Tiết 27
Tiếng Việt:
Tình thái từ
I. Mục tiêu: Giúp hS:
1. Kiến thức:
- Hiểu Khái niệm tình thái từ và các loại tình thái từ
- Cách sử dụng tình thái từ
2. Kĩ năng :
- Sử dụng tình thái từ phù hợp với yêu cầu giao tiếp.
* KNS:
+ Ra quyết định sử dụng tình thái từ phù hợp với tình huống giao tiếp
+ Giao tiếp: trình bày suy nghĩ, ý tưởng, thảo luận và chia sẻ kinh nghiệm cá nhân về cách sử dụng tình thái từ tiếng Việt
3. Thái độ:
- Có thói quen sử dụng tình thái từ để đạt được tính lịch sự, lễ phép trong giao tiếp
II. Chuẩn bị:
1.Thầy: TLHDTH chuẩn KTKN, SGK, SGV Ngữ văn 8
2. Trò: học bài cũ, đọc trước bài mới
III. Phương pháp:
- P.P: Qui nạp, vấn đáp, TH có HD, TL
- KT: Động não, TH viết tích cực
IV. Tiến trình giờ dạy- giáo dục:
1. Ổn định (1’) 8A: 8B:
2. Kiểm tra bài cũ: (4’)
- Tìm 3 trợ từ và đặt câu với chúng?
- Đặt ba câu và chỉ ra các thán từ trong mỗi câu?
3. Bài mới
* Khita thêm vào câu trần thuật những tình thái từ thì nó trở thành câu cầu khiến, câu cảm thán hoặc câu nghi vấn. Tiết học hôm nay chúng ta tìm hiểu xem tình thái từ là gì? Công dụng của nó như thế nào trong việc tạo câu trong mục đích nói.
Ngày soạn: 28/9/2011 Ngày giảng: Tiết 27 Tiếng Việt: Tình thái từ I. Mục tiêu: Giúp hS: 1. Kiến thức: - Hiểu Khái niệm tình thái từ và các loại tình thái từ - Cách sử dụng tình thái từ 2. Kĩ năng : - Sử dụng tình thái từ phù hợp với yêu cầu giao tiếp. * KNS: + Ra quyết định sử dụng tình thái từ phù hợp với tình huống giao tiếp + Giao tiếp: trình bày suy nghĩ, ý tưởng, thảo luận và chia sẻ kinh nghiệm cá nhân về cách sử dụng tình thái từ tiếng Việt 3. Thái độ: - Có thói quen sử dụng tình thái từ để đạt được tính lịch sự, lễ phép trong giao tiếp II. Chuẩn bị: 1.Thầy: TLHDTH chuẩn KTKN, SGK, SGV Ngữ văn 8 2. Trò: học bài cũ, đọc trước bài mới III. Phương pháp: P.P: Qui nạp, vấn đáp, TH có HD, TL KT: Động não, TH viết tích cực IV. Tiến trình giờ dạy- giáo dục: 1. Ổn định (1’) 8A: 8B: 2. Kiểm tra bài cũ: (4’) - Tìm 3 trợ từ và đặt câu với chúng? - Đặt ba câu và chỉ ra các thán từ trong mỗi câu? 3. Bài mới * Khita thêm vào câu trần thuật những tình thái từ thì nó trở thành câu cầu khiến, câu cảm thán hoặc câu nghi vấn. Tiết học hôm nay chúng ta tìm hiểu xem tình thái từ là gì? Công dụng của nó như thế nào trong việc tạo câu trong mục đích nói. Hoạt động 1 P.P: Qui nạp, vấn đáp KT: Động não, hỏi trả lời * HS chú ý quan sát từ in đậm ở (I) ? Trong các ví dụ đó, nếu bỏ các từ in đậm thì ý nghĩa của câu có gì thay đổi? a). Bỏ từ “ à”: Không còn là câu nghi vấn b). Bỏ từ “ Đi “ Không còn là câu cầu khiến. c). Bỏ từ “ Thay”: Không còn là câu cảm thán. ? Như vậy mỗi từ in đậm trên là một yếu tố cấu tạo nên kiểu câu gì? - HS trình bày - GV chốt HS đọc ghi nhớ SGKT81 * Ở ví dụ (d) từ “ ạ:” biểu thị sắc thái tình cảm gì con người? - kính trọng, lễ phép ? Như vậy những từ in đậm đó gọi là tình thái từ. Em hãy cho biết tình thái từ là gì? nó gồm những loại nào? - HS trình bày - GV chốt HS đọc ghi nhớ SGKT81 ? Xác định tình thái từ trong các câu sau? Anh đi đi! Chị đã nói thế ư? A. Lý thuyết: (18’) I. Chức năng của tình thái từ: (10’) 1 Khảo sát và phân tích ngữ liệu : a). Từ “ à”: Yếu tố tạo nên câu hỏi. b). Từ “ Đi”: Yếu tố tạo nên câu cầu khiến. c). Từ “ Thay”: Yếu tố tạo nên câu cảm thán. * Biểu thị các sắc thái tình cảm của người nói 2. Ghi nhớ: SGK T 81 Hoạt động 2: P.P: Qui nạp, vấn đáp KT: Động não, hỏi trả lời * HS đọc các câu ở mục (II) và cho biết những tình thái từ được dùng trong hoàn cảnh giao tiếp khác nhau như thế nào? 1). à: hỏi, thân mật, bằng vai nhau. 2). ạ: hỏi, kính trọng. 3). Nhé: Cầu khiến, thân mật. 4). ạ: Cầu khiến lễ phép. ? Khi nói viết cần sử dụng tình thái từ như thế nào? - Phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp: QH tuổi tác, thứ bậc xH, tình cảm... *HS đọc to rõ ghi nhớ * Bài tập nhanh: ? Cho một câu có thông tin sự kiện: Na học bài. Dùng tình thái từ để thay đổi sắc thái và ý nghĩa của câu trên? - Na học bài đấy à? - Na học bài thôi! - Na học bài đấy!... - Na đang học bài chứ lị! + Gv chữa nhanh II. Sử dụng tình thái từ: (8’) 1. Khảo sát va phân tích ngữ liệu: - À: hỏi, thân mật, bằng vai nhau. - Ạ: hỏi, kính trọng. - Nhé: Cầu khiến, thân mật. - Ạ: Cầu khiến lễ phép 2. Ghi nhớ: SGK T81 Hoạt động 3 P.P : Vấn đáp, TH có HD, TL KT: Động não Bài1T81: ? HS đọc nội dung bài tập 1 và xác định từ nào là tình thái từ và từ nào không phải? * Bài 2T82: ? Giải thích ý nghĩa của các tình thái từ in đậm? - HS trình bày phiếu học tập trả lời - GV chấm chữa * Bài 3: ? Đặt câu với các tình thái từ: Mà, đấy, chứ lị Thôi, cơ, vậy + HS đặt câu theo cá nhân, trình bày + GV chấm chữa * Bài 4T 82: Đặt câu hỏi có dùng các tình thái từ nghi vấn phù hợp với những quan hệ xã hội sau: - HS thảo luận nhóm trình bày; GV đánh giá, nhận xét - Học sinh với thầy giáo cô giáo - Bạn nam với bạn nữ cùng lứa tuổi - Con với bố mẹ hoặc chú bác cô dì. B. Luyện tập: ( 17’) Bài tập 1: TTT: b, c, e, i Bài tập 2: a). Chứ: Nghi vấn. b). Chứ: Nhấn mạnh. c) Ư: Phân vân. d). Nhỉ: Thân mật. e). Nhé: Thân mật. g). Vậy: Miễn cưởng, không hài lòng. h). Cơ mà: thuyết phục. Bài tập 3 - Nó là học sinh giỏi mà! - Đừng trêu nữa, nó khóc đấy! - Mình phải giải bằng được bài toán ấy chứ lị! - Em chỉ nói vật để anh biết thôi! -Con thích cô búp bê xinh đẹp kia cơ! - Thôi đành ăn cho xong vậy! Bài tập 4: - Thưa cô em xin phép hỏi cô bài tập tiếng Việt được không ạ? - Bạn đã học bài rồi chứ? - Mẹ chuẩn bị đi làm phải không ạ? 4. Củng cố ( 3’) - Chức năng của tình thái từ? - Thử lấy 1 ví dụ về tình thái từ cầu khiến? + Các bạn làm bài tập tiếng Việt đi 5. Hướng dẫn, dặn dò: (2') * Bài cũ: - Nắm kĩ nội dung 2 ghi nhớ, làm bài tập 5 GKT 83 Miêu tả và biểu cảm trong văn bản tự sự. * Bài mới: đọc trước bài mới: Miêu tả và biểu cảm trong văn bản tự sự. V. Rút kinh nghiệm Thời gian toàn bài............................................................................................................ Thời gian từng phần........................................................................................................ Nội dung kiến thức........................................................................................................... .......................................................................................................................................... ......................................................................................................................................... Phương pháp.................................................................................................................... ......................................................................................................................................... ********************************
Tài liệu đính kèm: