví dụ.
-Những điều cần lưu ý: Nếu bỏ phần trong dấu ngoặc đơn thì câu hay đoạn văn vẫn trọn nghĩa và chỉ mất đi phần thông tin đi kèm thêm. Vì vậy nó được gọi chung là phần chú thích.
C-Tiến trình tổ chức dạy-học:
1-ổn định tổ chức:
2-Kiểm tra bài cũ: Giữa các vế trong câu ghép thường có mối quan hệ gì ? Cho ví dụ ?
3-Bài mới:
Hoạt động của thầy-trò
Nội dung kiến thức
-Hs đọc ví dụ (Bảng phụ ).
? Dấu ngoặc đơn trong những đoạn trích trên được dùng để làm gì ?
? Nếu bỏ phần trong dấu ngoặc đơn thì ý nghĩa cơ bản của những đoạn trích trên có thay đổi không ? 
=> HS thảo luận
* Gv: Chú ý phần chú thích trong dấu ngoặc đơn có thể là từ, cụm từ, câu, thậm chí là 1 chuỗi câu.
-Hs đọc ví dụ.
? Dấu hai chấm trong những đoạn trích sau được dùng để làm gì ?
? Dấu hai chấm được dùng để làm gì ?
-Hs đọc ghi nhớ 1, 2.
? Giải thích công dụng của dấu ngoặc đơn trong những đoạn trích sau ?
? Dấu ngoặc đơn được dùng để làm gì ?
? Giải thích công dụng của dấu hai chấm trong những đoạn trích sau ?
-Hs thảo luận theo bàn.
-Hs đọc đọan trích.
? Dấu hai chấm được dùng trong đoạn trích này có tác dụng gì ?
? Có thể bỏ dấu hai chấm trong đoạn trích được không? Trong đoạn trích này, tác giả dùng dấu hai chấm nhằm mục đích gì ?
I- Tỡm hiểu bài:
1.Dấu ngoặc đơn:
a. Bài tập: sgk (134 ):
a-Cụm danh từ “những người bản xứ” có tác dụng giải thích cho từ “họ”. 
b-Đánh dấu phần thuyết minh về 1 loài động vật mà tên của nó được dùng để gọi 1 con kênh. 
c-Phần liên số 701-762: là phần chú thích bổ sung năm sinh và năm mất của Lí Bạch.
-Từ “Tứ Xuyên” là tên một tỉnh ở Trung Quốc, cũng là phần chú thích bổ sung thông tin .
 b.Bài học:
*Ghi nhớ 1: sgk (134 ).
2.Dấu hai chấm:
a. Bài tập( SGK)
a-Dùng để đánh dấu lời thoại.
b-Dùng để đánh dấu lời dẫn trực tiếp.
c-Dùng để đánh dấu cho 1 lời thuyết minh giải thích. 
b. Bài học:
*Ghi nhớ 2: sgk (135 ).
III-Luyện tập:
1-Bài 1 (135 ):
a- Đánh dấu phần giải thích ý nghĩa cho các từ Hán Việt.
b- Đánh dấu phần thuyết minh bổ sung thông tin về chiều dài của cây cầu.
c - Đánh dấu phần thuyết minh bổ sung thông tin: người nói có quan hệ loại trừ với người viết ở phía trước.
- Đánh dấu phần thuyết minh giải thích cho cụm từ “những phương tiện ngôn ngữ”.
2-Bài 2 (136 ):
a- Giải thích cho cụm từ “thách nặng quá”.
b- Đánh dấu phần thuyết minh.
c- Đánh dấu phần thuyết minh.
3-Bài 3 (135 ):
- Dùng để đánh dấu phần thuyết minh cho động từ nói.
- Có thể bỏ dấu hai chấm được -> Nhưng nghĩa của phần đặt sau dấu hai chấm không được nhấn mạnh bằng.
D-Hướng dẫn học bài :
-Học thuộc ghi nhớ, làm bài 4, 5, 6 (137 ).
-Đọc bài: Dấu ngoặc kép (Đọc ví dụ và trả lời câu hỏi trong từng phần).
Tiết 51
Đề văn thuyết minh 
và cách làm bài văn thuyết minh
A-Mục tiêu bài học:
Giỳp HS:- Hiểu cách làm bài văn thuyết minh: Quan sát, tích luỹ tri thức và phương pháp trình bày.
 - Rèn kĩ năng tìm hiểu đề và kĩ năng kết hợp các phương pháp làm bài văn thuyết minh có hiệu quả.
B-Chuẩn bị:
-Đồ dùng: Một số đề văn 
-Những điều cần lưu ý: Bài văn thuyết minh nhìn bề ngoài có vẻ giống như miêu tả, giải thích nhưng thực chất là khác hẳn: miêu tả nhằm tái hiện con người, sự vật làm cho người ta cảm thấy được chúng; còn thuyết minh lại là trình bày tri thức, hiểu biết về con người và sự vật ấy.
C-Tiến trình tổ chức dạy-học:
1-ổn định tổ chức:
2-Kiểm tra bài cũ : - Muốn có tri thức để làm bài văn thuyết minh thì ta phải làm gì ?
 - Có những phương pháp thuyết minh nào ?
3-Bài mới:
Hoạt động của thầy-trò
Nội dung kiến thức
-Hs đọc các đề văn (Bảng phụ).
? Đối tượng của các đề văn thuyết minh trên là gì ?
? Em có nhận xét gì về phạm vi thuyết minh của các đề văn nêu trên ?
-Hs đọc đề văn (g).
? Em hãy tìm hiểu đề văn trên: Đối tượng của đề văn trên là gì ?
? Em hãy xác định yêu cầu về nội dung của đề văn: Đề văn trên yêu cầu thuyết minh về những khía cạnh nào của đôi dép ?
? Đề văn thuyết minh thường nêu gì, để làm gì ?
-Hs đọc bài văn: Xe đạp.
? Đối tượng thuyết minh của đề văn là gì ?
? Chỉ ra phần MB, TB, KB và cho biết nội dung mỗi phần ?
? Để giới thiệu về chiếc xe đạp, bài viết đã trình bày cấu tạo chiếc xe ntn: Xe gồm mấy bộ phận ? Các bộ phận đó là gì ? 
? Các bộ phận ấy được giới thiệu theo thứ tự nào ? Có hợp lí không ? Vì sao ?
? Phương pháp thuyết minh trong bài là gì ?
? Để làm được bài văn thuyết minh, ta cần phải làm gì ? 
Hs đọc ghi nhớ 1,2,3.
? Dàn bài thuyết minh cho chiếc nón lá Việt Nam gồm mấy phần ? 
? Phần MB cần giới thiệu gì ?
? Phần TB cần giới thiệu những khía cạnh nào của chiếc nón ?
? Nón có hình dáng ntn ? làm bằng nguyên liệu gì ?
? Nón được làm qua những khâu nào ?
? Làm khuôn bao gồm những thao tác nào ?
? Làm lá là làm những gì ?
? Cách khâu nón ntn ?
? Nón đựơc sản xuất nhiều ở đâu trên đất nước ta ?
? Nón có những tác dụng gì trong đời sống người VN ?
? KB cần nêu gì ?
I-Đề văn thuyết minh và cách làm bài văn thuyết minh:
1-Đề văn thuyết minh:
a/Bài tập:
Đề bài: sgk (137- 138 ):
- Đối tượng: thuyết minh về con người, con vật, đồ vật, hiện tượng, phong tục tập quán...
- Phạm vi thuyết minh: rất rộng.
*Ví dụ đề văn thuyết minh: Giới thiệu đôi dép lốp trong kháng chiến.
-Tìm hiểu đề văn:
+ Đối tượng: thuyết minh về 1 đồ vật trong 1 thời kì lịch sử của dân tộc.
+ Yêu cầu về nội dung: Cần thuyết minh về lai lịch, nguồn gốc; vật liệu làm; cách làm; công dụng và tính năng, giá trị sử dụng; hiện nay còn có giá trị gì .
b. Bài học:
Ghi nhớ 1:.sgk (140 ).
2-Cách làm bài văn thuyết minh:
a.Bài tập: Văn bản “ Xe đạp”.
- Đối tượng thuyết minh: chiếc xe đạp.
- Bố cục: 3 phần.
+MB (từ đầu->sức người): Giới thiệu về phương tiện xe đạp.
+TB (tiếp->tay cầm): Giới thiệu cấu tạo của xe đạp và nguyên tắc hoạt động của nó.
+KB (còn lại): Vị trí của xe đạp trong đời sống của người VN và trong tương lai.
- Cấu tạo của xe đạp (3 phần):
+Hệ thống truyền động: Khung, bàn đạp, trục...
+Hệ thống điều khiển: Ghi đông, phanh 
+Hệ thống chuyên chở: yên xe, giá đèo hàng, giỏ đựng đồ.
-> Các bộ phận được giới thiệu theo thứ tự từ bộ phận quan trọng nhất đến bộ phận phụ. Mỗi phần lại được trình bày theo 1 thứ tự hợp lí, dễ hiểu, người đọc có thể nhận biết ngay.
-P2 thuyết minh: P2 phân loại, phân tích và p2 liệt kê.
b. Bài học
*Ghi nhớ 2,3: sgk (140 ).
II-Luyện tập: 
Lập dàn ý cho đề bài: Giới thiệu về chiếc nón lá Việt Nam.
a - MB: Giới thiệu khái quát về chiếc nón lá Việt Nam.
b- TB: 
* Giới thiệu về cách làm nón:
- Hình dáng: Hình chóp nhọn.
- Nguyên liệu: làm bằng lá nón.
- Cách làm: 
+ Làm khuôn: vót nứa uốn thành các vòng tròn từ to đến nhỏ theo khuôn.
+ Làm lá: lá nón lấy ở trong rừng (hoặc mua ngoài chợ), đem phơi khô, là cho phẳng, khâu các đầu lá vào khuôn rồi dàn đều lên khuôn. 
- Khâu nón: Dùng kim khâu nón, khâu bằng sợi móc hoặc sợi cước.
* Giới thiệu về nơi sản xuất: nón Huế, nón Chuông (Thanh Oai-Hà Tây).
* Tác dụng: che nắng, che mưa, làm quạt, làm duyên, làm quà tặng. Nón là biểu tượng của người phụ nữ VN duyên dáng, mềm mại.
C - KB: - Cảm nghĩ về chiếc nón.
 -Vai trò và vị trí của chiếc nón hiện nay.
D-Củng cố -Hướng dẫn học bài:
Gv hệ thống lại kiến thức toàn bài.
-Học thuộc ghi nhớ, dựa vào dàn ý trên hãy viết thành bài văn thuyết minh.
-Đọc bài: Luyện nói thuyết minh về một thứ đồ dùng (Đọc ví dụ và trả lời câu hỏi trong từng phần).
Tiết 52
Chương trình địa phương 
(phần văn)
A-Mục tiêu bài học:
Giúp HS: - Bước đầu quan tâm đến truyền thống văn học của địa phương.
 - Qua việc chọn chép một bài thơ hoặc một bài văn viết về địa phương vừa củng cố tình cảm yêu quê hương, vừa bước đầu rèn luyện năng lực thẩm bình và tuyển chọn văn thơ.
B-Chuẩn bị:
-Đồ dùng: bài thơ “ Hội chợ làng Chuụng”( Phượng Vũ)
-Những điều cần lưu ý: cho hs tìm hiểu các tác giả văn học ở địa phương và các tác phẩm văn học viết về địa phương.
C-Tiến trình tổ chức dạy-học:
1-ổn định tổ chức:
2-Kiểm tra: Kiểm tra sự chuẩn bị bài ở nhà của hs.
3-Bài mới:
- HS tỡm hiểu tỏc giả, tỏc phẩm.
? Kể thờm một số tỏc giả quờ hương ?
=> HS: Thanh Ứng, Xuõn Quỳnh, Bằng Việt
- GV hướng dẫn HS tỡm hiểu nội dung
Và nghệ thuật bài thơ
? Trỡnh bày những hiểu biết của em về làng Chuụng? 
? Em hiẻu thế nào về 2 tiếng “ hội chợ”? 
? Đoạn trớch đó thể hiện tõm trạng gỡ của cỏc cụ gỏi quờ?
? Tại sao hội chợ làng Chuụng lại hấp dẫn cỏc cụ gỏi đến vậy? 
? Tỏc giả đó sử dụng biện pháp nghệ thuật gỡ để làm nổi bật nội dung bài thơ?
I/ Tỡm hiểu chung:
- Phượng Vũ tờn thật là Nguyễn Phương Tỳ, quờ ở Võn Từ - Phỳ Xuyờn – Hà Tõy. 
- Một số tỏc phẩm: Người anh hựng trên đồng cỏ; Nỳi chàng rể; Hoa hậu xứ Mường;
II/ Đọc – tỡm hiểu văn bản:
Đọc.
Tỡm hiểu văn bản
*Nội dung:
- Làng Chuụng là tờn Nụm của xó Phương Trung ( Thanh Oai – HN)
- Làng Chuụng nổi tiếng với nghề làm nún, chợ Chuụng được tổ chức vào ngày 10 thỏng Giờng hàng năm.
- Sự khao khỏt muốn đi chợ Chuụng của cỏc cụ gỏi được bà mẹ cảm thụng, đồng tỡnh.
=> Chợ Chuụng khụng chỉ là nơi trao đổi hàng hoỏ mà cũn là nơi giao lưu tỡnh cảm, là ngày hội sinh hoạt văn hoá của một vựng quờ.
* Nghệ thuật:
- Tỏc giả đó khộo lộo vận dụng thể thơ lục bỏt, dễ thuộc, dễ nhớ.
- Nghệ thuật điệp từ -> nhấn mạnh sự khao khỏt mong chờ đến ngày hội chợ của cỏc cụ gỏi làng Chuụng.
III/ Tổng kết - Luyện tập:
* Sưu tầm thơ.
* Viết bài giới thiệu về ngày hội của làng mỡnh
D-Hướng dẫn học bài:
-Tiếp tục sưu tầm và chọn chép một bài thơ hoặc văn viết về phong cảnh thiên nhiên, con người, sinh hoạt văn hoá, truyền thống lịch sử của quê hương .
-Soạn bài: Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác (Đọc VB, đọc chú thích và trả lời những câu hỏi trong phần Đọc- Hiểu VB).

Tài liệu đính kèm:

  • docvan8 tuan 1114 HuongThTh.doc