TIẾT 23 TIẾNG VIỆT
TRỢ TỪ, THÁN TỪ
I. Mục tiêu: Giúp HS:
1. Về kiến thức: Hiểu được thế nào là trợ từ, thán từ.
2. Về kĩ năng: Biết cách dùng trợ từ, thán từ trong các trường hợp giao tiếp cụ thể.
3. Về thái độ: Có ý thức giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt.
II. Chuẩn bị của GV và HS
1. Chuẩn bị của GV: SGK, SGV, đồ dùng dạy học- nghiên cứu soạn giáo án.
2. Chuẩn bị của HS: SGK, vở ghi- học bài cũ- chuẩn bị bài mới theo SGK.
III. Tiến trình bài dạy
* Ổn định tổ chức: Sĩ số 8C:
Sĩ số 8D:
A. Kiểm tra bài cũ (4’):
Câu hỏi: Thế nào là từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội? Lấy ví dụ?
Đáp án: - Khác với từ ngữ toàn dân, từ ngữ địa phương chỉ sử dụng ở một (hoặc một số) địa phương nhất định. (4 đ)
Ngày soạn: Ngày dạy: . Dạy lớp 8C Ngày dạy: Dạy lớp 8D TIẾT 23 TIẾNG VIỆT TRỢ TỪ, THÁN TỪ I. Mục tiêu: Giúp HS: 1. Về kiến thức: Hiểu được thế nào là trợ từ, thán từ. 2. Về kĩ năng: Biết cách dùng trợ từ, thán từ trong các trường hợp giao tiếp cụ thể. 3. Về thái độ: Có ý thức giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt. II. Chuẩn bị của GV và HS 1. Chuẩn bị của GV: SGK, SGV, đồ dùng dạy học- nghiên cứu soạn giáo án. 2. Chuẩn bị của HS: SGK, vở ghi- học bài cũ- chuẩn bị bài mới theo SGK. III. Tiến trình bài dạy * Ổn định tổ chức: Sĩ số 8C: Sĩ số 8D: A. Kiểm tra bài cũ (4’): Câu hỏi: Thế nào là từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội? Lấy ví dụ? Đáp án: - Khác với từ ngữ toàn dân, từ ngữ địa phương chỉ sử dụng ở một (hoặc một số) địa phương nhất định. (4 đ) - Khác với từ ngữ toàn dân, biệt ngữ xã hội chỉ được dùng trong một tầng lớp xã hội nhất định. (4 đ) - Ví dụ: + má, u, bầm, (từ địa phương) (1 đ) + ngỗng, phao, trúng tủ (biệt ngữ xã hội) (1 đ) * Vào bài (1’): Tiết học hôm nay, chúng ta cùng đi tìm hiểu về trợ từ và thán từ. B. Dạy nội dung bài mới: I. TRỢ TỪ (11’) 1. Ví dụ - Nó ăn hai bát cơm. - Nó ăn những hai bát cơm. - Nó ăn có hai bát cơm. GV: Gọi HS đọc ví dụ mục 1 SGK. T. 69. ?KH: Theo em về hình thức, câu 2 - 3 khác câu 1 ở điểm nào? HS: Câu 2 thêm từ “những”. Câu 3 thêm từ “có”. ?TB: Cho biết nội dung biểu đạt của câu 1? HS: Câu thứ nhất nói lên một sự việc khách quan là nó ăn hai bát cơm. ?KH: Vậy, câu 2 có thêm từ “những” ý nghĩa có gì khác không? Vì sao? HS: Câu thứ hai ngoài việc diễn đạt một việc khách quan như câu thứ nhất, còn có ý nhấn mạnh, đánh giá việc nó ăn hai bát cơm là nhiều, là vượt quá mức bình thường. GV: Câu này có thể dùng trong trường hợp một em bé bình thường chỉ ăn một bát cơm nhưng hôm nay em ăn được gấp đôi. ?TB: Câu thứ 3 thêm từ “có” biểu thị nội dung và thái độ đánh giá ra sao? HS: Câu thứ 3 nội dung cũng giống câu 1 có thêm ý nhấn mạnh, đánh giá việc nó ăn hai bát cơm là ít không đạt mức bình thường. GV: Câu này dùng trong trường hợp một người nào đó bình thường ăn nhiều nhưng hôm nay ăn ít chỉ có hai bát. ?TB: Các từ “những”, “có” trong ví dụ đi kèm từ ngữ nào trong câu và biểu thị thái độ gì của người nói đối với sự việc? HS: Từ “những, có” trong 2 ví dụ đi kèm từ “ăn” và cụm từ “hai bát cơm” dùng để biểu thị thái độ nhấn mạnh, đánh giá của người nói đối với sự vật, sự việc được nói đến trong câu. ?KH: Các từ “những, có” trong trường hợp trên là trợ từ, em hiểu trợ từ là gì? 2. Bài học * Trợ từ là những từ chuyên đi kèm một từ ngữ trong câu để nhấn mạnh hoặc biểu thị thái độ đánh giá sự vật, sự việc được nói đến ở từ ngữ đó. Ví dụ: những, có, chính, đích, ngay, ?KG: Hãy lấy thêm ví dụ có trợ từ? HS: Chính cô giáo nói vậy mà. Đích thị là cậu ta nói dối. II. THÁN TỪ (13’) 1. Ví dụ GV: Gọi HS đọc ví dụ SGK. T. 69. Yêu cầu HS chú ý các từ in đậm. ?KH: Các từ này, a, vâng trong hai đoạn trích biểu thị điều gì? HS: “Này” là tiếng thốt ra để gây sự chú ý của người đối thoại. “A” trong trường hợp này là tiếng thốt ra để biểu thị sự tức giận khi nhận ra một điều gì đó không tốt. “Vâng” là tiếng dùng để đáp lại lời người khác một cách lễ phép, tỏ ý nghe theo. GV: A còn được dùng trong trường hợp biểu thị sự vui mừng, sung sướng như “A! Mẹ đã về!”. Tiếng a biểu thị sự tức giận và tiếng a biểu thị sự vui mừng có khác nhau về ngữ điệu. (GV cho một vài HS phát âm để diễn đạt hai sắc thái tình cảm này). ?TB: Căn cứ vào ý nghĩa biểu thị của các từ trên, em có thể chia chúng thành mấy loại, đó là những loại nào? HS: Có thể chia thành hai loại: từ bộc lộ cảm xúc (A!), từ dùng để gọi đáp (này, vâng). ?KH: Nhận xét cách dùng các từ “này, a và vâng” trong 2 ví dụ a, b bằng cách lựa chọn những câu trả lời đúng trong mục 2? HS: Ví dụ a (ý a):các từ “này, a” có thể làm thành một câu độc lập ở đây là câu đặc biệt. Ví dụ b (ý d) các từ “này, vâng” có thể cùng những từ khác làm thành một câu và thường đứng đầu câu. GV: Các từ in đậm trong 2 ví dụ a, b được gọi là thán từ. ?TB: Hãy cho biết thán từ là gì? Có những loại thán từ nào? 2. Bài học * Thán từ là những từ dùng để bộc lộ tình cảm, cảm xúc của người nói hoặc dùng để gọi đáp. Thán từ thường đứng ở đầu câu, có khi nó được tách ra thành một câu đặc biệt. * Thán từ gồm hai loại chính: - Thán từ bộc lộ tình cảm, cảm xúc: a, ái, ơ, ôi, ô, ô hay, than ôi, trời ơi, - Thán từ gọi đáp: này, ơi, vâng, dạ, ừ, GV: Gọi HS đọc toàn bộ các ví dụ trong SGK. T. 69, 70. III. LUYỆN TẬP (14’) 1. Bài 1 (T. 70) ?: Trong các câu ở bài 1, từ nào (trong các từ in đậm) là trợ từ, từ nào không phải là trợ từ? HS: Các từ in đậm trong ví dụ a, c, g, i là trợ từ vì các từ này dùng để biểu thị ý nhấn mạnh vào đối tượng được nói đến trong câu. Từ “ngay” trong ví dụ d bổ nghĩa cho động từ “nói”=> nó là phó từ. Từ “những” trong ví dụ h là lượng từ. Từ “chính” trong ví dụ b là tính từ. 2. Bài 2 (T. 70, 71) ?: Giải thích nghĩa của các trợ từ in đậm trong những câu ở bài tập 2? a) lấy một lá thư, lấy một lời, lấy một đồng quà: nhấn mạnh mức tối thiểu không yêu cầu hơn. b) nguyên: chỉ riêng về một thứ nào đó, không có gì thêm hoặc không có gì khác (ở đây là tiền); đến: nhấn mạnh mức độ cao của số lượng (cứng hai trăm bạc). c) cả: nhấn mạnh đối tượng so sánh (tôi); d) cứ: nhấn mạnh ý khẳng định sự việc nêu trong câu. 3. Bài 3 (T. 71) ?: Chỉ ra thán từ trong các đoạn trích ở bài 3? a) Này, à. b) Ấy. c) Vâng d) Chao ôi e) Hỡi ơi 4. Bài 5 (T. 72) ?: Đặt năm câu với năm thán từ khác nhau? - A! Mẹ đã về. - Ôi! Tôi lạnh quá. - Gớm, sao cứ giận mình mãi thế. - Ha, vui quá. - Ơ, sao cậu lại ở đây? C. Củng cố, luyện tập (2’): ?: Phân biệt trợ từ và thán từ? Lấy ví dụ? Trợ từ là những từ chuyên đi kèm một từ ngữ trong câu để nhấn mạnh hoặc biểu thị thái độ đánh giá sự vật, sự việc được nói đến ở từ ngữ đó. Ví dụ: những, có, chính, đích, ngay, Thán từ là những từ dùng để bộc lộ tình cảm, cảm xúc của người nói hoặc dùng để gọi đáp. Thán từ thường đứng ở đầu câu, có khi nó được tách ra thành một câu đặc biệt. Thán từ gồm hai loại chính: - Thán từ bộc lộ tình cảm, cảm xúc: a, ái, ơ, ôi, ô, ô hay, than ôi, trời ơi, - Thán từ gọi đáp: này, ơi, vâng, dạ, ừ, D. Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà (1’): - Học thuộc ghi nhớ, làm bài tập 4, 6 (T. 72). - Soạn Miêu tả và biểu cảm trong văn bản tự sự. Yêu cầu về nhà: Đọc lại đoạn trích Trong lòng mẹ; Đọc kĩ mục I của bài mới, trả lời các câu hỏi trong mục I.
Tài liệu đính kèm: