Giáo án Ngữ văn 8 - Tiết 3 đến 6

Giáo án Ngữ văn 8 - Tiết 3 đến 6

Tiết 3 : CẤP ĐỘ KHÁI QUÁT CỦA NGHĨA TỪ NGỮ

A ) Mục tiêu cần đạt : Giúp HS :

 - Phân biệt được cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ .

 - Biết vận dụng hiểu biết về cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ vào đọc –hiểu và tạo lập văn bản .

 1. Kiến thức : Cấp độ khái quát về nghĩa của nghĩa từ ngữ .

 2. Kĩ năng :

- Kĩ năng bài học: Thực hành so sánh, phân tích các cấp độ khái quát về nghĩa của nghĩa từ ngữ .

- Kĩ năng sống: Ra quyết định; nhận ra và biết sử dụng từ đúng nghĩa, trường nghĩa theo mục đích cụ thể.

 3. Thái độ : Có thái độ học tập nghiêm túc và biết vận dụng hợp lí ở phần bài tập .

B ) Chuẩn bị :

 - Giáo Viên : Giáo án , SGK , SGV , Bảng phụ.

 - Học Sinh : Trả lời trước các câu hỏi ở phần tìm hiểu bài , SGK , vở bài tập

C ) Tiến trình lên lớp :

 Khởi động.

 1) Ổn định tổ chức.

 2) Kiểm tra bài cũ : Kiểm tra việc soạn bài của hs.

 3) Bài mới : Trong TV , có những trường hợp từ ngữ này bao hàm từ ngữ kia họặc ngược lại . Để tìm hiểu hiện tượng này , cô cùng các em đi vào tiết 3.

 

doc 13 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 899Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 8 - Tiết 3 đến 6", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 19/8/2011
Lớp
Ngày dạy
Học sinh vắng mặt
Ghi chú
8A
8B
Tiết 3 : CẤP ĐỘ KHÁI QUÁT CỦA NGHĨA TỪ NGỮ 
A ) Mục tiêu cần đạt : Giúp HS :
 - Phân biệt được cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ .
 - Biết vận dụng hiểu biết về cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ vào đọc –hiểu và tạo lập văn bản .
 1. Kiến thức : Cấp độ khái quát về nghĩa của nghĩa từ ngữ .
 2. Kĩ năng :
- Kĩ năng bài học: Thực hành so sánh, phân tích các cấp độ khái quát về nghĩa của nghĩa từ ngữ .
- Kĩ năng sống: Ra quyết định; nhận ra và biết sử dụng từ đúng nghĩa, trường nghĩa theo mục đích cụ thể.
 3. Thái độ : Có thái độ học tập nghiêm túc và biết vận dụng hợp lí ở phần bài tập .
B ) Chuẩn bị : 
 - Giáo Viên : Giáo án , SGK , SGV , Bảng phụ. 
 - Học Sinh : Trả lời trước các câu hỏi ở phần tìm hiểu bài , SGK , vở bài tập 
C ) Tiến trình lên lớp : 
 Khởi động.
 1) Ổn định tổ chức. 
 2) Kiểm tra bài cũ : Kiểm tra việc soạn bài của hs.
 3) Bài mới : Trong TV , có những trường hợp từ ngữ này bao hàm từ ngữ kia họặc ngược lại . Để tìm hiểu hiện tượng này , cô cùng các em đi vào tiết 3.
HỌAT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
KIẾN THỨC CƠ BẢN CẦN ĐẠT 	
Họat động 1 : Tìm hiểu bài 
Giáo viên treo bảng phụ có dữ liệu sgk trang 10 
Học sinh chú ý nhìn sơ đồ ở bảng phụ .
GVH: Nghĩa của từ động vật rộng hơn hay hẹp hơn nghĩa của từ thú, chim, cá ? Vì sao ? 
GVH.: Nghĩa của từ thú, chim, cá rộng hơn nghĩa của từ ngữ nào? Vì sao ? Và đồng thời hẹp hơn nghĩa của từ ngữ nào ? Vì sao ? 
GVH: Hãy tìm thêm một vài ví dụ khác tương tự trường hợp ví dụ trên? 
GVH: Từ các vd đã phân tích : Em có nhận xét gì về các hiện tượng trên ? Một từ ngữ được xem là có nghĩa rộng khi nào và có nghĩa hẹp khi nào ? 
GV giới thiệu : Hiện tượng trên ta gọi đó là cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ . Vậy em hiểu như thế nào về cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ ? 
 HS trả lời và đọc phần ghi nhớ / sgk /10
Bài tập nhanh .
Cho các từ : Cây , cỏ ,hoa 
Yêu cầu : Tìm các từ ngữ có phạm vi nghĩa hẹp hơn cây , cỏ , hoa và từ ngữ có nghĩa rộng hơn ba từ đó ?
Họat động 3 : Luyện tập. ( kĩ năng trình bày một phút, thảo luận nhóm)
HS đọc yêu cầu bài tập 1 .
 HS lên bảng trình bày.
 GV sữa chữa.
HS đọc bài tập 2 
Nêu yêu cầu của bài tập 
5 học sinh lên bảng tìm từ ngữ nghĩa rộng 
GV tổ chức giống bài tập 2
HS đọc yêu cầu BT 4/sgk/11.
HS làm bài tập vào vở .HS đứng lên trình bày.
GV sữa chữa.
HS đọc yêu cầu BT 5/sgk/11.
HS trao đổi nhóm .
Đại diện nhóm trình bày .
GV nhận xét – sữa chữa 
I. Từ ngữ nghĩa rộng , từ ngữ nghĩa hẹp 
 1. Ví dụ : sgk / 10
 	Động vật
 Thú Chim Cá
 Voi , Tu hú, Cá rô, 
 Hươu Sáo Cá thu
 2) Ghi nhớ : (xem sgk /10)
Gợi ý :
Thực vật > cây , cỏ , hoa > cây cam , cây dừa , cỏ gấu , cỏ mật , hoa lan , hoa huệ .
II). Luyện tập 
Bài 1/sgk/10: Sơ đồ.
 Y Phục 
 Quần Áo 
 Quần đùi Áo dài , 
 Quần dài Áo sơ mi
Bài 2 /sgk/11 : Tìm từ ngữ nghĩa rộng .
Chất đốt 
Nghệ thuật 
Thức ăn 
Nhìn 
Đánh 
Bài 3/sgk/11 : Từ ngữ nghĩa hẹp. 
a/ Xe cộ: xe đạp, xe ôtô, xe máy
b/ Kim loại: sắt, thép, chì
c/ Hoa quả: chanh ,cam , chuối 
d/ Họ hàng: cô, dì, chú, bác
e/ Mang: xách, khiêng, gánh
Bài 4/sgk/11: Các từ không phù hợp.
a/ Thuốc lá. b/ Thủ quỹ
c/ Bút điện d/ Hoa tai
Bài 5/sgk/11: 
Nhóm 3 động từ : Khóc , nức nở , sụt sùi
Họat động 4 : Củng cố – Dặn dò 
*Củng cố:
 ? Thế nào là cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ?
- Học phần ghi nhớ /sgk /10 .
- Làm bài tập trong./sgk. 
* Dặn dò:
- Soạn bài :Tính thống nhất về chủ đề của văn bản.
V. Rút kinh nghiệm:
...................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Ngày soạn: 19/8/2011
Lớp
Ngày dạy
Học sinh vắng mặt
Ghi chú
8A
8B
Tiết 4 : TÍNH THỐNG NHẤT VỀ CHỦ ĐỀ TRONG VĂN BẢN 
A ) Mục tiêu cần đạt : Giúp HS :
 - Thấy được tính thống nhất về chủ đề của văn bản và xác định được chủ đề của một văn bản cụ thể .
 - Biết viết một văn bản đảm bảo tính thống nhất về chủ đề .
 1. Kiến thức : 
 - Chủ đề văn bản .
 - Những biểu hiện của chủ đề trong một văn bản .
 2 . Kĩ năng : 
- Kĩ năng bài học: 
+ Đọc – hiểu và có khả năng bao quát toàn bộ văn bản.
+ Trình bày một văn bản (nói , viết ) thống nhất về chủ đề .
- Kĩ năng sống: 
+ Giao tiếp: phản hồi, lắng nghe tích cực, trình bày suy nghĩ, ý tưởng cá nhân về chủ đề và tính thống nhất về chủ đề của văn bản. 
+ Suy nghĩ sáng tạo: Nêu vấn đề, phân tích đối chiếu văn bản để xác định chủ đề và tính thống nhất của chủ đề.
B ) Chuẩn bị : 
Giáo Viên : Giáo án , SGK , SGV .
Học Sinh : Vở bài soạn, SGK.
C ) Tiến trình lên lớp : 
 Họat động 1 : Khởi động.
1) Ổn định tổ chức.
2) Kiểm tra bài cũ : 
 3) Giới thiệu bài mới : Mỗi văn bản đều có chủ đề ( Đại ý ) , khi tìm hiểu văn bản , ta phải nêu bật được chủ đề của văn bản 
 Họat động 2 : Hình thành kiến thức mới :
HỌAT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
KIẾN THỨC CƠ BẢN CẦN ĐẠT 
Học sinh đọc lại văn bản “ Tôi đi học ”
GVH : Tác giả nhớ lại những kỉ niệm sâu sắc nào trong thời thơ ấu của mình? Sự hồi tưởng ấy gợi lên ấn tượng gì trong lòng tác giả? 
 HS: Kỉ niệm về ngày khai trường đầu tiên vào lớp 1 của mình . Ấn tượng về những cảm xúc khó quên trong lòng tg.
Giáo viên dẫn vào kiến thức : Nội dung mà các em trả lời là chủ đề của văn bản “Tôi đi học”.Vậy em hiểu chủ đề là gì ? 
 HS đọc phần 1 ghi nhớ / sgk /12.
GVH: Căn cứ vào đâu em biết văn bản “ Tôi đi học” nói lên những kỉ niệm của tác giả về buổi tựu trường đầu tiên? 
HS: - Nhan đề : Tôi đi học .
 - Các từ ngữ thể hiện chủ đề đi học :tựu trường , lần đầu tiên đến trường , đi học , hai quyển vở mới , .
 - Các câu văn : Hôm nay tôi đi học .Hằng năm cứ vào cuối thu. lòng tôi lại nao nức những kỉ niệm mơn man của buổi tựu trường 
GVH: Vb “Tôi đi học“ tập trung hồi tưởng lại tâm trạng hồi hộp, cảm giác bỡ ngỡ của n/v tôi trong buổi tựu trường đầu tiên. Hãy tìm các từ ngữ chứng tỏ tâm trạng đó in sâu trong lòng nhân vật tôi suốt cuộc đời?
HS: Lòng tôi lại nao nức kỉ niệm mơn man , tim ngừng đập , giật mình ,lúng túng 
GVH: Tìm các từ ngữ ,các chi tiết nêu bật cảm giác mới lạ xen lẫn bỡ ngỡ của nhân vật “tôi’’ khi cùng mẹ đến trường , khi cùng các bạn đi vào lớp ?
HS: 
Trên đường đi học :
+ Cảm nhận về con đường : quen đi lại lắm lần à thấy lạ 
+ Thay đổi hành vi : Lội qua sông thả diều , đi ra đồng nô đùa à đi học ,cố làm nhu một học trò thực sự .
Trên sân trường :
+Cảm nhận về ngôi trường : nhà trường cao ráo . à xinh xắn và oai nghiêm như cái đình làng à lo sợ vẩn vơ 
+ Cảm giác bỡ ngỡ ,lúng túng khi xếp hàng vào lớp ,
- Trong lớp học : Cảm thấy xa mẹ .
GVH: Từ việc phân tích trên, hãy cho biết: Thế nào là tính thống nhất về chủ đề của văn bản? Làm thế nào để bảo đảm tính thống nhất đó ?
Học sinh đọc ghi nhớ /sgk/12 
Họat động 3 : Luyện tập ( HS động não, trình bày 1 phút và thảo luận nhóm)
- HS đọc văn bản 
- GV hướng dẫn , gợi ý để HS phân tích tình huống 
- Sau khi phân tích , HS nhận xét tính thống nhất về chủ đề của văn bản 
HS khác kiểm tra và nhận xét 
HS đọc yêu cầu bài tập 2.
HS trao đổi nhóm. Đại diện nhóm trình bày .
HS đọc yêu cầu bài tập 3. 
HS trao đổi nhóm. Đại diện nhóm trình bày. 
GV sữa chữa. 
I)Tìm hiểu bài 
 1) Chủ đề của văn bản 
 Chủ đề 
r
Đối tượng V/đề chủ yêu
2) Tính thống nhất về chủ đề
 Nhan đề
 Từ ngữ Chi tiết
 Chủ đề 
 Thống nhất 
2. Ghi nhớ /sgk/12
II) Luyện tập 
Bài 1 /sgk/13: Phân tích 
 a/ Đối tượng : Rừng cọ 
 Vấn đề : Tình yêu quê hương. 
 Thứ tự : Khái quát 	 Cụ thể. 
b/ Chủ đề: Rừng cọ quê tôi. 
c/ Chứng minh:
MB: Giới thiệu khái quát vẻ đẹp quê tôi với rừng cọ trập trùng.
TB: Vẻ đẹp, sức mạnh ,t/ dụng của cây cọ trong đời sống con người. 
KB: Niềm tự hào , và nỗi nhớ rừng cọ quê nhà .
d/ Từ ngữ: đi trong rừng cọ, ngôi nhà khuất trong rừng cọ, cọ xoè lợp kín đầu.
 Câu văn: 
- C/sống quê tôi gắn bó với cây cọ.
- Người sông Thaorừng cọ quê mình.
Bài 2 /sgk/14: 
Bỏ 2 câu b và d
Bài 3/sgk/14: 
- Những ý lạc chủ đề: c, g.
- Không hướng tới chủ đề: b, e
Họat động 4 : Củng cố – Dặn dò .
* Củng cố:
? Thế nào là chủ đề của văn bản. 
? Tính thống nhất về chủ đề trong văn bản.
- Học thuộc phần ghi nhớ /sgk/12.
* Dặn dò:
- Soạn bài: Trong lòng mẹ. 
V. Rút kinh nghiệm:
.......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Ngày soạn: 25/8/2011 
Lớp
Ngày dạy
Học sinh vắng mặt
Ghi chú
8A
8B
Tiết 5 + 6 . Văn bản : TRONG LÒNG MẸ 	
 (Trích : “Những ngày thơ ấu ”) Nguyên Hồng 
A/ Mục tiêu cần đạt : Giúp HS :
Có được những kiến thức sơ giản về thể văn hồi kí .
Thấy được đặc điểm của thể văn hồi kí qua ngòi bút Nguyên Hồng : thấm đượm chất trữ tình , lời văn chân thành, dạt dào cảm xúc .
 1.Kiến thức : 
 - Khái niệm thể loại hồi kí .
 - Cốt truyện , nv , sự kiện trong đoạn trích Trong lòng mẹ .
 - Ngôn ngữ truyện thể hiện niềm khát khao tình cảm ruột thịt cháy bỏng của nv .
 - Ý nghĩa giáo dục : những thành kiến cổ hủ , nhỏ nhen , độc ác k thể làm khô héo tình cảm ruột thịt sâu nặng , thiêng liêng .
 2. Kĩ năng : 
- Kĩ năng bài học:
+ Bíc ®Çu biÕt ®äc - hiÓu mét v¨n b¶n håi kÝ.
+ VËn dông kiÕn thøc vÒ sù kÕt hîp c¸c ph¬ng thøc biÓu ®¹t trong v¨n b¶n tù sù ®Ó ph©n tÝch t¸c phÈm truyÖn.
 - Kĩ năng sống: 
+ Suy nghĩ sáng tạo: Phân tích, bình luận những cảm xúc của bé Hồng về tình yêu thương mãnh liệt với người mẹ.
+ Giao tiếp: trao đổi, trình bày suy nghĩ, ý tưởng, cảm nhận của bản thân về giá trị nội dung và nghệ thuật cuả văn bản.
+ Xác định gía trị bản thân: trân trọng tình cảm gia đình, tình mẫu tử; biết cảm thông với nỗi bất hạnh của người khác.
3. Tư tưởng:
- Trân trọng tình cảm gia đình; biết cảm thông chia sẻ.
- Giáo dục t/yêu thương, sự đồng cảm với nỗi đau của bé Hồng về tinh thần và căm ghét XHPK với những thành kiến nhỏ nhen độc ác.
B. Chuẩn bị :
Giáo Viên : Giáo án , SGK , SGV ,
Học Sinh: Vở bài soạn. 
C. Tiến trình lên lớp : 
Họat động 1 : Khởi động: 
 1) Ổn đ ịnh tổ chức.
 2) Kiểm tra bài cũ : 
Câu 1 : Những nét chính về nội dung và nghệ thuật của văn bản “ Tôi đi học” ? 
 Câu 2 : Phân tích tâm trạng của nhân vật tôi khi “trên con đường cùng mẹ tới trường ”? . 
 Đáp án :
 Câu 1 : Ghi nhớ / sgk / 21 .
 Câu 2 : - Thấy cảnh vật thay đổi.
 - Thấy mình trang trọng , đứng đắn .
 - Cẩn thận ,nâng niu mấy quyển vở vừa lúng túng vừa muốn thử sức mình và khẳng định đã đến tuổi đi học .
 3) Giới thiệu bài mới : Từ chủ đề tình cảm mẹ con , lòng yêu thương kính trọng đối với mẹ . Giáo viên đi vào bài mới .
Họat động 2 : Đọc hiểu văn bản 
HỌAT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ 
KIẾN THỨC CƠ BẢN CẦN ĐẠT
Tiết 1 
Học sinh đọc phần chú thích có đánh dấu */ sgk /18. 
GVH: Những nét chính về tác giả Nguyên Hồng? Những tác phẩm chính của ông ?
GVH: Nêu xuất xứ của tác phẩm.?
GV lưu ý cho HS : Nhà văn sớm thấm thía nỗi cơ cực và gần gũi những người lao động nghèo . Thời thơ ấu trãi nhiều cay đắng đã trở thành nguồn cảm hứng cho tác phẩm hồi kí cảm động Những ngày thơ ấu .
Giáo viên đọc mẫu 1 đọan , sau đó gọi hs lần lượt đọc hết vb . 
GVH: Vb trên được viết theo thể loại gì? Thế nào là hồi kí?
HS: Hồi kí là một thể của kí , ở đó người viết kể lại những câu chuyện, những điều chính mình đã trải qua , đã chứng kiến.
GVH: Trong vb trên có những nhân vật nào ? Ai là nv chính?
GVH: Văn bản có bố cục mấy phần ?
GVH: So với bố cục, mạch truyện và cách kể chuyện bài Trong lòng mẹ có gì giống và khác bài Tôi đi học ?
HS: - Giống nhau : 
 + Kể, tả theo trình tự thời gian, theo hồi tưởng .
 + Kể , tả kết hợp biểu cảm .
 - Khác nhau :
 + Vb Tôi đi học : chuyện liền mạch trong một khoảng thời gian ngắn, không ngắt quãng : buổi sáng đầu tiên đến trường .
 + Vb Trong lòng mẹ : chuyện không thật liền mạch .
 Học sinh quan sát phần đầu vb .
GVH: Cảnh ngộ chú bé Hồng có gì đặc biệt ? Cảnh ngộ ấy tạo nên thân phận bé Hồng như thế nào?
GVH:Nhân vật “cô tôi”có quan hệ như thế nào với bé Hồng? 
Với hoàn cảnh ấy lẽ ra Hồng phải nhận được tình cảm gì của người cô ? Nhưng ngược lại thái độ của người cô như thế nào? Chúng ta cùng đi vào phân tích để tìm hiểu .
GVH: NV bà cô được thể hiện qua các chi tiết kể ,tả nào?
HS: NV bà cô xuất hiện trong cuộc gặp gỡ và đối thoại với đứa cháu ruột – bé Hồng .
GVH: Cuộc đối thoại trên do ai tạo ra và nhằm mục đích gì ?
HS: Do chính bà cô tạo ra nhằm đạt được mục đích riêng của mình .
GVH: Cử chỉ đầu tiên của bà cô đ / v chú bé Hồng là cử chỉ gì ?
GVH: Cử chỉ cười hỏi và nội dung câu hỏi của bà cô có phản ánh đúng tâm trạng và tình cảm của bà với mẹ bé Hồng và bé Hồng hay không ?
HS: Nụ cười và câu hỏi có vẻ quan tâm , thương cháu nhưng bé Hồng bằng sự nhạy cảm và thông minh của mình đã nhận ra ngay ý nghĩa cay độc trong giọng nói và trên nét mặt của bà .
Rất kịch là rất giống người đóng kịch trên sân khấu, nhập vai, biểu diễn rất giả dối .
GVH: Sau lời từ chối của bé Hồng , bà cô lại hỏi gì ? Nét mặt và thái độ của bà cô thay đổi ra sau ? Điều đó thể hiện cái gì ?
HS: Bà cô lại hỏi luôn, mắt long lanh nhìn cháu chằm chằm . Lời nói và cử chỉ này càng chứng tỏ sự giả dối và độc ác của bà. Bà vẫn tiếp tục đóng kịch , tiếp tục trêu cợt cháu , tiếp tục lôi đứa cháu vào trò chơi tai quái của mình .
 .Hai chữ em bé lại ngân dài ra thật ngọt . Bà cô đang biểu hiện sự săm soi độc địa đễ hành hạ ,nhục mạ đứa trẻ tự trọng và ngây thơ bằng cách xoáy vào nỗi đau ,nỗi khổ tâm của nó .
GVH: Việc bà cô mặc kệ cháu cười dài trong tiềng khóc , vẫn cứ tươi cười kể các chuyện về chị dâu mình , rồi lại đổi giọng , vỗ vai nghiêm nghị , tỏ rõ sự thương xót anh trai – bố bé Hồng . Tất cả những điều đó càng làm lộ rõ bàn chất gì của bà cô ?
HS: Bà cô tỏ ra lạnh lùng vô cảm trước sự đau đớn , xót xa đến phẫn uất của đứa cháu . Bà kể về sự đói rách , túng thiếu của người chị dâu cũ với vẻ thích thú ra mặt . Bà ta muôn thấy đứa cháu đau khổ hơn nữa . Và khi thấy đứa cháu đã lên đến tột cùng của sự đau đớn ,phẫn uất bà ta mới tỏ ra ngậm ngùi , xót thương người đã mất. Tất cả càng chứng tỏ sự giả dối ,thâm hiểm đến trắng trợn , trơ trẽn của bà ta mà thôi .
GV H :Người cô này theo em đại diện cho điều gì của chế độ phong kiến ? Em có đồng tình với quan niệm ấy hay không ? Vì sao ? 
GV chốt: Bà cô là một người hết sức thâm hiểm và độc ác , luôn tìm cách giày vò đứa cháu đáng thương và tội nghiệp .Bà còn đại diện cho hủ tục lạc hậu .Chính hủ tục này đã đày đọa mẹ con bé Hồng. 
Tiết 2 : 
GVH: Trước câu hỏi ngọt nhạt đầu tiên của bà cô, Hồng có thái độ ntn ? 
GVH: Vì sao Hồng toan trả lời là có nhưng rồi lại cúi đầu không đáp ? 
HS: Vì em sớm nhận ra sự lừa mị , giả dối trong giọng nói của bà cô . Im lặng , cúi đầu là để suy nghĩ, tìm kiếm một câu trả lời, một cách đối phó và cuối cùng em đã tìm được cách ứng xử thích đáng .
GVH: Sau câu hỏi thứ hai của bà cô , thái độ của chú bé Hồng thay đổi ra sau ?
GVH: Lần thứ ba, khi nghe câu hỏi đầy mỉa mai, nhục mạ của người cô , tâm trạng của chú bé Hồng ntn ?
GVH: chi tiết tôi cười dài trong tiếng khóc có ý nghĩa gì ?
HS: Nó thể hiện một cách nồng nhiệt, mạnh mẽ cường độ, trường độ của cảm xúc, tâm trạng của nv .Trong hoàn cảnh ấy, bé Hồng nhỏ bé ,yếu ớt mà kiên cường, đau xót mà tự hào và đặc biệt vẫn dạt dào niềm tin yêu mẹ .
GVH: Khi nghe người cô cứ tươi cười kể về tình cảnh tội nghiệp của mẹ mình , thái độ của bé Hồng tiếp tục thay đổi ntn ?
GVH:Qua cách trả lời, thái độ của bé Hồng ,em đọc được tâm trạng gì của câu bé? Em cảm nhận gì về hình ảnh chú bé Hồng trong đọan này? ( tội nghiệp , đáng thương ) 
GVH: Thái độ và tâm địa độc ác của người cô có làm cho Hồng thù ghét mẹ không ? Vì sao ? 
GV chốt : Dưới sự lạnh lùng tàn nhẫn của người cô , Hồng rơi hòan tòan vào trạng thái đau đớn, tủi cực và uất ức .Tuy nhiên với tình yêu thương mẹ mãnh liệt Hồng đã rất bản lĩnh chịu đựng 
Học sinh quan sát đoạn cuối vb.
GVH: Tiếng gọi mẹ thảng thốt , bối rối : Mợ ơi ! của bé Hồng và cái giả thiết mà tg đặt ra : Nếu người quay mặt lạik phải là mẹ thì cảm giác tủi thẹn của bé Hồng đc làm rõ bằng hình ảnh so sánh nào ? Em hiểu gì về hình ảnh so sánh ấy? 
HS: Cái hay của nó là ở chỗ mới lạ và hết sức phù hợp với việc bộc lộ tâm trạng thất vọng cùng cực thành tuyệt vọng của bé Hồng
GVH: Cử chỉ , hành động và tâm trạng của bé Hồng khi bất ngờ gặp đúng mẹ mình ntn ? 
GVH:Tại sao gặp lại mẹ,chú bé Hồng lại oà lên khóc nức nở? 
HS: Giọt nước mắt dỗi hờn mà hạnh phúc, tức tưởi mà mãn nguyện .
GVH: Qua các chi tiết vừa phân tích , em có cảm nhận gì về cảm giác của chú bé Hồng khi được ở trong lòng mẹ ?
GVH:Nêu nhận xét của em về giọng văn của tg trong đọan này? 
GV chốt :Trong lòng mẹ ,bé Hồng đã tận hưởng tòan bộ những cảm giác sung sướng và hạnh phúc tột đỉnh bấy lâu nay mất đi nay lại trở về. 
GVH : Những nét chính về nội dung của vb trên?
HS đọc ghi nhớ /sgk /21.
Hoạt động 3 : Tổng Kết.
GVH : Nêu ý nghĩa của văn bản ?
GVH: Những nét chính về nghệ thuật của văn bản ? 
Họat động 4 : Luyện tập. ( kĩ năng động não và thảo luận nhóm,)
CH 1 : Qua đoạn trích : Trong lòng mẹ , hãy chứng minh rằng văn Nguyên Hồng giàu chất trữ tình.?
Kĩ năng trình bày 1 phút.
CH 2 : Tìm các từ Hán Việt có các yếu tố : nghi ( ngờ ) , thực (ăn ) , ảo ( k có thực ) , đoạn ( đứt ,dứt ) .
CH 3 : Viết một đoạn văn ngắn nêu lên tình cảm mẹ con .
I)Tìm hiểu bài 
 1) Tác giả 
- Nguyên Hồng ( 1918 - 1982) là nhà văn cuả những người khốn khổ. Ông có nhiều sáng tác ở các thể loai tiểu thuyết, thơ, kí
 2 ) Tác phẩm
 a. Xuất xứ
- Đoạn trích thuộc chương 4 của tập hồi kí " Những ngày thơ ấu".
b. Đọc văn bản 
c. Thể loại: Hồi kí.
d. Bố cục : 2 phần.
P1: Từ đầu  ngừơi ta hỏi đến chứ .
P2 : Phần còn lại .
II) Văn bản : 
1) Nhân vật bà cô . 
- Cười hỏi , giọng nói và nét mặt khi cười rất kịch .
- Cặp mắt long lanh nhìn chằm chặp
- hai tiếng “em bé” ngân dài thật ngọt 
- Tươi cười kể các chuyện .
- Tỏ vẻ ngậm ngùi thương xót thầy tôi 
 Lạnh lùng , độc ác , thâm hiểm .
2 )Tình cảm của chú bé Hồng đối với mẹ .
 a) Khi đối thoại với bà cô.
 - Cúi đầu không đáp .
- Lòng thắt lại, khoé mắt cay cay 
- Nước mắt ròng ròng  cười dài trong tiếng khóc .
 - Cổ họng nghẹn ứ , khóc không ra tiếng.
- Giá những hủ tục  vồ lấy mà cắn , nhai ,nghiến cho kì nát vụn 
 Đau đớn, tủi cực và uất ức 
Yêu thương mẹ mãnh liệt .
b) Khi được ở trong lòng mẹ. 
 - Òa lên khóc nức nở  
 - Đùi áp đùi mẹ , đầu ngả vào cánh tay mẹ  cảm giác ấm áp 
 - Phải bé lại và lăn vào lòng mẹ êm dịu vô cùng 
 Sung sướng và hạnh phúc
tột đỉnh .
 Ghi nhớ /sgk /trang 21.
III.Tổng kết : 
1. Ý nghĩa văn bản : Tình mẫu tử là mạch nguồn tình cảm không bao giờ vơi trong tâm hồn con người .
2. Nghệ thuật : 
- Tạo dựng mạch truyện, mạch cảm xúc trong đoạn trích tự nhiên , chân thực.
- Kết hợp lời văn kể chuyện với miêu tả , biểu cảm tạo nên những rung động trong lòng độc giả .
- Khắc hoạ hình tượng nv bé Hồng với lời nói , hành động , tâm trạng sinh động , chân thực .
B/ Luyện tập :
BT 1 : Chứng minh :
- Kết hợp nhuần nhuyễn giữa kể với bộc lộ cảm xúc.
- Các hình ảnh thể hiện tâm trạng ,các so sánh đều gây ấn tượng , đều giàu sức gợi cảm.
- Lời văn nhiều khi say mê khác thường như được viết trong dòng cảm xúc mơn man, dạt dào. 
BT2: 
Nghi : nghi can ,nghi hoặc, nghi kị .
Thực : thực đơn, thực phẩm
Ảo : ảo ảnh, ảo giác...
Đoạn : đoạn tuyệt ,đoạn trường
BT3: HS tự trình bày.
Họat động 5 : Củng cố – Dặn dò.
 ? Nội dung của văn bản trên?
 - Học thuộc ghi nhớ /sgk /21. 
 - Soạn : Trường Từ Vựng

Tài liệu đính kèm:

  • docvan 8 tiet 3-6.doc