Giáo án Ngữ văn 8 - Tiết 32: Lập dàn ý cho bài văn tự sự kết hợp miêu tả và biểu cảm - Năm học 2006-2007 - Dương Thị Thảo Trang

Giáo án Ngữ văn 8 - Tiết 32: Lập dàn ý cho bài văn tự sự kết hợp miêu tả và biểu cảm - Năm học 2006-2007 - Dương Thị Thảo Trang

A Mục tiêu:* Giúp học sinh:

1. Kiến thức:-Nhận diện được bố cục các phần mở bài, thân bài, kết bài của một văn bản tự sự kết hợp miêu tả và biểu cảm.

- Biết cách lập dàn ý cho một bài văn tự sự.

2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng tìm ý, lập dàn ý có kết hợp yếu tố miêu tả và biểu cảm.

3. Thái độ học tập nghiêm túc.

B. Chuẩn bị:

1. Giáo viên: Soạn bài, bảng phụ

2. Học sinh: học bài, soạn bài mới.

C Tiến trình lên lớp:

I. Ổn định lớp: kiểm tra sĩ số(1p)

II. Bài cũ : (5p)

Gọi 1 hs làm bài tập 3.

III Bài mới:

Hoạt động 1:(3p) Khởi động

Để tiến hành viết bài thuận lợi và có chất lượng, trước hết chúng ta cần lập dàn ý. Bài học hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu cách lập dàn ý cho một bài văn tự sự.

 

doc 2 trang Người đăng tranhiep1403 Lượt xem 7111Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 8 - Tiết 32: Lập dàn ý cho bài văn tự sự kết hợp miêu tả và biểu cảm - Năm học 2006-2007 - Dương Thị Thảo Trang", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 26/10/06
Tiết 32: LẬP DÀN Ý CHO BÀI VĂN TỰ SỰ
	KẾT HỢP MIÊU TẢ VÀ BIỂU CẢM	
 A Mục tiêu:* Giúp học sinh:
1. Kiến thức:-Nhận diện được bố cục các phần mở bài, thân bài, kết bài của một văn bản tự sự kết hợp miêu tả và biểu cảm.
- Biết cách lập dàn ý cho một bài văn tự sự.
2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng tìm ý, lập dàn ý có kết hợp yếu tố miêu tả và biểu cảm.
3. Thái độ học tập nghiêm túc.
B. Chuẩn bị:
1. Giáo viên: Soạn bài, bảng phụ
2. Học sinh: học bài, soạn bài mới.
C Tiến trình lên lớp:
I. Ổn định lớp: kiểm tra sĩ số(1p)
II. Bài cũ : (5p) 
Gọi 1 hs làm bài tập 3.
III Bài mới:
Hoạt động 1:(3p) Khởi động
Để tiến hành viết bài thuận lợi và có chất lượng, trước hết chúng ta cần lập dàn ý. Bài học hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu cách lập dàn ý cho một bài văn tự sự.
Hoạt động của thầy và trò
Hoạt động 2:( 10)Tìm hiểu dàn ý của bài văn tự sự
Gv gọi hs đọc văn bản” Món quà sinh nhật”
Chỉ ra bố cục và nội dung khái quát của mỗi phần
Tác giả kể theo trình tự nào?
Hoạt động 3(6p): Tìm hiểu cách lập dàn ý.
Dàn ý của bài văn tự sự thường có mấy phần. Yêu cầu đối với từng phần?
GV dùng bảng phụ để trình bày
Gọi 1 hs đọ phần ghi nhớ.
Hoạt động 4:(15p) Luyện tập
Hs làm việc theo nhóm. Đại diện nhóm trình bày.
Gọi 1 hs đọc yêu cầu bài tập 2
Hs làm việc độc lập.
Nội dung ghi bảng
I.Dàn ý của bài văn tự sự.
1. Bố cục:
a.Mở bài:
Từ đầubày la liệt trên bàn( Tả lại quang cảnh chung của buổi sinh nhật)
b. Thân bài:
Tiếp đếnchỉ gật đầu không nói( Kể về món quà sinh nhật độc đáo của người bạn)
c. Kết bài:
Còn lại( Cảm nghĩ về món quà sinh nhật).
2. Trình tự kể: Kể theo trình tự thời gian( diễn biến từ đầu đến cuối buổi sinh nhật) nhưng có lúc dùng hồi ức, ngược thời gian nhớ về sự việc đã diễn ra, tạo nên tính biểu cảm.
3. Dàn ý của một bài văn tự sự:
a. Mở bài:
Giới thiệu sự việc, nhân vật và tình huống xãy ra câu chuyện.
b. Thân bài:
Kể lại diễn biến câu chuyện theo một trình tự nhất định( Trả lời câu hỏi: Câu chuyện đã diễn ra ở đâu? Khi nào? Với ai? Như thế nào?...)
-Kết hợp miêu tả sự việc, con người và thể hiện tình cảm, thái độ của mình trước sự việc và con người được miêu tả.
c. Kết bài:
Nêu kết cục và cảm nghĩ của người trong cuộc.
* Ghi nhớ:SGK
II. Luyện tập
Bài tập1: Lập dàn ý bài Cô bé bán diêm.
a Mở bài: Giới thiệu quang cảnh đêm giao thừa và gia cảnh em bé bán diêm.
b. Thân bài:
Không bán được diêm,em không dám về nhà và sợ bố, tìm góc tường tránh rét.Liều đánh diêm:
- Lần thứ nhất: Thấy lò sưởi
- Lần thứ hai: Thấy bàn ăn
- Lần thứ ba: Thấy cây thông Nô-en
- Lần thứ tư: Thấy bà đang cười với em
- Lần thứ năm:Cùng bà bay lên cao đón niềm vui đầu năm.
c. Kết bài:
Em bé chết vì giá rét trong đêm giao thừa.
Bài tập 2
a.Mở bài: Giới thiệu người bạn đó là ai? Kỉ niệm khiến mình xúc động nhất?
b. Thân bài: Tập trung kể về kỉ niệm xúc động nhất gồm các ý sau:
- xảy ra ở đâu, lúc nào, với ai.
- Chuyện xảy ra như thế nào?
- Điều gì khiến em xúc động
c.Kết bài:
Suy nghĩ về người bạn và kỉ niệm ấy đối với em bây giờ.
	D.Củng cố, dặn dò:(5p)
* Củng cố: dàn ý của bài văn tự sự gồm mấy phần, nội dung của từng phần
	 *Dặn dò: Học bài. Làm bài tập 3. Soạn bài Hai cây phong.

Tài liệu đính kèm:

  • doctiet32.doc