Giáo án Ngữ văn 8 - Tiết 37 đến 40 - Trường TH&THCS Húc Nghì

Giáo án Ngữ văn 8 - Tiết 37 đến 40 - Trường TH&THCS Húc Nghì

NÓI QUÁ

A/ MỤC TIÊU:

1. Kiến thức: Hiểu được thế nào là nói quá và tác dụng của biện pháp nói quá trong văn chương cũng như trong đời sống giao tiếp.

2. Kĩ năng: Phân tích, sử dụng biện pháp nói quá phù hợp, hiệu quả.

3. Thái độ: Tích cực, tự giác, sáng tạo.

B/ CHUẨN BỊ :

1. Giáo viên: Bảng phụ, ngữ liệu.

2. Học sinh: Chuẩn bị bài, sgk.

C/ TIẾN TRÌNH BÀI DẠY:

I.Ổn định: Gv kiểm tra vệ sinh, nề nếp lớp học.

II. Bài cũ: Nêu tác dụng của tình thái từ? Cách sử dụng tình thái từ?

III. Bài mới:

1. Đặt vấn đề: Trong nói và viết, nhiều khi để gây ấn tượng hoặc một mục đích nào đó mà người ta thường phóng đại thực tế lên. Đó được xem là một biện pháp tu từ.

 

doc 8 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 748Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 8 - Tiết 37 đến 40 - Trường TH&THCS Húc Nghì", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết thứ 37
	 Ngày soạn:......../......./........... 
Nói quá
A/ Mục tiêu:
1. Kiến thức: Hiểu được thế nào là nói quá và tác dụng của biện pháp nói quá trong văn chương cũng như trong đời sống giao tiếp.
2. Kĩ năng: Phân tích, sử dụng biện pháp nói quá phù hợp, hiệu quả.
3. Thái độ: Tích cực, tự giác, sáng tạo.
b/ chuẩn bị :
1. Giáo viên: Bảng phụ, ngữ liệu.
2. Học sinh: Chuẩn bị bài, sgk.
c/ tiến trình bài dạy:
I.ổn định: Gv kiểm tra vệ sinh, nề nếp lớp học.
ii. Bài cũ: Nêu tác dụng của tình thái từ? Cách sử dụng tình thái từ?
iii. bài mới:
1. Đặt vấn đề: Trong nói và viết, nhiều khi để gây ấn tượng hoặc một mục đích nào đó mà người ta thường phóng đại thực tế lên. Đó được xem là một biện pháp tu từ.
2. triển khai bài: 
hoạt động của thầy + trò
nội dung kiến thức
Hoạt động 1:
Hs: Đọc ví dụ. Tìm hiểu cụm từ in đậm.
* Thực chất nội dung có thật không? ý nghĩa của cụm từ in đậm là gì?
* Cách nói như vậy có tác dụng gì?
Hoạt động 2:
* Thế nào là nói quá?
* Tác dụng của biện pháp nói quá?
Hoạt động 3:
Hs: Thảo luận, thực hiện theo yêu cầu của bài tập.
Gv: Nhận xét, đánh giá.
I. Nói quá:
1. Ví dụ:
- Chưa nằm đã sáng.
- Chưa cười đã tối.
g Không có thật, thực chất muốn nói thời gian đi quá mau.
g Có tác dụng nhấn mạnh điều muốn nói.
2. Kết luận:
- Nói quá là biện pháp tu từ phóng đại mức độ, quy mô, tính chất của sự vật, hiện tượng.
- Nhằm nhấn mạnh, gây ấn tượng, tăng sức biểu cảm.
II. Luyện tập:

Bài tập 1: 
- Sỏi đá cũng thành cơm.
- Đi lên đến tận trời.
- Thét ra lữa.
Bài tập 2:
a. Chó ăn đá, gà ăn sỏi.
b. Bầm gan tím ruột.
c. Ruột để ngoài da.
d. nở từng khúc ruột.
e. Vắt chân lên cổ.
IV. Củng cố: 
Gv chốt lại nội dung cần nắm về khái niệm, tác dụng của biện pháp tu từ nói quá.
Hs ghi nhớ.
V. Dặn dò: Nắm nội dung bài học, làm các bài tập còn lại, chuẩn bị bài Nói giảm, nói tránh.
Quyết chí thành danh
Tiết thứ 38
	 Ngày soạn:......../......./........... 
ôn tập truyện ký việt nam
A/ Mục tiêu:
1. Kiến thức: Cũng cố, hệ thống hóa kiến thức về truyện ký hiện đại Việt Nam.
2. Kĩ năng: Tổng hợp, khái quát nội dung kiến thức.
3. Thái độ: Tích cực, tự giác, sáng tạo.
b/ chuẩn bị :
1. Giáo viên: Bảng phụ, một số tranh ảnh minh họa.
2. Học sinh: Chuẩn bị bài, sgk.
c/ tiến trình bài dạy:
I.ổn định: Gv kiểm tra vệ sinh, nề nếp lớp học.
ii. Bài cũ: Không.
iii. bài mới:
1. Đặt vấn đề: Gv giới thiệu trực tiếp vào nội dung bài học.
2. triển khai bài: 
hoạt động của thầy + trò
nội dung kiến thức
Hoạt động 1:
Gv: Cho hs quan sát bảng phụ, hướng dẫn hs lập bảng thống kê theo mẫu.
Hs: Quan sát, thực hiện trên bảng phụ.
Gv: Nhận xét, đánh giá, bổ sung.
Hoạt động 2:
Hs: Khái quát nội dung của ba tác phẩm đã học. Sau đó nhận xét, so sánh.
Gv: Nhận xét, bổ sung.
* Trong ba tác phẩm trên, em thích nhất là nhân vật nào? Vì sao?
Hs: Suy nghĩ, trình bày.
Gv: Nhận xét, đánh giá.
I. Lập bảng thống kê:
(Bảng phụ)
II. Nhận xét, so sánh các tác phẩm văn học:
 Các tác phẩm:
- Lão Hạc.
- Trong lòng mẹ.
- Tức nước vở bờ.
* Giống nhau:
- Đều là văn tự sự, truyện ký hiện đại.
- Lấy đề tài về con người và cuộc sống xã hội đương thời.
- Đi sâu miêu tả số phận những con người bị vùi dập.
- Chan chứa tinh thần nhân đạo.
- Lối viết chân thực, sinh động.
* Khác nhau:
+ Thể loại:
- Trong lòng mẹ: Hồi ký .
- Tức nước vở bờ: Tiểu thuyết.
- Lão Hạc: Truyện ngắn.
+ Phương thức biểu đạt:
1. Tự sự xen trữ tình.
2. Tự sự.
3. Tự sự xen trữ tình.
+ Nội dung chủ yếu:
+ Đặc điểm nghệ thuật:
IV. Củng cố: 
Gv chốt lại kiến thức cần nắm về truyện ký hiện đại Việt Nam.
Hs ghi nhớ.
V. Dặn dò: Nắm nội dung bài học, đọc lại các tác phẩm văn học đã học. Chuẩn bị bài Thông tin về ngày trái đất.
Quyết chí thành danh
Tiết thứ 39
	 Ngày soạn:......../......./........... 
Thông tin về ngày trái đất năm 2000
A/ Mục tiêu:
1. Kiến thức: Thấy được mặt trái của việc sử dụng bao bì ni lông, thấy được tính thuyết phục trong cách thuyết minh của văn bản.
2. Kĩ năng: Phân tích thể loại văn thuyết minh.
3. Thái độ: Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường.
b/ chuẩn bị :
1. Giáo viên: Tranh minh họa.
2. Học sinh: Chuẩn bị bài, sgk.
c/ tiến trình bài dạy:
I.ổn định: Gv kiểm tra vệ sinh, nề nếp lớp học.
ii. Bài cũ: Không.
iii. bài mới:
1. Đặt vấn đề: Gv nêu các vụ thiên tai, ô nhiểm môi trường do con người gây ra.
2. triển khai bài: 
hoạt động của thầy + trò
nội dung kiến thức
Hoạt động 1:
Gv: Hướng dẫn hs đọc bài, gv đọc mẫu.
Hs: Đọc bài, cả lớp nhận xét.
Gv: Đánh giá, uốn nắn, hướng dẫn hs tìm hiểu chú thích.
Hs: Thảo luận, xác định các phần nội dung chính của văn bản.
Gv: Nhận xét, khái quát.
Hoạt động 2:
* Bao bì ni lông vứt bừa bải gây tác hại như thế nào đến môi trường?
* Vì sao bao bì ni lông lại gây tác hại đến môi trường?
* Để hạn chế tác hại của bao bì ni lông, chúng ta cần phải làm gì?
Hs: Thảo luận, trình bày.
Gv: Nhận xét, đánh giá.
Hoạt động 3:
* Tác giả đã nêu ra những biện pháp nào nhằm hạn chế tác hại của bao bì ni lông đến môi trường?
* Theo em trách nhiệm đó thuộc về ai?
Hs: Thảo luận, trình bày.
* Nhận xét cách trình bày của tác giả?
 Hoạt động 4:
Hs: Thảo luận, khái quát giá trị nội dung, nghệ thuật của văn bản.
Gv: Nhận xét, đánh giá, khái quát.
Hs: Đọc ghi nhớ.
I. Tìm hiểu chung:
1. Đọc bài:
2. Nội dung chính:
* Trình bày nguyên nhân sự ra đời của bản thông điệp.
* Tác hại của việc sử dụng bao ì ni lông. Giải pháp.
* Lời kêu gọi bảo vệ môi trường.
II. Phân tích:
 1. Tác hại của việc sử dụng bao bì ni lông:
* Gây cản trở sự phát triển của cây trồng. g xói mòn đất.
* Gây chết các động vật ăn phải.
* Làm tắc cống rảnh g muổi phát triển.
+ Gây tác hại đến môi trường.
* Nguyên nhân: Sự không phân hủy của plas-tic.
2. Các giải pháp:
* Thay đổi thói quen sử dụng bao bì ni lông.
- Không sử dụng bao bì ni lông khi không cần thiết.
- Sử dụng các loại khác thay thế.
* Tuyên truyền sự hiểu biết đến mọi người.
a Trình bày ngắn gọn, rỏ ràng cụ thể, có hiệu quả.
III. Tổng kết:
Ghi nhớ Sgk.
IV. Củng cố: 
Gv Chốt lại kiến thức cần nắm về giá trị nội dung, nghệ thuật của văn bản.
Hs ghi nhớ.
V. Dặn dò: Nắm nội dung bài học, đọc lại văn bản, tuyên truyền về bào vệ môi trường cho mọi người.
Quyết chí thành danh
Tiết thứ 40
	 Ngày soạn:......../......./........... 
Nói giảm, nói tránh
A/ Mục tiêu:
1. Kiến thức: Hiểu được thế nào là nói giảm, nói tránh và tác dụng của nó.
2. Kĩ năng: Phân tích, sử dụng biện pháp nói giảm, nói tránh trong nói và viết.
3. Thái độ: Tích cực, tự giác, sáng tạo.
b/ chuẩn bị :
1. Giáo viên: Bảng phụ, ngữ liệu.
2. Học sinh: Chuẩn bị bài, sgk.
c/ tiến trình bài dạy:
I.ổn định: Gv kiểm tra vệ sinh, nề nếp lớp học.
ii. Bài cũ: Thế nào là nói quá? Tác dụng của biện pháp nói quá.
iii. bài mới:
1. Đặt vấn đề: Gv giới thiệu trực tiếp vào nội dung bài học.
2. triển khai bài: 
hoạt động của thầy + trò
nội dung kiến thức
Hoạt động 1:
Hs: Đọc ví dụ, phân tích.
* Từ gạch chân có nghĩa là gì? Vì sao người dùng lại sử dụng như vậy?
* So sánh hai cách diễn đạt?
* Thế nào là nói giảm, nói tránh? Tác dụng của nói giảm, nói tránh?
Hs: Tìm ví dụ.
Gv: Nhận xét, bổ sung.
Hoạt động 2:
Hs: Đọc kỉ bài tập, thảo luận, thực hiện yêu cầu của bài tập.
Gv: Nhận xét, đánh giá.
I. Nói giảm, nói tránh và tác dụng:
1. Ví dụ:
1. Bác đã đi rồi sao Bác ơi
Mùa thu đang đẹp nắng xanh trời.
g Chết, tránh cảm giác nặng nề, đau xót.
2. - Con dạo này lười lắm.
- Con dạo này không được chăm chỉ cho lắm.
g Dùng cách 2 nhẹ nhàng hơn.
2. Kết luận:
Biện pháp tu từ dùng cách diễn đạt uyển chuyển, tế nhị, tránh qây cảm xúc đau buồn, ghê sợ, nặng nề, tránh thô tục, thiếu lịch sự.
II. Luyện tập:
 Bài tập 1: 
A, đi nghỉ
B, chia tay nhau.
C, có tuổi.
D, đi bước nữa.
Bài tập 2:
A, 2. b,2. c,1. d,1. e,2.
IV. Củng cố: 
Gv chốt lại kiến thức cần nắm về nói giảm, nói tránh.
Hs ghi nhớ.
V. Dặn dò: Nắm nội dung bài học, làm các bài tập, chuẩn bị đặc điểm cấu tạo của câu ghép.
Quyết chí thành danh

Tài liệu đính kèm:

  • doct37-t40.doc