Giáo án Ngữ văn 8 tiết 3: Tiếng việt: cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ

Giáo án Ngữ văn 8 tiết 3: Tiếng việt: cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ

Tiếng Việt:

CẤP ĐỘ KHÁI QUÁT CỦA NGHĨA TỪ NGỮ

A-Mục tiêu cần đạt:Giúp học sinh:

-Hiểu rõ cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ và mối quan hệ về cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ.

-Thông qua bài học, rèn kỹ năng tư duy trong việc nhận thức mối quan hệ giữa cái chung và cái riêng.

B-Đồ dùng, phương tiện dạy học:

-GV:SGK,SGV,tài liệu tham khảo,bảng phụ, giáo án.

-HS:SGK,tài liệu tham khảo, bài soạn.

C-Tiến trình dạy:

1-Ổn định lớp:(1 phút)

2-Kiểm tra vở bài sọan của học sinh(2 phút):

 

doc 3 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 1151Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 8 tiết 3: Tiếng việt: cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày sọan:
Ngày dạy:
Tuần 1.Tiết 3
Tiếng Việt:
CẤP ĐỘ KHÁI QUÁT CỦA NGHĨA TỪ NGỮ
********
A-Mục tiêu cần đạt:Giúp học sinh:
-Hiểu rõ cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ và mối quan hệ về cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ.
-Thông qua bài học, rèn kỹ năng tư duy trong việc nhận thức mối quan hệ giữa cái chung và cái riêng.
B-Đồ dùng, phương tiện dạy học:
-GV:SGK,SGV,tài liệu tham khảo,bảng phụ, giáo án.
-HS:SGK,tài liệu tham khảo, bài soạn.
C-Tiến trình dạy:
1-Ổn định lớp:(1 phút)
2-Kiểm tra vở bài sọan của học sinh(2 phút):
3-Dạy bài mới:
TG
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
1 phút
17 phút
18 phút
Giới thiệu bài mới
I-Hoạt động 1:Hướng dẫn HS tìm hiểu khái niệm về từ ngữ nghĩa rộng, từ ngữ nghĩa hẹp:
-GV treo sơ đồ như trong SGK lên bảng và yêu cầu HS quan sát.
-Hỏi như trong SGK:Nghĩa của từ “động vật” hẹp hơn hay rộng hơn nghĩa của từ “thú”, “chim”, “cá” ?Vì sao?
-Tiếp tục hỏi như SGK.
=>GV dùng loại sơ đồ vòng tròn để biểu thị mối quan hệ này:
.-Cho ba từ “cây”, “cỏ”, “hoa”->Em hãy tìm một số từ ngữ có phạm vi nghĩa hẹp hơn và một từ ngữ có phạm vi nghĩa rộng hơn ba từ đó.
=>Thế nào là một từ ngữ có nghĩa rộng và một từ ngữ có nghĩa hẹp?
-Một từ ngữ có thể vừa có nghĩa rộng vừa có nghĩa hẹp không? Vì sao?
II-Hoạt động:Hướng dẫn HS làm luyện tập:
-Hướng dẫn, gợi ý học sinh làm các bài luyện tập.
-Gọi HS lên bảng làm luyện tập.
-Gọi HS nhận xét bài làm của bạn.
-Nhận xét, sửa chữa bài làm cho HS.
I-Hoạt động 1:Tìm 
hiểu khái niệm từ ngữ có nghĩa rộng, từ ngữ có nghĩa hẹp:
-Quan sát sơ đồ.
-TL:rộng hơnVì phạm vi nghĩa của từ “động vật” bao hàm nghĩa của các từ “thú”, “chim”, “cá”.
-Tiếp tục trả lời câu hỏi 2 ở SGK.
-Nghe GV thuyết trình.
-Tìm từ:
+Có nghĩa hẹp hơn:
. “Cây”: “cây cam”, “cây bưởi”,
. “Cỏ”: “ cỏ gạo”, “cỏ lưỡi đồng”,
. “Hoa”: “hoa lan”, “hoa huệ”,
+Có nghĩa rộng hơn: “cây”, “ cỏ”, “hoa” là “động vật”.
=>TL:theo ghi nhớ.
II-Làm luyện tập.
-Nghe GV hướng dẫn, gợi ý.
-Lên bảng làm luyện tập.
-Nhận xét bài làm của các bạn.
-Nghe GV nhận xét, sửa chữa, ghi nhận đáp án đúng vào vở..
I-Từ ngữ có nghĩa rộng, từ ngữ có nghĩa hẹp:
Nghĩa của một từ ngữ có thể rộng hơn (khái quát hơn) hoặc hẹp hơn (ít khái quát hơn) nghĩa của từ ngữ khác.
-Một từ ngữ được coi là có nghĩa rộng khi phạm vi nghĩa của nó bao hàm phạm vi nghĩa của một số từ ngữ khác.
-Một từ ngữ được coi là có nghĩa hẹp khi phạm vi nghĩa của nó được bao hàm bởi phạm vi nghĩa của một từ ngữ khác.
-Một từ ngữ có thể có nghĩa rộng đối với những từ ngữ này, đồng thời cũng có nghĩa hẹp đố với một từ ngữ khác.
II-Luyện tập:
1-Lập sơ đồ thể hiện cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ:
a/ 
 y phục
 quần áo
 quần đùi, áo dài
 quần dài áo sơ mi
b/ 
 vũ khí
 súng bom
 súng ttrường, bom ba càng
 đại bác bom bi
2-Tìm tữ ngữ có nghĩa rộng so với nghĩa của nhóm từ ngữ đã cho:
a/Từ ngữ có nghĩa rộng là: “chất đốt”.
b/Từ ngữ có nghĩa rộng là: “nghệ thuật”
c/Từ ngữ có nghĩa rộng là: “thức ăn”
d/Từ ngữ có nghĩa rộng là: “nhìn”.
e/Từ ngữ có nghĩa rộng là: “đánh”.
3- a/Từ “xe cộ”bao hàm nghĩa của các từ: “xe đạp”, “xe máy”,
b/Từ “kim loại” bao hàm nghĩa của các từ:“sắt’, “đồng”, “nhôm”, 
c/ Từ “hoa quả”bao hàm nghĩa của các từ : “chanh”, “cam’, “chuối”,
d/Từ “mang” bao hàm nghĩa của các từ: “xách”, “khiêng”, “gánh”,
4-Từ ngữ không thuộc phạm vi nghĩa của của nhóm là:
a/thuốc lào. b/thủ quỹ
c/bút điện d/hoa tai
5-Động từ có nghĩa rộng: “khóc’
-Động từ có nghĩa hẹp là: “nức nở”, “sụt sùi”.
4- Củng cố: 5 phút
-Thế nào là một từ ngữ có nghĩa hẹp và một từ ngữ có nghĩa rộng?
-Hãy giải thích sự khác nhau về nghĩa của cặp từ ngữ sau: “bàn”, “bàn gỗ”,
 Đáp án: + “bàn”:chỉ một sự vật nói chung để phân biệt với “ghế” chẳng hạn, nó có nghĩa rộng.
 + “bàn gỗ”:chỉ một vật cụ thể được làm bằng gỗ để phân biệt với các sự vật khác cùng loại được làm bằng đá, bằng nhựa, nó có nghĩa hẹp.
5 –Dặn dò: 1phút
-Học bài, làm bài tập, tìm thêm ví dụ.
-Hướng dẫn HS soạn bài “Tính thống nhất về chủ đề của văn bản”.
-GV nhận xét và xếp loại tiết học.
HẾT

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an van lop 8.doc