Giáo án Ngữ văn 8 - Tiết 22: Văn bản Cô bé bán diêm (Tiếp) - Năm học 2009-2010 - Lê Đức Quang

Giáo án Ngữ văn 8 - Tiết 22: Văn bản Cô bé bán diêm (Tiếp) - Năm học 2009-2010 - Lê Đức Quang

I/ Mục tiêu bài học

1/ Kiến thức:

Trình bày được nghệ thuật kể chuyện hấp dẫn, có sự đan xen giữa hiện thực và mộng tưởng với các tình tiết diễn biến hợp lí của truyện Cô bé bán diêm.

2/ Kĩ năng:

Rèn luyện các kĩ năng tóm tắt văn bản tự sự, phân tích nhân vật.

3/ Thái độ

 Lòng thương cảm đối với em bé bất hạnh

II/ Đồ dùng dạy học

 1/ Giáo viên: Tranh

 2/ Học sinh: Đọc và tóm tắt văn bản

III/ Phương pháp

Thuyết trình, vấn đáp, Thảo luận nhóm, nêu vấn đề, trực quan, gợi mở

IV/ Các bước lên lớp

 1/ Ổn định. Sĩ số: 8a: 8b:

 2/ Kiểm tra đầu giờ

(?) Trình bày cảm nhận của em về cô bé bán diêm trong đêm giao thừa ?

 

doc 5 trang Người đăng tranhiep1403 Lượt xem 1706Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 8 - Tiết 22: Văn bản Cô bé bán diêm (Tiếp) - Năm học 2009-2010 - Lê Đức Quang", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NS: 21/09/2009
NTH: 24/09/2009
––––––––––––––––– Ngữ Văn – Bài 6––––––––––––––––––
 Tiết 22, văn bản: Cô bé bán diêm (Tiếp)
 (An-đéc-xen)
I/ Mục tiêu bài học
1/ Kiến thức:
Trình bày được nghệ thuật kể chuyện hấp dẫn, có sự đan xen giữa hiện thực và mộng tưởng với các tình tiết diễn biến hợp lí của truyện Cô bé bán diêm. 
2/ Kĩ năng:
Rèn luyện các kĩ năng tóm tắt văn bản tự sự, phân tích nhân vật.
3/ Thái độ
	Lòng thương cảm đối với em bé bất hạnh
II/ Đồ dùng dạy học
 1/ Giáo viên: Tranh
 2/ Học sinh: Đọc và tóm tắt văn bản
III/ Phương pháp
Thuyết trình, vấn đáp, Thảo luận nhóm, nêu vấn đề, trực quan, gợi mở 
IV/ Các bước lên lớp
 1/ ổn định. Sĩ số: 8a:	8b: 
 2/ Kiểm tra đầu giờ
(?) Trình bày cảm nhận của em về cô bé bán diêm trong đêm giao thừa ?
 3/ Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy và học
HĐ của thầy và trò
T/g
Nội dung
HĐ1 Khởi động
- Mục tiêu: Sử dụng kiến thức cũ để định hướng học sinh vào tiết học.
- Cách tiến hành: 
Gv dùng lời nói để dẫn vào nội dung tiết học .
 Giữa cái giá rét, cô đơn ... trong khi cô bé lại không bán được bao nào. Cô bé đã quẹt từng que diêm và qua từng ...
HĐ2. HDHS đọc – hiểu văn bản
- Mục tiêu: Trình bày được các lần quẹt diêm và mộng tưởng; Cái chết của cô bé bán diêm
- Cách tiến hành:
GV: Đêm giao thừa cứ dần trôi trong niềm vui sướng đầy đủ của bao kẻ giàu sang để lại cô bé bán diêm cô đơn, ngập chìm trong tuyết lạnh. "Em thu đôi chân vào người, nhưng mỗi lúc em cảm thấy rét buốt hơn", "Lúc này đôi bàn tay" của cô bé tội nghiệp "đã cứng đờ ra".
(?) Theo dõi vào đoạn 2, cho cô biết: Trong tình cảnh đó cô bé đã nghĩ ra điều gì?
Trong tình cảnh đó, cô bé đã nghĩ tới việc đánh diêm để "hơ ngón tay".
(?) Câu chuyện được tiếp tục nhờ một chi tiết nào cứ được lặp lại?
Câu chuyện được tiếp tục nhờ chi tiết lặp lại và biến đổi rất tự nhiên, hợp lý và thú vị. Đó là chi tiết: 5 lần cô bé quẹt diêm.
(?) Trong lần quẹt diêm thứ nhất cô bé đã thấy gì?
Ngồi trước lò sưởi rực hồng “ Em tưởng.dịu dàng”
(?) Đó là cảnh tượng ntn và điều đó có ý nghĩa gì?
Sáng sủa ấm áp thể hiện mong ước được sởi ẩm trong ngôi nhà thân thuộc.
(?) Sau khi que diêm tắt, em trở lại cảnh thực tại như thế nào?
Bần thần cả nguời nghĩ đến việc đi bán diêm Sợ cha mắng
(?) Lần quẹt diêm thứ 2 em đã thấy điều gì?
Phòng ăn có đồ đạc quí và ngỗng quay.
(?) Đó là cảnh tượng ntn và điều đó có ý nghĩa gì?
Sang trọng đầy đủ và sung sướng. Em mong ước được ăn ngon trong ngôi nhà của mình
(?) Sau lần 2 quẹt diêm thực tế đã thay thế cho mộng tưởng ntn?
 Chẳng có bàn ăn nào cảcủa em.
(?) Sự sắp đặt thực tế với mộng tưởng song song nhau điều đó có ý nghĩa gì?
- Làm nổi rõ mong ước và hạnh phúc chính đáng của em và thân phận bất hạnh đó.
- Cho ta thấy sự thờ ơ lạnh nhạt của XH lúc bấy giờ.
(?) Trong lần quẹt diêm thứ 3 cô bé thấy gì?
- Cây thông nôen vớihàng.
- Những ngôi sao trên trời.
(?) Em đọc được mong ước nào của cô bé từ cảnh tượng đó?
Mong được đón nôen trong ngôi nhà của mình.
(?) Có gì đặc biệt trong lần quẹt diêm thứ tư ?
Bà nội hiện về 
(?) Điều đó thể hiện mong ước gì?
 Được che chở yêu thương
(?) Em nghĩ gì về mong ước của cô bé trong lần quẹt diêm thứ tư?
 Là những mong ước chân thành chính đáng, giản dị..
(?) Trong lần quẹt diêm thứ 5, điều gì đã xảy ra ?
G: Khi tất cả những que diêm còn lại cháy lên là lúc cô bé bán diêm thấy mình bay lên cùng bà '' chẳng còn đói rét , đau buồn nào đe doạ họ nữa''.
T/luận nhóm (3’)
Gv sử dụng kĩ thuật khăn trải bàn
(?) Điều đó có ‏‎ý nghĩa gì ?
 Các nhóm báo cáo
Gv nhận xét, chốt
- Cuộc sống chỉ là đau buồn , đói rét đối với người cùng khổ , chỉ có cái chết mới giải thoát cho họ . 
- Hạnh phúc của họ có nơi thượng đế chí nhân 
1’
25’
I/ Đọc, thảo luận chú thích
II/ Bố cục
III/ Tìm hiểu văn bản
1/ Hình ảnh 
2/ Thực tế và mộng tưởng.
- Lần quẹt diêm thứ nhất:
Em mong ước được sởi ẩm trong ngôi nhà thân thuộc.
- Lần quẹt diêm thứ hai:
Em mong ước được ăn ngon trong ngôi nhà của mình
- Lần quẹt diêm thứ ba:
Em mong được đón nôen trong ngôi nhà của mình.
- Lần quẹt diêm thứ tư:
Em mong được sống trong tình thương yêu, được che chở.
- Lần quẹt diêm thứ năm
Hình ảnh bà nội hiện lên "to lớn và đẹp lão". Bà cụ cầm lấy tay em, rồi hai bà cháu bay vụt lên cao, cao mãi
Gv sử dụng bảng phụ để khái quát và khai thác tranh
Mộng tưởng
- Lần 1 : Ngồi trước lò sưởi rực hồng 
 mong được sưởi ấm.
- Lần 2 : Bữa ăn sang trọng , ngon lành 
 Mong được ăn ngon .
- Lần 3 : Cây thông Nô-en Mong được vui đón Nô-en .
- Lần 4 : Bà nội hiện về Mong được che chở yêu thương.
- Lần 5 : Đi theo bà .
Cảnh thực tại
Về nhà sợ cha mắng .
Những bức tường dày đặc .
Chết trong giá lạnh .
(?) Qua việc phân tích, em thấy cô bé bán diêm là người ntn ?
H/s đọc “Trong buổi sáng ....thừa”
(?) Tình cảm thái độ của mọi người khi nhìn thấy cảnh tượng ấy? 
Mọi người thờ ơ, lạnh lùng
(?) Thông thường khi người ta chết, da thường tái, môi thường tím ngắt, tại sao cô bé bán diêm chết trong lúc đói rét, vậy mà cái chết của em lại đẹp như vậy ?
(?) Cảnh huy hoàng 2 bà cháu bay lên trời có thật hay chỉ là ảo ảnh ?
Chỉ là ảo ảnh - đó là tấm lòng nhân hậu và lãng mạng của tác giả làm giảm bớt cái bi thương để tiễn đưa cô bé lên trời với niềm vui, niềm hy vọng.
(?) Cái chết của em bé có ý nghĩa gì?
Tố cáo XH đương thời ở đây vô tình, lạnh lùng trước cái chết của 1 em bé nghèo mồ côi. 
(?) Câu chuyện '' Cô bé bán diêm'' đã để lại cho em bài học gì ?
Hãy biết yêu thương những số phận bất hạnh 
HĐ3. HDHS rút ra kết luận.
- Mục tiêu: Rút ra được những đặc sắc về nghệ thuật và nội dung của văn bản.
- Cách tiến hành:
(?) Tác giả đã sử dụng những biện pháp nghệ thuật gì khi xây dựng câu chuyện ?
- Nghệ thuật tương phản .
- Cách kể chuyện hấp dẫn , đan xen giữa hiện thực và mộng tưởng .
(?) Qua đó, tác giả muốn nói với chúng ta điều gì ?
 Hs đọc và khái quát ghi nhớ.
7’
5’
Bằng nghệ thuật tương phản giữa mộng tưởng tươi đẹp và thực tại khổ đau, ta thấy em bé bán diêm bị bỏ rơi cô độc, luôn khao khát sống ấm no , được yêu thương .
3/ Cái chết của em bé.
Hình ảnh cô bé bán diêm thật đẹp, ngây thơ, hồn nhiên đã chết trong đêm giao thừa vì rét buốt, đói khát.
III/ Ghi nhớ.
NT
ND
4/ Củng cố.
(?) Khi thảo luận về nguyên nhân gây nên cái chết cô bé bán diêm , mỗi bạn đưa ra một ‏‎ý kiến khác nhau : bạn thì đổ lỗi cho người cha tàn nhẫn vô trách nhiệm , bạn thì quy tội cho người đời lạnh lùng vô tâm. Vậy ‏‎ý kiến của em ntn?
Nguyên nhân cái chết:
+ Em phải sống trong gia đình thiếu tình yêu thương , người cha tàn nhẫn vô trách nhiệm .
+ Người đời lạnh lùng , vô tâm.
(?) Hình ảnh, chi tiết nào làm em cảm động nhất? Vì sao?
Gv hệ thống kiến thức bài.
5/ HDHT.
- Tại sao có thể nói : '' Cô bé bán diêm '' là một bài ca về lòng nhân ái với con người nói chung , với trẻ em nói riêng .
- Học thuộc ghi nhớ .
- Soạn bài : '' Đánh nhau với cối xay gió '' .
 Trợ từ, thán từ.
 –––––––––––––––––––––––––––––––––––––

Tài liệu đính kèm:

  • doctiet 22.doc