Giáo án Ngữ văn 8 - Tiết 21 đến 24 - Tuần 6

Giáo án Ngữ văn 8 - Tiết 21 đến 24 - Tuần 6

TUẦN 6 Lớp dạy: 81.2

TPPCT:21-22 Ngày dạy:

CÔ BÉ BÁN DIÊM

 (Trích) An-đéc-xen

I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT

 - Biết đọc-hiểu một đoạn trích trong tác phẩm truyện.

 - Sự thể hiện của tinh thần nhân đạo, tài năng nghệ thuật xuất sắc của nhà văn An-đéc-xen qua một tác phẩm tiêu biểu.

II. TRỌNG TM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG,THÁI ĐỘ

 1. Kiến thức :

 - Những hiểu biết bước đầu về “Người kể chuyện cổ tích” An-đéc-xen.

 - Nghệ thuật kể chuyện, cách tổ chức các yếu tố hiện thực và mộng tưởng trong tác phẩm.

 - Lòng thương cảm đối với em b bất hạnh.

 2. Kỹ năng :

 - Đọc diễn cảm,. hiểu, tóm tắt được tác phẩm.

 - Phân tích được một số hình ảnh tuơng phản ( đối lập, đặt gần nhau, làm nổi bật lẫn nhau.)

 - Phát biểu cảm nghĩ về một đoạn truyện.

 3/Thái độ : Bồi dưỡng cho HS lòng nhân ái, cảm thông với những số phận đau thương bất hạnh.

 

doc 8 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 700Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 8 - Tiết 21 đến 24 - Tuần 6", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 6 Lớp dạy: 81.2 
TPPCT:21-22 Ngày dạy: 
CÔ BÉ BÁN DIÊM
 (Trích) An-đéc-xen
I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
 - Biết đọc-hiểu một đoạn trích trong tác phẩm truyện.
 - Sự thể hiện của tinh thần nhân đạo, tài năng nghệ thuật xuất sắc của nhà văn An-đéc-xen qua một tác phẩm tiêu biểu.
II. TRỌNG TM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG,THÁI ĐỘ
 1. Kiến thức :
 - Những hiểu biết bước đầu về “Người kể chuyện cổ tích” An-đéc-xen.
 - Nghệ thuật kể chuyện, cách tổ chức các yếu tố hiện thực và mộng tưởng trong tác phẩm.
 - Lòng thương cảm đối với em b bất hạnh.
 2. Kỹ năng : 
 - Đọc diễn cảm,. hiểu, tóm tắt được tác phẩm.
 - Phân tích được một số hình ảnh tuơng phản ( đối lập, đặt gần nhau, làm nổi bật lẫn nhau.)
 - Phát biểu cảm nghĩ về một đoạn truyện.
 3/Thái độ : Bồi dưỡng cho HS lòng nhân ái, cảm thông với những số phận đau thương bất hạnh.
III/ CHUẨN BỊ
 - GV : Giáo án, CKTKN..
 - HS : Học bài cũ - đọc và chuẩn bị bài theo câu hỏi phần đọc hiểu văn bản.
IV/ TIẾN TRÌNH LÊN LỚP
 1/Ổn định tổ chức: 
 2/Kiểm tra bài cũ: 
 - Học xong văn bản “Lão Hạc” của Nam Cao,hãy trình bày suy nghĩ của em về nhân vật Lão Hạc?
ĐÁP ÁN – BIỂU ĐIỂM
 - Học sinh có những suy nghĩ sâu sắc theo các ý sau: Là người thương con sâu sắc, sống tình nghĩa thuỷ chung, và luôn có lòng tự trọng ( dẫn chứng bằng các chi tiết trong văn bản) ( 10 đ) 
 3/ Bài mới:
 * GV giới thiệu: Trong cuộc sống quanh ta, có biết bao nhiêu hoàn cảnh thương tâm đã và đang xảy ra . Từ một đất nước Đan Mạch xa xôi, trong trang truyện dành cho thiếu nhi thế giới có câu chuyện kể về một cô bé mồ côi đã chết cóng trong đêm giao thừa lạnh giá. Vì sao lại đến nông nỗi ấy? Câu chuyện liệu có thật và có thể xảy ra không? Nhà văn muốn nói gì qua câu chuyện thương tâm này. Bài học hôm nay chúng ta sẽ đi vào tìm hiểu.
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY - TRÒ
NỘI DUNG
 HĐ1
- Trình bày những hiểu biết của em về nhà văn An – đéc – xen ?
- Hãy kể một số truyện của An-dec-xen mà em biết?
HS: Nàng tiên cá,nàg công chúa hạt đạt đậu,bộ quần áo mới của Hoàng đế,bay thiên nga-> nổi tiếng.
Nhấn mạnh- mở rộng : Sinh ra trong một gia đình nghèo, bố là thợ giầy, ông rất ham học nhưng không có điều kiện, ông phải tự kiếm sống,lưu laic khắp nơi. Cuộc sống lam lũ đã giúp ông thấu hiểu và thông cảm với những cảnh đời nghèo khổ.
- Em hãy nêu xuất xứ tác phẩm?
HS: Trả lời
GV: Văn bản là một truyện kể nhưng đã thoát ra khỏi hình thức truyện cổ tích có hậu để trở thành một truyện ngắn mang tính bi kịch.
I. Giới thiệu chung
 1. Tác giả
- An-đéc-xen( 1805 – 1875)
- Là nhà văn nổi tiếng của Đan Mạch,người kể truyện cổ tích nổi tiếng TG.
 2.Tác phẩm. 
Cô bé bán diêm (1845)
- GV - HD cách đọc : Đọc chậm, cảm thông, tình cảm.
- GV : Đọc mẫu, gọi 2 HS đọc nối nhau toàn bộ văn bản.
- HS khác nhận xét.
 -Hãy tóm lược nội dung đoạn trích?
- HS tóm tắt – nhận xét.
- GV kiểm tra từ khó ở HS.
- Câu chuyện được kể theo trình tự thời gian như thế nào?
HS : thứ tự kể : Thời gian, sự việc.
- Cần chia bố cục của văn bản như thế nào cho hợp lý?
HS : 	- Hoàn cảnh bất hạnh của cô bé bán diêm.
	- Các lần quẹt diêm và các mộng tưởng.
	- Cái chết thương tâm của em bé.
- Phần 2 có thể chia làm mấy đoạn? Nội dung từng đoạn? Căn cứ vào đâu em lại chia như vậy? Em có nhận xét gì về bố cục trên?
HS : Bố cục mạch lạc, hợp lý, đan xen kể, tả, biểu cảm
II. Đọc- tìm hiểu chung 
 1 / Đọc- Tóm tắt đoạn trích:
 2/ Từ khó:
 3/ Bố cục: 3 phần
 - P1 : Từ đầu cứng đờ ra
 -P2 : Chà ! về chầu thượng đế.
 - P3 : Còn lại.
 4. Phương thức biểu đạt.
 - Miêu tả, tự sự, biểu cảm.
HĐ3
- Dựa vào phần đầu văn bản, đoạn văn giới thiệu cho chúng ta điều gì?
HS: Trình bày
- Tác giả giới thiệu hoàn cảnh của em bé như thế nào?
HS: Tìm kiếm, trả lời
- Qua chi tiết ấy, em hiểu gì về hoàn cảnh và cuộc sống của cô bé?
HS: Trả lời
-Cô bé đi bán diêm trong thời gian nào?
HS: Trả lời
-Thời điểm này có gì đặc biệt?
HS: Trao đổi, trình bày
- Khung cảnh đêm giao thừa diễn ra như thế nào?
 Gợi - Trong nhà gợi lên điều gì?
 - Ngoài phố gợi lên điều gì?
- Thủ pháp nghệ thuật nào được sử dụng? Có tác dụng gì?
- Qua những tìm hiểu trên, em có nhận xét gì về hình ảnh cô bé đêm giao thừa?
GV: Ngoài những hình ảnh đối lập trên thì còn có những hình ảnh đối lập khác: cái xó tăm tối >< ngôi nhà xinh xắn
=> sự tương phản là nổi bật hình ảnh tình cảnh tội nghiệp( rét, đói, khổ) của cô bé. Không chỉ khổ về vật chất mà còn thiếu thốn cả về tinh thần.
Lh – Gd: Những em bé mồ côi, bất hạnh. Em bé bán vé số, bán báo, bán giày.
Chuyển ý : Trong nỗi cô đơn, đói khát giữa trời khuya giá lạnh em bé đã làm gì?
HS: Em tìm hơi ấm và nguồn sáng qua những que diêm nhỏ bé.
-Cô bé đã có mấy lần quẹt diêm?
HS : 5 lần quẹt diêm
- Mỗi lần que diêm cháy cái gì đã hiện lên? Khi que diêm tắt, có bé đã trở về với cái gì?
HS : 	Que diêm cháy : Mộng tưởng hiện lên.
	Que diêm tắt : Hiện thực trở về.
-Lần quẹt diêm thứ nhất, cô bé mộng tưởng gì?
HS: Trả lời
 Đó là một khung cảnh như thế nào? Qua đó em đọc được mong ước gì của cô bé?
HS: Trình bày
- Hiện thực gì trở về khi que diêm tắt?
HS: Phát hiện, trình bày
- Lần 2, cô bé thấy gì? Qua đó ta hiểu được mong ước gì của cô bé?
HS: Trả lời
- Que diêm tắt, mộng tưởng tươi đẹp thay thế bằng những gì? Hiện thực ấy khắc sâu thêm thân phận cô bé như thế nào?
HS: Trao đổi , trình bày
-Tại sao lần thứ 3 quẹt diêm cô bé lại nhìn thấy cây thông Nô-en? Điều đó cho ta thấy khát khao gì của cô bé ?
HS: Trả lời
- Nhưng thực tế lại thế nào?
HS: Trình bày
GV: Mọi vật ở lần 3 điều là ảo ảnh, vì thế ngọn nến biến thành những ngôi sao trên bầu trời.
 -Lúc này cô bé nghĩ gì?
 HS: Nghĩ đến cái chết
- Lấn thứ 4,5 khi quẹt diêm em đã nhìn thấy điều gì?
- Ngọn lửa diêm lần 4,5 mang theo hình ảnh bà nội hiện về, tại sao cô bé lại nhìn thấy hình ảnh bà nội?
- Em nhận xét gì về những mong ước của cô bé bán diêm qua ánh lửa diêm?
-Nghệ thuật đặc sắc gì được sử dụng ở đây? Tác dụng?
 HS: đối lập, tương phản
- Hình ảnh “Hai bà cháu bay vút lên caoThượng Đế” nói lên điều gì?
HS: Hình ảnh ấy-> rời thế giới đau buồn, đói rét =>cái chết sẽ giải thoát sự bất hạnh.
GD : Thông điệp của tác giả : Hãy biến những giấc mơ của trẻ em thành hiện thực
Tại sao trong những lần quẹt diêm cô bé lại có những ảo mộng đó? Nhận xét những diễn biến mộng tưởng của em bé.
Bình chốt : Những ước mơ giản dị trong đêm giao thừa.
Liên hệ : Những em bé bất hạnh trong xã hội hiện nay được nhà nước tạo điều kiện
-> Chuyển ý: 
- Em bé đã chết trong thời điểm nào?
HS: Đêm giao thừa
- Cái chết của cô bé trong thời điểm này nói với ta điều gì về số phận của cô bé?
HS: Trả lời
- Tìm những chi tiết miêu tả cái chết của cô bé và không gian sáng mùng một tết?
- Sự đối lập khung cảnh buổi sáng sớm và thi thể em bé ở xó tường -> thể hiện tình cảm gì của tác giả?
HS: Trao đổi, trình bày
- Mọi người có thái độ như thế nào khi nhìn thấy thi thể cô bé trước những bao diêm?
HS : Họ bình phẩm “chắc ấm”.
-Điều đó tố cáo gì về XHĐM lúc bấy giờ?
 HS: Trả lời
Bình chốt – liên hệ : XH lạnh lùng trước những cảnh đời bất hạnh, cái chết của em bé đã tố cáo, lên án sự thờ ơ, vô nhân đạo của người đời trước cái chết của một em bé đáng thương.
HĐ4
GV: Cho HS đọc mục ghi nhớ sgk
Chốt lại những nội dung chính
III/ Tìm hiểu văn bản
 1/ Em bé trong đêm giao thừa.
 * Hoàn cảnh
- Mẹ mất, bà nội hiền hậu qua đời, bố khó tính.
- Sống chui rúc trong một xó tối tăm.
- Đi bán diêm để kiếm sống.
-> Nghèo đói, đáng thương, bất hạnh.
 * Hình ảnh cô bé.
- Thời gian: đêm giao thừa.
- Không gian: tuyết rơi, rét dữ dội,đường phố vắng lặng.
- Cửa sổ mọi nhàmùi ngỗng quay.
- Em ngồi nép mìnhđánh em.
-> Nghệ thuật tương phản
=> Cô độc, nhỏ nhoi, tình cảnh tội nghiệp.
 2. Những lần mộng tưởng và hiện thực của cô bé.
Mộng tưởng
Hiện thực
-Lò sưởi rực hồng
-> Được sưởi ấm
- Bàn ăn, ngỗng quay.
-> Mong ăn ngon, 
sum họp.
- Cây nô - en rực rỡ.
-> Mong được vui chơi.
- Thấy hình ảnh bà hiện về.
-> Mong được che chở,yêu thương.
- Lo bị cha mắng
->Trơ trọi, tội nghiệp
- Phố xá vắng teo, lạnh buốt, tuyết phủ trắng xoá,gió thổi...
->Cô đơn, bất hạnh,đói rét.
-Ngọn nến bay lên rối biến thành những ngôi sao trên trời.
-> Nghĩ đến cái chết.
- Tất cả biến mất em bé ra đi
-> Mong ước giản dị, chính đáng của bất cứ đứa trẻ nào.
Nghệ thuật đối lập,tương phản + kể chuyện đan xen giữa ảo và thực.
=> Thân phận bất hạnh của cô bé, sự xót thương, đồng cảm của tác giả.
 3. Cái chết cuả em bé.
- Chết trong đêm giao thừa.
-> Bất hạnh, thương tâm.
- Sự đối lập giữa khung cảnh sáng sớm và thi thể em bé.
-> Sự xót thương sâu sắc của tác giả.
=> Tố cáo xã hội băng giá , thiếu tình người.
4.Ý nghĩa văn bản.
 - Truyện thể hiện niềm thương cảm sâu sắc của nhà văn đối với những số phận bất hạnh.
IV/ Tổng kết:
 Ghi nhớ ( sgk T68 )
4.Củng cố-dặn dò
 Hệ thống kiến thức. Đọc diễn cảm đoạn trích. Soạn bài tt.
TUẦN6 	 Ngày dạy :/9/2011 
TPPCT:23 Lớp dạy: 8.1.2.
TRỢ TỪ, THÁN TỪ
I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
 - Hiểu được thế nào là trợ từ và thán từ, các loại thán từ.
 - Nhận biết và hiểu được tác dụng của trợ từ, thán từ trong văn bản.
II. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG, THÁI ĐỘ
 1. Kiến thức .
 - Khi niệm trợ từ, thán từ.
 - Đặc điểm và cách sử dụng trợ từ, thán từ.
 2. Kỹ năng : 
 -Dùng trợ từ và thán từ phù hợp trong nói và viết..
 3/ Thái độ : GD HS sự lễ phép trong giao tiếp.
III/ CHUẨN BỊ
 -GV:N/ cứu chuẩn kiến thức kĩ năng, giáo án,.
 -HS: Học bài, chuẩn bị bài,.
IV/ TIẾN TRÌNH LÊN LỚP
 1/ Ổn định tổ chức: 
 2/ Kiểm tra bài cũ:
 Tư đó, em hãy cho biết thế nào là từ ngữ địa phương? khi sử dụng từ ngữ địa phương cần chú ý điều gì?
 3/ Bài mới:
 GV giới thiệu vào bài: Trong giao tiếp để nhấn mạnh hoặc biểu thị thái độ đánh giá những sự vật,sự việc nào đó người ta dùng trợ tư; hoặc muốn bộc lộ những tình cảm của người viết thì người ta thường dùng những thán từ
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG
HĐ1
* GV yêu cầu HS đọc ví ví dụ.
a. Nó ăn hai bát cơm.
b. Nó ăn những hai bát cơm.
c. Nó ăn có hai bát cơm.
- Nghĩa của các câu trên có gì khác nhau? Vì sao có sự khác nhau đó?
HS:
a. Nói lên sự thật khách quan.
b. Nhấn mạnh, đánh giá ăn hai bát cơm là nhiều -> có từ những.
c. Nhấn mạnh, đánh giá ăn hai bát cơm là ít. -> có từ có.
- Các từ những, có đi kèm với từ ngữ nào trong câu và biểu thị thái độ gì của người nói đối với sự việc?
HS: trả lời
GV CHỐT : Như vậy những và có ở đây là từ dùng để biểu thị thái độ ,đánh giá của người đối với sự vật,sự việc được nói đến trong câu.
-Từ việc tìm hiểu các VD trên, em hiểu thế nào la trợ từ?
HS: Trả lời
GV:Yêu cầu HS lấy ví dụ. Đặt câu có sử dụng trợ từ trên?
HS: Lấy VD, đặt câu
BT tích hợp - củng cố- mở rộng 
Hãy xác định các trợ từ trong các câu sau, phân biệt các từ: chính, những trong các câu ấy?
a. Chính lúc này toàn thân các cậu cũng đang run run theo nhịp bước rộn ràng trong các lớp.
b. Nó là nhân vật chính của buổi họp mặt tối nay.
c. Nó đưa cho tôi những 100.000 đồng.
d. Nó đưa cho tôi những đồng bạc cuối cùng trong túi.
HS xác định:
a.Chính -> trợ từ b. tính từ
c. Những -> trợ từ d.lượng từ.
GV: nhấn mạnh sự khác biệt này
I / Trợ từ. 
- Là những từ ngữ chuyên đi kèm một từ ngữ trong câu để nhấn mạnh hoặc biểu thị thái độ đánh giá sự vật, sự việc được nói đến ở từ ngữ đó.
- VD: có, những, chính, đích, ngay
- Đặt câu: Chính Lan nói với tôi như vậy đấy.
Yêu cầu HS đọc các ví dụ sgk và trả lời các câu hỏi sgk bằng cách thảo luận và nêu ý kiến.
 a.Này! -> Là tiếng thốt ra để gây sự chú ý cho người đối thoại.
 A! -> là tiếng thốt ra để biểu thị sự tức giận khi nhận ra điều gì đó ko tốt .Ngoài ra từ a còn biểu thị sự vui mừng như : A! Mẹ đã về!-> Bộc lộ tình cảm.
b.Này -> Gọi; vâng -> Đáp lại lời người khác.
TH: Này!, a! -> Tạo thành câu đặc biệt.
 Này, vâng -> Thành phần biệt lập của câu.
GDHS : lễ phép, đúng mực trong giao tiếp.
-Qua tìm hiểu VD , em hiểu thế nào là thán từ ?
HS: Trả lời
- Thán từ thường đứng ở vị trí nào trong câu?
HS: Trình bày
GV: Có khi thán từ cũng có thể đứng ở giữa câu hoặc cuối câu VD: Ôi Kim Lang ! Hỡi Kim Lang !
- Thán từ có đặc điểm gì cần lưu ý?
HS: Trao đổi, trình bày
II/ Thán từ
- Là những từ dùng để bộc lộ tình cảm, cảm xúc của người nói hoặc dùng để gọi đáp.
- Thường đứng ở đầu câu.
- Có khi được tách ra thành một câu đặc biệt.
- Có hai loại:
 + Thán từ bộc lộ tình cảm, cảm xúc : a, ái, ôi,ô,than ôi,trời ơi.chao ôi,.
 + Thán từ gọi đáp: này, ơi, vâng,dạ,ừ
HĐ3
BT 1 -Hs xác định yêu cầu của bài tập.
 -Nhận xét và chốt ý.
BT 2
 - Hs xác định yêu cầu của bài tập.
 -Thực hiện BT tại chỗ.
 -HS Nhận xét – GV chỉnh sửa
BT 3.
HS đọc yêu cầu BT.
Lên bảng thực hiện BT
Nhận xét bổ sung.
III. Luyện tập.
BT1 Các trợ từ: a, c, g, i.
BT 2
a.Lấy: nhấn mạnh ý: mặc dầu mẹ không gửi thư, quà, nhắn người hỏi thăm -> bé Hồng vẫn một lòng thương yêu mẹ.
b. nguyên, đến: đánh giá, nhấn mạnh nhà gái thách cưới nặng.
BT 3. Các thán từ:
Này! À! d. Chao ôi!
Ấy! c. Hỡi ơi.
Vâng.
 4.Củng cố-dặn dò.
 Hệ thống kiến thức. Học bài
 Làm bt chưa làm ở lớp và soạn bài tt.
TUẦN 6 Ngày dạy:..//2010 
TPPCT:24 Lớp dạy:8.1.2.
 MIÊU TẢ VÀ BIỂU CẢM 
 TRONG VĂN BẢN TỰ SỰ 
I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT.
 - Nhận ra và hiểu vai trị của các yếu tố miêu tả, biểu cảm trong văn bản tự sự.
 - Biết cách đưa các yếu tố miêu tả, biểu cảm vào bài văn tự sự.
II.TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG, THÁI ĐỘ
 1.Kiến thức :
 -Vai trò của các yếu tố kể trong văn bản tự sự.
 -Vai trò của các yếu tố miêu tả, biểu cảm, trong văn bản tự sự.
 - Sự kết hợp các yếu tố miêu tả và biểu lộ tình cảm trong văn bản tự sự.
 2.Kỹ năng : 
 - Nhận ra và phân tích được tác dụng của các yếu tố miêu tả và biểu cảm trong một văn bản tự sự.
- Sử dụng kết hợp các yếu tố miêu tả và biểu cảm trong làm văn tự sự.
 3.Thái độ : Có ý thức sử dụng yếu tố mtả và b/c trong bài viết số 2 sắp tới.
III.CHUẨN BỊ
 -GV: N/cứu tài liệu chuẩn kiến thức kĩ năng,giáo án.
 -HS : Học bài, chuẩn bị bàtheo câu hỏi SGK.
IV/ TIẾN TRÌNH LÊN LỚP
 1. Ổn định tổ chức
 2.Kiểm tra bài cũ: . Em hiểu tóm tắt văn bản tự sự là gì? Các bước tóm tắt một văn bản tự sư ?
 3/ Bài mới : 
 HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG
HĐ1
GV dẫn dắt : Không thể chỉ ra một ranh giới tuyệt đối giữa yếu tố tự sự, miêu tả, biểu cảm. Chúng thường đan xen nhau, hỗ trợ nhau để làm nổi bật được chủ đề của văn bản. 
GV yêu cầu học sinh đọc đoạn văn ở sgk.
HS: Đọc đoạn văn
- Nội dung của đoạn trích?
HS: Kể lại cuộc gặp gỡ đầy cảm động của nhân vật “tôi” với người mẹ lâu ngày xa cách.
- Để kể lại nội dung ấy, tác giả đã sử dụng những PTBĐ nào?
HS: Tự sự , miêu tả, biểu cảm.
- Tìm những căn cứ để xác định được yếu tố kể, tả, biểu cảm?
HS: - Kể: tập trung nêu sự việc, hoạt động, nhân vật.
 - Tả: Chỉ ra tính chất, màu sắc, mức độ sự việc, nhân vật, hoạt động.
 - Biểu cảm: bày tỏ tình cảm, cảm xúc, thái độ trước sự vật, hiện tượng
C1: Xác định yếu tố tự sự trong đoạn văn?
- Mẹ tôi vẫy tôi,tôi chạy theo chiếc xe chở mẹ, mẹ tôi kéo tôi lên xe xoa đầu tôi, tôi oà lên khóc,mẹ tôi cũng sụt sùi theo, tôi ngồi bên cạnh mẹ,quan sát gương mặt mẹ.
C2: Xác định yếu tố miêu tả trong đoạn văn?
- Tôi thở hộc hộc, trán đẫm mồ hôi, ríu cả chân lại, mẹ tôi không còm cõi xơ xác, gương mặt mẹ tôihai gò má, đùi áp đùi mẹmẹ tôi.
C3: Xác định yếu tố biểu cảm trong đoạn văn.
- Hay tại sự sung sướngsung túc, tôi thấy những cảm giác ấm áp.thơm tho lạ thường, phải bé lại và lăn ..vô cùng.
C4: Lược bỏ các yếu tố miêu tả, biểu cảm đoạn văn sẽ như thế nào?
- Nếu bỏ hết các yếu tố miêu tả và biểu cảm, chỉ kể lại câu văn tả người và sự việc thành một đoạn thì đoạn văn trên chỉ là đoạn văn kể thuần tuý:“ Mẹ tôi vẫy tôi. Tôi chạy theo chiếc xe chở mẹ. Mẹ kéo tôi lên xe. Tôi oà lên khóc. Mẹ tôi khóc theo. Tôi ngồi bên mẹ, ngã đầu vào cánh tay mẹ, quan sát gương mặt mẹ.”
Nhận xét:- Nếu không có yếu tố miêu tả -> đoạn văn sẽ mất đi sự sinh động về màu sắc, hương vị, diện mạo, hình dáng của nhân vật, sự việc, hành động 
 - Yếu tố biểu cảm giúp cho người viết thể hiện rõ tình mẫu tử sâu nặng.->buộc người đọc phải xúc động, trăn trở, suy nghĩ trước sự việc của nhân vật.
- Nếu bỏ các yếu tố kể trong đoạn văn trên, chỉ để lại các câu văn miêu tả và biểu cảm thì đoạn văn sẽ như thế nào?
HS: Đoạn văn sẽ không thành cốt truyện.
Chốt:Cốt truyện là do sự việc và nhân vật cùng với hành động tạo nên. Các yếu tố miêu tả và biểu cảm chỉ có thể bám vào sự việc và nhân vật mới phát triển được.
- Từ bài tập trên, em hãy cho biết: trong văn tự sự, tác giả còn thường xuyên sử dụng đan xen các yếu tố nào nữa? Các yếu tố ấy có tác dụng gì?
Liên hệ GD :Viết bài TLV số 2 sắp tới
I. Sự kết hợp các yếu tố kể, tả và biểu cảm trong văn bản tự sự.
- Trong văn tự sự, khi kể tác giả thường đan xen các yếu tố miêu tả và biểu cảm.
- Các yếu tố miêu tả và biểu cảm làm cho việc kể chuyện sinh động và sâu sắc hơn
HĐ2
Bài 1: HS đọc đề bài
Cho HS thảo luận theo nhóm
Tìm và phân tích các giá trị của chúng
 Bài 2 : HS về nhà tự làm.
II. Luyện tập
 Bài 1:-Yếu tố miêu tả : Mặt lão hu hu khóc
-> Miêu tả bộ dạng lão Hạc -> Tâm trạng đau đớn, xót xa khi bán cậu vàng.
- Yếu tố biểu cảm : Hỡi ơi!... đáng buồn
-> Cảm xúc của ông Giáo khi nghe tin lão Hạc xin bã chó của Binh Tư.
 4.Củng cố-dặn dò . Tuần 06
TPPCT:20-24
 Ngày 18/09/2011
 Châu Thanh Gương
 - Hệ thống kiến thức
 - Học bài và soạn bài.

Tài liệu đính kèm:

  • doctuan 06(1).doc