TIẾT 32
LẬP DÀN Ý CHO BÀI VĂN TỰ SỰ
KẾT HỢP VỚI MIÊU TẢ VÀ BIỂU CẢM
A-Mục tiêu bài học:
Giúp HS: - Nhận diện được các phần MB, TB, KB của một văn bản tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm.
-Biết cách tìm, lựa chọn và sắp xếp các ý trong bài văn ấy.
B-Chuẩn bị:
-Đồ dùng: Bảng phụ.
-Những điều cần lưu ý: Bài văn khác với đoạn văn trước hết ở tính hoàn chỉnh, trọn vẹn về nội dung cũng như hình thức thể hiện: bài văn là 1 chuỗi sự việc kế tiếp nhau, có mở đầu, có quá trình phát triển, có đỉnh điểm và có kết thúc.
C-Tiến trình tổ chức dạy-học:
1-Ổn định tổ chức:
2-Kiểm tra bài cũ: - Cho sự việc và nhân vật: Em gặp lại người bạn cũ sau một năm xa cách. Viết đoạn văn tự sự có kết hợp miêu tả, biểu cảm.
Tiết 32 Lập dàn ý cho bài văn tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm A-Mục tiêu bài học: Giúp HS: - Nhận diện được các phần MB, TB, KB của một văn bản tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm. -Biết cách tìm, lựa chọn và sắp xếp các ý trong bài văn ấy. B-Chuẩn bị: -Đồ dùng: Bảng phụ. -Những điều cần lưu ý: Bài văn khác với đoạn văn trước hết ở tính hoàn chỉnh, trọn vẹn về nội dung cũng như hình thức thể hiện: bài văn là 1 chuỗi sự việc kế tiếp nhau, có mở đầu, có quá trình phát triển, có đỉnh điểm và có kết thúc. C-Tiến trình tổ chức dạy-học: 1-ổn định tổ chức: 2-Kiểm tra bài cũ: - Cho sự việc và nhân vật: Em gặp lại người bạn cũ sau một năm xa cách. Viết đoạn văn tự sự có kết hợp miêu tả, biểu cảm. 3-Bài mới: Hoạt động của thầy-trò Nội dung kiến thức: -Hs đọc bài văn. ? Bài văn trên có thể chia làm 3 phần MB, TB, KB. Hãy chỉ ra 3 phần đó và nêu nội dung khái quát của mỗi phần ? -Lần lượt tìm và chỉ ra các yếu tố sau: ?Truyện kể về việc gì ? Ai là người kể chuyện, ở ngôi thứ mấy ? ? Câu chuyện xảy ra ở đâu ? Vào lúc nào ? Trong hoàn cảnh nào ? ? Câu chuyện xảy ra với ai ? Có những nhân vật nào ? Ai là nhân vật chính ? Tính cách của mỗi nhân vật ra sao ? => HS bộc lộ ? Câu chuyện diễn ra ntn ? (Mở đầu nêu vấn đề gì ? Đỉnh điểm câu chuyện ở đâu ? Kết thúc ở chỗ nào ? Điều gì đã tạo nên sự bất ngờ ?) ? Các yếu tố miêu tả, biểu cảm được kết hợp và thể hiện ở những chỗ nào trong truyện ? Nêu tác dụng của những yếu tố miêu tả và biểu cảm này ? ? Những nội dung trên (câu b) đựơc tác giả kể theo thứ tự nào ? (Tuần tự theo thời gian trước-sau hay có gì đảo ngược, từ hiện tại nhớ về quá khứ...) ? Từ đó, ta có thể rút ra cách xây dựng dàn ý 1 bài văn tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm ntn? ? Dàn ý của bài văn tự sự kết hợp với m.tả và b.cảm giống và khác bài văn tự sự thông thường ở chỗ nào ? –>Hs đọc ghi nhớ. ? Từ văn bản Cô bé bán diêm, hãy lập ra một dàn ý cơ bản theo gợi ý sau: +MB: Giới thiệu ai ? Trong hoàn cảnh nào ? +TB: Nêu các sự việc chính xảy ra với nhân vật theo trình tự thời gian ? ? Chỉ ra các yếu tố miêu tả và biểu cảm được sử dụng trong đó ? +KB: Kết cục số phận của nhân vật ntn ? Và cảm nghĩ của người kể ra sao ? I-Dàn ý của bài văn tự sự: 1-Tìm hiểu dàn ý của bài văn tự sự: *Bài văn: Món quà sinh nhật. a-Bố cục: 3 phần -MB (từ đầu -> la liệt trên bàn): Kể và tả lại quang cảnh chung của buổi sinh nhật. -TB (tiếp -> chỉ gật đầu không nói): Kể về món quà sinh nhật độc đáo của Trinh. -KB (còn lại): Cảm nghĩ của nhân vật “tôi” về món quà sinh nhật của Trinh. b-Các yếu tố tự sự trong bài văn: *- Truyện kể về món quà sinh nhật đặc biệt của người bạn thân. - Kể ở ngôi thứ nhất (tôi-Trang). * Câu chuyện xảy ra tại nhà Trang, trong buổi sinh nhật của nhân vật “tôi”. * Câu chuyện xảy ra với Trang – người kể chuyện và Trinh - bạn thân của Trang, cùng các bạn. * Diễn biến của câu chuyện: +Mở đầu: Buổi sinh nhật vui vẻ đã sắp đến hồi kết, Trang sốt ruột vì người bạn thân nhất chưa đến. +Đỉnh điểm: Trinh đến mang theo món quà độc đáo: 1chùm ổi được Trinh chăm sóc từ khi còn là những nụ hoa. Điều đó đã giải toả được những băn khoăn của Trang. +Kết thúc: Cảm nghĩ của Trang về món quà độc đáo. * Các yếu tố miêu tả và biểu cảm: +Miêu tả: suốt cả buổi sáng, nhà tôi tấp nập kẻ ra, người vào... các bạn ngồi chật cả nhà... nhìn thấy Trinh đang tươi cười... Trinh lom khom... Trinh vẫn lặng lẽ cười, chỉ gật đầu không nói. ->Tác dụng: hình dung ra không khí của buổi sinh nhật và cảm nhận được tình bạn thắm thiết giữa Trang và Trinh. + Biểu cảm: tôi vẫn cứ bồn chồn không yên... bắt đầu lo... tủi thân và giận Trinh... giận mình quá... tôi run2... Cảm ơn Trinh quá... quí giá làm sao... ->Tác dụng: bộc lộ tình cảm bạn bè chân thành sâu sắc -Trình tự: kể theo thứ tự thời gian trước-sau, nhưng có chỗ đảo ngược thời gian từ hiện tại nhớ về quá khứ rồi lại trở về hiện tại khiến cho câu chuyện kể thêm thú vị, hấp dẫn làm cho món quà sinh nhật của Trinh càng có thêm ý nghĩa. 2-Dàn ý của bài văn tự sự ( sgk trang 95). *Ghi nhớ: sgk (95). II-Luyện tập 1-Bài 1 (95): a-MB: Giới thiệu quang cảnh đêm giao thừa và gia cảnh của cô bé bán diêm. b-TB: -Lúc đầu: Do không bán được diêm nên em không dám về nhà vì sợ bố đánh. Em tìm 1 góc tường ngồi tránh rét. -Sau đó: Em đành liều quẹt các que diêm để sưởi cho ấm. Mỗi lần quẹt diêm (4 lần), em lại thấy hiện lên 1 viễn cảnh ấm áp và đẹp đẽ; nhưng khi diêm vụt tắt là lúc em trở lại với hiện tại đau buồn. - Cuối cùng: Em quẹt tất cả những que diêm còn lại để níu kéo bà em ở lại -> Các yếu tố miêu tả và biểu cảm được đan xen vào trong quá trình kể chuyện, đặc biệt là cứ sau mỗi lần em bé quẹt diêm thì cảnh mộng tưởng cũng như cảnh thực sau khi diêm tắt được tác giả miờu tả rất sinh động, kèm theo đó là những suy nghĩ và tâm trạng của nhân vật. c- KB: Kết cục em bé bán diêm đã chết vì giá rét trong đêm giao thừa. Mọi người không thấy được điều kì diệu mà em đã thấy. D-Củng cố -Hướng dãn học bài ở nhà: Giáo viên khái quát lại nội dung bài học. -Học thuộc ghi nhớ, làm bài 2 (95). -Ôn lại kiến thức về văn tự sự kết hợp với m.tả và b.cảm, chuẩn bị cho giờ sau viết bài 2 tiết: chuẩn bị 4 đề bài sgk (103 ). Tiết 33 - 34 Văn bản Hai cây phong ( Trích “ Người thầy đầu tiên” – Ai-ma-tôp ) A-Mục tiêu bài học: Giúp HS: - Hiểu đươc đặc sắc nghệ thuật của đoạn trích “Hai cây phong”: Tính chất trữ tình sâu đậm được biểu hiện trong sự kết hợp rất khéo léo giữa hồi ức miêu tả, biểu cảm và kể chuyện; trong cách lồng xen 2 ngôi kể: tôi, chúng tôi; trong giọng văn chậm buồn, chứa chan tình cảm yêu mến và thương nhớ quê hương, làng mạc. - Biết trân trọng những kỉ niệm, ước mơ và những khát vọng tốt đẹp. - Rèn các kĩ năng đọc văn xuôi tự sự-trữ tình, phân tích tác dụng của sự thay đổi ngôi kể, của miêu tả, biểu cảm trong tự sự. B-Chuẩn bị: -Đồ dùng: Tranh ảnh Hai cây phong. -Những điều cần lưu ý: Khắc sâu 1 số nét cơ bản của cốt truyện đã được tóm tắt ở chú thích. C-Tiển trình tổ chức dạy-học: Tiết 1 1-ổn định tổ chức: 2-Kiểm tra bài cũ: - Em hãy nêu những nét nổi bật về nội dung và nghệ thuật của văn bản Chiếc lá cuối cùng? 3-Bài mới: Cư rơ gư xtan, một nước cộng hoà ở miền Trung á - thuộc Liên Xô cũ- là đất nước tươi đẹp với những núi đồi và thảo nguyên trập trùng, bát ngát với những áng mây trôi lơ lửng bên trên như 1 đoàn chiến hạm đang bơi về 1 nơi nào đấy. Nơi đây đã sản sinh ra Ai- ma- tốp - một nhà văn nổi tiếng - tác giả của truyện vừa Người thầy đầu tiên Hoạt động của thầy-trò Nội dung kiến thức ? Dựa vào chú thích*, em hãy nêu 1 vài nét về tác giả? -Gv: ông xuất thân trong 1 gia đình viên chức. 1953 tốt nghiệp ĐH nông nghiệp, mấy năm sau, ông học tiếp về văn học rồi chuyển sang hoạt động báo chí và viết văn. ? Em hãy nêu xuất xứ của đoạn trích ? ->GV: Cuốn “Núi đồi và thảo nguyên” gồm: Người thầy đầu tiên; Cây phong non chùm khăn đỏ; Mắt lạc đà -Hs đọc phần tóm tắt truyện -Hd đọc: giọng chậm rãi, hơi buồn2, gợi nhớ nhung và suy nghĩ của người kể chuyện. Phân biệt giọng đọc của ngôi kể: tôi- chúng tôi và điểm nhìn nghệ thuật. -Giải thích từ khó: 3, 5, 6, 7, 11, 14, 15 ? Ta có thể chia đoạn trích thành mấy phần, mỗi phần từ đâu đến đâu, ý của từng phần ? ? ở đoạn trích này tác giả đã dùng ngôi kể nào, xưng là gì ? =>HS: ngôi 1, xưng tôi và chúng tôi. ? Việc thay đổi ngôi kể và đan xen lồng ghép 2 thời điểm như vậy có tác dụng gì ? => HS bộc lộ. ? Đoạntrích được biểu đạt bằng phương thức nào ? -Hs đọc đoạn 2 (96 ). ? Hai cây phong được giới thiệu qua những chi tiết nào ? ? Hai cây phong được s2 với h/ả nào ? Điều đó có ý nghĩa gì ? -Hs đọc đoạn 4. ? Hai cây phong tiếp tục được miêu tả qua những chi tiết nào ? ? Em thấy có gì đặc sắc trong cách miêu tả 2 cây phong ở đoạn văn này ? ? Tìm những chi tiết miêu tả cảm xúc của lũ trẻ về 2 cây phong, khi lên đồi phá tổ chim ? ? Những cảm xúc đó có ý nghĩa gì đối với bọn trẻ ? ? Đoạn văn tả cảnh bọn trẻ trèo lên 2 cây phong để từ đó say mê khám phá thảo nguyên mênh mông phía sau làng, điều đó có ý nghĩa gì ? ? Qua tìm hiểu về 2 cây phong, em thấy 2 cây phong có ý nghĩa ntn đối với cuộc sống của người dân làng Ku ku rêu ? -Gv: Đó là h/ả của quê hương, cũng là biểu tượng cho sức sống mãnh mẽ mà dẻo dai, kiêu hùng bất khuất mà dịu dàng thân thương của những con người nơi đây. ? H/ả 2 cây phong trong văn bản, gợi cho em nhớ gì về tuổi thơ nơi làng quê mình ? => HS tự bộc lộ. I-Giới thiệu chung: 1. Tác giả- tác phẩm *Ai ma tốp (1928 ), là nhà văn Cư rơ gư xtan. -Ông được tặng giải thưởng văn học Lê nin *Văn bản “Hai cây phong” trích từ phần đầu truyện “ Người thầy đầu tiên” 2- Đọc – chú thích 3- Bố cục: 4 phần -Từ đâu-> “phía tây”: Giới thiệu vị trí của làng Ku ku rêu. -Tiếp-> “ thần xanh”: Nhớ về h/ả 2 cây phong ở đầu làng và cảm xúc của nv tôi mỗi khi về làng. -Tiếp-> “,..biêng biếc kia”: Cảm xúc và tâm trạng của nv tôi và bạn bè hồi trẻ thơ. -Còn lại: Nhân vật tôi nhớ đến người trồng 2 cây phong gắn liền với trường Đuy sen II/ Tìm hiểu văn bản 1-Hình ảnh hai cây phong: - Giữa ngọn đồi, có 2 cây phong lớn. - Chúng luôn hiện ra trước mắt hệt như những ngọn hải đăng đặt trên núi.-> đề cao giá trị của 2 cây phong, khẳng định vai trò không thể thiếu của chúng đối với những người đi xa về làng và thể hiện niềm tự hào của dân làng về 2 cây phong. - Miêu tả đặc điểm 2 cây phong qua tiếng nói riêng và tâm hồn riêng của chúng; kết hợp với các h/ả s2 làm cho chúng trở nên sống động như 2 con người. - Hai cây phong khổng lồ lại nghiêng ngả đung đưa như muốn chào mời chúng tôi đến với bóng râm mát rượi và tiếng lá xào xạc dịu hiền. -> Hai cây phong như những người bạn lớn vô cùng thân thiết, bao dung, độ lượng và gắn bó với lũ trẻ con trong làng. ->Hai cây phong là nơi hội tụ niềm vui tuổi thơ, là nơi gắn bó chan hoà, thân ái, là nơi tiếp sức cho tuổi thơ khám phá thế giới. =>Hai cây phong gắn bó thân thiết và gần gũi với cuộc sống của dân làng Ku ku rêu. * Hướng dẫn về nhà: - Cảm nhận được hình ảnh hai cây phong - Tiếp tục tìm hiểu văn bản: Hình ảnh con người gắn với hai cây phong Tiết 2 1/ ổn định lớp. 2 / Kiểm tra bài cũ:Phân tích và nêu cảm nhận của em về hình ảnh hai cây phong trong văn bản? 3/ Bài mới: Theo dõi phần tiếp: ? ấn tượng của tôi trong những lần về thăm làng là gì? ? Do đâu nhân vật tôi có ấn tượng này ? =>HS bộc lộ ? Trong lời lẽ trên, nhân vật tôi đã tự bộc lộ những t/cảm nào của mình đối với 2 cây phong ? ? Em hiểu gì về trạng thái tâm hồn của người kể chuyện xưng tôi từ lời văn biểu cảm sau: “Ai là người đã trồng 2 cây phong trên đồi này ? Người vô danh đó đã ước mơ điều gì,... ấp ủ những niềm hi vọng gì?” ... thân tàn lần bước dặm khơi, Trông con tầm tã châu rơi, Con ơi, con hãy nhớ lời cha khuyên”. -> H/ả ẩn dụ nói lên nhiệt huyết yêu nước của người cha trong cảnh ngộ bất lực của ông. =>Hoàn cảnh éo le, tâm trạng đau xót,bất lực của một người nặng lòng với đất nước. 2- Nỗi lòng của người cha trước cảnh nước mất, nhà tan. “Giống hồng lạc hoàng thiên đã định Mấy ngàn năm suy thịnh đổi thay, Giời Nam riêng một cõi này, Anh hùng hiệp nữ xưa nay kém gì !” - Đau đớn trước cảnh mất nước, người cha nhắc đến truyền thống lịch sử hào hùng của dân tộc để khích lệ con, và để thể hiện niềm tự hào dân tộc-> một biểu hiện của lòng yêu nước. - Sử dụng phép nhân hoá và so sánh –> Cực tả nỗi đau mất nước thấm đến cả trời dất, sông núi Việt Nam. => Niềm xót thương vô hạn trước cảnh nước mất nhà tan và lòng căm phẫn trước những tội ác dã man của giặc Minh - Đó cũng là biểu hiện sâu sắc của tình cảm yêu nước trong lòng nhà thơ. 3-Nỗi lòng người cha dành cho con. “Cha xót phận tuổi già sức yếu, Lỡ xa cơ đành chịu bó tay”, - Đó là hoàn cảnh ngặt nghèo, bất lực: tuổi già, sức yếu lại sa cơ - bị giặc bắt -> khích lệ con, để mong con sẽ thay mình nối chí cứu nước Con nên nhớ tổ tông khi trước Đã từng phen vì nước gian lao Bắc Nam bờ cõi phân mao, Ngọn cờ độc lập máu đào còn đây... - Nhắc đến sự nghiệp của tổ tông là để khơi dậy lòng tự hào dân tộc, nhằm khích lệ con hãy noi gương cha nối nghiệp tổ tông. => Giọng điệu thống thiết,chân thành -> yêu thương con, yêu nước, đặt niềm tin tưởng vào con và đất nước. III/ Tổng kết – Luyện tập: *Ghi nhớ: sgk (163 ). *Luyện tập: D-Hướng dẫn học bài: Học thuộc lòng bài thơ, học thuộc ghi nhớ. -Soạn bài: Nhớ rừng (Đọc VB, đọc chú thích và trả lời những câu hỏi trong phần Đọc –Hiểu VB). Tiết 70- 71 Hoạt động ngữ văn : Làm thơ bảy chữ A-Mục tiêu bài học: Giúp HS: - Biết cách làm thơ bảy chữ với những yêu cầu tối thiểu: Biết đặt câu thơ bảy chữ, biết ngắt nhịp 4/3, biết gieo đúng vần. -Tạo không khí vui vẻ, sáng tạo và tăng tính mạnh dạn. B-Chuẩn bị: -Đồ dùng: Một số đoạn thơ, bài thơ 7 chữ. -Những điều cần lưu ý: Khái niệm thơ bảy chữ ở đây hiểu rất rộng, bao gồm thơ bảy chữ cổ phong, thơ thất luận (TNBC), thất tuyệt (TNTT), thơ mới bảy chữ gồm nhiều khổ; ngắt nhịp 4/3 hoặc 3/4 , nhưng 4/3 nhiều hơn; vần có thể là vần chính, có thể là vần thông, vần có thể là B hoặc T. C-Tiến trình tổ chức dạy – học: 1-ổn định tổ chức: 2-Kiểm tra: 3-Bài mới: Hoạt động của thầy-trò Nội dung kiến thức -Hs đọc sgk. ? Em hiểu thế nào về luật thơ 7 chữ ? ? Em hãy xem lại bài thuyết minh về thể thơ đã học ở bài 15. ? Đọc kĩ các bài và khổ thơ trong sgk, tự rút ra nhận xét về số câu, số chữ, cách ngắt nhịp, gieo vần và luật B-T trong câu ? ? Dựa vào cách làm trên, em làm tiếp 2 khổ thơ còn lại. ? Sưu tầm 1 số bài thơ 7 chữ, chép vào vở bài tập. ? Tập làm bài thơ 4 câu 7 chữ, đề tài tự chọn. Lưu ý không được chép bài có sẵn của người khác. ? Hãy đọc, gạch nhịp và chỉ ra các tiếng gieo vần cũng như mqh bằng trắc của 2 câu thơ kề nhau trong bài thơ sau ? - Chú ý: Xét theo luật “nhất, tam, ngũ bất luận; nhị, tứ, lục phân minh” (chữ thứ 2, 4, 6 phải đúng luật, còn chữ thứ 1, 3, 5 thì không cần). ? Đọc bài thơ “Tối” của Đoàn Cừ, bài thơ đã bị chép sai. Hãy chỉ ra chỗ sai, nói lí do và thử tìm cách sửa lại cho đúng ? HS đọc 2 câu thơ. ? Hãy làm tiếp hai câu thơ cuối theo ý mình trong bài thơ của Tú Xương mà người biên soạn đã giấu đi ? -Gv: Bài thơ mở đầu kể chuyện thằng Cuội ở cung trăng, như thế là đề tài bài thơ xoay quanh chuyện thằng Cuội ở cung trăng. Hai câu tiếp theo phải phát triển về đề tài đó theo 1 hướng nào đó. Nếu thế người làm phải biết các chuyện về chú Cuội như Cuội nói dối, cung trăng có chị Hằng, có cây đa, có con thỏ ngọc,... Có thể làm nghiêm túc, có thể làm hóm hỉnh,... Đáng chú ý là 2 câu thơ tiếp theo phải theo luật sau: B B T T B B T T T B B T T B Chú ý thơ Đường có luật “nhất, tam, ngũ bất luận; nhị, tứ, lục phân minh” (chữ thứ 2, 4, 6 phải đúng luật, còn chữ thứ 1, 3, 5 thì không cần. ? Làm tiếp bài thơ dang dở dưới đây cho trọn vẹn theo ý của mình ? -Gv: Về nội dung 2 câu đầu đã vẽ ra cảnh mùa hè, thì 2 câu tiếp phải nói tới chuyện mùa hè, chuyện nghỉ hè, chia tay bạn, dặn dò bạn, hẹn hò nhau năm sau,... Hai câu tiếp theo B-T phải là: T T B B B T T B B T T T B B -Hs đọc bài thơ 4 câu 7 chữ đã làm ở nhà để các bạn bình ? I-Chuẩn bị ở nhà: 1-Luật thơ bảy chữ: Là hình thức thơ lấy câu 7 chữ làm đơn vị nhịp điệu, bao gồm thơ 7 chữ cổ thể, thơ Đường luật 8 câu 7 chữ và 4 câu 7 chữ, thơ hiện đại nhiều khổ với câu thơ 7 chữ. 2-Xem lại bài thuyết minh về thể thơ TNTT: 3-Nhận xét về thể thơ 7 chữ: *Bánh trôi nước (Hồ Xuân Hương). -Số câu là 4, số chữ trong câu là 7, cả bài có 28 chữ. -Cách ngắt nhịp: 4/3. -Gieo vần: gieo vần bằng ở câu 1, 2, 4 (Vần on: tròn, non ,son). -Luật bằng trắc: có thể khởi đầu bằng tiếng thứ 2 vần bằng. 4-Sưu tầm: Cảnh khuya- Hồ Chí Minh. 5-Tập làm bài thơ 4 câu 7 chữ, đề tài tự chọn. II-Hoạt động thực hành: 1-Nhận diện luật thơ: a-Bài Chiều của Đoàn Văn Cừ: -Nhịp 4/3, gieo vần ê (về, nghe, lê)- vần bằng. -Mối quan hệ bằng trắc của 2 câu thơ kề nhau: B B B T T B B T T B B T T B T T B B B T T B B B T T B B (2) (4) (6) - Câu 1, 2 B-T đối nhau (đối); - Câu 3, 4 B-T lại đối nhau (đối). - Câu 2, 3 B-T giống nhau (niêm). b-Bài thơ Tối của Đoàn Văn Cừ: -Chép câu thứ 2 sai nhịp và sai vần: +Sai nhịp: sau từ “mờ” có dấu phẩy phải ngắt thành nhịp 3/4 không đúng với nhịp thơ 7 chữ 4/3 –> Sửa lại bằng cách bỏ dấu phẩy để câu thơ trở lại nhịp 4/3. -Sai vần: câu trên vần e (che), câu dưới lại vần anh (xanh) không vần với nhau ->Sửa lại là “lè”. 2-Tập làm thơ: a/ Tôi thấy người ta có bảo rằng: Bảo rằng thằng Cuội ở cung trăng! * Nguyên văn 2 câu của Tú Xương là: Chứa ai chẳng chứa, chứa thằng Cuội Tôi gớm gan cho cái chị Hằng. - Nếu nhấn mạnh tới việc nói dối khiến thằng Cuội lên cung trăng, bị người ta chê cười có thể viết: Đáng cho cái tội quân lừa dối Già khấc nhân gian vẫn gọi thằng. - Hoặc giễu chú Cuội cô đơn nơi mặt trăng chỉ có đá với bụi: Cung trăng chỉ toàn đất cùng đá, Hít bụi suốt ngày đã sướng chăng. -Hoặc lo cho chị Hằng: Cõi trần ai cũng chưà mặt nó, Nay đến cung trăng bỡn chị Hằng. b- Vui sao ngày đã chuyển sang hè, Phượng đỏ sân trường rộn tiếng ve. -Câu tiếp theo có thể là: Phấp phới trong lòng bao tiếng gọi, Thoảng hương lúa chín gió đồng quê. -Hoặc có thể là: Cảnh ấy lòng ai không phấn chấn Mơ về cõi mộng thuở xa quê. c-Bình thơ: D-Củng cố-Hướng dẫn học bài: -Gv hệ thống lại kiến thức về thơ 7 chữ. -Tiếp tục tự làm thơ theo chủ đề trên. Tiết 67. Trả bài kiểm tra tiếng Việt A/ Mục tiêu cần đạt: Giúp HS: - Biết khắc phục và tự sửa chữa những sai sót trong bài kiểm tra để qua đó tự rút kinh nghiệm về bài làm của mình. - Củng cố kiến thức tiếng Việt : cách dùng từ, đặt câu, tác dụng của biện pháp tu từ tiếng Việt. B/ Chuẩn bị: - GV: Bài chấm, sổ chấm chữa. - HS: Vở BTNV C/ Tiến trình lên lớp: ổn định lớp. Kiểm tra bài cũ: - Thế nào là phép tu từ nói quá? Cho ví dụ? - Thế nào là phép tu từ nói giảm nói tránh? Cho ví dụ? Bài mới: - HS nhắc lại đề bài - GV nhấn mạnh yêu cầu của đề. * Về nội dung. * Về hình thức. -GV chỉ ra các lỗi cơ bản và cho HS tự sửa lỗi. -Hs đọc bài điểm tốt: Huế, Hà, Linh, Quang, Tuấn(8A); Dung, Thịnh, Thủy, Ngọc, Triều (8B) - Bài của Thế Triều, Toàn, Minhchưa hoàn thiện về nội dung và hình thức. HS làm một số BTVN: - Bài tập về các phép tu từ nói giảm nói tránh, nói quá. - Bài tập về câu ghép. I/ Đề bài ( tiết 60) II/ Đáp án và biểu điểm( Tiết 60) III/ yêu cầu : 1/ Về nội dung : - Đáp ứng được những yêu cầu cơ bản của đề. - Hệ thống những kiến thức cơ bản đã học: từ vựng, ngữ pháp, các biện pháp tu từ, các loại dấu câu. 2/ Về hình thức: - Trình bày sạch đẹp, rõ ràng, khoa học. - Chữ viết sạch, rõ. IV/ Chữa lỗi cụ thể 1.Phần trắc nghiệm: - Đa số hs chọn đúng các đáp án: 1b, 2c, 3d, 4a, 5b. - Nắm được kiến thức về dấu câu và điền đúng theo đáp án. 2. Phần tự luận: - HS viết được đoạn văn có sử dụng phép tu từ nói quá, nói giảm nói tránh. - Chỉ ra được các phép tu từ đó. - Đoạn văn khá hoàn chỉnh về nội dung và hình thức. - Tuy nhiên một số bài còn chưa chỉ rõ hoặc đoạn văn chưa hoàn chỉnh về nội dung và hình thức. V/ Trả bài và thông qua kết quả: - Lớp 8A: 100% trên TB - Lớp 8B : 100% trên TB VI/ Theo dõi một số học sinh chưa tiến bộ: Toàn: chứ viết, cách diễn đạt còn vụng. Triều: chữ viết, đoạn văn lủng củng. - Minh : kiến thức còn chưa nắm chắc, chữ viết ẩu. D/ Hướng dẫn về nhà: Hệ thống kiến thức đã học. - Chuẩn bị chương trình HKII. Tiết 72 Trả bài kiểm tra tổng hợp cuối học kì I A/ Mục tiêu cần đạt: Qua bài kiểm tra, giúp HS: - Kiểm tra, đánh giá kiến thức đã học trong chương trình Ngữ văn 8, từ đó có kế hoạch ôn luyện và rút kinh nghiệm cho mình. - Rèn kĩ năng tích hợp giữa các phân môn trong bộ môn Ngữ văn B/ Chuẩn bị: Bài kiểm tra đã chấm C/ Tiến trình lên lớp: ổn định lớp. Bài mới: Hoạt động của thầy-trò Nội dung kiến thức HS bảo đảm những yêu cầu sau của bài văn thuyết minh: + Về dàn bài. + cách nêu các ý. I/ Đề bài( tiết 67 – 68) II/ Đáp án và biểu điểm: Phần I: 2 điểm HS lựa chọn đáp án đúng: Câu1: C Câu2: D Câu3: C Câu4: A Câu5: B Câu 6: C Câu7 :D Câu 8: D Phần II: 8 điểm: Bài văn thuyết minh bảo đảm những yêu cầu sau: 1/ Mở bài: Nêu khái quát ý nghĩa của việc trồng cây xanh đối với đời sống con người. 2/ Thân bài: giới thiệu về vai trò và tác dụng của rừng và cây xanh đối với đời sống: a- Cây xanh với chất diệp lục, tạo ra ô xi, có lợi cho hô hấp của con người, che ánh nắng gắt, làm dịu không khí; cây xanh cho gỗ, làm ra nhiều sản phẩm phục vụ con người; cây xanh còn là vật trang trí, trang điểm cho đường phố, nhà cửa, công xưởng, trường học b- Ngoài ra, rừng còn cung cấp cho con người lâm thổ sản, là nơi nuôi dưỡng, cư trú của thế giới động, thực vật. rừng chắn gió bão, bảo vệ nguồn nước, chống sói mòn, ngăn chặn lũ lụt c- Phê phán hiện tượng tà phá cây xanh và khai thác rừng bừa bãi; khẳng định ý nghiã to lớn của việc trồng cây gây rừng. 3/ Kết bài: Nêu suy nghĩ, cảm tưởng và ý thức trách nhiệm của mình trong việc trồng cây gây rừng. III/ Trả bài – Thông báo kết quả. IV/ Theo dõi bài yếu: Lớp 8A: - Nguyễn Văn Minh: 5 điểm: bài viết yếu về diễn đạt - Vũ Hữu Thế Anh: 5,5 điểm: ý sơ sài. Lớp 8B: - Phan Văn Thắng: 4,5 điểm: bài viết yếu về diễn đạt, ý sơ sài. - Phan Văn Toàn: 5 điểm: bài viết yếu về diễn đạt D/ Hướng dẫn về nhà: - Chuẩn bị bài hệ thống kiến thức cơ bản đã học Chuẩn bị SGK và chương trình Ngữ văn 8 học kì II
Tài liệu đính kèm: