Giáo án Ngữ văn 8 tiết 41 bài 11: Kiểm tra văn

Giáo án Ngữ văn 8 tiết 41 bài 11: Kiểm tra văn

TIẾT 41

KIỂM TRA VĂN

1. Mục tiêu bài kiểm tra: Giúp HS:

 a) Về kiến thức: Qua bài kiểm tra đánh giá quá trình tiếp thu kiến thức của HS đối với phần truyện kí Việt Nam học ở lớp 8 từ đầu năm đến giờ.

 b) Về kĩ năng: Rèn khả năng nhận biết, lựa chọn kiến thức đúng, khả năng cảm thụ, trình bày những suy nghĩ của bản thân về một phép tu từ về một nhân vật văn học.

 c) Về thái độ: Học sinh có ý thức nghiêm túc ôn tập, nghiêm túc trong làm bài kiểm tra.

 * Ổn định tổ chức: Sĩ số 8B: .

 Sĩ số 8C: .

2. Nội dung đề

a. Ma trận đề

 

doc 4 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 783Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 8 tiết 41 bài 11: Kiểm tra văn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NGỮ VĂN BÀI 10, 11
Kết quả cần đạt
- Đánh giá chính xác mức độ tiếp thu kiến thức của HS đối với phần truyện kí Việt Nam đã học ở lớp 8 từ đầu năm đến giờ.
- Biết kể trước tập thể một cách rõ ràng, gãy gọn, sinh động một câu chuyện có kết hợp với miêu tả và biểu cảm, qua đó ôn tập về ngôi kể.
- Củng cố kiến thức đã học ở Tiểu học về đặc điểm của câu ghép và cách nối các vế câu ghép.
- Nắm được vai trò, vị trí của văn bản thuyết minh trong đời sống của con người.
Ngày soạn:	 Ngày kiểm tra: Kiểm tra:8B, 8C
TIẾT 41 
KIỂM TRA VĂN
1. Mục tiêu bài kiểm tra: Giúp HS:
	a) Về kiến thức: Qua bài kiểm tra đánh giá quá trình tiếp thu kiến thức của HS đối với phần truyện kí Việt Nam học ở lớp 8 từ đầu năm đến giờ.
	b) Về kĩ năng: Rèn khả năng nhận biết, lựa chọn kiến thức đúng, khả năng cảm thụ, trình bày những suy nghĩ của bản thân về một phép tu từ về một nhân vật văn học.
	c) Về thái độ: Học sinh có ý thức nghiêm túc ôn tập, nghiêm túc trong làm bài kiểm tra.
	* Ổn định tổ chức: Sĩ số 8B: .
	Sĩ số 8C: .
2. Nội dung đề
a. Ma trận đề
 Mức độ
Nội dung
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Tổng
TN
TL
TN
TL
Vận dụng thấp
Vận dụng cao
TN
TL
TN
TL
Tôi đi học
C1
C2
C7
2.1/4
Trong lòng mẹ
C2
C5
1.1/4
Tức nước vỡ bờ
C2
C4
C6
2.1/2
Lão Hạc
C3
C8
2
Tổng số câu
2
4
1
1
8
Điểm
1
2
5
2
10
b. Đề kiểm tra
	Phần trắc nghiệm (3 điểm)
	Câu 1 (0.25 đ): Điền từ thích hợp: truyện ngắn, tiểu thuyết, hồi kí vào chỗ trống trong câu sau:
	Văn bản Tôi đi học thuộc thể loại 
	Câu 2 (0.75 đ): Nối thông tin ở cột A với thông tin ở cột B sao cho phù hợp?
A. Tên văn bản
B. Tên tác giả
a. Tôi đi học
a. nối với 
1. Thạch Lam
b. Trong lòng mẹ
b. nối với 
2. Ngô Tất Tố
c. Tức nước vỡ bờ
c. nối với 
3. Thanh Tịnh
4. Nguyên Hồng
	Câu 3 (0.5 đ): Câu văn “Kiếp con chó là kiếp khổ thì ta hoá kiếp cho nó để nó làm kiếp người, may ra có sung sướng hơn một chútkiếp người như kiếp tôi chẳng hạn!” dùng để thể hiện sự tự an ủi của lão Hạc đối với bản thân mình. Nhận định đó đúng hay sai?
A. Đúng;	B. Sai.
Khoanh tròn vào đầu chữ cái của một phương án mà em cho là đúng:
Câu 4 (0.5 đ): Theo em, ý nào nói đúng nhất tư tưởng mà nhà văn muốn gửi gắm qua đoạn trích “Tức nước vỡ bờ”?
A. Nông dân là lớp người có sức mạnh lớn nhất, có thể chiến thắng tất cả;
B. Trong đời sống có một quy luật tất yếu: có áp bức là có đấu tranh;
C. Nông dân là những người bị áp bức nhiều nhất trong xã hội cũ;
D. Bọn tay sai trong xã hội cũ là những kẻ tàn bạo và bất nhân nhất.
Câu 5 (0.5 đ): Cách giải nghĩa nào đúng với từ cổ tục trong câu văn “Giá những cổ tục đã đày đoạ mẹ tôi là một vật như hòn đá hay cục thuỷ tinh, đầu mẩu gỗ, tôi quyết vồ ngay lấy mà cắn, mà nhai, mà nghiến cho kì nát vụn mới thôi”?
A. Những luật lệ nặng nề;
B. Những tục lệ xưa cũ;
C. Những phong tục do con người đặt ra;
D. Những tục lệ đúng đắn phải theo.
Câu 6 (0.5 đ): Miêu tả hành động của tên cai lệ, Ngô Tất Tố chủ yếu sử dụng từ loại nào?
A. Danh từ;	C. Động từ;
B. Tính từ;	D. Đại từ.
Phần tự luận (7 điểm)
Câu 7 (2 điểm): Viết đoạn văn ngắn phân tích hình ảnh so sánh trong đoạn văn sau: “Cũng như tôi, mấy cậu học trò mới bỡ ngỡ đứng nép bên người thân, chỉ dám nhìn một nửa hay dám đi từng bước nhẹ. Họ như con chim non đứng bên bờ tổ, nhìn quãng trời rộng muốn bay nhưng còn ngập ngừng e sợ”. 
Câu 8 (5 điểm): Cảm nhận của em về vẻ đẹp của nhân vật Lão Hạc trong truyện ngắn cùng tên của nhà văn Nam Cao.
3. Đáp án
Phần trắc nghiệm (3 điểm):
Câu 1 (0.25 đ): điền từ truyện ngắn. 
Câu 2 (0.75 đ): a nối với 3, b nối với 4, c nối với 2.
Câu 3 (0.5 đ): B. sai.	Câu 4 (0.5 đ): B;	Câu 5 (0.5 đ): B;
Câu 6 (0.5 đ): C.	
Phần tự luận (7điểm):
Câu 7 (2 điểm): 
Hình thức (0.5 điểm): Đoạn văn có cấu trúc đảm bảo (có câu mở đoạn, các câu phát triển đoạn và có câu kết đoạn) có sự liên kết giữa các câu, không mắc lỗi chính tả, ngữ pháp.
 Nội dung (1.5 điểm)
- Phép so sánh đã miêu tả sinh động hình ảnh và tâm trạng các em nhỏ lần đầu tới trường học (0.5 điểm).
- Đề cao sức hấp dẫn của nhà trường (0.5 điểm).
- Thể hiện khát vọng bay bổng của tác giả đối với trường học (trường học là nơi chắp cánh cho con người bay cao, bay xa vào cuộc đời rộng lớn) (05 điểm).
Câu 8 (5 điểm):
a) Mở bài: 
- Giới thiệu khái quát tác phẩm, tác giả.
- Nêu nhận xét chung về nhân vật lão Hạc.
b) Thân bài:
- Lão Hạc nghèo nhưng hết sức nhân hậu, sống tình nghĩa thuỷ chung.
+ Dùng dằng mãi lão mới quyết định bán được cậu Vàng.
+ Lão Hạc vô cùng đau đớn, dằn vặt sau việc bán cậu Vàng.
- Lão Hạc là người cha hết lòng thương yêu con.
+ Lão luôn cho rằng mình có lỗi trong sự ra đi của con.
+ Lão làm lụng vất vả bóp mồm, bóp miệng để dành tiền cho con.
+ Lão âm thầm chuẩn bị cho cái chết để giữ lại bằng được mảnh vườn cho con.
- Lão Hạc giàu lòng tự trọng, có nhân cách cao quý.
+ Lão từ chối mọi sự giúp đỡ chân thành của ông giáo. 
+ Lão gửi ông giáo tiền nhờ lo ma chay để khỏi phiền tới hàng xóm nghèo.
+ Lão chọn cái chết bằng cách ăn bả chó để tự chuộc lỗi với cậu Vàng.
c) Kết bài
- Suy nghĩ của bản thân về cái chết dữ dội của lão Hạc.
- Đánh giá thành công của Nam Cao qua xây dựng nhân vật lão Hạc.
Biểu điểm câu 8:
Hình thức 1 điểm:
- Viết đúng kiểu bài, bố cục đủ ba phần, trình bày sạch đẹp (0.5 điểm).
- Diễn đạt trôi chảy, không mắc lỗi chính tả, ngữ pháp (0.5 điểm).
Nội dung 4 điểm:
a) Mở bài đảm bảo yêu cầu. (0.5 điểm)
b) Thân bài (3 điểm)
- Ý 1 nêu đầy đủ như đáp án, có sự liên kết với Mở bài (1 điểm).
- Ý 2 nêu đầy đủ như đáp án, có sự liên kết với đoạn trước (1 điểm).
- Ý 3 nêu đầy đủ như đáp án, có sự liên kết với đoạn trước (1 điểm).
c) Kết bài: đảm bảo như đáp án (0.5điểm)
4. Đánh giá, nhận xét sau khi chấm bài kiểm tra (Chuyển sang tiết trả bài)

Tài liệu đính kèm:

  • docTiet 41 bai 10. 11.doc