Giáo án Ngữ văn 8 - Tiết 21 đến 24 - Trường THCS Hoa Lư

Giáo án Ngữ văn 8 - Tiết 21 đến 24 - Trường THCS Hoa Lư

 Bài dạy

Cô bé bán diêm

 (An-đec-xen)

A. Mục tiêu cần đạt:

- Học sinh khám phá nghệ thuật kể chuyện hấp dẫn, có sự đan xen giữa hiện thực và mộng tưởng với các tình tiết diễn biến hợp lý của truyện, qua đó tác giả truyền cho người đọc lòng thương cảm của ông đối với em bé bất hạnh.

- Rèn các kỹ năng: tóm tắt và phân tích nhân vật qua hành động và lời kể, phân tích tác dụng của biện pháp đối lập tương phản

- Giáo dục học sinh lòng đồng cảm, thương yêu.

B. Chuẩn bị:

- Giáo viên: Tập truyện An-đec-xen, ảnh chân dung An-đec-xen, bản đồ địa lí châu Âu.

- Học sinh: Đọc thêm một số truyện cổ tích của An-đec-xen, đọc toàn văn truyện Cô bé bán diêm

C. Tiến trình:

1. ổn định tổ chức :

2. Kiểm tra bài cũ : Giới thiệu về nhà văn Nam Cao? Phân tích nhân vật lão Hạc?

 

doc 11 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 684Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 8 - Tiết 21 đến 24 - Trường THCS Hoa Lư", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 6 
Tiết : 21& 22
 Ngày soạn: 18/ 09/2012 
 Ngày dạy : 25/ 09/2012
 Bài dạy 
Cô bé bán diêm
 (An-đec-xen)
A. Mục tiêu cần đạt:
- Học sinh khám phá nghệ thuật kể chuyện hấp dẫn, có sự đan xen giữa hiện thực và mộng tưởng với các tình tiết diễn biến hợp lý của truyện, qua đó tác giả truyền cho người đọc lòng thương cảm của ông đối với em bé bất hạnh.
- Rèn các kỹ năng: tóm tắt và phân tích nhân vật qua hành động và lời kể, phân tích tác dụng của biện pháp đối lập tương phản
- Giáo dục học sinh lòng đồng cảm, thương yêu.
B. Chuẩn bị:
- Giáo viên: Tập truyện An-đec-xen, ảnh chân dung An-đec-xen, bản đồ địa lí châu Âu.
- Học sinh: Đọc thêm một số truyện cổ tích của An-đec-xen, đọc toàn văn truyện Cô bé bán diêm 
C. Tiến trình:
1. ổn định tổ chức :
2. Kiểm tra bài cũ : Giới thiệu về nhà văn Nam Cao? Phân tích nhân vật lão Hạc?
 3. Bài mới
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
HDD1: HD phần I
? Em đã có những hiểu biết gì về nhà văn An-đec-xen?
? Kể tên những tác phẩm của ông mà em đã học, đọc?
? Em hiểu gì về văn bản ''Cô bé bán diêm''
- Giáo viên hd đọc: - đọc với giọng chậm, cảm thông, cố gắng phân biệt những cảnh thực và ảo ảnh trong và sau từng lần cô bé quẹt diêm.
 đọc mẫu, gọi học sinh đọc
- Nhận xét cách đọc
- Giáo viên kiểm tra việc đọc chú thích của học sinh
? Kể tóm tắt văn bản 
- Gọi học sinh kể tóm tắt.
- Gọi học sinh khác nhận xét
- Giáo viên đánh giá
?Văn bản có thể chia làm mấy phần? Nêu nội dung chính của mỗi phần? 
? Em có nhận xét gì về bố cục của văn bản này?
- Truyện diễn biến theo trình tự 3 phần mạch lạc, hợp lý.
? Có mấy lần em bé quẹt diêm?
? Gia cảnh của cô bé bán diêm có gì đặc biệt.
? Em có cảm nhận gì về hoàn cảnh của cô bé?
? Cô bé bán diêm xuất hiện trong hoàn cảnh đặc biệt nào?
? Để khắc họa nỗi khổ cực của cô bé, tác giả đã sử dụng nghệ thuật gì? Hãy chỉ rõ?
? Tác dụng của các biện pháp ấy.
? Qua đó em có cảm nhận gì về hình ảnh cô bé bán diêm?
I. Đọc và tìm hiểu khái quát:
1. Tác giả
! Học sinh đọc phần chú thích trong SGK. 
- An-đec-xen(1805-1877) là nhà văn Đan Mạch nổi tiếng với loại truyện kể cho trẻ em.
- TP: Nàng tiên cá, Bầy chim thiên nga, Chú lính chì dũng cảm, Nàng công chúa và hạt đậu...
2. Tác phẩm
a. Xuất xứ:
- Văn bản trích gần hết truyện ngắn''Cô bé bán diêm '' là 1 trong những truyện ngắn nổi tiếng của ông.
b. Đọc và tìm hiểu từ khó:
- Học sinh giải thích các từ: gia sản, tiêu tán, diêm quẹt vào tường, Phuốc-sét, thịnh soạn, cây thông nô-en, chí nhân.
- Em bé mồ côi mẹ phải đi bán diêm trong đêm giao thừa rét buốt. Em chẳng dám về nhà vì sợ bố đánh, đành ngồi nép vào góc tường, liên tục quẹt diêm để sưởi. Hết 1 bao diêm thì em bé chết cóng trong giấc mơ cùng bà nội lên trời. Sáng hôm sau- mồng 1 tết, mọi người qua đường vẫn thản nhiên nhìn cảnh tượng thương tâm.
c. Bố cục :
- 3 phần
 +Từ đầu cứng đờ ra: Hoàn cảnh của cô bé bán diêm
 + Tiếp về chầu thượng đế: Những lần quẹt diêm
 + Còn lại: Cái chết của cô bé bán diêm 
+ Bố cục trình tự thời gian và sự việc (giống truyện cổ tích)
- 5 lần: 4 lần đầu quẹt 1 que, lần cuối quẹt cả những que còn lại trong bao.
II. Đọc và tìm hiểu chi tiết:
1. Cô bé bán diêm trong đêm giao thừa.
a. Gia cảnh của cô bé:
- Mẹ chết, sống với bố, bà nội cũng qua đời.
- Nhà nghèo, sống chui rúc trong một xó tối tăm trên gác sát mái nhà, bố khó tính, em luôn luôn nghe những lời mắng nhiếc, chửi rủa.
- Phải đi bán diêm để kiếm sống.
* Hoàn cảnh sống nghèo khổ, cô đơn, đói rét thật đáng thương.
b. Bối cảnh xảy ra câu chuyện
- Đêm giao thừa ngoài đường phố rét buốt (đât nước Đan Mạch vào dịp giáng sinh thời tiết rất lạnh, nhiệt độ có khi xuống tới âm vài chục độ). Em bé ngồi nép trong một góc tường, giữa 2 ngôi nhà.
- Nghệ thuật tương phản:
Đêm giao thừa
Ngoài đường
Cửa sổ mọi nhà sáng rực
lạnh buốt và tối đen
Trong phố sực nức mùi ngỗng quay
bụng đói cả ngày chưa ăn gì
Trời rét tuyết rơi lạnh thấu xương, không một bóng người
em bé phong phanh chân trần lang thang
cái xó tối tăm
ngôi nhà xinh xắn có dây trường xuân bao quanh (khi bà còn sống)
* Nghệ thuật tương phản làm nổi bật tình cảnh tội nghiệp: đói, rét, khổ của em bé. Gợi niềm thương cảm nơi người đọc.
- Hình ảnh CBBD trong đêm giao thừa thật đáng thương, nhỏ nhoi, cô độc, đói rét, bị đày ải hết sức khốn khổ. 
? Em còn thấy có hình ảnh tương phản nào nữa.
* Hình ảnh tương phản này còn làm nổi bật nỗi khổ về vật chất mà cả sự mất mát chỗ dựa tinh thần của em bây giờ.
- Kẻ bảng làm 2 phần( thực, ảo).
? Lần quẹt diêm thứ nhất em thấy gì?
? Đó là cảnh tượng như thế nào?
? Điều đó cho thấy được mong ước gì của em.
? Cảnh thực hiên lên ntn khi que diêm tắt?
? Lần quẹt diêm thứ 2 em mơ ước thấy gì.
- Ngỗng quay: 1 món ăn ngon phổ biến ở Đanh Mạch và châu Âu.
?Thực tế diễn ra ntn?? ý nghĩa về ước mơ này.
? Thực tế đã thay cho mộng tưởng như thế nào.
? Sự sắp đặt song cảnh ở đây có ý nghĩa gì.
* Mong ước hạnh phúc > < thân phận bất hạnh.
? Lần quẹt diêm thứ ba cô bé thấy gì.
- Cây thông Nô-en trong đêm giáng sinhlà 1 trong những phong tục tập quán quen thuộc của các nước châu Âu và người theo đạo Thiên chúa.
? Cô bé mong ước điều gì.
? Sau khi diêm tắt, em thấy gì.
Cảnh thực không đổi hoà nhập cảnh ảo trong trí tưởng tượng của em.
? Lần thứ 4 quẹt diêm có gì đặc biệt.
? Khi đó cô bé bán diêm đã mong ước điều gì.
Em mong được người thân che chở, yêu thương. ảo ảnh biến mất
? Em nghĩ gì về những mong ước của em bé từ 4 lần quẹt diêm ấy?
? Khi tất cả các que diêm còn lại cháy lên, em bé thấy gì?
? ý nghĩa của điều đó.
tác giả cảm thông, yêu thương đối với những người bất hạnh
? Em có nhận xét gì về cách sắp xếp hình ảnh trong 5 lần quẹt diêm của em bé và cách đưa ra các chi tiết của tác giả?
* TL:
- Cách miêu tả thực tại và mộng tưởng xen kẽ, độc đáo. Cảnh thực chỉ có 1 nhưng cảnh ảo thì biến hoá5 lần rất hợp lí, phù hợp với 5 ước mơ cháy bỏng của em bé 
- Ngòi bút của nhà văn nhân ái, lãng mạn.
? Những hình ảnh nào gắn với thực tế, hình ảnh nào chỉ thuần tuý là tưởng tượng?
? Trong buổi sáng lạnh lẽo ấy, em bé đã chết vì giá rét trong đêm giao thừa, điều đó gợi cho em suy nghĩ gì?
? Thái độ của mọi người khi nhìn thấy cảnh tượng ấy như thế nào?
? Thái độ của tác giả được thể hiện trong xã hội thiếu tình yêu thương , tác giả viết truyện này nhằm mục đích gì?
? Phát biểu cảm nghĩ của em về phần kết truyện.
? Nêu nghệ thuật đặc sắc của truyện?
?Từ ngt đó toát lên nội dung gì? 
? Tại sao có thể nói truyện là bài ca về lòng nhân ái với con người nói chung, trẻ em nói riêng
? Hình ảnh nào khiến em cảm động nhất? Vì sao.
? Qua đó em thấy trách nhiệm của người lớn trẻ em và ngược lại trong xã hội ngày nay
2. Thực tế và mộng tưởng:
* Lần 1:
- Hiện lên lò sưởi toả ra hơi nóng dịu dàng...
 Cảnh sáng sủa ấm áp.
- Em mong ước được sưởi ấm trong một mái nhà thân thuộc
- Nghĩ đến cha mắng vì không bán được diêm hiện thực phũ phàng
* Lần 2:
- Bàn ăn đã dọn,... con ngỗng quay. Ngỗng nhảy ra khỏi đĩa... tiến về phía em.
 Em đang đói và mong muốn được ăn thức ăn ngon lành trong cảnh sang trọng, đầy đủ, sung sướng.
- Những bức tường dày đặc lạnh lẽo, chẳng có bàn ăn, phố xá vắng teo, tuyết phủ, gió vi vu; mấy người khách qua đường vội vàng.
- Làm nổi rõ mong ước hạnh phúc chính đáng và thân phận bất hạnh của em.
* Lần 3:
- Cây thông Nô-en với hàng ngàn ngọn nến sáng rực.
- Mong ước được vui đón Nô-en.
- Những ngôi sao trên trời do tất cả các ngọn nến bay lên.
* Lần 4.
- Hình ảnh người bà đã mất lại xuất hiện
- Em bé cất lời nói với bà: cho cháu đi với, bà đừng bỏ cháu...
- Mong được mãi mãi ở cùng bà, người ruột thịt rất thương yêu em; mong được che chở, yêu thương; thương nhớ bà.
- ảo ảnh biến mất.
+ Học sinh phát biểu suy nghĩ
=> Đó là những mong ước giản dị, chân thành, chính đáng của các em bé.
- Học sinh thảo luận nhóm bàn.
+ Sáng như ban ngày, bà em to lớn và đẹp lão, hai bà cháu bay vụt lên cao, cao mãi chẳng còn đói rét...
Cuộc sống đối với những người nghèo khổ chỉ là buồn đau, đói rét; cái chết đã giải thoát cho họ khỏi bất hạnh.
niềm cảm thông, thương yêu của tác giả đối với em bé đáng thương
* Nhận xét: 
- Thực tại và mộng tưởng xen kẽ, nối tiếp nhau, lặp lại và biến đổi. Hình ảnh mộng tưởng hồn nhiên, tươi tắn > < thực tế phũ phàng.
- Các mộng tưởng diễn ra lần lượt theo thứ tự hợp lí: vì lạnhnghĩ đến lò sưởi, đóibàn ăn; đòn giao thừacây thông Nô-en và nhớ đến bà khi bà còn sống đã được đón giao thừa như vậy
- Ngay cả cái chết thê thảm cũng được miêu tả thành sự bay bổng nhẹ nhàng về trời của 1 tiểu thiên thầnngòi bút nhân ái, lãng mạn của nhà văn
+ Lò sưởi, bàn ăn, cây thông (gắn với thực tế)
+ Ngỗng quay nhảy ra khỏi đĩa, 2 bà cháu nắm tay nhau bay lên trời (thuần tuý mộng tưởng)
3. Cái chết của em bé bán diêm. 
- Em chết trong đêm giao thừa vì rét buốt và đói rét cái chết tội nghiệp
- Mọi người bảo nhau''Chắc nó sưởi cho ấm''.
- Lúc em chào hàng, khách qua đường chẳng ai đoái hoài tới
- Cha em có lẽ vì quá nghèo đói nên cũng đối xử với em thiếu tình thương tất cả mọi người đều lạnh lùng, chỉ có bà và mẹ em là thương yêu em nhưng đều đã qua đời
* Xã hội vô tình, lạnh lùng thờ ơ với nỗi bất hạnh của người nghèo.
* Tác giả đã dành cho em tất cả niềm cảm thông và tình yêu thương.
* phần kết là một cảnh thương tâm:
- Em bé có đôi má hồng và đôi môi đang mỉm cười.
Tình yêu thương với tất cả niềm cảm thông của tác giả . Lên án xã hội tàn nhẫn, thiếu tình yêu thương ,cảm thông.
III. Tổng kết:
1) Nghệ thuật:
- Cách kể chuyện hấp dẫn đan xen giữa hiện thực và mộng tưởng.
- Sắp xếp các tình tiết hợp lí
- Kết hợp tự sự, miêu tả và biểu cảm (lần quẹt diêm lần 2, kết...)
- Kết cấu đối lập, tương phản
- Trí tưởng tượng bay bổng
2) Nội dung:
- Truyện để lại cho ta lòng thương cảm sâu sắc đối với 1 em bé bất hạnh.
* GN( SGK)
Gọi học sinh đọc ghi nhớ.
IV. Luyện tập :
- Học sinh phát biểu cảm nghĩ.
- Học sinh tự bộc lộ.
- Học sinh thảo luận và trình bày ý kiến
4. Củng cố, hướng dẫn
? Nhắc lại nội dung và nghệ thuật của văn bản.
? Phát biểu cảm nghĩ về nhân vật ''cô bé'' trong truyện.
- Nắm được nội dung và nghệ thuật của truyện; viết bài phát biểu cảm nghĩ về thái độ của tác giả(gợi ý theo sách thiết kế NV8 trang 118)
- Soạn ''Đánh nhau với cối xay gió''.
Tuần: 6 
Tiết : 23
 Ngày soạn: 18/ 09/2012 
 Ngày dạy : 27/09/2012
 Bài dạy: Trợ từ, thán từ
A. Mục tiêu cần đạt:
- Học sinh hiểu được thế nào là trợ từ, thế nào là thán từ.
- Biết cách dùng trợ từ, thán từ trong các trường hợp giao tiếp cụ thể.
B. Chuẩn bị:
- Giáo viên: Bảng phụ ghi bài tập nhanh phần I, tìm thêm một số ví dụ 
- Học sinh: Xem trước bài ở nhà.
C.Tiến trình :
1. ổn định tổ chức lớp: 
2. Kiểm tra bài cũ:
 ? Thế nào là từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội?
 ? Khi sử dụng cần chú ý điều gì?giải bài tập 4,5(SGK Trang-59)
 3. Bài mới:
Hoạt động của thày
Hoạt động của trò
HĐ 1: Hướng dẫn phần I
? Nghĩa của các câu có gì khác nhau
? Vì sao có sự khác nhau đó.
? Em thấy điểm giống và khác nhau cơ bản giữa 3 câu là gì.
- Giáo viên treo bảng phụ ghi bài tập nhanh (phần bên):Xác định những từ có tác dụng bày tỏ thái độ, sự đánh giá trong những câu sau: 
? Vậy những từ có, những, chính, đích, ngay... là những từ có tác dụng gì trong câu?
* Những, có, chính, đích, ngay, ...đi kèm 1 từ ngữ trong câu để nhấn mạnh hoặc biểu thị thái độ đánh giá.
- Gọi học sinh đọc ghi nhớ trong SGK.
? Vậy thế nào là trợ từ?
HĐ 2: Hướng dẫn phần II
? Các từ này, a, vâng trong những đoạn trích biểu thị điều gì?
? Nhận xét về cách dùng các từ: này, a, vâng ?
?Những từ trên có thể đứng độc lập thành câu ko?
?Những từ trên có thể làm thành phần biệt lập của câu ko? 
? Tìm thêm một số ví dụ khác với các từ kể trên.
? Vậy thế nào là thán từ? Vị trí của nó.
? Đặc tính ngữ pháp.
? Thán từ gồm mấy loại.
- Yêu cầu học sinh đặt câu với 3 thán từ: ôi, ừ, ơ.
HĐ 3: Hướng dẫn phần III
? Trong các câu dưới đây, từ nào (trong các từ in đậm) là trợ từ, từ nào không phải là trợ từ.
? Giải thích nghĩa của các trợ từ in đậm
- Tổ chức học sinh làm việc theo nhóm
- Giáo viên gọi đại diện nhóm trình bày. 
-Gọi nhóm khác nhận xét.
- Giáo viên đánh giá.
? Tìm các thán từ trong các câu đã cho.
? Các thán từ in đậm bộc lộ những cảm xúc gì.
I. Trợ từ :
1. Bài tập
Học sinh đọc, quan sát, so sánh 3 câu trong SGK tr69
Học sinh thảo luận và trả lời:
- C1: thông báo khách quan(nó ăn, số lượng: 2 bát cơm)
- C2: Thêm ''những'' ,ngoài việc diễn đạt khách quan còn có ý nghĩa nhấn mạnh, đánh giá việc nó ăn hai bát cơm là nhiều, vượt quá mức bình thường.
- C3: Thêm từ ''có'', ngoài việc diễn đạt khách quan, còn có ý nhấn mạnh, đánh giá ăn 2 bát là ít không đạt mức độ bình thường.
* Ngoài thông tin sự kiện như ở câu 1, câu 2,3 còn có thông báo chủ quan (bày tỏ thái độ, sự đánh giá). 
- Nói dối là tự làm hại chính mình.
- Tôi đã gọi đích danh nó ra.
- Bạn không tin ngay cả tôi nữa à
- Tác dụng: Nhấn mạnh đối tượng được nói đến là: mình, nó, tôi.
- Đó là những trợ từ, dùng để nhấn mạnh hoặc biểu thị thái độ đánh giá sự vật, sự việc được nói đến ở từ ngữ đó.
2. Bài học: Ghi nhớ SGK tr69
- Học sinh đọc ghi nhớ
II. Thán từ :
1. Bài tập:
Đọc VD a,b
- Này: có tác dụng gây ra sự chú ý ở người đối thoại
- A: biểu thị thái độ tức giận hoặc vui mừng.
- Vâng: biểu thị thái độ lễ phép.
- Này, a, vâng có khả năng 1 mình tạo thành câu.
- Này, a, vâng cũng có thể làm thành phần biệt lập của câu (không có quan hệ ngữ pháp với các thành phần khác).
+ A! Mẹ đã về.
+ Này! Nhìn kìa!
+ Vâng! Con lên ngay đây.
2. Bài học:
* Ghi nhớ( SGK)
+ Ôi buổi chiều thật tuyệt.
+ ừ ! cái cặp ấy được đấy
+ Ơ! Em cứ tưởng ai hoá ra là anh.
III. Luyện tập 
1. Bài tập 1:
- Các câu có trợ từ là: a, c, g, i.
2. Bài tập 2:
 Học sinh thảo luận nhóm và trình bày:
- lấy: nghĩa là không có 1 lá thư, không có lời nhắn gửi, không có 1 đồng quà.
- nguyên: nghĩa là chỉ kể riêng tiền thách cưới đã quá cao.
- đến: nghĩa là quá vô lí
- cả: nhấn mạnh việc ăn quá mức bình thường
- cứ: nhấn mạnh 1 việc lặp lại nhàmchán
3.Bài tập 3:
- Các thán từ: này, à, ấy vâng, chao ôi, hỡi ơi
4. Bài tập 4:
- Kìa: tỏ ý đắc chí
- ha ha: khoái chí
- ái ái: tỏ ý van xin
- than ôi: tỏ ý nuối tiếc
 4.Củng cố, hướng dẫn:
? Nêu khái niệm trợ từ, thán từ.
? Cách sử dụng trợ từ, thán từ trong câu.
- Học thuộc 2 ghi nhớ, làm bài tập 5, 6 SGK - tr72
Gợi ý BT6: Nghĩa đen: dùng thán từ gọi đáp biểu thị sự lễ phép,nghĩa bóng: nghe lời một cách máy móc, thiếu suy nghĩ
- Xem trước bài ''Tình thái từ''.
Tuần: 6 
Tiết : 23
 Ngày soạn: 18/ 09/2012 
 Ngày dạy : 29/09/ 2012 
 Bài dạy: miêu tả và biểu cảm trong văn bản tự sự
A. Mục tiêu cần đạt:
- Học sinh nhận biết được sự kết hợp và tác động qua lại giữa các yếu tố kể, tả và biểu lộ tình cảm của người viết trong một văn bản tự sự.
- Nắm được cách thức vận dụng các yếu tố này trong một bài văn tự sự.
- Rèn luyện kỹ năng viết văn bản tự sự có đan xen các yếu tố miêu tả, biểu cảm 
B. Chuẩn bị:
- Giáo viên: Tham khảo, lựa chọn các đoạn văn tiêu biểu có sự kết hợp miêu tả, biểu cảm.
- Học sinh: Xem trước nội dung của bài.
C. Các hoạt động dạy học:
1. Tổ chức lớp: 
2. Kiểm tra: 
? Cách tóm tắt văn bản tự sự?
? Kể tóm tắt 1 văn bản tự sự mà em đã học.
 3. Bài mới:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
HĐ 1: Hướng dẫn phần I
- Tổ chức học sinh thảo luận 3 câu hỏi:
? Xác định các yếu tố tự sự (sự việc lớn và các sự việc nhỏ) trong đoạn văn.
- Giáo viên giải thích cho học sinh hiểu: Kể thường tập trung nêu sự việc, hành động, nhân vật.
? Xác định các yếu tố miêu tả?
Tả thường tập trung chỉ ra tính chất, màu sắc, mức độ của sự việc, nhân vật, hành động.
? Tìm các yếu tố biểu cảm.
- biểu cảm thường thể hiện ở các chi tiết bày tỏ cảm xúc, thái độ của người viết trước các sự việc, nhân vật, hành động.
? Các yếu tố này đứng riêng hay đan xen với yếu tố tự sự?
* Các yếu tố này không đứng tách riêng mà đan xen vào nhau: vừa kể, vừa tả và biểu cảm.
? Nếu tước bỏ các yếu tố miêu tả, biểu cảm ta sẽ có đoạn văn như thế nào.
? So sánh với đoạn văn của Nguyên Hồng để nhận xét: Nếu không có yếu tố miêu tả và biểu cảm thì đoạn văn sẽ bị ảnh hưởng như thế nào.
* Nếu tước bỏ các yếu tố miêu tả, biểu cảm thì đoạn văn sẽ trở nên khô khan, không gây xúc động cho người đọc. Những yếu tố này đã khiến cho đoạn văn hấp dẫn, sinh động. 
-Yếu tố miêu tả khiến màu sắc hương vị, diện mạo hiện lên trước mắt người đọc.
-Yếu tố biểu cảm giúp người viết thể hiện tình mẫu tử thiêng liêng và người đọc xúc động, suy nghĩ.
? Nếu bỏ hết các yếu tố kể trong đoạn văn, chỉ để lại các câu miêu tả và biểu cảm thì đoạn văn sẽ bị ảnh hưởng ra sao.
* Nếu tước bỏ các yếu tố tự sự thì đoạn văn không còn các sự việc và nhân vật, không còn chuyện, trở nên vu vơ, khó hiểu.
? Từ nhận xét trên em hãy kết luận: khi viết văn tự sự, cần làm thế nào cho bài văn sinh động? Vai trò của yếu tố miêu tả, biểu cảm trong bài văn tự sự 
HĐ 2: Hướng dẫn phần II
? Tìm một số đoạn văn tự sự có sử dụng yếu tố miêu tả và biểu cảm trong các văn bản: Tôi đi học, Tức nước vỡ bờ, Lão Hạc 
? Phân tích giá trị của các yếu tố đó
I. Sự kết hợp các yếu tố kể, tả và biểu lộ tình cảm trong văn bản tự sự .
1. Bài tập:
- Học sinh đọc ví dụ trong SGK, thảo luận
- Sự việc lớn: Kể lại cuộc gặp gỡ đầy cảm động của nhân vật ''tôi'' với người mẹ lâu ngày xa cách.
- Các sự việc nhỏ: 
+ Mẹ tôi vẫy tôi
+ Tôi chạy theo chiếc xe chở mẹ
+ Mẹ kéo tôi lên xe.
+ Tôi oà lên khóc
+ Mẹ tôi cũng sụt sùi theo
+ Tôi ngồi bên mẹ, đầu ngả vào cánh tay mẹ, quan sát gương mặt mẹ
- Miêu tả: thở hồng hộc, trán đẫm mồ hôi, níu cả chân lại, mẹ tôi không còm cõi, gương mặt tươi sáng với đôi mắt trong, nước da mịn, làm nổi bật màu hồng của hai gò má.
- Hay tại sự sung sướng bỗng được trông nhìn và ôm ấp cái hình hài máu mủ của mình mà mẹ tôi lại tươi đẹp ...sung túc.
- Tôi thấy những cảm giác ấm áp đã bao lâu... một cách lạ thường.
- Phải bé lại và lăn vào... êm dịu vô cùng
+ Các yếu tố này không đứng tách riêng mà đan xen vào nhau: vừa kể, vừa tả và biểu cảm.
VD: ''Tôi ngồi trên xe...lạ thường''
- Kể sự việc: tôi ngồi trên đệm xe.
- Tả: đùi áp đùi mẹ tôi, đầu ngả vào cánh tay mẹ tôi, khuôn miệng xinh xắn nhai trầu.
- Biểu càm: Những cảm giác ấm áp đã bao lâu mất đi bỗng lại mơn man khắp da thịt, thơm tho lạ thường.
- Học sinh thảo luận, làm việc theo nhóm và trình bày.
 Mẹ tôi vẫy tôi. Tôi chạy theo chiếc xe chở mẹ. Mẹ kéo tôi lên xe. Tôi khóc. Mẹ tôi khóc theo. Tôi ngồi bên mẹ, ngả đầu vào cánh tay mẹ, quan sát gương mặt mẹ.
- Học sinh so sánh, nhận xét.
- Các yếu tố miêu tả và biểu cảm này làm cho ý nghĩa của truỵên càng thêm thấm thía, sâu sắc. Nó giup tác giả thể hiện được thái độ trân trọng và tình cảm yêu mến của mình đối với nhân vật và sự việc
- Nếu bỏ các yếu tố kể trong đoạn văn chỉ để lại các câu văn miêu tả và biểu cảm thì không có truyện bởi vì cốt truyện là do sự việc và nhân vật cùng với những hành động chính tạo nên. Các yếu tố miêu tả và biểu cảm chỉ có thể bám vào các sự việc và nhân vật mới phát triển được.
2 .Bài học:
- Học sinh phát biểu 
- Học sinh đọc ghi nhớ và khắc sâu 2 nội dung kiến thức của bài
II. Luyện tập.
1. Bài tập 1:
- Học sinh đọc bài tập 1 (SGK - tr74)
- Thảo luận nhóm
+ Nhóm 1: Tìm hiểu văn bản ''Tôi đi học''
+ Nhóm 2: ''Tức nước vỡ bờ''
+ Nhóm 3: "Lão Hạc''
- Văn bản''Tôi đi học''
''Sau một hồi trống... trong các lớp''
+ Miêu tả: ''Sau một hồi trống... sắp hàng đi vào lớp, không đi... co lên một chân... tưởng tượng.
+ Biểu cảm: vang dội cả lòng tôi, cảm thấy mình chơ vơ, vụng về lúng túng, run run...
- Văn bản''Lão Hạc''
''Chao ôi... xa tôi dần dần''.
+ Miêu tả: Tôi giấu giếm vợ tôi, thỉnh thoảng ngấm ngầm, lão từ chối... xa tôi dần dần...
+ Biểu cảm: Chao ôi... không nỡ giận.
4. Củng cố:
? Nhắc lại nôi dung cần ghi nhớ của bài
5. Hướng dẫn học ở nhà: 
- Học thuộc ghi nhớ, làm bài tập 2 trong SGK trang 74.
- Xem trước bài''Luyện tập viết đoạn văn tự sự kết hợp miêu tả và biểu cảm''

Tài liệu đính kèm:

  • docwold van 8 tuan 6 moi.doc