I/ Mục tiêu bài học
1/ Kiến thức:
Củng cố , hệ thống hoá kiến thức phần truyện kí hiện đại Việt Nam học ở lớp 8
2/ Kĩ năng:
Rèn kĩ năng ghi nhớ, hệ thống hoá, so sánh, khái quát và trình bày nhận xét kết luận trong quá trình ôn tập.
3/ Thái độ
Thấy được một phần quá trình hiện đại hoá văn học Việt Nam đã hoàn thành về cơ bản vào nửa đầu thế kỷ XX.
II/ Đồ dùng dạy học
1/ Giáo viên: Bảng phụ
2/ Học sinh: Ôn tập lại các kiến thức đã học
III/ Phương pháp
Thuyết trình, vấn đáp, qui nạp, thảo luận nhóm, gợi mở
NS: 10/10/2009 NTH: 13/10/2009 ––––––––––––––––– Ngữ Văn – Bài 8–––––––––––––––––– Tiết 32, Ôn tập truyện kí việt nam I/ Mục tiêu bài học 1/ Kiến thức: Củng cố , hệ thống hoá kiến thức phần truyện kí hiện đại Việt Nam học ở lớp 8 2/ Kĩ năng: Rèn kĩ năng ghi nhớ, hệ thống hoá, so sánh, khái quát và trình bày nhận xét kết luận trong quá trình ôn tập. 3/ Thái độ Thấy được một phần quá trình hiện đại hoá văn học Việt Nam đã hoàn thành về cơ bản vào nửa đầu thế kỷ XX. II/ Đồ dùng dạy học 1/ Giáo viên: Bảng phụ 2/ Học sinh: Ôn tập lại các kiến thức đã học III/ Phương pháp Thuyết trình, vấn đáp, qui nạp, thảo luận nhóm, gợi mở IV/ Các bước lên lớp 1/ ổn định. Sĩ số: 8a: 8b: 2/ Kiểm tra đầu giờ (3’) (?) Phân tích nhân vật bác Bơ-men ? (?) Trình bày những hiểu biết của em về nhân vât Xiu ? (?) Tại sao bức hoạ Chiếc lá cuối cùng của bác Bơ men được coi là một kiệt tác ? (?) Chỉ ra nghệ thuật đặc sắc đảo ngược tình huống hai lần trong truyện ngắn "Chiếc lá cuối cùng" của O-Hen-ri ? Yêu cầu - Lần bất ngờ và đảo ngược thứ nhất: Người đọc ai cũng nghĩ với căn bệnh nặng và sự chán nản, Giôn-xi đã rời xa cõi đời, nhất là khi chiếc lá cuối cùng trên cây dây leo (thường xuân) rụng xuống. Song thật bất ngờ chiếc lá không rụng và Giôn-xi dần dần khỏi bệnh. - Lần bất ngờ và đảo ngược tình huống thứ hai:: Cụ già Bơ-Men tuy nghiện rượu nhưng vẫn còn đang khoẻ mạnh bỗng cảm lạnh, viêm phổi và qua đời sau khi đã hoàn thành kiệt tác chiếc lá cuối cùng. => Nghệ thuật trên đã góp phần tạo nên ấn tượng độc đáo trong lòng người đọc. Gv kiểm tra sự chuẩn bị bài của HS 3/ Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy và học HĐ của thầy và trò T/g Nội dung HĐ1 Khởi động - Mục tiêu: Sử dụng kiến thức đã học để định hướng học sinh vào tiết học. - Cách tiến hành: Gv dùng lời nói để dẫn vào nội dung tiết học . Trong các tiết học trước chúng ta đã tìm hiểu nội dung, nghệ thuật của các văn bản truyện kí Việt Nam. Bài học hôm nay chúng ta sẽ khái quát lại toàn bộ giá trị nội dung và nghệ thuật để từ đó rút ra những đặc điểm chung cho nền VH giai đoạn này HĐ2. HDHS tổng kết - Mục tiêu: Trình bày được thể loại, phương thức biểu đạt, nội dung và nghệ thuật chủ yếu của các tác phẩm đã học. Từ đó rút ra điểm chung và điểm riêng của các vb - Cách tiến hành: (?) Từ đầu HKI đến nay em đã được học những tác phẩm truyện kí VN nào ? - Tôi đi học . - Trong lòng mẹ ( Trích : '' Những ngày thơ ấu '' ) . - Tức nước vỡ bờ ( Trích : '' Tắt đèn '' ) . - Lão Hạc . Hs thảo luận nhóm (5’) Gv chia lớp làm 4 nhóm Mỗi nhóm làm một bài Hs treo bảng phụ Hs nhận xét Gv nhận xét, chốt 1’ 17’ I/ Bảng hệ thống giá trị nội dung, nghệ thuật. Bảng phụ 1 Tên văn bản, tác giả Thể loại PTBĐạt Nội dung chủ yếu Đặc sắc nghệ thuật 1. Tôi đi học (Thanh Tịnh) 1941 Truyện ngắn Tự sự kết hợp miêu tả và biểu cảm Những kỷ niệm trong sáng về ngày đầu đi học Tự sự kế hợp trữ tình: kể, mtả, biểu cảm. Những h/ảnh so sánh mới mẻ. 2. Trong lòng mẹ (Trích những ngày thơ ấu-N. Hồng) 1940 Hồi ký (Đoạn trích) Tự sự kết hợp miêu tả và biểu cảm Nỗi cay đắng tủi cực và t/yêu của mẹ Hồng. Tự sự kết hợp miêu tả và biểu cảm, sử dụng h/ảnh so sánh liên tưởng. 3.Tức nước vỡ bờ(Trích chương 13 tiểu thuyết –Tắt đèn - NTTố) 1939 Tiểu thuyết (đoạn trích) Tự sự Vạch trần bộ mặt tàn ác, bất nhân của cđộ TDPK. Ca ngợi phẩm chất của người phụ nữ VNTCM. -Ngòi bút hiệnthực -XD tình huống -Xd, mtả n/vật chủ yếu qua ngôn ngữ và hành động. 4. Lão Hạc (1943) (Truyện Lão Hạc - Nam Cao) Truyện ngắn (Nam Cao) Tự sự - Số phận đau thương của người dân cùng khổ trong XHVNTCMT8. - Thái độ trân trọng của t/g đối với họ. - Tài năng khắc hoạ nhân vật. - Cách kể chuyện mới mẻ, linh hoạt. HĐ của thầy và trò T/g Nội dung (?) Hãy nêu những điểm giống nhau và khách nhau về nội dung và nghệ thuật của ba văn bản 2, 3, 4 ? Gv : Có thể nói những điểm giống nhau của ba văn bản nêu trên đều là đặc điểm chung nhất của dòng văn xuôi hiện thực nước ta trước CM - dòng văn bắt đầu khơi nguồn từ những năm 20, phát triển mạnh mẽ và rực rỡ vào những năm 30 và đầu những năm 40 của thế kỉ XX với tên tuổi của những nhà văn : Phạm Duy Tốn, Nguyễn Công Hoan, Ngô Tất Tố, Vũ Trọng Phụng, Nam Cao,Tô Hoài, Bùi Hiển Tình . (?) Hãy nêu những điểm khác nhau của các văn bản ? (Về thể loại, PTBĐ, Nội dung, Nghệ thuật ) Hs trả lời Hs khác nhận xét, bổ sung Gv nhận xét, chốt (?) Trong các văn bản 2, 3, 4 em thích nhất nhân vật hoặc đoạn văn nào ? Vì sao ? G/v gợi ý: đó là đoạn văn ....trong văn bản .....của t/giả ..... Lý do yêu thích. a-Về nội dung tư tưởng b-Về hình thức nghệ thuật c-Lý do khác. - Giáo viên gọi học sinh trình bày đoạn văn viết về 1 nhân vật hoặc 1 đoạn văn trong các văn bản thuộc bài 2, 3, 4 mà em thích nhất (đã viết ở nhà) - Giáo viên gọi học sinh khác nhận xét. - Giáo viên đánh giá, nhận xét bài viết của học sinh 15’ 8’ II/ Điểm giống nhau và khác nhau về nội dung và nghệ thuật. 1/ Giống nhau - Về thể loại : đều là văn tự sự , là truyện kí hiện đại ( được sáng tác vào thời kì 1930, 1945 ) . - Đề tài , chủ đề : Đều lấy đề tài về con người và cuộc sống XH đương thời của tác giả ; đều đi sâu miêu tả số phận cực khổ của những con người bị vùi dập . - Giá trị tư tưởng : đều chan chứa tinh thần nhân đạo ( yêu thương trân trọng những tình cảm , những phẩm chất đẹp đẽ , cao quí của con người , tố cáo những gì tàn ác , xấu xa ). - Giá trị nghệ thuật : đều có lối viết chân thực , gần gũi với đời sống giản dị , cách kể chuyện , miêu tả người , tâm lí rất cụ thể , hấp dẫn . 2/ Khác nhau. Bảng phụ 2 Văn bản Thể loại Phương thức biểu đạt Nội dung chủ yếu Đặc điểm nghệ thuật Trong lòng mẹ Hồi ký (trích) Tự sự (Xen trữ tình) Nỗi đau của chú bé mồ côi và tình yêu thương mẹ của bé Hồng Văn hồi ký chân thực, trữ tình, thiết tha Tức nước vỡ bờ Tiểu thuyết (trích) Tự sự Phê phán chế độ tàn ác bất nhân và ca ngợi vẻ đẹp tâm hồn, sức sống tiềm tàng của người phụ nữ nông thôn. Khắc hoạ nhân vật và miêu tả hiện thực một cách chân thực, sinh động. Lão Hạc Truyện ngắn (trích) Tự sự (xen trữ tình) Số phận bi thảm của người nông dân cùng khổ và những phẩm chất cao đẹp Nhân vật được tâm lý, cách kể chuyện tự nhiên linh hoạt với chân thực vừa đậm chất triết lý trữ tình. 4/ Củng cố(1’): Gv hệ thống kt 5/ HDHT(1’): học bài và chuẩn bị Hai cây phong .
Tài liệu đính kèm: