Giáo án Ngữ văn 8 tiết 33, 34: Hai cây phong (trích người thầy đầu tiên Ai-Ma-tốp)

Giáo án Ngữ văn 8 tiết 33, 34: Hai cây phong (trích người thầy đầu tiên Ai-Ma-tốp)

TIẾT 33: HAI CÂY PHONG

(Trích người thầy đầu tiên Ai-ma-tốp)

Kiểm tra bài cũ:

Em hãy chỉ ra nghệ thuật đặc sắc được sử dụng trong truyện ngắn: “ Chiếc lá cuối cùng của O. Hen ri

TL: Nghệ thuật đảo ngược tình huống 2 lần:

-Lần đảo ngược tình huống thứ nhất giôn xi bị mắc chứng bệnh viêm phổi nghĩ rằng cô sẽ chết nhưng chiếc lá không rụng cô đã dần khỏi bệnh

- Lần đảo ngược tình huống thứ hai đó là cụ Bơ men đang khoẻ mạnh bỗng cảm lạnh sưng phổi và qua đời khi hoàn thành chiếc lá.

Giới thiệu bài mới: Đối với mỗi con người Việt Nam tuổi thơ thường gắn liền với những cây đa, bến nước, sân đình. Đó là những hình ảnh gắn bó quen thuộc gần gũi với quê nhà. Còn đối với nhân vật hoạ sĩ trong truyện ngắn “Người thầy đầu tiên” của Ai-ma-tốp lại nhớ tới làng quê qua hình ảnh cây phong trên đỉnh đồi đầu làng. Vì sao cây phong có vị thiêng liêng trong tâm hồn của người nghệ sĩ như vậy. Thầy trò ta cùng tìm hiểu để thấy rõ thêm điều này.

 

doc 6 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 757Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 8 tiết 33, 34: Hai cây phong (trích người thầy đầu tiên Ai-Ma-tốp)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 33: Hai cây phong
(Trích người thầy đầu tiên Ai-ma-tốp)
Kiểm tra bài cũ:
Em hãy chỉ ra nghệ thuật đặc sắc được sử dụng trong truyện ngắn: “ Chiếc lá cuối cùng của O. Hen ri
TL: Nghệ thuật đảo ngược tình huống 2 lần:
-Lần đảo ngược tình huống thứ nhất giôn xi bị mắc chứng bệnh viêm phổi nghĩ rằng cô sẽ chết nhưng chiếc lá không rụng cô đã dần khỏi bệnh
- Lần đảo ngược tình huống thứ hai đó là cụ Bơ men đang khoẻ mạnh bỗng cảm lạnh sưng phổi và qua đời khi hoàn thành chiếc lá.
Giới thiệu bài mới: Đối với mỗi con người Việt Nam tuổi thơ thường gắn liền với những cây đa, bến nước, sân đình. Đó là những hình ảnh gắn bó quen thuộc gần gũi với quê nhà. Còn đối với nhân vật hoạ sĩ trong truyện ngắn “Người thầy đầu tiên” của Ai-ma-tốp lại nhớ tới làng quê qua hình ảnh cây phong trên đỉnh đồi đầu làng. Vì sao cây phong có vị thiêng liêng trong tâm hồn của người nghệ sĩ như vậy. Thầy trò ta cùng tìm hiểu để thấy rõ thêm điều này.
I. Đọc và tìm hiểu chung.
1. Tác giả-tác phẩm:
a. Tác giả:
? Học sinh đọc chú thích sao trong SGK
? Dựa vào chú thích trong SGK em hãy nêu một vài nét chính về tác giả
Học sinh trả lời:
GV: Ai-ma-tốp (1928) là nhà văn Cư-rơ-gư-xtan, một nước cộng hoà ở Trung á, trước đây thuộc liên bang Xô viết. Ông xuất thân trong một gia đình viên chức. Năm 1953 ông tốt nghiệp đại học nông nghiệp, trở thành cán bộ kĩ thuật chăn nuôi. Sau đó ông học tiếp về văn học rồi chuyển sang hoạt động báo chí và viết văn . Ông có nhiều truyện nổi tiếng được người dân Việt Nam yêu thích.
? Dựa vào chú thích SGK em hãy kể tên một số tác phẩm cảu Ai-ma-tốp
-HS kể
b. Tác phẩm:
? Dựa vào chú thích trong SGK em hãy giới thiệu về xuất xứ của đoạn trích
HS trả lời:
Giáo viên:Nằm ở phần đầu truyện “Người thầy đầu tiên”
2. Đọc, tìm hiểu chú thích.
GV nêu yêu cầu đọc: Đọc giọng chậm rãi, hơi buồn gợi sự nhớ nhung và suy nghĩ của người kể chuyện, chú ý có sự thay đổi giọng kể ở nhân vật xưng “tôi” và xưng “chúng tôi”.
GV đọc đoạn đầu sau đó gọi học sinh đọc tiếp và nhận xét.
? Dựa vào chú thích trong SGK em hiểu là như thế nào
HSTL:
3. Bố cục:
? Đoạn trích có thể chia thành mấy phần? Nêu nội dung của từng phần
-Phần 1: Từ đầu đến gương thần xanh: Hình ảnh hai cây phong trong cái nhìn và cảm nhận của người hoạ sĩ.
-Phần 2: Còn lại: Hình ảnh hai cây phong với những kỉ niệm tuổi thơ.
II. Đọc hiểu văn bản:
1. Hai mạch kể lồng ghép.
? Theo dõi bố cục của truyện em có nhận xét gì về cách sử dụng đại từ nhân xưng của tác giả.
HSTL: Hai đại từ nhân xưng”tôi” và “chúng tôi”
? Người kể lúc thì xưng “tôi”, lúc thì xưng “chúng tôi”, vậy xưng tôi khi nào, xưng chúng tôi khi nào? 
Xưng “tôi” khi người kể tự giới thiệu mình là một hoạ sĩ.
Xưng “chúng tôi” khi người kể nhân danh là cả bọn con trai ngày trước và người kể là một đứa trẻ trong bọn con trai ấy.
? Việc sử dụng hai ngôi kể đã thể hiện những cảm xúc như thế nào
Tôi thể hiện những cảm xúc riêng tư về hai cây phong
Chúng tôi thể hiện những cảm xúc tập thể về hai cây phong
? Sự thay đổi về ngôi kể có tác dụng như thế nào
- Tạo cho đoạn trích có hai mạch kể đan xen, lồng ghép vào nhau khiến cho câu chuyện trở nên sống động, thân mật, gần gũi, ấm áp và đáng tin cậy đối với người đọc.
? Với sự kết hợp khéo léo như vậy theo em văn bản trên được xếp vào loại văn bản nào
Tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm.
2. Hình ảnh hai cây phong trong kí ức tuổi thơ.
? Học sinh đọc “ vào năm học cuối đến bao la ánh sáng”
? Chi tiết nào miêu tả hành động của bọn trẻ có đối với hai cây phong
Bắt đầu nghỉ hề chậy ào lên đấy phá tổ chim
Reo hò, huýt còi ầm ĩ chạy lên đồi.
Đi chân đất công kênh nhau bám vào các mắt mấu và cành cây trèo lên cao.
GV Vào những năm 20 sau CM T10 Nga Làng Kukurêu chỉ là một nơi hẻo lánh, nghèo nàn các cậu trẻ nhỏ chỉ biết chơi với thiên nhiên trong đó có hai cây phong
? Hình ảnh hai cây phong được tác giả phác hoạ qua những chi tiết nào
Khi bọn trẻ chạy lên đồi thì cây phong nghiêng ngả đu đưa như đang chào mời đến với bóng râm mát rượi và tiếng lá xào xạc.
? Em có nhận xét gì về nghệ thuật kể chuyện của tác giả, nghệ thuật đó làm cho bức tranh hiện lên như thế nào
Tác giả sử dụng yếu tố tự sự xen lẫn miêu tả làm cho bức tranh hiện lên thật rõ nét. Ta thấy bọn trẻ ở làng Kukurêu xã xôi bỗng trở lên gần gũi. Chúng có điều gì đó hồn nhiên và tinh nghịch như chúng ta vậy. Còn cây phong thì như người bạn lớn thân thiết, bao dung độ lượngvà gắn bó với lũ trẻ trong làng.
? Từ trên những cành phong cao ngất, lũ trẻ quan sát thấy nững điều gì
Chuồng ngựa của nông trang như căn nhà xép
Thảo nguyên hoang vu trong màn sương mờ đục
Dòng sông lấp lánh tận chân trời
Suy nghĩ về những miền đất bí ẩn.
? trước mắt bọn trẻ là hình ảnh về một vùng dất như thế nào
-Lạ lẫm, khác thường
? Từ đây em hiểu hai cây phong đối với tuổi thơ của người hoạ sĩ như thế nào
Hai cây phong trong kí ức tuổi thơ như những người bạn lớn vô cùng thân thiết bao dung.
Gv: Chỉ bằng một kỉ niệm tuổi thơ cụ thể , của một nhân vật cụ thể, nhà văn đã đánh thức trong ta biết bao kỉ niệm êm đềm, thân thương về quê hương đất nước, khi còn ấu thơ cũng như lúc về già. Hình ảnh hai cây phong trở thành người bạn tiếp sức cho những ước mơ và khát vọng khám phá những điều mới lạ nơi xa thẳm trong tâm hồn người nghệ sĩ thời ấu thơ.
*Luyện tập:
Tiết 34: Hai cây phong
(Trích người thầy đầu tiên Ai-ma-tốp)
Kiểm tra bài cũ: Hình ảnh hai cây phong có vai trò như thế nào trong tâm hồn tuổi thơ của người hoạ sĩ thời thơ ấu?
Hai cây phong trong kí ức tuổi thơ như những người bạn lớn vô cùng thân thiết bao dung.
Giới thiệu bài mới: Trong giờ học hôm trước thầy trò ta đã cùng đi tìm hiểu hình ảnh hai cây phong trong kí ức của tuổi thơ. Chính hai cây phong là nguồn tiếp sức cho những mơ ước khát vọng của khám phá những điều mới lạ nơi sâu thẳm trong tâm hồn người nghệ sĩ thời thơ ấu. Vậy hình ảnh hai cây phong trong cái nhìn của người hoạ sĩ lúc hiện tại như thế nào chúng ta cùng tìm hiểu nội dung bài học ngày hôm nay.
II. Đọc hiểu văn bản:
1. Hai mạch kể lồng ghép.
3. Hình ảnh hai cây phong trong cái nhìn của người hoạ sĩ:
? Học sinh đọc từ đầu đến say xưa ngây ngất- Giáo viên nhận xét.
? Trong phần đàu của đoạn trích hình ảnh hai cây phong được tác giả giới thiệu qua những chi tiết nào
Đứng giữa ngọn đồi phía trên làng;
Hệt như ngon hải đăng trên núi, như cái cột tiêu dẫn lối về làng
? Dựa vào chú thích em hiểu hải đăng là gì
? Mỗi lần về quê tác gải có hành động như thế nào với hai cây phong
Từ xa đưa mắt tìm hai cây phong
Bao giờ cũng cảm biết được chúng
Mong chóng về làng, chóng đến với hai cây phong, đứng dưới gốc cây nghe tiếng lá reo.
? Qua những chi tiết trên em có nhận xét gì về vị trí của hai cây phong trong tâm hồn người nghệ sĩ
Hai cây phong trở thành một hình ảnh thân thuộc trong tâm hồn người nghệ sĩ. Nó chính là điểm tìm về của một người con xa quê lâu lâu mới trở lại.
? Đọc tiếp đoạn “trong làng tôi đến chiếc gương thần xanh
? Tác giả cảm nhận được sự khác biệt nào ở hai cây phong so với các loài cây khác trong làng
Có tiếng nói riêng, tâm hồn riêng, chứa chan lời ca êm dịu
Dù ban ngày hay ban đêm: Nghiêng ngả thân cây, lay động cành lá, không ngớt tiếng rì rào lời ca êm dịu theo nhiều cung bậc
? Đọc đoạn văn này Em có nhận xét gì về cách sử dụng từ ngữ của tác giả
Tác giả sử dụng hàng loạt hình ảnh miêu tả, kết hợp với nghệ thuật so sánh, nhân hoá
? Với cách sử dụng hình ảnh từ ngữ như vậy hình ảnh hai cây phong hiện lê như thế nào
- Hỡnh dung hai cõy phong như hai anh em sinh đụi dẻo dai, dũng mónh với tõm hồn phong phỳ, cú cuộc sống riờng.
Hai cây phong hiện lên thật sống động với một tâm hồn phong phú nhẹ nhàng đằm thắm, khi buồn thương tiếc, lúc lại dẻo dai dũng mãnh vô cùng
Qua việc miêu tả hai cây phong tác gỉa cũng gián tiếp bộc lộ cảm xúc yêu mén đến ngây ngất của mình với chúng. Vì yêu mến nên mới hiểu được tâm hồn với nhiều cung bậc khác nhau của hai cây phong đầu làng. Phải mang một tâm hồn nghệ sĩ tài hoa với sự hài hào của tố chất hạo và nhạc, nhân vật tôi mới có thể vẽ lên một bức tranh về hai cây phong đẹp như thế, mới nghe được những âm thanh trầm bổng với các cung bậc khác nhau khhi thì rì rào lúc lại như cất tiếng thở dài. Dường như người hoạ sĩ cảm nhận và vẽ lại cảnh vật không phải bằng mắt mình mà là cả tâm hồn. Vì vậy đoạn văn giàu sức truyền cảm như một bài thơ một khúc hát.
? Tại sao khi đã tưởng thành, đã hiểu được những điều bí ẩn của hai cây phong mà người hạo sĩ vẫn không vỡ mộng xưa
Khi đã hiểu được những điều kì bí của hai cây phong nhưng trong anh vẫn không tan đi giấc mộng kì diệu của tuổi thơ bởi sức mạnh và sự bền lâu của những kỉ niệm thời thơ ấu không có gì xoá ngay đi được
? Có bao điều người hoạ sĩ nghĩ đến, đã cảm thấy từ hai cây phong , xong có một điều làm anh chưa nghĩ đến là gì
Ai là người trồng hai cây phong trên đồi này
Người âý đã ước mơ và nói gì
Quả đồi có hai cây phong ấy không biết vì sao gọi là trường Đuy sen.
GV 
? Điều này có tác dụng như thế nào trong mạch diễn biến của câu chuyện
Hai cây phong gắn liền với tên tuổi của thầy Đuy sen, chính thầy đã cùng với cô bế AN tư nai trồng và gửi gắm những ước mơ hy vong cho những đứa trẻ nghèo khổ được đến trường và sau này trở thành người có ích cho xã hội
? Cho học sinh đọc lại lời nói của thầy Đuy sen với An tư nai khi trồng hai cây phong này
? Thảo luận: Theo em vì sao hai cây phong trở thành điểm khởi nguồn cho cảm hứng người đọc
2 cây phong gắn với tình yêu quê hương
2cây phong gắn với kỉ niệm tuổi thơ hồn nhiên
2 cây phongcảu câu chuyện xúc động về người thầy đầu tiên của làng Kukurêu trông những năm 20 sau CM T10 Nga
GV: Gặp lại hình ảnh hai cây phong, người hoạ sĩ như được sống lại với tuổi thơ với biết bao mơ mộng lãng mạn để rồi nhớ tới tấm lòng biết ơn lớp người đi trướcđã mở đường và gieo những hạt giống, thức tỉnh con người. Đó là điều tâm niệm của một tấm lòng nhân hậu ăn quả nhớ kẻ trồng cây , đáng quý, đáng trân trọng
III. Tổng kết:
1. Nghệ thuật:
? Nhận xét gì về cách xây dưng truyện của tác giả
Đan xen lồng ghép giữa hai mạch kể
Kết hợp giữa tự sự với miêu tả và biểu cảm
Sử dung các hình ảnh nhân hoá so sánh.
2. Nội dung
? Đọc văn bản hai cây phong em cảm nhận được vẻ đẹp nào của thiên nhiê và con người được phản ánh.
Vẻ đẹp thân thuộc và cao quý của hai cây phong;
Tấm lòng gắn bó thân thiết của con người với cảnh vật nơi quê hương yêu dấu.
? Nếu nhân vật tôi mang hình bóng của chính tác giả Ai ma tốp thì em sẽ hiểu gì về ông qua tác phẩm hai cây phong
(HS thảo luận)
Tâm hồn nhạy cảm với cái đẹp đẽ cao quý
Tấm lòng yêu quê hương sâu nặng thể hiện ở tình cảm tha thiết gắn bó với cảnh và con người nới quê hương.
Có tài miêu tả và biểu cảm trong khi kể.
? Văn bản hai cây phong với vẻ đẹp thiên nhiên và tình người nó đã làm thức dậy trong em những tình cảm gì? 
Yêu nhớ quê hương đất nước.
? Trong văn học tình yêuquê hương đã được thể hiện bằng việc yêu con sông cái cây con đường ngõ xóm. Em hãy kể một vài tác phẩm đẫ được học hay đọc 
Nhớ con sông quê hương của Giang Nam
 I-nê-a Ê-ren-bua
* Ghi Nhớ SGK
? Gọi học sinh đọc ghi nhớ trong SGK
GV: Đoạn trích hai cây phong là trang văn chứa chan thi vị đã thể hiện một cách sâu sắc tình yêu quê hương, cảnh sắc thiên nhiên quê nhà. Những kỉ niệm đẹp của tuổi thơ, và lòng biết ơn người thầy đầu tiên của mình, quê hương mình đã là nên chất thơ của truyện. 
? Trong văn học tình yêu quê hương đã được thể hiện bằng việc yêu con sông cái cây con đường ngõ xóm. Em hãy kể một vài tác phẩm đẫ được học hay đọc 
Nhớ con sông quê hương của Giang Nam
“Bạn bè tôi tụm năm tụm bảy
Bầy chim non bơi lội trên sông
Tôi đưa tay ôm nước vào lòng
Sông mở nước ôm tôi vào dạ”
 I-nê-a Ê-ren-bua
IV. Luyện tập:

Tài liệu đính kèm:

  • doctiet 33=34 hai cay phong.doc