Tuần 7 Tiết 27 TÌNH THÁI TỪ
I/ MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
Hiểu được thế nào là tình thái từ
Biết sử dụng tình thái từ phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp
II/ CHUẨN BỊ :
Giáo án , bảng phụ
III/ TIẾN TRÌNH LÊN LỚP
1) On định
2) Bài cũ : Tóm tắt đoạn trích Đánh nhau với cối xay gió?
So sánh giữa hai nhân vật Đôn- ki-hô-tê và Xan-chô-pan- xa?
Tuần 7 Tiết 27 TÌNH THÁI TỪ I/ MỤC ĐÍCH YÊU CẦU Hiểu được thế nào là tình thái từ Biết sử dụng tình thái từ phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp II/ CHUẨN BỊ : Giáo án , bảng phụ III/ TIẾN TRÌNH LÊN LỚP Oån định Bài cũ : Tóm tắt đoạn trích Đánh nhau với cối xay gió? So sánh giữa hai nhân vật Đôn- ki-hô-tê và Xan-chô-pan- xa? Bài mới Quan sát những từ in đậm trong các ví dụ a,b,c,d ? Trong các ví dụ a,b,c nếu bỏ các từ in đậm thì ý nghĩa của câu có gì thay đổi ? TL: ví dụ a nếu bỏ các câu nghi vấn thì câu không còn là câu nghi vấn Ví dụ b nếu không có từ đi thì câu không còn là câu cầu khiến nữa Ví dụ c nếu không có từ thay thì câu cảm thán không tạo lập được ? Ví dụ d từ ạ biểu cảm sắc thái tình cảm gì của người nói ? TL: Biểu thị mức độ tình cảm Gv: Có thể thấy ví dụ a từ à để tạo câu nghi vấn, ví dụ b từ đi để tạo câu cầu khiến, ví dụ c từ thay tạo câu cảm thán, từ ạ biểu thị sắc thái tình cảmNhững từ có tác dụng để tạo các kiểu câu gọi là tình thái từ - Thế nào là tình thái từ ? - Tình thái từ bao gồm những loại nào ? Các tình thái từ sau khác nhau như thế nào ? Bạn chưa về à ?( hỏi, thân mật) Thầy mệt ạ? (hỏi, kính trọng) Bạn giúp tôi một tay nhé !( cầu khiến, thân mật) Bácï giúp cháu một tay ạ!( cầu khiến, kính trọng) Hs đọc ghi nhớ Gv hướng dẫn hs làm bài tập Hs đọc bài tập Hs làm vào vở, đại diện trình bày, gv nhận xét hs Hs làm bài tập 2 Thảo luận, trả lời I/ Chức năng của tình thái từ Tình thái từ là từ được thêm vào câu để cấu tạo câu nghi vấn, câu cầu khiến, câu cảm thán và để biểu thị sắc thái tình cảm của người nói Tình thái từ gồm một số loại đáng chú ý như sau : Tình thái từ nghi vấn: à, ư, hả,hử, chứ, chà Tình thái từ cầu khiến : đi, nào, với Tình thái từ cảm thán : thay, sao Tình thái từ biểu thị sắc thái biểu cảm: ạ,nhé, cơ, mà II/ Sử dụng tình thái từ Khi nói, khi viết cần chú ý sử dụng tình thái từ phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp( quan hệ tuổi tác, thứ bậc xã hội, tình cảm) III/ Luyện tập Bài tập 1: Xác định tình thái từ Câu có dùng tình thái từ: b,c,e,i Bài tập 2 Giải thích ý nghĩa tình thái từ Câu a: chứ nghi vấn, điều muốn hỏi đã ít nhiều khẳng định Câub: chứ nhấn mạnh điều khẳng định Câu c :ư hỏi với thái độ phân vân Câu d: nhỉ thái độ thân mật Câu e: nhé dặn dò thái độ thân mật Câu g: vậy thái độ miễn cưỡng Câu h:cơ mà thái độ thuyết phục Củng cố: Câu hỏi trắc nghiệm Câu 1: Trong các câu dưới đây, từ nào( trong các từ in đậm) là tình thái từ, từ nào không phải là tình thái từ ? a1: Em làm bài tập đi ! a2: Em bé đã biết đi. b 1: Tôi đã bảo anh rồi mà. b 2: Cậu lo làm mà ăn chứ đừng lông bông mãi thế! c 1: Em bé ấy đáng thương thay. c 2: Con hãy thay cái chiếu này đi! d 1: Nó còn giải được cả đề thi toán quốc tế kia đấy ! d 2: Lọ ở chỗ kia! Câu 2 : Trong các phát ngôn sau đây, em nên dùng phát ngôn nào và không nên dùng phát ngôn nào? Vì sao? Chào thầy! Bác làm ơn chỉ giùm cháu chợ Cầu Giấy ở đâu ạ. Phố Thợ Nhuộm ở đâu hả bác? Mẹ ơi, con đi chơi một lát nhé. Mẹ giúp con một tay. Cháu chào cô cháu về ạ. Dặn dò : học bài, chuẩn bị bài “luyện tập viết đoạn văn tự sự” Rút kinh nghiệm Tuần 7 Tiết 28 LUYỆN TẬP VIẾT ĐOẠN VĂN TỰ SỰ KẾT HỢP VỚI MIÊU TẢ VÀ BIỂU CẢM I/ Mục tiêu cần đạt: Giúp hs thông qua thực hành biết cách vận dụng sự kết hợp các yếu tố miêu tả và biểu cảm khi viết một đoạn văn tự sự. II/ Chuẩn bị : Giáo án, bảng phụ. III/ Tiến trình: Oån định Bài cũ: Chức năng của tình thái từ? Yêu cầu khi sử dụng tình thái từ ? 3) Bài mới Giới thiệu bài. Gv: Nòng cốt của đoạn văn tự sự là sự việc và nhân vật chính. Muốn luyện tập viết đoạn văn tự sự có kết hợp miêu tả và biểu cảm trước hết cần phải xác định sự việc và nhân vật chính, yếu tố miêu tả,biểu cảm kết hợp đan xen khi viết đoạn văn tự sự. Hướng dẫn tìm hiểu qui trình xây dựng đoạn văn tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm cho các sự việc và nhân vật sau? a/ Chẳng may em đánh vỡ một lọ hoa đẹp. b/ Em giúp một bà cụ qua đường vào lúc đông người và nhiều xe cộ đi lại. c/ Em nhận được một món quà bất ngờ nhân ngày sinh nhật hay ngày lễ tết. Xây dựng một đoạn văn tự sự có sử dụng các yếu tố ? Yếu tố miêu tả và biểu cảm. Xây dựng một đoạn văn tự sự có mấy bước? 5 bước. Nội dung từng bước? Bước 1: Lựa chọn sự việc chính (sự việc). Bước 2: Lựa chọn ngôi kể(ngôi thứ nhất, xưng em). Bước 3: Xác định thứ tự kể Câu chuyện bắt đầu ? Vd: Em ngồi thẫn thờ trước cái lọ hoa đẹp vừa bị vỡ tan Chỉ vì một chút vội vàng mà em đã phải trả giá bằng sự tiếc nuối, ân hận.. Câu chuyện diễn ra như thế nào? (kể lại sự việc một cách chi tiết có xen miêu tả và biểu cảm. Vd : Lọ hoa vỡ tan. Em ngắm nghía, mân mê những mảnh vơ õcó hoa văn đẹp. Câu chuyện kết thúc. Thu dọn, nhặt nhạnh các mãnh vỡ. Sự bất cẩn lọ hoa không còn, rút ra bài học, kinh nghiệm về tính cẩn thận. Bước 4: Xác định yếu tố miêu tả và biểu cảm Miêu tả: Lọ hoa đẹp như thế nào? Biểu cảm: Khi làm vỡ, thái độ, tình cảm của em như thế nào? Bước 5: viết thành đoạn văn. Để viết thành một đoạn văn cần tiến hành mấy bước? Đó là những bước nào? Hs tự ngồi viết đoạn văn. Hs đại diện trình bày. Gv phân tích đánh giá đoạn văn của hs. Luyện tập: Hs đọc bài 1 Hs xác định sự việc bán chó báo cho ông giáo biết. Ngôi kể: Vai ông giáo (xưng tôi) Thứ tự kể: Bắt đầu Lão Hạc sang nhà Tôi. Diễn biến: Nói chuyện đã bán cậu vàng , rất đau khổnhưng cố làm ra vẻ vui -miêu tả tâm trạng biểu lộ qua nét mặt. Kết thúc : Lão khóc hu hu – biểu cảm. Viết thành đoạn hoàn chỉnh. I/ Từ sự việc và nhân vật đến đoạn văn tự sự có yếu tố miêu tả và biểu cảm: Cần có 5 bước: Bước 1: Lựa chọn sự việc chính Bước 2: Lựa chọn ngôi kể. Bước 3:Xác định thứ tự kể bắt đầu, diễn biến, kết thúc. Bước 4: Xác định yếu tố miêu tả, biểu cảm. Bước 5: Viết thành đoạn văn. II/ Luyện tập: Bài 1: Hs tự làm. 4) Củng cố : kết hợp trong bài 5)Dặn dò: Học bài, chuẩn bị bài “ Chiếc lá cuối cùng” Tuần 8 Tiết 29-30 CHIẾC LÁ CUỐI CÙNG O-Hen-ri I/ MỤC ĐÍCH YÊU CẦU Trên cơ sở mấy trang văn bản trích phần kết thúc tác phẩm chíêc lá cuối cùng, giúp hs khám phá vài nét cơ bản về nghệ thuật của truyện ngắn của nhà văn O-hen-ri . Rung động trước cái hay cái đẹp và lòng cảm thông của tác giả đối với những nỗi bất hạnh của người nghèo II/ CHUẨN BỊ Giáo án, đồ dùng dạy học có liên quan III/ TIẾN TRÌNH LÊN LỚP 1.Oån định 2.Bài cũ: Kết hợp trong giờ 3.Bài mới Hs đọc phần chú thích sgk Nêu vài nét về tác giả O-hen-ri? Gv diễn giảng Kể các tác phẩm chủ yếu của O-hen-ri? Căn gác xép, tên cảnh sát và gã lang thang, Quà tặng của các đạo sĩ Cho biết vị trí của đoạn trích ? Giải thích các chú thích 2,3,4,6,7. Truyện có những nhân vật nào? Cụ Bơ-men hoạ sĩ nghèo sống phòng thuê tầng dưới, Giôn-xi, xiu, hai nữ hoạ sĩ trẻ thuê phòng ở tầng trên, bác sĩ. Đọc hiểu văn bản. Gv tháng 11 gió lạnh mùa đông tràn về, Giôn-xi lại sưng phổi, nghèo không có tiền mua thuốc, cô không thiết sống, nằm quay ra cửa sổ,nhìn những chiếc lá thường xuân rụng xuống,chờ khi nào chiếc lá thường xuân cuối cùng rụng hết thì cô cũng buông xuôi lìa đời. Cụ Bơ-men nghe Xiu kể rất bực mình và thương cảm cho Giôn-xi . Những chi tiết nào trong văn bản nói lên tấm lòng thương yêu và hành động cao cả của cụ Bơ-men đối với Giôn-xi? Sang đến nơi họ sợ sệt ngó ra ngoài cửa sổ, nhìn cây thường xuân Thái độ “sợ sệt” của cụ khi nhìn thấy những chiếc lá theo nhau rụng nói lên tấm lòng thương yêu, lo lắng cho số mệnh của Giôn-xi. Họ nhìn nhau một lát chẳng nói năng gì. Có lẽ trong thâm tâm cụ đang nghĩ đến cách vẽ chiếc lá cuối cùng để cứu sống Giôn-xi. Gv cụ thật cao thượng, quên mình vì người khác, lại cứ lẳng lặng mà làm, không hé răng cho ngay cả Xiu biết ý định của mình. Tại sao nhà văn bỏ qua không kể sự việc cụ đã vẽ chiếc lá trên tường trong đêm mưa tuyết ? B1: Hs thảo luận. B2: Học sinh trình bày, nhận xét, bổ sung. Gv chốt: Đợi đến những dòng cuối cùng của truyện mới cho bạn đọc biết qua lời kể lại của Xiu có thế mới tạo được bất ngờ cho Giôn-xi và gây hứng thú bất ngờ cho cả người đọc. Vì sao có thể nói chiếc lá cụ vẽ là một kiệt tác? Chiếc lá vẽ rất giống (cuống lá, rìa lá răng cưa,màu sắc ra sao), khiến Giôn-xi tưởng đó là chiếc lá thật. Chiếc lá đó đem lại sự sống cho Giôn-xi. Chiếc lá không chỉ được vẽ bằng bút lông, bột màu mà bằng cả tình thương bao la và lòng hi sinh cao thượng. Xiu có biết ý định vẽ chiếc lá cuối cùng của cụ Bơ-men không? Không. Tìm bằng chứng để khẳng định Xiu không hề được cụ Bơ-men cho biết ý định vẽ chiếc lá thay cho chiếc lá cuối cùng rụng xuống? Khi Giôn-xi bảo kéo mành lên, cô “làm theo một cách chán nản”. “Cúi khuôn mặt hốc hác” xuống người bệnh và nói lời não ruột “em hãy nghĩ đến chị, nếu em không còn nghĩ đến mình nữa, chị sẽ làm gì đây?”. Gv có thể nói chính Xiu cũng ngạc nhiên, không ngờ chiếc lá cuối cùng còn dai dẳng bám trên cành sau một đêm mưa gió phũ phàng, không biết đó là chiếc lá vẽ. Tâm trạng của Xiu như thế nào? Nặng nề cho đến khi cô biết sự thật. Thảo luận: Xiu biết rõ sự thật vào lúc nào I/ Giới thiệu 1.Tác giả O-Hen-ri (1862-1910) là nhà văn Mĩ chuyên viết truyện ngắn . Nhiề ... ng hơn Tóm lại: Cách nói như trên gọi là nói giảm, nói tránh Hs đọc ghi nhớ (sgk) I.Khái niệm II.Tác dụng III/ Luyện tạp Bài tập 1:Điền các từ nói giảm, nói tránh sau đây vào chỗ trống :đi nghỉ, khiếm thị, chia tay nhau, có tuổi, đi bước nữa a.đi nghỉ b.chia tay nhau c.khiếm thị d.có tuổi e.đi bước nữa Bài tập 2: Trong mỗi cặp câu dưới đây, câu nào sử dụng cách nói giảm, nói tránh a 2 b 2 c 1 d 1 e 2 Bài tập 3: Mẫu : Bài thơ của anh dở lắm Bài thơ của anh chưa được hay lắm Giọng hát chua loét Gịong hát chưa được ngọt lắm Bài tập 4: Trong trường hợp giao tiếp không cần thiết thì không nên nói giảm ,nói tránh 4.Củng cố: Câu hỏi trắc nghiệm Câu 1: Chỉ ra và nêu tác dụng của một số cách nói giảm, nói tránh trong các trường hợp sau : a.Cháu biết rằng diêm tắt thì bà cũng biến đi mất như lò sưởi, ngỗng quay và cây thông nô en ban nãy, nhưng xin bà đừng bỏ cháu ở nơi này; trước kia khi bà chưa về với thượng đế chí nhân thì bà cháu ta đã từng sung sướng biết bao nhiêu b.Bỗng loè chớp đỏ Thôi rồi, Lượm ơi! (Tố Hữu) Câu 2: Hãy chuyển các cách diễn đạt sau đây thành cách diễn đạt nói giảm, nói tránh a.Mẹ Lan ở nhà nấu cơm cho bố con Lan b.Cậu làm bài văn này dở thế c.Những đứa trẻ bị mù trông thật đáng thương 5.Dặn dò : Học bài ,chuẩn bị bài “Luyện nói” Tuần 11: Tiết 41 - Kiểm tra Văn I/ MỤC ĐÍCH YÊU CẦU : -Hs ôn lại phần trọng tâm đã học -Biết cách làm bài trắc nghiệm, tự luận -Xem phần thiếu sót của hs để có phương pháp phù hợp trong các giờ dạy tíêp theo II/ CHUẨN BỊ : Đề kiểm tra, đáp án ,biểu điểm III/ TÍÊN TRÌNH LÊN LỚP 1.Oån định 2. Phát đề 3.Làm bài, gv quản lí lớp 4. Thu bài Đáp án : Trắc nghiệm (3,5 điểm) Câu 1:d câu 2: d câu 3 ;d Câu 4: c câu 5:a câu 6:c Câu 7:d Tự luận (6,5 điểm) Có 2 vế : suy nghĩ về cái chết của cô bé :nguyên nhân dẫn đến cái chết của cô bé,cái chết mang lại cho cô bé điều gì ? Nói lên xã hội như thế nào ? Vế 2:cách kết thúc của truyện ? Theo em ,như thế đã hợp lí chưa ? Liên hệ với thực tế của em ? Tuần 11 LUYỆN NÓI : KỂ CHUYỆN THEO NGÔI KỂ KẾT HỢP Tiết 42 VỚI MIÊU TẢ VÀ BIỂU CẢM I/ MỤC ĐÍCH YÊU CẦU -Giúp hs biết cách trình bày miệng trước tập thể một cách rõ ràng,gãy gọn, sinh động về một câu chuyện có kết hợp miêu tả và biểu cảm -Oân tập về ngôi kể II/ CHUẨN BỊ: III/TIẾN TRÌNH LÊN LỚP 1.Oån định 2.Bài cũ: Xem phần chuẩn bị bài của hs 3.Bài mới Oân tập ngôi kể Kể theo ngôi thứ nhất là kể như thế nào ? TL: Người kể xưng tôi trong câu chuyện Như thế nào là kể theo ngôi thứ 3 ? TL: Người kể tự giấu mình đi ,gọi tên các nhân vật bằng cách gọi của chúng Nêu tác dụng của ngôi kể thứ nhất và thứ 3 ? TL: ngôi kể thứ nhất : người kể có thể trực tiếp kể ra những gì mình nghe, mình thấy, mình trải qua, có thể trực tiếp nói ra những gì mình suy nghĩ,tình cảm của chính mình kể như là người trong cuộc, làm tăng tính chân thực, thuyết phục như là có thật Ngôi kể thứ 3 : Giúp người kể có thể kể một cách linh hoạt, tự do những gì diễn ra với nhân vật Lấy ví dụ về cách kể chuyện theo ngôi thứ nhất ? TL: Tôi đi học, lão Hạc, Những ngày thơ ấu. Tại sao người kể phải thay đổi ngôi kể ? TL: Tuỳ vào mỗi cốt truyện cụ thể, ở những tình huống cụ thể mà người viết lựa chọn ngôi kể cho phùû hợp. Cũng có khi trong một truyện, người viết dùng các ngôi kể khác nhau để soi chiếu sự việc, nhân vật bằng các điểm nhìn khác nhau, tăng tính sinh động, phong phú khi miêu tả sự vật, sự việc và con người Xem lại bài chuẩn bị ở nhà Muốn kể lại đoạn trích trang 110 thì phải thay đổi những gì ? Từ xưng hô : Chị Dậu thành tôi Lời dẫn thoại Chuyển lời thoại thành lời kể Lựa chọn chi tiết miêu tả và lờiø biểu cảm cho sát hợp với ngôi thứ nhất Luyện nói trên lớp Hs kể lại đoạn trích theo ngôi kể thứ nhất cho cả lớp nghe Hs khác nhận xét , gv chuẩn xác, cho điểm Bài kể phải đảm bảo các ý sau : “Tôi tái xám mặt, vội vàng đặt con bé xuống đất, chạy đến dỡ lấy tay người nhà lí trưởng và van xin : “ Cháu van ông, nhà cháu vừa mới tỉnh được một lúc, ông tha cho!” “Tha này! Tha này !” vừa nói hắn vừa bịch luôn vào ngực tôi mấy bịch rồi lại sấn đến để trói chồng tôi Lúc ấy hình như tức quá không thể chịu được, tôi liều mạng cự lại: -Chồng tôi đau ốm ,ông không được phép hành hạ Cai lệ tát vào mặt tôi một cái đánh bốp, rồi hắn cứ nhảy vào cạnh chồng tôi .Tôi nghiến hai hàm răng : -Mày trói chồng bà đi, bà cho mày xem! Rồi tôi túm lấy cổ hắn, ấn dúi ra cửa. Sức lẻo khẻo của anh chàng nghiện chạy không kịp với sức xô đẩy của tôi, nên hắn ngã chỏng quèo trên mặt đất trong khi miệng vẫn nham nhảm thét trói vợ chồng tôi Củng cố : Đọc đoạn trích sau và kể theo lời ông lão ở ngôi thứ nhất Một hôm, người chồng ra biển đánh. Lần đầu kéo lưới chỉ thấy có bùn; lần thứ nhì kéo lưới chỉ thấy cây rong biển; lần thứ ba kéo lưới thì bắt được môït con cá vàng. Con cá cất tiếng kêu vang : - Oâng lãøo ơi! Oâng sinh phúc thả tôi trở về biển, tôi sẽ đền ơn ông, ông muốn gì cũng được. Oâng lão ngạc nhiên, nhưng rồi cũng thả con cá xuống biển và bảo ; -Trời phù hộ cho ngươi ! Ngươi trở về biển khơi mà vùng vẫy .Ta không đòi hỏi gì cả, ta cũng chẳng cần gì . Về nhà, ông lão đem câu chuyện kể cho vợ nghe. Mụ vợ mắng : -Đồ ngốc! Sao lại không bắt con cá đền cái gì ? Đòi một cái máng cho lợn ăn không được à ? Cái máng nhà đã gần vỡ rồi ! Thế là ông lão ra biển. 5. Dặn dò : học bài chuẩn bị cho tiết kiểm tra văn Rút kinh nghiệm : hs thực hành tốt, đã thực hành kể các truyện trong chương trình lớp 8 đã học Tuần 11 CÂU GHÉP Tiết 43 I/ MỤC ĐÍCH YÊU CẦU : -Giúp hs nắm được đặc điểm của câu ghép -Nắm được hai cách nối các vế câu rong câu ghép II/ CHUẨN BỊ : Giáo án, bảng phụ III/ TIẾN TRÌNH LÊN LỚP 1.Oån định 2. Bài cũ : Thế nào nào nói giảm, nói tránh ? cho ví dụ ? 3.Bài mới Gv treo bảng phụ Tìm các cụm chủ vị ,phân tích cấu tạo Tôi /quên thế nào được những cảm giác trong sáng ấy /nảy nở trong lòng tôi như mấy cành hoa tươi quang đãng Có cụm chủ vị bao chứa nhau Vd 2: Buổi mai hôm ấy, một buổi mai /đầy sương thu và giólạnh ,mẹ tôi/ âu yếm nắm tay tôi dẫn đi trên con đường dài và hẹp Câu có cụm chủ vị nhỏ nằm trong cụm chủ vị lớn Cảnh vật chung quanh tôi /đều thay đổi, (vì) chính lòng tôi /đang có sự thay đổi lớn : hôm nay tôi/ đi học Trong ba câu ở 3 ví dụ trên ,câu nào là câu ghép ? Câu ở ví dụ 3 .Vì sao? Thế nào là câu ghép ? Hãy tìm các cụm chủ vị ,phân tích cấu tạo câu và cho biết chúng có pải là câu ghép không ? Vd1 Nếu quê anh/ có nhiều dừa thì quê tôi /có nhiều mía Vd2 Hễ trời mưa/ to thì đường này/ ngập nước Vd3:Các em/ phải gắng học để thầy mẹ vui lòng và để thầy dạy các em /được sung sướng Cả 3 ví dụ đều là câu ghép Tìm thêm các câu ghép trong đoạn trích ở mục 1 ? a.Hằng năm, cứ vào cuối thu lá rụng nhiều và trên bạc, lòng tôi lại nao nức những kỉ niệm mơn man b.Những ý tưởng ấy tôi chưa lần nào ghi lên giấy vì hồi ấy tôi không biết ghi và ngày nay tôi ngại Trong mỗi câu ghép ,các vế câu được nối với nhau bằng cách nào ? Câu a và b nối với nhau bằng quan hệ từ “và” Gv đưa ví dụ : Hắn vốn không ưa lão Hạc bởi vì lão lương thiện quá * ) Nối bằng quan hệ từ bởi vì Khi 2 người lên gác thì Giôn –xi đang ngủ *) Nối bằng cặp quan hệ từ Mẹ tôi cầm nón vẫy tôi, vài giây sau, tôi đuổi kịp *) Nối bằng dấu phẩy Không những thuốc lá gặm nhấm sức khoẻ của con người mà nó còn gây tác hại nhiều mặt đối với gia đình và xã hội *) Các vế có quan hệ bổ sung ,tăng tiến Để nạn thuốc lá bị đẩy lùi chúng ta cần phải có quyết tâm cao hơn và biện pháp triệt để hơn là phòng chống ôn dịch *) Các vế có quan hệ mục đích Nhãn vừa có cùi trẻ con đã vạch sạch *) Nối bằng cặp phó từ( phụ từ) Ai làm người ấy hưởng *) Nối bằng cặp đại từ phiếm chỉ, xác định Trong câu ghép, có những cách nối nào? Bài tập 4 : a.Nó vừa đựoc điểm khá đã huênh hoang b. Nó lấy cái gì ở đâu là cất ở đấy một cách nghiêm chỉnh c.Nó càng cố cãi càng đỏ mặt lúng túng Bài tập 5 : Gv hướng dẫn hs thực hành tại lớp I/ Đặc điểm của câu ghép : Câu ghép là những câu do 2 hoặc nhiều cụm chủ vị không bao chứa nhau tạo thành. Mỗi cụm chủ vị được gọi là một vế câu II/ Cách nối các vế câu Có hai cách nối các vế câu : - Dùng những từ có tác dụng nối. Cụ thể là : + Nối bằng một quan hệ từ + Nối bằng một cặp quan hệ từ + Nối bằng mọt cặp phó từ, đại từ hay chỉ từ thường đi dôi với nhau (Cặp từ hô ứng ) -Không dùng từ nối : Trong trường hơp này, giữa các vế câu cần có dấu phẩy, dấu chấm phẩy hoặc dấu hai chấm III/ Luyện tập Bài tập 1: a.U van Dần, u lạy Dần(nối bằng dấu phẩy ) Dần hãy để cho chị đi với u,đừng giữ chị nữa(nối bằng dấu phẩy) Sáng ngày người ta đánh trói thầy Dần như thế, Dần có thương không ?( Nối bằng dấu phẩy ) Nếu Dần không buôngchị ra,chốc nữa ông lí vào đây, ông ấy trói nốt cả u, trói nốt cả Dần nữa đấy (nối bằng dấu phẩy) b. Cô tôi chưa dứttiếng (nối bằng dấu phẩy) Giá nhữngthôi ( nối bằng dấu phẩy ) c.Tôi lại im lặngcay cay 9nối bằng dấu hai chấm ) d. Hắn làm nghề ăn trôm.quá (nối bằng quan hệ từ bởi vì ) Bài tập 2 ,3: Hs lên bảng làm 4. Củng cố : Thế nào là câu ghép ? Có những cách nối các vế câu như thế nào ? 5. Dặn dò : Học bài, làm bài tập vào vở ?
Tài liệu đính kèm: