Giáo án Ngữ văn 8 tiết 32 bài 8: Tập làm văn: Lập dàn ý cho bài văn tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm

Giáo án Ngữ văn 8 tiết 32 bài 8: Tập làm văn: Lập dàn ý cho bài văn tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm

TIẾT 32 TẬP LÀM VĂN

LẬP DÀN Ý CHO BÀI VĂN TỰ SỰ KẾT HỢP VỚI MIÊU TẢ VÀ BIỂU CẢM

1. Mục tiêu: Giúp HS:

a) Về kiến thức: Nhận diện được các phần: Mở bài, thân bài, kết bài, của một văn bản tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm.

b) Về kĩ năng: Biết cách tìm lựa chọn và sắp xếp các ý trong bài văn. Rèn luyện cách lập dàn ý.

c) Về thái độ: Có ý thức học tập nghiêm túc bộ môn.

2. Chuẩn bị của GV và HS:

 a) Chuẩn bị của GV: SGK, SGV, đồ dùng dạy học - nghiên cứu soạn giáo án.

 b) Chuẩn bị của HS: SGK, vở ghi, học bài cũ - soạn bài theo SGK.

3. Tiến trình bài dạy

 * Ổn định tổ chức: Sĩ số 8B: .

 8C:

a) Kiểm tra bài cũ (3’): Kiểm tra sự chuẩn bị bài của 2 HS.

 * Vào bài (1’): Tiết học trước, các em đã luyện tập cách viết một đoạn văn tự sự kết hợp yếu tố miêu tả và biểu cảm. Tiết học này, chúng ta tìm hiểu dàn ý của một bài văn tự sự kết hợp miêu tả và biểu cảm.

 

doc 4 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 733Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 8 tiết 32 bài 8: Tập làm văn: Lập dàn ý cho bài văn tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: ...................... 	Ngày dạy:  Dạy lớp 8B
	Ngày dạy:  Dạy lớp 8C
TIẾT 32 TẬP LÀM VĂN
LẬP DÀN Ý CHO BÀI VĂN TỰ SỰ KẾT HỢP VỚI MIÊU TẢ VÀ BIỂU CẢM
1. Mục tiêu: Giúp HS:
a) Về kiến thức: Nhận diện được các phần: Mở bài, thân bài, kết bài, của một văn bản tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm.
b) Về kĩ năng: Biết cách tìm lựa chọn và sắp xếp các ý trong bài văn. Rèn luyện cách lập dàn ý.
c) Về thái độ: Có ý thức học tập nghiêm túc bộ môn.
2. Chuẩn bị của GV và HS:
	a) Chuẩn bị của GV: SGK, SGV, đồ dùng dạy học - nghiên cứu soạn giáo án.
	b) Chuẩn bị của HS: SGK, vở ghi, học bài cũ - soạn bài theo SGK.
3. Tiến trình bài dạy
	* Ổn định tổ chức: Sĩ số 8B: .
	 8C: 
a) Kiểm tra bài cũ (3’): Kiểm tra sự chuẩn bị bài của 2 HS.
	* Vào bài (1’): Tiết học trước, các em đã luyện tập cách viết một đoạn văn tự sự kết hợp yếu tố miêu tả và biểu cảm. Tiết học này, chúng ta tìm hiểu dàn ý của một bài văn tự sự kết hợp miêu tả và biểu cảm.
b) Dạy nội dung bài mới:
I. DÀN Ý CỦA BÀI VĂN TỰ SỰ (22’) 
1. Tìm hiểu dàn ý của bài văn tư sự 
* Bài văn: Món quà sinh nhật.
GV: Gọi HS đọc bài văn.
?TB: Bài văn thuộc kiểu văn bản nào em đã được học?
HS: Thuộc kiểu văn bản tự sự kết hợp với miêu tả biểu cảm.
?TB: Bài văn trên có thể chia làm mấy phần? Chỉ ra các phần và nêu nội dung của từng phần?
HS: Bài văn chia 3 phần: Mở bài từ đầu đến "Trên bàn" => Kể và tả lại quang cảnh buổi sinh nhật. Thân bài tiếp đến "Không nói" => Tập trung kể về món quà sinh nhật độc đáo của người bạn. Kết bài còn lại => Cảm nghĩ của nhân vật “tôi” về món quà sinh nhật bạn tặng.
?TB: Truyện kể về việc gì? Ai là người kể chuyện? Kể ở ngôi thứ mấy?
HS: Kể về món quà độc đáo Trinh tặng Trang trong buổi sinh nhật. Trang là người kể chuyện, kể ở ngôi thứ nhất (xưng tôi).
?KH: Câu chuyện xảy ra ở đâu? Trong hoàn cảnh nào?
HS: Chuyện xảy ra ở nhà trang vào buổi sáng, trong lúc Trang tổ chức sinh nhật có rất nhiều bạn đến chúc mừng nhưng người bạn thân thiết nhất là Trinh vẫn chưa thấy đến.
* Dàn ý của bài:
?TB: Chuyện xảy ra với ai? Có những nhân vật nào? Ai là nhân vật chính?
HS: Chuyện xảy ra với Trang, có các nhân vật: Trang, các bạn, Thanh, Trinh. Nhân vật chính là Trang, Trinh.
?TB: Tính cách của mỗi nhân vật ra sao?
HS: Trang vui vẻ, nhiệt tình với bạn, dễ giận, dễ cảm động. Trinh hiền lành, ít nói mà sâu sắc, rất quý bạn.
?KH: Câu chuyện diễn ra như thế nào? (Mở đầu nêu vấn đề gì? Câu chuyện phát triển đến đỉnh điểm ở đâu? Kết thúc ở chỗ nào?)
HS: Mở đầu giới thiệu quang cảnh buổi sinh nhật vui vẻ của Trang. Diễn biến: Trinh đến muộn, thái độ của Trang. Phát triển đỉnh điểm: món quà giản dị, độc đáo Trinh tặng Trang. Kết thúc: Cảm nghĩ của Trang về món quà bạn tặng.
?KG: Lập dàn ý cho bài văn trên?
a) Mở bài:
- Giới thiệu quang cảnh buổi sinh nhật vui vẻ của Trang.
b) Thân bài: Diễn biến sự việc
- Trang đợi mãi mới thấy Trinh đến;
- Trang trách Trinh, biết lí do, Trang thấy giận mình;
- Trinh tặng Trang món quà sinh nhật đầy ý nghĩa làm Trang xúc động.
c. Kết bài:
- Cảm nghĩ của Trang về món quà sinh nhật độc đáo.
?G: Điều gì tạo nên sự bất ngờ của truyện?
HS: Chính là do tình huống truyện. Tác giả đã khéo léo đưa người đọc nhập vào tâm trạng chờ đợi và có ý chê trách của nhân vật Trang - người kể chuyện - về sự chậm trễ của người bạn thân nhất trong ngày sinh nhật, để rồi sau đó mới vỡ lẽ ra rằng đó là sự chậm trễ đầy thông cảm, suýt nữa thì Trang trách nhầm người bạn, mà nhất là người bạn ấy lại có một tấm lòng thơm thảo thật đáng trân trọng, thể hiện qua món quà sinh nhật đầy ý nghĩa: “Nó không phải là món quà mua vội vàng trên vỉa hè, trong cửa hiệu, chỉ cốt bỏ tiền ra là mua được, mà nó là cả một tấm lòng trân trọng của Trinh; Trinh ấp ủ, nâng niu, hằng nghĩ đến suốt bao ngày nay”.
?TB: Các yếu tố miêu tả, biểu cảm được kết hợp và thể hiện ở chỗ nào trong câu chuyện?
HS: Tả quang cảnh buổi sinh nhật, bình hoa. Tả dáng điệu, cử chỉ của Trinh. Tả chùm ổi: Món quà sinh nhật. Biểu cảm ở những chi tiết biểu hiện tâm trạng, cảm nghĩ của nhân vật Trang về người bạn và về món quà.
?KH: Nêu tác dụng của các yếu tố miêu tả biểu cảm trên?
HS: Các yếu tố miêu tả, biểu cảm giúp cho việc tả quang cảnh buổi sinh nhật thêm sống động, tình bạn của Trang và Trinh thật thân thiết, cảm động. Câu chuyện được kể thêm sâu sắc.
 	?TB: Những nội dung trên được tác giả kể theo thứ tự nào?
HS: Vừa kể theo trình tự thời gian (Kể các sự việc diễn biến từ đầu đến cuối buổi sinh nhật) nhưng trong khi kể, tác giả đã dùng hồi ức, ngược thời gian nhớ về sự việc đã diễn ra “lâu lắm, từ mấy tháng trước lúc ổi đang ra hoa”
 	?KH: Qua việc tìm hiểu bài văn, em hãy nêu nhiệm vụ của mỗi phần trong dàn ý bài văn tự sự kết hợp yếu tố miêu tả, biểu cảm? 
2. Dàn ý của bài văn tự sự:
	Ghi: Dàn ý bài văn tự sự thường gồm ba phần
- Mở bài thường giới thiệu sự việc nhân vật và tình huống xảy ra câu chuyện.
- Thân bài kể lại diễn biến câu chuyện theo một trình tự nhất định.
Trong khi kể, người viết thường kết hợp miêu tả sự việc, con ngưòi và thể hiện tình cảm, thái độ của mình trước sự việc và con người được miêu tả.
- Kết bài: Nêu kết cục và cảm nghĩ của người trong cuộc.
GV: Gọi HS đọc ghi nhớ SGK. T. 95.
II. LUYỆN TẬP (16’) 
1.Bài 1 (T. 95)
a) Mở bài:
- Giới thiệu quang cảnh đêm giao thừa và gia cảnh của em bé bán diêm.
b) Thân bài:
- Lúc đầu do không bán được diêm.
 + Em không dám về nhà vì sợ bố.
+ Em tìm một góc tường ngồi tránh rét.
+ Em bị gió rét hành hạ.
- Sau đó em đánh liều quẹt các que diêm để sưởi ấm cho mình.
 + Em quẹt que diêm thứ nhất lò sưởi hiện ra;
+ Em quẹt que diêm thứ hai bàn ăn sang trọng xuất hiện;
 + Em quẹt diêm thứ ba hiện ra cây thông Nô-en rực rỡ;
 + Em quẹt que diêm thứ tư bà yêu quý mỉm cười với em;
+ Em quẹt tất cả các que diêm còn lại bà nắm tay em bay lên đón lấy những niềm vui của năm mới.
?TB: Các yếu tố miêu tả và biểu cảm trong truyện thể hiện ở chỗ nào?
HS: Các yếu tố này được đan xen vào trong quá trình kể chuyện về cô bé bán diêm. Đặc biệt là cứ sau mỗi lần em bé quẹt diêm thì cảnh mộng tưởng cũng như cảnh thực sau khi diêm tắt được tác giả miêu tả rất sinh động. Kèm theo đó là những suy nghĩ và tâm trạng của nhân vật.
c) Kết bài: Em bé bán diêm đã chết, mọi người không ai biết được điều kì diệu mà em đã trông thấy qua ánh lửa diêm.
2. Bài 2 (T. 95)
GV: Gọi HS đọc yêu cầu bài tập 2.
?TB: Lập dàn ý cho đề bài sau: Hãy kể về một kỉ niệm với người bạn tuổi thơ khiến em xúc động và nhớ mãi?
a) Mở bài:
- Giới thiệu người bạn tuổi thơ.
- Nêu kỉ niệm khiến mình xúc động nhớ mãi.
b) Thân bài:
- Kỉ niệm, xảy ra ở đâu? Lúc nào? Với ai?
- Chuyện xảy ra như thế nào?
- Điều gì khiến em xúc động? Xúc động như thế nào?
c) Kết bài: Em có suy nghĩ gì về kỉ niệm đó.
GV: Cho HS trình bày dàn ý, HS nhận xét, GV kết luận.
c) Củng cố, luyện tập (2’):
	?: Nêu dàn ý của một bài văn tự sự kết hợp yếu tố miêu tả và biểu cảm?
	HS: Dàn ý bài văn tự sự thường gồm ba phần
- Mở bài thường giới thiệu sự việc nhân vật và tình huống xảy ra câu chuyện.
- Thân bài kể lại diễn biến câu chuyện theo một trình tự nhất định.
Trong khi kể, người viết thường kết hợp miêu tả sự việc, con ngưòi và thể hiện tình cảm, thái độ của mình trước sự việc và con người được miêu tả.
- Kết bài: Nêu kết cục và cảm nghĩ của người trong cuộc.
d) Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà (1’):
	- Viết thành bài văn hoàn chỉnh bài tập 2.
- Tiết tới soạn Hai cây phong. Yêu cầu về nhà: đọc kĩ văn bản, đọc kĩ chú thích *, chú thích từ khó, đọc - trả lời các câu hỏi của phần đọc - hiểu văn bản.

Tài liệu đính kèm:

  • docTiet 32 bai 8.doc