Giáo án Ngữ văn 8 tiết 29, 30 bài 8: Văn bản Chiếc lá cuối cùng (trích) O. Hen-Ri

Giáo án Ngữ văn 8 tiết 29, 30 bài 8: Văn bản Chiếc lá cuối cùng (trích) O. Hen-Ri

TIẾT 29: VĂN BẢN

CHIẾC LÁ CUỐI CÙNG

(Trích) O. Hen-ri

I. Mục tiêu: Giúp HS:

 1) Về kiến thức: Khám phá vài nét cơ bản nghệ thuật truyện ngắn của nhà văn Mĩ O. Hen-ri, rung động trước cái hay, cái đẹp và lòng cảm thông của tác giả đối với những nỗi bất hạnh của người nghèo.

 2) Về kĩ năng: Biết phân tích đoạn trích văn học nước ngoài theo đúng yêu cầu.

 3) Về thái độ: Biết trân trọng nghệ thuật chân chính, biết cảm thông với những người nghèo khổ, bất hạnh.

II. Chuẩn bị của GV và HS

1) Chuẩn bị của GV: SGK, SGV, soạn giáo án.

2) Chuẩn bị của HS: SGK, vở ghi - học bài cũ, đọc, soạn bài theo câu hỏi SGK.

III. Tiến trình bài dạy

 * Ổn định tổ chức: Sĩ số 8B: .

 8C: .

A) Kiểm tra bài cũ (3’): Kiểm tra miệng.

 Câu hỏi: Nêu nghệ thuật và nội dung cơ bản của đoạn trích “Đánh nhau với cối xay gió”?

 

doc 10 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 893Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 8 tiết 29, 30 bài 8: Văn bản Chiếc lá cuối cùng (trích) O. Hen-Ri", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 8: NGỮ VĂN BÀI 8
Kết quả cần đạt
- Hiểu rõ Chiếc lá cuối cùng hấp dẫn ở nghệ thuật kể chuyện độc đáo và lòng thương yêu những người nghèo khổ.
- Tìm hiểu và liệt kê các danh từ chỉ quan hệ ruột thịt thân thiết được dùng ở địa phương.
- Biết cách tìm, lựa chọn sắp xếp các ý trong một bài văn tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm.
Ngày soạn: ..	Ngày dạy:  Dạy lớp 8B
	Ngày dạy:  Dạy lớp 8C
TIẾT 29: VĂN BẢN
CHIẾC LÁ CUỐI CÙNG
(Trích) O. Hen-ri 
I. Mục tiêu: Giúp HS:
	1) Về kiến thức: Khám phá vài nét cơ bản nghệ thuật truyện ngắn của nhà văn Mĩ O. Hen-ri, rung động trước cái hay, cái đẹp và lòng cảm thông của tác giả đối với những nỗi bất hạnh của người nghèo.
	2) Về kĩ năng: Biết phân tích đoạn trích văn học nước ngoài theo đúng yêu cầu.
	3) Về thái độ: Biết trân trọng nghệ thuật chân chính, biết cảm thông với những người nghèo khổ, bất hạnh.
II. Chuẩn bị của GV và HS
1) Chuẩn bị của GV: SGK, SGV, soạn giáo án.
2) Chuẩn bị của HS: SGK, vở ghi - học bài cũ, đọc, soạn bài theo câu hỏi SGK.
III. Tiến trình bài dạy
	* Ổn định tổ chức: Sĩ số 8B: .
	 8C: .
A) Kiểm tra bài cũ (3’): Kiểm tra miệng.
	Câu hỏi: Nêu nghệ thuật và nội dung cơ bản của đoạn trích “Đánh nhau với cối xay gió”?
	Đáp án: : - Nghệ thuật xây dựng nhân vật đối lập, tương phản. Cách kể chuyện hấp dẫn: khắc hoạ Đôn bằng lời văn hóm hỉnh, trào lộng, phóng đại; khắc hoạ Xan-chô tuy vẫn dùng lời văn hóm hỉnh song tác giả tả thực nhiều hơn.(6đ) 
 	 - Đôn-ki-hô-tê thật nực cười song cũng có những phẩm chất đáng quý. Xan- chô có những mặt tốt, song cũng bộc lộ những điểm đáng chê trách. (4đ)
	* Vào bài (1’): O Hen-ri là cây bút truyện ngắn xuất sắc của nền văn học Mĩ đầu thế kỉ XX. Truyện Chiếc lá cuối cùng tiêu biểu cho bút pháp nghệ thuật của ông. Tiết học này ta cùng tìm hiểu đoạn trích của truyện.
B) Dạy nội dung bài mới:
I. ĐỌC VÀ TÌM HIỂU CHUNG (20’) 
1. Vài nét về tác giả, tác phẩm:
 GV: Gọi HS đọc chú thích SGK * T89.
?TB: Nêu những hiểu biết của em về O Hen- ri?
Ghi: - O Hen-ri (1862- 1910) là nhà văn Mĩ chuyên viết truyện ngắn. Truyện của ông thường nhẹ nhàng nhưng toát lên tinh thần nhân đạo cao cả.
- Đoạn trích là phần cuối của truyện ngắn "Chiếc lá cuối cùng". 
GV: O Hen- ri là nhà văn chuyên viết truyện ngắn. Cha ông làm nghề thầy thuốc; mẹ qua đời khi ông mới lên ba. Thuở nhỏ, ông không được học hành nhiều, 15 tuổi phải thôi học đến làm việc tại hiệu thuốc của chú ruột; sau đó còn phải làm nhiều nghề để kiếm sống (nhân viên kế toán, vẽ tranh, thủ quỹ ngân hàng). Ông chuyên viết truyện ngắn và sáng tác nhiều. Có năm lên tới 65 truyện (1904), 50 truyện năm 1905. Các truyện ngắn của ông lần lượt được in thành từng tập khi ông con sống và cả khi ông đã mất. Truyện của ông phong phú về đề tài nhưng phần lớn hướng về cuộc sống nghèo khổ của người dân Mĩ. Về nghệ thuật, ông thường sử dụng kiểu đảo ngược tình huống hai lần một cách đột ngột bất ngờ. Nhiều nhân vật của ông vừa rất thực vừa mơ hồ, phảng phất như trong giấc mơ. 
2. Đọc văn bản
GV: Tóm tắt văn bản theo SGV. T. 84.
GV: Tuy chỉ là một đoạn trích ngắn gọn xong tác giả cũng đã kết hợp các yếu tố kể - miêu tả - biểu cảm. Khi đọc cần đọc to, rõ ràng chính xác; phân biệt rõ lời kể , tả của tác giả ở mỗi đoạn. Đoạn kể về cái chết của cụ Bơ-men đọc giọng trầm, thể hiện sự nghẹn ngào, nhấn giọng ở những từ miêu tả, những chiếc lá thường xuân, phân biệt lời nói của các nhân vật. Chú ý các từ phiên âm tiếng nước ngoài.
GV: Đọc 1 đoạn: Từ đầu đến “mạnh mẽ hơn”. Gọi 2 HS đọc. Gọi HS nhận xét. GV nhận xét sửa lỗi. 
GV: Gọi HS đọc chú thích 2, 3, 4, 6, 7.
?TB: Truyện gồm những nhân vật nào?
HS: Gồm 4 nhân vật: Xiu, Giôn-xi, cụ Bơ-men, bác sĩ (nhân vật phụ không được tác giả đặt tên).
 II. PHÂN TÍCH 
GV: Đây là đoạn trích liền mạch theo dòng thời gian các sự việc được nối tiếp nhau làm rõ diễn biến và tâm trạng, tình cảm của các nhân vật trong truyện. Do vậy, chúng ta không chia đoạn mà sẽ đi phân tích theo diễn biến tâm trạng của từng nhân vật
 1. Kiệt tác của cụ Bơ-men (18’)
?G: Dựa vào đoạn tóm tắt truyện, hãy phác hoạ vài nét về nhân vật cụ Bơ- men?
HS: Cụ Bơ-men là một hoạ sĩ nghèo đã ngoài 60 thân hình nhỏ nhắn, râu tóc loà xoà, dữ tợn thuê phòng ở tầng dưới. Bốn chục năm nay cụ ao ước vẽ được một kiệt tác mà chưa thực hiện được. Cụ kiếm sống bằng cách ngồi làm mẫu vẽ cho các hoạ sĩ trẻ.
GV: Do không thành đạt và nghèo túng nên cụ Bơ-men thường hay mượn rượu để giải khây, tính tình nóng nảy, nhưng cụ lại là một người tốt bụng, bản tính kiên cường mạnh mẽ và giàu lòng yêu thương. Vì vậy, lúc mới biết chuyện của Giôn-xi qua lời kể của Xiu, cụ Bơ-men rất bực mình vì trên đời này lại có những người ngớ ngẩn muốn chết vì một cây dây leo nào đó rụng hết lá. Rồi cụ và Xiu lên trên gác để thăm Giôn-xi.
?TB: Ở phần đầu đoạn trích, tác giả có nói nhiều đến cụ Bơ-men không? Hãy chỉ ra chi tiết em cho là đáng lưu ý nhất? 
HS: Ở phần đầu đoạn trích chỉ có vài chi tiết liên quan đến cụ Bơ-men. Đáng lưu ý nhất là mấy câu ngắn: “Sang đến nơi, họ sợ sệt ngó ra ngoài cửa sổ, nhìn cây thường xuân. Rồi họ nhìn nhau một lát, chẳng nói năng gì.” những câu trên cho thấy trong lúc ấy, cả cụ Bơ-men và Xiu đều có cùng tâm trạng, nỗi lòng giống nhau.
?KH: Em hiểu như thế nào về thái độ sợ sệt ngó ra ngoài cửa sổ rồi nhìn Xiu một lát chẳng nói năng gì của cụ Bơ-men? 
HS: Thái độ sợ sệt nhìn cây thường xuân cho thấy cụ Bơ-men hiểu rất rõ tình trạng bệnh tật và tâm hồn yếu đuối của Giôn-xi. Cụ yêu thương và lo lắng thật sự cho số mệnh của Giôn-xi. Cụ nhìn Xiu một lát chẳng nói năng gì hẳn là trong thâm tâm cụ đang nghĩ đến cách vẽ chiếc lá cuối cùng để cứu sống Giôn-xi. 
GV: Người đọc chỉ được biết việc làm đó của cụ trong cái đêm mưa tuyết dữ dội qua lời Xiu kể lại cho Giôn-xi nghe ở cuối truyện một cách xúc động.
?G: Qua lời kể của Xiu, em biết được gì về cụ Bơ-men trong cái đêm vẽ chiếc lá thường xuân cuối cùng?
Ghi: - Sau trận mưa vùi dập và những cơn gió phũ phàng kéo dài suốt cả một đêm, tưởng chừng như không bao giờ dứt [...].
- Giày và quần áo của cụ ướt sũng và lạnh buốt...Một chiếc đèn bão vẫn còn thắp sáng và một chiếc thang đã bị lôi ra khỏi chỗ để của nó, và vài chiếc bút lông rơi vung vãi, và một bảng pha màu có màu xanh và màu màu vàng trộn lẫn với nhau [ ...]
- Chiếc lá thường xuân cuối cùng ở trên tường ...đó chính là kiệt tác của cụ Bơ-men.
?KH: Nhận xét cách khắc hoạ nhân vật cụ Bơ-men qua những chi tiết này?
HS: Nhà văn không kể cụ Bơ-men thực hiện ý định lúc nào, cũng không tả cụ thể cụ Bơ-men vẽ chiếc lá ra sao mà thông qua lời kể của Xiu tả lại dáng vẻ bề ngoài, những vật dụng đem theo để vẽ của cụ trong đêm hôm ấy. Nhưng chỉ bấy nhiêu thôi cũng đủ để người đọc hình dung được tất cả những gì nhà văn muốn nói.
?KG: Em cảm nhận như thế nào về việc làm trên của cụ Bơ-men?
 HS: Vì thương yêu Giôn-xi, không muốn Giôn-xi bi quan tuyệt vọng mà chết (Giôn-xi đã nghĩ: “Hôm nay nó sẽ rụng thôi và cùng lúc đó thì em sẽ chết”) nên cụ Bơ-men đã quyết định vẽ chiếc lá trên tường thay cho chiếc lá thường xuân cuối cùng đã rụng. Trong đêm mưa tuyết lạnh giá khủng khiếp, một mình cụ Bơ-men đã bắc thang trèo lên tường, cầm đèn bão mang đầy đủ bút lông và bảng pha màu để sáng tác tác phẩm của mình với một mong muốn duy nhất cứu sống Giôn-xi. Tuổi cao sức yếu mà cụ dám dũng cảm đương đầu với thiên nhiên khắc nghiệt, làm việc say sưa âm thầm. Và cụ đã chết sau cái đêm làm công việc vị tha, nhân đức, quên mình vì người khác ấy. 
?KH: Tại sao nhà văn lại bỏ qua không kể việc cụ đã vẽ chiếc lá trong đêm mưa tuyết ra sao mà để đến cuối truyện mới cho bạn đọc biết qua lời kể của Xiu?
HS: Đó là dụng ý nghệ thuật của nhà văn cố tình giấu đi nhân vật và sự việc nhưng cũng dường như đã có sự báo trước, để đến cuối truyện mới để Xiu kể lại cho Giôn-xi nghe khi cụ đã chết rồi. Có thế mới tạo được bất ngờ cho Giôn-xi và gây hứng thú bất ngờ cho cả bạn đọc chúng ta, đồng thời càng làm cho câu chuyện hấp dẫn và có ý nghĩa.
?TB: Có thể nói chiếc lá cụ Bơ- men vẽ là một kiệt tác được không? Vì sao?
HS: Chiếc lá cụ Bơ- men vẽ đúng là một kiệt tác. Trước hết vì lá vẽ rất giống, khiến Giôn-xi tưởng đấy là chiếc lá thật. Nhưng điều quan trọng hơn cả là chiếc lá cụ vẽ đã cứu sống Giôn-xi và đem lại nghị lực, khát vọng cho cô.
GV: Bức tranh chiếc lá của cụ Bơ-men xứng đáng là một kiệt tác bởi: Thứ nhất nó rất giống với lá thật từ cuống lá xanh sẫm tới rìa lá hình răng cưa nhuốm màu vàng úa đã khiến cho cả Xiu và Giôn-xi đều tưởng là chiếc lá thật. Thứ hai giá trị nhân sinh của nó rất cao. Nó góp phần cứu sống một mạng người, đẩy lùi ác bệnh. Nó được hình thành trong gió rét và tuyết rơi, dưới ánh sáng của ngọn đèn bão vàng vọt, run rẩy. Nó không chỉ được vẽ bằng bút lông mà còn được vẽ bằng cả tình thương bao la và sự hy sinh cao thượng của cụ Bơ-men. Thứ ba cái giá của nó quá đắt, nó cứu sống một mạng người, đem lại sự sống cho Giôn-xi, nhưng nó cũng cướp đi một mạng người khác - chính người đã sinh ra nó.
?TB: Qua phân tích em có suy nghĩ gì về nhân vật cụ Bơ- men và kiệt tác của cụ?
Ghi:- Cụ Bơ-men là người nhân hậu và cao thượng, quên mình vì người khác.
- Chiếc lá cụ vẽ là một kiệt tác, nó được vẽ bằng tài năng, bằng tình yêu thương bao la và sự hi sinh cao thượng.
GV: Bằng tình yêu thương, bằng quyết tâm cứu sống một con người, trong giây phút xuất thần, cụ Bơ-men vẽ được một kiệt tác, đạt được ước mơ của cuộc đời. Sau đó cụ đã lặng lẽ thanh thản ra đi. Người hoạ sĩ già ấy đã hiến dâng cả cuộc sống của mình để giành lại sự sống cho Giôn-xi và hoàn thành tác phẩm mong ước suốt cuộc đời hoạ sĩ bốn mươi năm của mình. Đó là tác phẩm bắt nguồn từ cuộc sống khổ đau của con người và hướng tới mục đích cao quý: làm cho con người được hạnh phúc, tin yêu cuộc sống. Nghệ thuật chân chính ấy đã thổi hồn vào tác phẩm một sức sống bất diệt khiến cho chiếc lá trên tường cụ vẽ giống như chiếc lá thường xuân trên cành mà cả Giôn-xi và Xiu đều tưởng thật. Ở đây, chính cái tâm của con người đã nâng cái tài của hoạ sĩ lên để bức tranh Chiếc lá cuối cùng cụ vẽ trong một đêm mưa tuyết dữ dội trở thành một kiệt tác. Nhà văn đã ca ngợi tình yêu thương, tấm lòng vị tha cao cả của những người nghèo khổ. Điều đặc sắc hơn nữa là ông không kể cái đêm chiếc lá được vẽ mà để cho Xiu thuật lại với Giôn-xi, sau khi cô khoẻ lại nhằm khích lệ cô gái, tạo sự hấp dẫn bất ngờ cho người đọc và làm nổi bật đức hi sinh, tấm lòng vị tha như thần thánh của người hoạ sĩ già.
C) Củng cố, luyện tập (2’):
	?: Cảm nghĩ của em về nhân vật cụ Bơ-men?
	HS: Cụ Bơ-men là một hoạ sĩ có tài, có tâm huyết, một người có lòng nhân hậu cao cả. Bằng tình yêu thương, bằng quyết tâm cứu sống một con người, trong giây phút xuất thần, cụ Bơ-men vẽ được một kiệt tác, đạt được ước mơ của cuộc đời. Sau đó cụ đã lặng lẽ t ... ộng trước cái hay, cái đẹp và lòng cảm thông của tác giả đối với những nỗi bất hạnh của người nghèo.
	b) Về kĩ năng: Biết phân tích đoạn trích văn học nước ngoài theo đúng yêu cầu.
	c) Về thái độ: Biết trân trọng nghệ thuật chân chính, biết cảm thông với những người nghèo khổ, bất hạnh.
2. Chuẩn bị của GV và HS
a) Chuẩn bị của GV: SGK, SGV, soạn giáo án.
b) Chuẩn bị của HS: SGK, vở ghi - học bài cũ, đọc, soạn bài theo câu hỏi SGK.
3. Tiến trình bài dạy
	* Ổn định tổ chức: Sĩ số 8B: .
	 8C: .
a) Kiểm tra bài cũ (3’): Kiểm tra vở soạn của học sinh.
* Vào bài (1’): Tiết học trước chúng ta đã đi tìm hiểu vẻ đẹp cao thượng của cụ Bơ-men một hoạ sĩ chân chính. Tiết học này ta tiết tục tìm hiểu hai nhân vật còn lại để thấy rõ hơn ý nghĩa sâu sắc của tác phẩm.
b) Dạy nội dung bài mới:
2. Tình thương yêu của Xiu (13')
?TB: Đọc lại những câu văn tả cụ Bơ-men và Xiu khi họ cùng nhìn cây thường xuân qua cửa sổ? Có thể nói gì về Xiu lúc đó?
HS: “Họ sợ sệt ngó ra ngoài cửa sổ, nhìn cây thường xuân. Rồi họ nhìn nhau một lát, chẳng nói năng gì.” Xiu cũng giống cụ Bơ-men rất yêu thương và lo lắng cho số mệnh của Giôn-xi. Xiu vô cùng lo sợ chiếc lá cuối cùng sẽ rụng nhưng cô chẳng biết làm gì khác ngoài việc ân cần chăm sóc Giôn-xi.
?TB: Tìm những chi tiết nó về tình cảm của Xiu dành cho Giôn-xi?
Ghi: - Xiu làm theo một cách chán nản.
- “Em thân yêu, thân yêu!”"Em hãy nghĩ đến chị, nếu em không còn muốn nghĩ đến mình nữa, chị sẽ làm gì đây?"
- Xiu tới bên giường Giôn-xi [] ôm lấy cả người Giôn-xi [...] Chị có chuyện này muốn nói với em”
?KH: Nhận xét cách khắc hoạ nhân vật Xiu của tác giả?
HS: Khắc hoạ nhân vật qua vẻ mặt, cử chỉ, lời nói.
?KH: Có thể nói gì về Xiu qua những chi tiết trên?
HS: Cả Giôn-xi và Xiu đều là những hoạ sĩ nghèo, họ đang bị chính cuộc sống áo cơm làm cho vơi cạn dần khát vọng muốn cống hiến cho nghệ thuật. Khi Giôn-xi bị bệnh, Xiu đã yêu thương chăm sóc dịu dàng như đối với đứa em ruột thịt. Cô luôn lo lắng cho sức khoẻ của Giôn-xi. Khi thấy trên cây thường xuân chỉ còn lơ thơ vài chiếc lá, Xiu đã thực sự sợ sệt, nhìn cụ Bơ- men một lát chẳng nói năng gì, hẳn tâm trạng của Xiu lúc đó đang trĩu nặng tình thương và nỗi lo âu khi sợi dây nối Giôn-xi với sự sống cứ mong manh dần. Nghe những câu nói của Giôn-xi cô đã thiết tha khuyên nhủ bạn "Em hãy nghĩ đến chị, nếu em không còn muốn nghĩ đến mình nữa, chị sẽ làm gì đây?".Cô cũng lo sợ thực sự không biết mình sẽ ra sao nếu như Giôn-xi không qua khỏi. Đến khi Giôn- xi đã lấy lại nghị lực sống, Xiu sung sướng vô ngần. Cô âu yếm, xúc động kể cho bạn nghe việc làm cao thượng của cụ Bơ-men.
?TB: Theo em, Xiu có được cụ Bơ -men cho biết ý định vẽ một chiếc lá thay cho chiếc lá cuối cùng rụng xuống không?
HS: Không vì khi Giôn-xi bảo kéo mành lên cô đã làm theo một cách chán nản, sau đó còn “cúi khuôn mặt hốc hác” xuống người bệnh nói những lời não ruột. Chính Xiu cũng ngạc nhiên, không ngờ chiếc lá cuối cùng còn dai dẳng bám trên cành như thế sau cả một đêm mưa gió phũ phàng và tâm trạng nặng nề đeo đẳng cô cho tới khi cô biết sự thật. Câu "Nhưng, ô kìa! Sau trận mưa vùi dập.." không chỉ diễn tả nỗi ngạc nhiên của Giôn-xi mà cả của Xiu và người đọc.
?KH: Vậy Xiu biết rõ sự thật về chiếc lá khi nào? Vì sao cô lại bình tĩnh khi lần thứ hai Giôn-xi bảo kéo mành lên?
 HS: Thảo luận theo bàn. HS trình bày, HS nhận xét, GV tổng hợp ý kiến.
GV: Có lẽ là trong ngày hôm ấy thì Xiu đã biết rõ sự thật về chiếc lá (vì buổi sáng hôm ấy, bác gác cổng đã nhìn thấy cụ Bơ-men). Chính vì vậy, đến ngày hôm sau khi kéo mành lên cô mới bình tĩnh như vậy. Nhưng đến hai ngày sau, khi Giôn-xi đã lấy lại nghị lực sống, Xiu mới kể chuyện về chiếc lá. Cách ngắt đoạn, đảo ngược thời gian khiến chuyện thêm hấp dẫn và nhân vật Xiu trở nên tinh tế, vai trò người chị thêm nổi bật.
?KH: Nếu Xiu được cụ Bơ-men cho biết sẽ vẽ chiếc lá thì truyện có bớt sức hấp dẫn không? Vì sao?
HS: Nếu Xiu biết trước ý định của cụ Bơ-men thì truyện sẽ kém hay đi, không còn hấp dẫn nữa vì không có kịch tính. Như thế, Xiu cũng không phải trải qua những giây phút căng thẳng và những giây phút sung sướng. Còn chúng ta cũng không được thưởng thức cả đoạn văn nói lên tâm trạng lo lắng, thấm đượm tình người của cô.
?TB: Nêu cảm nhận của em về nhân vật Xiu trong đoạn trích?
Ghi: Xiu giàu lòng yêu thương, hết mình vì bạn.
3. Diễn biến tâm trạng của Giôn-xi (20')
?TB: Tìm những chi tiết miêu tả Giôn-xi và những ý nghĩ tâm trạng của cô trong khi bị ốm nặng?
Ghi: - [...] Giôn-xi đang mở to cặp mắt thẫn thờ nhìn tấm mành... "kéo nó lên em muốn nhìn" cô thều thào ra lệnh.
- Đó là chiếc lá cuối cùng. Hôm nay nó sẽ rụng thôi và cùng lúc đó em sẽ chết.
? KH: Nhận xét cách tả Giôn-xi của tác giả qua những chi tiết trên?
HS: Chỉ bằng một vài nét phác hoạ vẻ mặt, lời nói, cử chỉ của nhân vật, nhà văn đã làm hiện lên trước mắt chúng ta hình ảnh của Giôn-xi ốm yếu, tuyệt vọng, chán nản, buông xuôi. Đây cũng là tâm trạng thường gặp của những con người ít nghị lực khi gặp bệnh tật hay khó khăn. Tình trạng ấy đến với Giôn -xi khi cô mắc bệnh sưng phổi.
?KH: Em có nhận xét gì về Giôn-xi qua câu nói của cô: " Đó là chiếc lá cuối cùng...Hôm nay nó sẽ rụng thôi và cùng lúc đó em sẽ chết”?
HS: Bệnh tật và nghèo túng không có tiền thuốc thang, khiến Giôn-xi rơi vào tình trạng tuyệt vọng. Chính trong tình trạng tuyệt vọng ấy, cô gắn cuộc đời mình với chiếc lá thường xuân cuối cùng chưa rụng. Cô đếm những chiếc lá của cây thường xuân và nghĩ rằng: mình sẽ không cưỡng lại được với mưa gió mùa đông lạnh lẽo. Giôn-xi mất hết nghị lực sống, chỉ còn chờ đón cái chết với niềm tin rằng chiếc lá sẽ rụng và cô cũng sẽ qua đời như chiếc lá kia. Điều đó nói lên hoàn cảnh đáng thương của cô, đồng thời cũng chứng tỏ Giôn-xi là một người yếu đuối, thiếu nghị lực, đáng thương nhưng cũng đáng trách.
Ghi: Giôn-xi chán nản, thiếu nghị lực và tuyệt vọng trước bệnh tật.
GV: Gắn cuộc sống của mình với những chiếc lá thường xuân, nên mỗi buổi sáng khi thức dậy, Giôn-xi đều bắt Xiu kéo mành lên để xem những chiếc lá còn lại trên bức tường gạch.
?KH: Thử hình dung tâm trạng của Giôn-xi, của Xiu và bạn đọc khi Giôn- xi hai lần yêu cầu kéo mành lên? 
HS: Hai lần Giôn-xi ra lệnh kéo mành lên đã khiến câu chuyện ngày càng thêm căng thẳng. Lần thứ nhất, chiếc lá vẫn còn đó, nhưng Giôn-xi tin rằng hôm nay nó sẽ rụng và cô cũng sẽ chết. Câu chuyện phát triển theo hướng bi quan. Đến lần thứ hai, khi trời vừa hửng sáng thì “con người tàn nhẫn” ấy lại ra lệnh kéo mành lên, khiến câu chuyện phát triển lên đến đỉnh điểm và thắt nút lại. Người đọc như nghẹt thở tưởng chừng giờ phút ra đi của cô đã đến khi cái mành được kéo lên. Nhưng, thật lạ lùng và kì diệu biết bao khi “chiếc lá thường xuân vẫn còn đó”. Cái nút được cởi và câu chuyện lại phát triển theo hướng khác, hướng lạc quan.
?TB: Tìm những chi tiết nói về sự thay đổi của Giôn-xi sau lần kéo mành thứ hai?
Ghi: - Em thật là một con bé hư. Giờ thì chị có thể cho em xin tí cháo và chút sữa pha ít rượu vang đỏ. 
- Chị Xiu thân yêu ơi, một ngày nào đó em hi vọng sẽ được vẽ vịnh Na- plơ.
?TB: Hãy phân tích tâm trạng của Giôn-xi khi cô nhìn thấy chiếc lá vẫn kiên gan bám vào cành và chỉ rõ nguyên nhân sâu xa sự hồi sinh của Giôn-xi là gì?
HS: Nhìn thấy chiếc lá thường xuân dũng cảm sau hai đêm mưa bão vẫn bám riết vào cuống lá, kiên gan đậu trên tường, trong cô đã trỗi dậy một sức sống mới một nghị lực mới. Giôn-xi nằm nhìn chiếc lá hồi lâu, rồi cô gọi Xiu tâm sự, cô thèm ăn cháo uống sữa và ao ước được tiếp tục sáng tác nghệ thuật. Sự gan góc chống chọi với thiên nhiên khắc nghiệt để bám lấy sự sống của chiếc lá chính là nguyên nhân sâu xa quyết định tâm trạng hồi sinh của Giôn-xi. Cô đã thoát khỏi bàn tay thần chết, chiến thắng những giây phút bi quan mềm yếu của bản thân để trở về với cuộc sống và khát vọng sáng tạo nghệ thuật.
Ghi:- Nhờ có chiếc lá cuối cùng mà Giôn-xi đã trỗi dậy một sức sống mới, một nghị lực chiến thắng bệnh tật
?KH: Tại sao nhà văn kết thúc câu chuyện bằng lời kể của Xiu, mà không để Giôn-xi phản ứng thêm gì?
HS: Kết thúc bằng lời kể của Xiu là vừa đủ. Nhà văn không để Giôn-xi phản ứng gì thêm có nghĩa là cô hoàn toàn tin đúng như vậy, cô đã nhận ra vẻ cao đẹp tuyệt vời của ân nhân. 
GV: Chính sự im lặng của Giôn-xi lúc này lại càng tôn vinh hành động cao cả của cụ Bơ-men và cũng là nghệ thuật kết thúc truyện ngắn này để cho dư âm lời kể của Xiu về Chiếc lá cuối cùng, kiệt tác của cụ Bơ-men, ngân vang mãi trong lòng người đọc.
?G: Hãy chứng minh truyện này được kết thúc trên cơ sở hai sự kiện bất ngờ đối lập nhau tạo nên hiện tượng đảo ngược tình huống hai lần gây hứng thú cho bạn đọc?
HS: Từ đầu văn bản, Giôn-xi cứ như ngày càng tiến dần đến cái chết khiến độc giả thương cảm, lo lắng. Nhưng tình huống bỗng đảo ngược vào lúc truyện gần kết thúc Giôn-xi trở lại yêu đời, thoát cơn nguy hiểm. Đó là một lần đảo ngược tình huống, chẳng những làm cho các nhân vật trong truyện bất ngờ, mà độc giả cũng bất ngờ. Cụ Bơ-men đang khoẻ mạnh như vậy, chẳng ai ngờ cái chết của cụ lại được thông báo cũng vào lúc truyện gần kết thúc. Đó là thêm một lần đảo ngược tình huống cũng khiến nhân vật trong truyện và người đọc bất ngờ.
GV: Hai lần đảo ngược tình huống trái chiều nhau (tưởng không tránh khỏi cái chết lại sống, đang khoẻ mạnh lại chết) và đều liên quan đến bệnh sưng phổi và chiếc lá cuối cùng (Giôn-xi bị sưng phổi và gắn cuộc sống của cô với chiếc lá cuối cùng, cụ Bơ- men vẽ chiếc lá cuối cùng trong đêm mưa bão, do đó chết vì bệnh sưng phổi ) nghệ thuật đảo ngược tình huống hai lần gây hứng thú cho chúng ta khi đọc truyện.
?TB: Nêu những nét khái quát về nghệ thuật và nội dung của đoạn trích?
 III. TỔNG KẾT – GHI NHỚ (5’) 
Ghi: - Truyện xây dựng nhiều tình tiết hấp dẫn, sắp xếp chặt chẽ, khéo léo, kết cấu đảo ngược tình huống hai lần thật độc đáo và hấp dẫn.
- Truyện "Chiếc lá cuối cùng" là bài ca cảm động, giàu chất nhân văn làm cho chúng ta rung cảm trước tình yêu thương cao cả giữa những con người nghèo khổ.
GV: Gọi HS đọc ghi nhớ SGK. 90.
c) Củng cố, luyện tập (2’):
	?: Cảm nhận của em về ba nhân vật Bơ-men, Xiu và Giôn-xi trong đoạn trích?
HS: Cụ Bơ-men là người nhân hậu và cao thượng, quên mình vì người khác. Xiu giàu lòng yêu thương, hết mình vì bạn. Giôn-xi là cô gái yếu đuối, thiếu nghị lực, dễ chán nản tuyệt vọng trước hoàn cảnh sống bi kịch.
d) Hướng dẫn học ở nhà ( 1'):
 - Đọc lại văn bản tập phân tích nhân vật cụ Bơ- men.
 - Chuẩn bị bài Chương trình địa phương. Yêu cầu về nhà: sưu tầm lập bảng điều tra về một số từ địa phương chỉ quan hệ ruột thịt; sưu tầm một số từ ngữ chỉ quan hệ ruột thịt, thân thích được dùng ở địa phương khác; sưu tầm một số thơ ca có sử dụng từ ngữ chỉ quan hệ ruột thịt, thân thích của địa phương em.

Tài liệu đính kèm:

  • docTiet 29, 30 bai 8.doc