Giáo án Ngữ văn 8 - Tiết 25: Đánh nhau với cối xay gió - Năm học 2006-2007 - Dương Thị Thảo Trang

Giáo án Ngữ văn 8 - Tiết 25: Đánh nhau với cối xay gió - Năm học 2006-2007 - Dương Thị Thảo Trang

A Mục tiêu:* Giúp học sinh:

1. Kiến thức:Thấy rõ tài nghệ của Xéc-van-tét trong việc xây dựng cặp nhân vật bất hủ Đôn Ki-hô-tê, Xan-chô Pan-xa tương phản về mọi mặt; đánh giá đúng đắn các mặt tốt, mặt xấu của hai nhân vật ấy, từ đó rút ra bài học thực tiễn.

2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng phân tích, đối chiếu, so sánh sự đối lập giữa hai nhân vật.

3. Giáo dục học sinh có ý thức trong việc chọn lựa sách và đọc sách, không hành động mù quáng.

B Chuẩn bị :

1. Giáo viên: Soạn bài,bảng phụ, tranh ĐônKi – hô-tê, phiếu học tập.

2. Học sinh: Đọc văn bản, tìm hiểu bố cục và trả lời các câu hỏi theo gợi ý ở SGK

C Tiến trình lên lớp:

I. Ổn định lớp: kiểm tra sĩ số(1p)

II. Bài cũ : (5p)

Phân tích hình ảnh em bé bán diêm trong đêm giao thừa. qua đó em có cảm nghĩ gì về nhân vật này?

III Bài mới:

Hoạt động 1:(3p) Khởi động

Tiết học trước các em đã được tìm hiểu về nhà văn An-đéc-xen, một nhà văn có tấm lòng yêu thương sâu sắc đối với trẻ thơ. Bài học hôm nay cô xin giới thiệu với các em thêm một nhà văn nước ngoài nữa, đó là nhà văn Xéc-van-tét của Đất nước Tây Ban Nha với tác phẩm bất hủ: Đôn Ki- hô –tê nhà quý tộc tài ba xứ Man-tra và đoạn trích các em sắp học là “Đánh nhau với cối xay gió”.

 

doc 2 trang Người đăng tranhiep1403 Lượt xem 1993Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 8 - Tiết 25: Đánh nhau với cối xay gió - Năm học 2006-2007 - Dương Thị Thảo Trang", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:15/10/06
Tiết 25: ĐÁNH NHAU VỚI CỐI XAY GIÓ
	(Trích Đôn Ki-hô-tê của Xéc-van-tét)
A Mục tiêu:* Giúp học sinh:
1. Kiến thức:Thấy rõ tài nghệ của Xéc-van-tét trong việc xây dựng cặp nhân vật bất hủ Đôn Ki-hô-tê, Xan-chô Pan-xa tương phản về mọi mặt; đánh giá đúng đắn các mặt tốt, mặt xấu của hai nhân vật ấy, từ đó rút ra bài học thực tiễn.
2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng phân tích, đối chiếu, so sánh sự đối lập giữa hai nhân vật.
3. Giáo dục học sinh có ý thức trong việc chọn lựa sách và đọc sách, không hành động mù quáng.
B Chuẩn bị :
1. Giáo viên: Soạn bài,bảng phụ, tranh ĐônKi – hô-tê, phiếu học tập.
2. Học sinh: Đọc văn bản, tìm hiểu bố cục và trả lời các câu hỏi theo gợi ý ở SGK
C Tiến trình lên lớp:
I. Ổn định lớp: kiểm tra sĩ số(1p)
II. Bài cũ : (5p) 
Phân tích hình ảnh em bé bán diêm trong đêm giao thừa. qua đó em có cảm nghĩ gì về nhân vật này?
III Bài mới:
Hoạt động 1:(3p) Khởi động
Tiết học trước các em đã được tìm hiểu về nhà văn An-đéc-xen, một nhà văn có tấm lòng yêu thương sâu sắc đối với trẻ thơ. Bài học hôm nay cô xin giới thiệu với các em thêm một nhà văn nước ngoài nữa, đó là nhà văn Xéc-van-tét của Đất nước Tây Ban Nha với tác phẩm bất hủ: Đôn Ki- hô –tê nhà quý tộc tài ba xứ Man-tra và đoạn trích các em sắp học là “Đánh nhau với cối xay gió”.
Hoạt động của thầy và trò
Hoạt động 2:(7 p) Tìm hiểu tác giả tác phẩm.
Gọi hs đọc phần chú thích về tác giả.
GV gọi 1 hs nêu vắn tắt những nét chính về tác giả.
GV giới thiệu những nét chính về tác phẩm.
Hoạt động 3:(15p) hướng dẫn đọc và tóm tắt đoạn trích.
Gv hướng dẫn cách đọc, đọc mẫu, gọi hs đọc, nhận xét
Gv gọi hs đọc phần chú thích từ khó, gv nhấn mạnh một số từ
Gv gọi hs tóm tắt nội dung đoạn trích, nhận xét.
Hoạt động 4: (10P) Tổ chức tìm hiểu văn bản
GV: Xác định ba phần của đoạn truyện này theo trật tự diên biến trước, trong và sau khi Đôn Ki-hô-tê đánh nhau với cối xay gió. Liệt kê năm sự việc chủ yếu? 
Hs làm việc độc lập, trả lời, lớp nhận xét. Hs ghi ý chính .
Nội dung ghi bảng
I.Tác giả-tác phẩm:
1. Tác giả: Xéc-van-tét( 1547-1616) là nhà văn Tây Ban Nha.
Ông vốn là binh sĩ, bị bắt giam ở An-giê từ 1575-1580. Trở về Tây Ban Nha, ông sống một cuộc đời cực nhọc, âm thầm mãi cho đến lúc công bố tiểu thuyết Đôn Ki-hô-tê.
2.Tác phẩm: Tiểu thuyết Đôn Ki-hô-tê dày gần ngàn trang, có hai phần:
Phần I; 52 chương. Xuất bản năm 1605
PhầnII: 74 chương. Xuất bản năm 1615
II. Đọc, tìm hiểu từ khó và tóm tắt đoạn trích.
1.Đọc: - Đọc đúng giọng kể và tả.
 - phù hợp với giọng của từng nhân vật. 
2. Từ ngữ khó: giám mã, phụng sự, chiến lợi phẩm, hiệp sĩ giang hồ, thâm thù.
3. Tóm tắt:
III. Tìm hiểu văn bản
1.Diễn biến các sự việc:
 a.Bố cục: 3 phần
-phần 1:Từ đầu “ Không cân sức”: Nhận định về những chiếc cối xay gió.
-Phần 2: tiếp theo-“ bị toạc nửa vai”: đánh nhau với cối xay gió.
-Phần 3: phần còn lại: Sau khi đánh nhau với cối gió.
b. Năm sự việc chủ yếu:
- Nhìn thấy và nhận định về những chiếc cối xay gió.
- Thái độ và hành động của mỗi người
- Quan niệm và cách xử sự của mỗi người khi bị đau đớn.
- Chung quanh chuyện ăn.
- Chung quanh chuyện ngủ.
D. Củng cố, dặn dò:(4p)
	* Củng cố:
	- Nội dung đoạn trích.
	- Tóm tắt năm sự việc chính.
*Dặn dò: Học bài. Dựa vào câu hỏi ở sgk để tìm hiểu đặc điểm của mỗi nhân vật. Đối chiếu hai nhân vật và rút ra nhận xét

Tài liệu đính kèm:

  • doctiet 25.doc