Giáo án Ngữ văn 8 - Tiết 24: Miêu tả và biểu cảm trong văn bản tự sự - Năm học 2009-2010 - Lê Đức Quang

Giáo án Ngữ văn 8 - Tiết 24: Miêu tả và biểu cảm trong văn bản tự sự - Năm học 2009-2010 - Lê Đức Quang

I/ Mục tiêu bài học

1/ Kiến thức:

Nhận biết được sự kết hợp và tác động qua lại giữa các yếu tố kể, tả và biểu lộ tình cảm của người viết trong một văn bản tự sự.

2/ Kĩ năng:

Nắm được cách vận dụng các yếu tố này trong một bài văn tự sự.

3/ Thái độ

 Có ý thức đưa các yếu tố biểu cảm và miêu tả vào trong văn bản tự sự.

II/ Đồ dùng dạy học

 1/ Giáo viên: Một số bài văn mẫu

 2/ Học sinh: Mang theo các bài văn đã làm

III/ Phương pháp

Thuyết trình, vấn đáp, nêu vấn đề, qui nạp, gợi mở

 

doc 6 trang Người đăng tranhiep1403 Lượt xem 6909Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 8 - Tiết 24: Miêu tả và biểu cảm trong văn bản tự sự - Năm học 2009-2010 - Lê Đức Quang", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NS: 26/09/2009
NTH: 29/09/2009
––––––––––––––––– Ngữ Văn – Bài 6––––––––––––––––––
 Tiết 24, miêu tả và biểu cảm trong văn bản tự sự
I/ Mục tiêu bài học
1/ Kiến thức:
Nhận biết được sự kết hợp và tác động qua lại giữa các yếu tố kể, tả và biểu lộ tình cảm của người viết trong một văn bản tự sự. 
2/ Kĩ năng:
Nắm được cách vận dụng các yếu tố này trong một bài văn tự sự.
3/ Thái độ
	Có ý thức đưa các yếu tố biểu cảm và miêu tả vào trong văn bản tự sự.
II/ Đồ dùng dạy học
 1/ Giáo viên: Một số bài văn mẫu
 2/ Học sinh: Mang theo các bài văn đã làm
III/ Phương pháp
Thuyết trình, vấn đáp, nêu vấn đề, qui nạp, gợi mở 
IV/ Các bước lên lớp
 1/ ổn định. Sĩ số: 8a:	8b: 
 2/ Kiểm tra đầu giờ
(?) Nêu các bước tóm tắt văn bản tự sự ?
 3/ Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy và học
HĐ của thầy và trò
T/g
Nội dung
HĐ1 Khởi động
- Mục tiêu: Sử dụng kiến thức đã học để định hướng học sinh vào tiết học.
- Cách tiến hành: 
Gv dùng lời nói để dẫn vào nội dung tiết học .
 ở các lớp dưới, văn miêu tả, kể chuyện, biểu cảm được giới thiệu tách rời như là những phương thức biểu đạt độc lập. Việc giới thiệu như thế nhằm mịch đích giúp học sinh nắm chắc đặc trưng từng phương thức để rồi học sinh dễ nhận diện và luyện tập.
Trong thực tế, ít có văn bản, tác phẩm nào lại chỉ dùng một phương thức biểu đạt, phản ánh mà thường là sự kết hợp, đan xen hai hay nhiều phương thức trong cùng một văn bản. Vậy sự kết hợp và tác động qua lại giữa các yếu tố kể, tả và biểu lộ tình cảm trong văn bản ntn? tác dụng của các yếu tố miêu tả và biểu cảm trong văn bản tự sự ra sao?
HĐ2. Hình thành kiến thức mới
- Mục tiêu:
Nhận biết được sự đan xen giữa các yếu tố tự sự, miêu tả, biểu cảm trong văn tự sự.
- Cách tiến hành:
Hs đọc
(?) Theo em, dựa vào văn cứ nào để xác định được các yếu tố: miêu tả, biểu cảm, kể chuệyn?
- Kể: Thường tập trung nêu sự việc, hành động, nhân vật.
- Tả: Thường tập trung chỉ ra tính chất, màu sắc, mức độ của sự việc, nhân vật, hành động.
- Biểu cảm: Thường thể hiện ở các chi tiết bày tỏ cảm xúc, thái độ của người viết trước sự việc, nhân vật, hành động.
(?) Từ các căn cứ trên, hãy cho cô biết: Trong đoạn trích trên, tác giả kể lại những sự việc gì?
Trong đoạn trích trên, tác giả kể lại cuộc gặp gỡ đầy cảm động của nhân vật "tôi" với người mẹ lâu ngày xa cách.
(?) Sự việc ấy được kể lại bằng các chi tiết nhỏ nào?
(?) Sự việc ấy được miêu tả bằng các chi tiết, hình ảnh nào?
(?) Sự việc ấy được biểu cảm bằng các chi tiết, hình ảnh nào?
(?) Các yếu tố miêu tả và biểu cảm đó đứng riêng hay đan xen với yếu tố tự sự ? Tìm ví dụ minh hoạ ?
 Các yếu tố trên không đứng tách riêng mà đan xen vào nhau: vừa kể, vừa tả và biểu cảm.
Các yếu tố trên không đứng tách riêng mà đan xen vào nhau, vừa kể , vừa tả , vừa biểu cảm .
- Từ xa thấy người thân ntn ? 
( hình dáng , mái tóc ) .
- Lại gần thấy ra sao ? Hành động của mình và người thân , tả chi tiết khuôn mặt , quần áo .
- Những biểu hiện tình cảm của hai người sau khi đã gặp như thế nào ? ( Vui mừng , xúc động thể hiện bằng các chi tiết nào ? Ngôn ngữ , hành động , lời nói cử chỉ , nét mặt .... ) .
(?) Qua việc tìm hiểu ví dụ trên, em có thể rút ra những kết luận gì?
- Trong văn bản tự sự thường có sự kết hợp các yếu tố kể, tả và biểu lộ tình cảm.
- Khi kể, các tác giả thường đan xen các yếu tố miêu tả và biểu cảm (vừa kể, vừa tả, vừa biểu cảm).
(?) Bỏ các yếu tố miêu tả và biểu cảm, đoạn văn chỉ còn lại các yếu tố kể: Chép chúng lại thành một đoạn văn?
Mẹ tôi vẫy tôi. Tôi chạy theo chiếc xe chở mẹ. Mẹ kéo tôi lên xe. Tôi oà lên khóc. Mẹ tôi cũng sụt sùi theo. Tôi ngồi bên mẹ, đầu ngả vào cánh tay mẹ, quan sát gương mặt mẹ.
(?) So sánh đoạn văn vừa tạo xong với đoạn văn của Nguyên Hồng để rút ra nhận xét?
Đoạn văn trên so với đoạn văn của Nguyên Hồng không sinh động, không có sức hấp dẫn vì nó đơn thuần chỉ là các yếu tố kể. Các yếu tố miêu tả giúp cho việc kể lại cuộc gặp gỡ giữa hai mẹ con bé Hồng thêm sinh động với tất cả các màu sắc, hương vị, hình dáng, diện mạo của sự việc, nhân vật, hành động. như hiện lên trước mắt người đọc. Các yếu tố biểu cảm giúp cho người viết thể hiện sâu sắc tình mẫu tử sâu nặng và truyền cảm xúc đó sang người đọc, buộc người đọc phải suy nghĩ, trăn trở trước sự việc, nhân vật và hành động.
(?) Đến đây, em lại kết luận thêm được điều gì nữa? (Các yếu tố miêu tả và biểu cảm có tác dụng ntn trong văn bản tự sự) ?
(?) Bây giờ, các em lại bỏ hết các yếu tố kể trong đoạn văn trên, chỉ để lại các câu văn miêu tả và biểu cảm thì đoạn văn sẽ bị ảnh hưởng ra sao? (Nó có thành truyện không? vì sao?).
Nếu bỏ hết các yếu tố kể trong đoạn văn trên, chỉ để lại các câu văn miêu tả và biểu cảm thì không có chuyện bởi vì cốt truyện là do sự việc và nhân vật cùng với những hành động chính tạo nên. Các yếu tố miêu tả và biểu cảm chỉ có thể bám vào sự việc và nhân vật mới phát triển được.
(?) Từ đó, ta rút ra kết luận gì ?
HĐ3. HDHS rút ra kết luận bài học.
- Mục tiêu: rút ra được vai trò và sự đan xen của các yếu tố miêu tả và biểu cảm trong văn tự sự.
- Các tiến hành:
(?) Qua phân tích bài tập, em rút ra được kiến thức gì ?
Hs đọc và khái quát ghi nhớ 
HĐ4. HDHS làm bài tập
- Mục tiêu: 
Xác định được yêu cầu bài tập và tìm ra được các yếu tôe miêu tả và biểu cảm.
Cách tiến hành:
Hs đọc và xác định yêu cầu bài tập
Hình thức chia 3 nhóm thảo luận (5’)
Tìm yếu tố miêu tả và tự sự trong :
N1: Tìm trong văn bản : '' Tôi đi học '' .
N2: Tìm trong văn bản : '' Tức nước vỡ bờ '' .
N3: Tìm trong văn bản : '' Lão Hạc '' .
Đại diện các nhóm báo cáo
Gọi h/s nhận xét .
Gv chốt vấn đề , bổ sung nếu cần thiết .
Gv hướng dẫn làm.
-Không gian: từ xa đến gần (vóc người, dáng đi, mái tóc, gương mặt, nụ cười, quần áo ...)
-Hành động: lời nói, cử chỉ, ngôn ngữ.
Hs đọc
Hs khác nhận xét
Gv nhận xét, có thể bổ sung
2’
22’
2’
12’
I/ Sự kết hợp các yếu tố kể, tả và biểu lộ tình cảm trong văn bản tự sự.
1/ Bài tập (SGK Tr 72, 73).
2/ Tìm hiểu bài tập.
Sự kết hợp các yếu tố kể, tả và biểu lộ tình cảm trong văn bản tự sự.
- Các yếu tố kể:
+ Mẹ tôi vẫy tôi.
+ Tôi chạy theo chiếc xe chở mẹ.
+ Mẹ kéo tôi lên xe.
+ Tôi oà lên khóc.
+ Mẹ tôi cũng sụt sùi theo.
+ Tôi ngồi bên mẹ, đầu ngả vào cánh tay mẹ, quan sát gương mặt mẹ.
- Các yếu tố miêu tả:
+ Tôi thở hồng hộc, trán đẫm mồ hôi, ríu cả chân lại.
+ Mẹ tôi không còm cõi.
+ Gương mặt vẫn tươi sáng với đôi mắt trong và nước da mịn, làm nổi bật màu hồng ở hai gò má.
- Các yếu tố biểu cảm:
+ Hay tại sự sung sướng bỗng được trong nhìn và ôm ấp cái hình hài máu mủ của mình mà mẹ tôi lại tươi đẹp như thủơ còn sung túc (suy nghĩ)
+ Tôi thấy những cảm giác ấm áp đã bao lâu mất đi bỗng lại mơn man khắp da thịt (cảm nhận)
+ Phải bé lại và lăn vào lòng một người mẹ, áp mặt vào bầu sữa nóng của người mẹ, để bàn tay người mẹ vuốt ve từ trán xuống cằm, và gãi rôm ở sống lưng cho, mới thấy người mẹ có một êm dịu vô cùng. (Phát biểu cảm tưởng)
- Tác dụng của yếu tố miêu tả và biểu cảm: làm cho việc kể chuyện sinh động và sâu sắc hơn
II/ Ghi nhớ
- Sự đan xen giữa các yếu tố miêu tả và biểu cảm trong văn tự sự.
- Vai trò của yếu tố miêu tả và biểu cảm trong văn tự sự.
III/ Luyện tập.
Yếu tố miêu tả và tự sự
* Tôi đi học – Thanh Tịnh
“Sau một hồi .. các lớp” 
- Miêu tả: Sau một hồi trống thúc vang , sắp hàng  đi vào lớp, không đi  không đứng lại, co một chân lên  duỗi mạnh như một quả ban tưởng tượng.
- Biểu cảm: vang dội cả lòng tôi, cảm thấy mình chơ vơ, vụng về, lúng túng, run theo nhịp bước rộn ràng trong các lớp.
*/ Tức nước vỡ bờ.
“U van con  đi với u”.
- Miêu tả: u van con , u lạy con , bây giờ phải đem con đi bán, vẫn bị người ta đánh trói, sưng cả hai tay lên kia, thì con cứ đi với u 
- Biểu cảm: đau ruột u lắm, công u nuôi con. .., chết từng khúc ruột, thầy con đau ốm là thế, khổ sở đến nước nào nữa, con có thương thầy thương u 
*/ Lão Hạc.
“Chao ôi! Đối với .. xa tôi dần dần”.
 - Miêu tả: Tôi giấu giếm vợ tôi, thỉnh thoảng giúp ngám ngầm lão Hạc, lão từ chối tất cả những gì tôi cho lão, và lão cứ xa tôi dần dần ..
- Biểu cảm: Chao ôi  nỡ giận.
Bài tập 2. (SGK Tr 74).
Viết một đoạn văn kể về những giây phút đầu tiên khi em gặp người thân.
4/ Củng cố
(?) Miêu tả và biểu cảm có vai trò gì trong văn tự sự?
Gv hệ thống kiến thức
5/ HDHT
Học bài và chuẩn bị bài: Đánh nhau với cối xay gió

Tài liệu đính kèm:

  • doctiet 24.doc