Giáo án Ngữ văn 8 - Tiết 40: Nói giảm nói tránh - Năm học 2006-2007 - Dương Thị Thảo Trang

Giáo án Ngữ văn 8 - Tiết 40: Nói giảm nói tránh - Năm học 2006-2007 - Dương Thị Thảo Trang

 A Mục tiêu:* Giúp học sinh:

1. Kiến thức:Hiểu được thế nào là nói giảm, nói tránh và tác dụng của nói giảm, nói tránh trong ngôn ngữ đời thường và trong tác phẩm văn học.

2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng phân tích giá trị tu từ của nói giảm, nói tránh.

3. Thái độ: Có ý thức vận dụng biện pháp nói giảm, nói tránh trong giao tiếp.

 B. Chuẩn bị:

1. Giáo viên: Soạn bài, bảng phụ.

2. Học sinh: Tìm hiểu bài, làm bài tập.

C Tiến trình lên lớp:

I. Ổn định lớp: kiểm tra sĩ số(2p)

II. Bài cũ : (5p)

-Thế nào là nói quá? Tác dụng của nói quá? Cho ví dụ?

-Gọi 1hs làm bài tập 5.

III Bài mới:

1.Hoạt động 1:(3p) Khởi động

Gv đưa ra tình huống để giới thiệu bài.

 

doc 2 trang Người đăng tranhiep1403 Lượt xem 1569Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 8 - Tiết 40: Nói giảm nói tránh - Năm học 2006-2007 - Dương Thị Thảo Trang", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 9/11/06
 Tiết 40: NÓI GIẢM NÓI TRÁNH
 A Mục tiêu:* Giúp học sinh:
1. Kiến thức:Hiểu được thế nào là nói giảm, nói tránh và tác dụng của nói giảm, nói tránh trong ngôn ngữ đời thường và trong tác phẩm văn học.
2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng phân tích giá trị tu từ của nói giảm, nói tránh.
3. Thái độ: Có ý thức vận dụng biện pháp nói giảm, nói tránh trong giao tiếp.
 B. Chuẩn bị:
1. Giáo viên: Soạn bài, bảng phụ.
2. Học sinh: Tìm hiểu bài, làm bài tập.
C Tiến trình lên lớp:
I. Ổn định lớp: kiểm tra sĩ số(2p)
II. Bài cũ : (5p) 
-Thế nào là nói quá? Tác dụng của nói quá? Cho ví dụ?
-Gọi 1hs làm bài tập 5.
III Bài mới:
1.Hoạt động 1:(3p) Khởi động
Gv đưa ra tình huống để giới thiệu bài.
2. Triển khai bài mới.
Hoạt động của thầy và trò
Hoạt động 2: (10p)Tìm hiểu khái niệm và tác dụng của nói giảm, nói tránh.
Gv gọi hs đọc ví dụ 1, 2,3 SGK.
Gv : Những từ in đậm có nghĩa là gì? Tại sao tác giả không dùng cách đó?
 Hs làm việc độc lập.
Gv: Nêu câu hỏi 2
Hs đối chiếu hai cách nói và rút ra nhận xét.
Từ những phân tích trên em hiểu thế nào là nói giảm, nói tránh? Tác dụng của nói giảm, nói tránh?
Hs trả lời. Đọc ghi nhớ ở SGK
Lấy ví dụ về nói giảm, nói tránh.
Hoạt động 3(20p): Luyện tập.
Gv gọi hs đọc bài tập 1.
Gv dùng bảng phụ, gọi hs lên điền.
GV gọi hs đọc bài tập 2.
Hs thảo luận nhóm.
Hs đọc bài tập 3. Gọi từng em lên bảng làm. 
Lớp nhận xét.
Hs đọc bài tập 4. Lớp thảo luận.
Nội dung ghi bảng
I.Nói giảm, nói tránh và tác dụng của nói giảm, nói tránh.
1. –“Đi gặp các cụ Các Mác, cụ Lê-nin, và các vị đàn ông khác”, “đi” có nghĩa là chết.
-> Để giảm nhẹ, để tránh đi phần nào sự đau buồn.
2. Tác giả dùng từ bầu sữa để tránh thô tục.
3. Cách nói thứ hai là cách nói tế nhị có tính chất nhẹ nhàng hơn.
*Ghi nhớ: SGK
II. Luyện tập:
Bài tập 1:
Đi nghỉ.
Chia tay nhau.
Khiếm thị.
Có tuổi.
Đi bước nữa.
Bài tập 2: Các câu có sử dụng nói giảm, nói tránh:
a2, b2, c1, d1, e2.
Bài tập 3: 
Ví dụ:
 -Bài thơ của anh dở lắm
-> Bài thơ của anh chưa được hay lắm.
- Bức tranh này xấu quá.
-> Bức tranh này chưa đẹp lắm.
- Da cô ấy rất đen.
->Da cô ấy không được trắng lắm.
- Bạn hát dở quá
-> Bạn hát chưa được hay lắm.
Bài tập 4:
Không nên dùng nói giảm, nói tránh trong trường hợp cần nói thẳng.
D.Củng cố, dặn dò:(5p)
* Củng cố: 
 - Thế nào là nói giảm, nói tránh? Tác dụng?
 - Khi nào thì không nên nói giảm, nói tránh?
 - Gọi 1 hs đọc lại phần ghi nhớ.
 *Dặn dò:
 Học bài. Chuẩn bị kiểm tra một tiết. ==========o0o============

Tài liệu đính kèm:

  • doctiet 40.doc