Bài kiểm tra Tiếng Việt 8 kì 2

Bài kiểm tra Tiếng Việt 8 kì 2

I. Phần trắc nghiệm.

Câu 1: Hai câu thơ “Chiếc thuyền im bến mỏi trở về nằm- Nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ” sử dụng biện pháp tu từ gì?

a. So sánh b. ẩn dụ

c. Hoán dụ d. Nhân hoá.

Câu 2: Những câu nghi vấn dưới đây dùng để làm gì?

1.Cụ tưởng tôi sung sướng hơn chăng? (Nam Cao, Lão Hạc)

a. Phủ định b. Hỏi

c. Đe doạ d. Biểu lộ tình cảm, cảm xúc.

2.Sao! Mày muốn tao chơi lại cái món ngày hôm qua hả? ( Nguyễn Quang Sáng, Quán rượu người câm).

a. Hỏi c.Đe doạ

b. Cầu khiến d. Phủ định

Câu 3: Các chức năng chính của câu cầu khiến là gì?

a. Dùng để ra lệnh hoặc sai khiến c.Dùng để van xin hoặc khuyên bảo

b. Dùng để yêu cầu hoặc đề nghị d. Cả a,b,c đều đúng.

 

doc 2 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 524Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài kiểm tra Tiếng Việt 8 kì 2", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài kiểm tra tiếng việt
Thời gian: 46 phút
Họ và tên:Lớp 8.. (Đề chẵn)
Điểm
Lời nhận xétcủa giáo viên
I. Phần trắc nghiệm.
Câu 1: Hai câu thơ “Chiếc thuyền im bến mỏi trở về nằm- Nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ” sử dụng biện pháp tu từ gì?
a. So sánh b. ẩn dụ
c. Hoán dụ d. Nhân hoá.
Câu 2: Những câu nghi vấn dưới đây dùng để làm gì?
1.Cụ tưởng tôi sung sướng hơn chăng? (Nam Cao, Lão Hạc)
a. Phủ định b. Hỏi
c. Đe doạ d. Biểu lộ tình cảm, cảm xúc.
2.Sao! Mày muốn tao chơi lại cái món ngày hôm qua hả? ( Nguyễn Quang Sáng, Quán rượu người câm).
a. Hỏi c.Đe doạ
b. Cầu khiến d. Phủ định
Câu 3: Các chức năng chính của câu cầu khiến là gì?
Dùng để ra lệnh hoặc sai khiến c.Dùng để van xin hoặc khuyên bảo
Dùng để yêu cầu hoặc đề nghị d. Cả a,b,c đều đúng.
Câu 4: Trong những câu nghi vấn sau, câu nào dùng để cầu khiến?
Chị khất tiền sưu đến chiều mai phải không? (Ngô Tất Tố)
Người thuê viết nay đâu? ( Vũ Đình Liên)
Nhưng lại đằng này đã, về làm gì vội? (Nam Cao)
Chú mình muốn cùng tớ đùa vui không? (Tô Hoài)
Câu 5: Câu cầu khiến dưới đây dùng để làm gì?
Các cậu ơi, hãy chịu khó đợi một chút! (Nguyễn Minh Châu)
a. Đề nghị b. Van xin
c. Sai khiến d. Ra lệnh
Câu 6: Câu “ Trước cảnh đẹp đêm nay biết làm thế nào?” là kiểu câu gì?
a. Câu trần thuật b. Câu nghi vấn
c. Câu cầu khiến d. Cả a, b,c đều sai.
II.Phần tự luận:
Câu 1: Dựa vào cơ sở nào để xác định các kiểu câu: Câu nghi vấn, câu cầu khiến, câu cảm thán, câu trần thuật. Cho ví dụ?
 Câu 2: Xác định các kiểu câu và các hành động nói trong đoạn văn sau:
Với vẻ mặt băn khoăn, cái Tí lại bưng bát khoai chìa tận mặt mẹ(1):
Này, u ăn đi ! (2). Để mãi! (3)U có ăn thì con mới ăn.(4) U không ăn con cũng không muốn ăn nữa. (5).
Nể con, chị Dậu cầm lấy một củ, rồi chị lại đặt xuống chõng. (6)
Vẻ nghi ngại hiện ra sắc mặt, con bé hóm hỉnh hỏi mẹ một cách thiết tha (7):
Sáng ngày người ta đấm u có đau lắm không? (8)
 Chị Dậu khẽ gạt nước mắt (9):
- Không đau con ạ! (10)
Bài kiểm tra tiếng việt
Thời gian: 46 phút
Họ và tên:Lớp 8.. (Đề lẻ)
Điểm
Lời nhận xétcủa giáo viên
I. Trắc nghiệm: (3 điểm).
Câu 1:Câu thơ cuối “ Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ” sử dụng biện pháp nghệ thuật gì?
a. So sánh b. Điệp từ
c. ẩn dụ d. Nhân hoá.
Câu 2: Câu “ Ta đợi chết mảnh mặt trời gay gắt” sử dụng biện pháp nghệ thuật gì?
So sánh c. ẩn dụ
Nhân hoá d. Hoán dụ
Câu 3: Dòng nào đúng nhất ý nghĩa của câu “ Trẫm rất đau xót về việc đó, không thể không dời đổi”
a. Phủ định sự cần thiết của việc dời đổi kinh đô.
b. Phủ định sự đau xót của nhà vua trước việc phải dời đô.
c. Khẳng định sự cần thiết phải dời đổi kinh đô.
d. Khẳng định lòng yêu nước của nhà vua.
Câu 4: Khi nói : “ Lúc bấy giờ, dẫu các ngươi muốn vui vẻ phỏng có được không?” Trần Quốc Tuấn thực hiện hành động hỏi.
a. Đúng b. Sai
Câu 5: Phương tiện dùng để thực hiện hành động nói là gì ?
Nét mặt c. Cử chỉ 
b. Điệu bộ d. Ngôn từ
Câu 6: Trong bài thơ “ Nhớ rừng” của Thế Lữ có câu “ Than ôi! Thời oanh liệt nay còn đâu?” thuộc loại câu gì?
a. Câu nghi vấn c. Câu cầu khiến 
b. Câu cảm thán d. Câu trần thuật
II.Phần tự luận:
Câu 1: Dựa vào cơ sở nào để xác định các kiểu câu: Câu nghi vấn, câu cầu khiến, câu cảm thán, câu trần thuật. Cho ví dụ?
 Câu 2: Xác định các kiểu câu và các hành động nói trong đoạn văn sau:
Với vẻ mặt băn khoăn, cái Tí lại bưng bát khoai chìa tận mặt mẹ(1):
Này, u ăn đi ! (2). Để mãi! (3)U có ăn thì con mới ăn.(4) U không ăn con cũng không muốn ăn nữa. (5).
Nể con, chị Dậu cầm lấy một củ, rồi chị lại đặt xuống chõng. (6)
Vẻ nghi ngại hiện ra sắc mặt, con bé hóm hỉnh hỏi mẹ một cách thiết tha (7):
Sáng ngày người ta đấm u có đau lắm không? (8)
 Chị Dậu khẽ gạt nước mắt (9):
Không đau con ạ! (10

Tài liệu đính kèm:

  • docde kiem tra van 8 ki 2(1).doc