Giáo án Ngữ văn 8 Tiết 21 – 22: Văn bản: Cô bé bán diêm (An - Đéc - xen)

Giáo án Ngữ văn 8 Tiết 21 – 22: Văn bản: Cô bé bán diêm (An - Đéc - xen)

 Tiết 21 – 22: Văn Bản:

CÔ BÉ BÁN DIÊM

(An - đéc - xen)

A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT ĐƯỢC:

Giúp HS:

1. Kiến thức:

 - Khám phá nghệ thuật kể chuyện hấp dẫn, có sự đan xen giữa hiện thực và mộng tưởng với các tình tiết diễn biến hợp ký của truyện “Cô bé bán diêm” Andecxen truyền cho chúng ta lòng thương cảm của ông đối với em bé bất hạnh.

2. Thái độ:

 - Biết yêu thương những người nghèo khổ, có những hoàn cảnh khó khăn

3. Kỹ năng:

 - Có khả năng phân tích tác phẩm tự sự theo tình huống truyện, theo tâm trạng nhân vật

B. CHUẨN BỊ:

 - Ảnh (tranh) chân dung nhà văn Đan Mạch Andecxen (1805 - 1875)

 -SGK-SGV

C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

Hoạt động 1: ổn định lớp

Hoạt động 2:Bài cũ

Câu hỏi: Trình bày ngắn gọn nguyên nhân và ý nghĩa cái chết của LH.

 -Hs lên bảng trả lời-Gv nhận xét cho điểm

Hoạt động 3: Bài mới

GV giới thiệu: Đan Mạch là một nước nhỏ thuộc khu vực Bắc Âu, diện tích chỉ bằng 1/8 diện tích nước ta, thủ đô Cô-pen-ha-ghen. Andecxen là nhà văn nổi tiếng nhất Đan Mạch.

 

doc 5 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 731Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 8 Tiết 21 – 22: Văn bản: Cô bé bán diêm (An - Đéc - xen)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:
Ngày giảng: 8a
 	8b:
 Tiết 21 – 22: Văn Bản:
Cô Bé bán diêm
(An - đéc - xen)	
A. Mục tiêu cần đạt được: 
Giúp HS:
1. Kiến thức:
 - Khám phá nghệ thuật kể chuyện hấp dẫn, có sự đan xen giữa hiện thực và mộng tưởng với các tình tiết diễn biến hợp ký của truyện “Cô bé bán diêm” Andecxen truyền cho chúng ta lòng thương cảm của ông đối với em bé bất hạnh.
2. Thái độ:
 - Biết yêu thương những người nghèo khổ, có những hoàn cảnh khó khăn 
3. Kỹ năng:
 - Có khả năng phân tích tác phẩm tự sự theo tình huống truyện, theo tâm trạng nhân vật 
B. Chuẩn bị:
	- ảnh (tranh) chân dung nhà văn Đan Mạch Andecxen (1805 - 1875)
 -SGK-SGV
C. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động 1: ổn định lớp
Hoạt động 2:Bài cũ
Câu hỏi: Trình bày ngắn gọn nguyên nhân và ý nghĩa cái chết của LH. 
 -Hs lên bảng trả lời-Gv nhận xét cho điểm
Hoạt động 3: Bài mới
GV giới thiệu: Đan Mạch là một nước nhỏ thuộc khu vực Bắc Âu, diện tích chỉ bằng 1/8 diện tích nước ta, thủ đô Cô-pen-ha-ghen. Andecxen là nhà văn nổi tiếng nhất Đan Mạch.
Hoạt động của giáo viên –học sinh
?Trình bày hiểu biết của em về tác giả An-Đéc –Xen?
Gv: An-dec-xen sinh ra trongmột gia đình nghèo , bố là thợ giày. Ông ham thích văn thơ từ nhỏ nhưng được học hành ít. Năm 1819, cậu thiếu niên An-dec-xen rời quê lên thủ đô Cô-pen-ha-ghen, ước mơ trở thành nhà thơ và nhà soạn kịch, nhưng không thành công. 1822 nhờ sự giúp đỡ của của một giám dốc nhà hát, ông được được đi học thêm, đỗ tú tàI năm 1827, rồi vào đại học năm 1828. và từ đây ông đã bắt đầu cho in một số tác phẩm, tên tuổi ông được nhiều người biết đến. Chủ yếu là ông viết cho trẻ em. Tổng số ông có tới khoảng 168 truyện, truyện khơi từ nhiều nguồn: văn học dân gian, văn học viết và cả những hư cấu, sáng tạo của nhà văn. Các truyện của ông nhẹ nhàng, tươi mát toát lên lòng thương yêu con người, nhất là những người nghèo khổ, niềm tin vào sự thắng lợi cuối cùng của cái tốt đẹp trên thế gian à không chỉ quen thuộc với trẻ em mà đủ mọi lứa tuổi.
? Tác phẩm chính của ông?
 - Bầy chim thiên nga, Nàng tiên cá, Bộ quần áo mới của Hoàng đế, Nàng công chúa và hạt đậu 
GV: hướng dẫn: giọng chậm, cảm thông, cố gắng phân biệt những cảnh thực và ảo ảnh trong và sau từng lần cô bé quẹt diêm.
? HS kể tóm tắt nội dung câu chuyện:
Em bé mồ côi phải đi bán diêm trong đêm giao thừa rét buốt. Em chẳng dám về nhà vì sợ bố đánh, đành ngồi nép vào góc tường, liên tục quẹt diêm để sưởi. Hết 1 bao diêm thì em bé chết cóng trong giấc mơ cùng bà nội lên trời. Sáng hôm sau – mồng 1 tết, mọi người qua đường vẫn thảm nhiên nhìn cảnh tượng thương tâm
? GV hướng dẫn HS tìm hiểu các chú thích ở SGK?
? thể loại của vb?
Truyện ngắn
? VB sử dụng phương thức biểu đạt nào?
Tự sự, miêu tả, biểu cảm
? Có những sự việc nào xảy ra xung quanh em bé bán diêm?( Nội dung chính của truyện?)
 - Em bé trong đêm giao thừa phải đi bán diêm, nhưng không bán được, em đã quẹt những que diêm để sưởi ấm đêm đông lạnh lẽo, đến 5 que cuối cùng mỗi lần quẹt diêm em lại tưởng tượng ra những cảnh thật ấm cúng và hạnh phúc 
? Truyện được kể bằng ngôi thứ mấy?
 - Ngôi thứ 3
? Ngôi thứ 3 có tác dụng gì? Qua đó tác giả bộc lộ tình cảm gì với em bé bán diêm ?
 - Kể một cách linh hoạt, tự do và khách quan về những sự việc diễn ra xung quanh em bé bán diêm. Từ đó cho thấy sự thông cảm sâu sắc của t.g với em bé 
 -? Theo em đặc điểm nào gây ấn tượng và độc đáo nhất của truyện?
 - Hình thức kể chuyện xen kẽ các yếu tố hiện thực và huyền ảo.
? Truyện được chia làm mấy phần? Đó là những phần nào? Nội dung của từng phần?
 -Truyện được chia làm 3 phần:
 + Phần 1: từ đầu đến cứng đờ ra
 g hoàn cảnh của cô bé bán diêm
 + Phần 2: Chà!  về chầu thượng đế.
 g Những lần quẹt diêm của cô bé bán diêm (Lại có thể chia bằng những đoạn nhỏ)
 + Phần 3: Còn lại
 g Cái chết của cô bé bán diêm
Nội dung cần đạt
I. Đọc –tìm hiểu chung
1.Tác giả : An-Đéc-Xen (1805-1857)-là nhà văn nổi tiếng của Đan Mạch
2.Tác phẩm: Văn bản này trích gần hết truyện Cô bé bán diêm
* Đọc – kể: 
* Bố cục
-Truyện được chia làm 3 phần:
 HS đọc lại đoạn đầu: 
? Trong phần náy t.g đã gới thiệu cho người đọc thaýy gia cảnh của em bé ntn?
 - Bà nội mất 
 - Mồ côi mẹ 
 - Nơi ở là một xó tối tăm
? Trong hoàn cảnh khó khăn, éo le như vậy em bé bị rơi vào tình trạnh như thé nào?
 - Cô đơn, đói rét,
 - Luôn bị bố đánh 
 à em phải tự kiếm tiền để sống = cách bán diêm
GV”em bé đã phảI bán diêm để kiếm sống. Nếu em bé ấy cùng những bao diêm xuất hiện trong hoàn cảnh bình thường, thời khắc bình thường thì chắc người đọc không có gì suy nghĩ nhiều.
? Nhưng hãy chú ý vào truyện và cho biết, êm bé đã xuất hiện trong hoàn cảnh, thời khắc nào?
 - Đêm giao thừa, thời tiết lạnh lẽo, cắt da cắt thịt 
GV: Xem trên t.v chúng ta thấy Đan Mạch là 1 nước Bắc âu vào dịp tết thời tiết rất lạnh, t0 có thể xuống âm vàI chục độ, tuyết đay đặc.
? NHững ngày Tết đến, dặc biệt là đêm giao thừa gợi cho em những cảm nhận gì về cuộc sống gia đình?
 - Sự xum họp gia đình, sự đầm ấm hạnh phúc của gia đình.
 - Sự hồi hộp, háo hức chờ đón giao thừa
GV: Vậy em bé bán diêm đã đón giao thừa ntn? Để biết đươc điều này các em hãy theo dõi tiếp vào văn bản.
? Cho biết cảnh đêm giao thừa được miêu tả ở những địa điểm nào? 
 - Trong nhà và ngoài đường phố 
? Hai khung cảnh ấy được miêu tả như thế nào?( có những cảnh nào, những hoạt động nào đã diễn ra)
Ngoài đường phố
Trong nhà
- Thời tiết giá lạnh 
- Em bé bán diêm đầu trần, chân đất
- Em bé lang thang, đói bụng 
(Nơi mà mọi người đang chuẩn bị đón giao thừa)
- Cửa sổ mọi nhà sáng rực
- Sực mùi ngỗng quay
( Nơi mà em bé đang phảI bán diêm)
? Hãy so sánh 2 cảnh tượng này?
 - Hai cảnh tượng trái ngược nhau
? Để người đọc thấy rõ được 2 khung cảnh trái ngược nhau t.g đã sử dụng biên pháp nghệ thuật gì?
 - Nghệ thuật tương phản, đối lập 
? Nghệ thuật ấy có tác dụng gì? 
 - Gợi niềm thương cảm từ người đọc 
g Làm nỗi bật tình cảnh đáng thương của em bé – gợi ra rất nhiều thương tâm, đồng cảm trong lòng người đọc.
 GV: Ta thấy em bé đã rét, đã khổ lại càng rét càng khổ hơn khi mọi nhà ánh đèn rực sáng, đã đói lại càng đói hơn khi mùi ngỗng quay sực nức
? Lúc này em bé có nghĩ đến việc đón giao thừa không mà nghĩ đến việc gì?
 - không nghĩ đến việc đón giao thừa mà nghĩ đến việc được ăn, được hp, được ấm và bán được những que diêm
 GV: Đến đây ta thấy em bé không hề nghĩ đến việc đón giao thừa mà chỉ nghĩ đến việc làm sao bán được những que diêm để có tiền đưa cho cha trong 1 đêm giao thừa với thời tiết giá lạnh 
 ở độ tuổi của mình đáng lẽ em phải được ăn học và được sống hạnh phúc nhưng em lại phải làm việc vất vả và trong hoàn cảnh khó khăn.
? Qua đây ta thấy hiện lên hình ảnh 1 em bé ntn? 
 - Nhỏ nhoi, cô đơn, đáng thương
?Hãy thử đặt mình vào hoàn cảnh của em bé, cũng nghèo khổ, cũng phải đi bán diêm, em sẽ cảm thấy ntn?
 - Buồn tủi, đau khổ
? Từ đó em có thái độ như thế nào với em bé bán diêm?
 - HS tự trả lời
 GV: Chúng ta được sống trong hoàn cảnh tốt, được gia đình chăm sóc, quan tâm, yêu thương, được xã hội bảo vệ, trong chế độ xã hội hoà bình, ổn định, nhà trường giáo dục bài bản. Vậy các em hãy cố gắng học tập để trở thành người có ích cho xã hội, xoá đi đói nghèo để không có em bé nào rơI vào hoàn cảnh như cô bé bán diêm.
 Câu chuyện chưa kết thúc ở đây, những lần cô bé quẹt diêm cô bé đã mộng tưởng điều gì? Kết thúc câu chuyện điều gì đã xảy ra với cô? Ta sẽ tiếp tục tìm hiểu vào tiết sau
II. Đọc – Hiểu văn bản:
1. Hình ảnh cô bé bán diêm trong đêm giao thừa:
Em bé bán diêm nhỏ nhoi, cô đơn, đáng thương
 Luyện tập
Tóm tắt văn bản
Viết 1 đoạn văn nêu cảm nghĩ của mình về hoàn cảnh của em bé bán diêm?

Tài liệu đính kèm:

  • doctiet21 Co be ban diem.doc