Giáo án Ngữ văn 8 - Tiết 17: Từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội - Năm học 2009-2010 - Lê Đức Quang

Giáo án Ngữ văn 8 - Tiết 17: Từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội - Năm học 2009-2010 - Lê Đức Quang

I/ Mục tiêu cần đạt.

1/ Kiến thức.

 Nhận diện rõ thế nào là từ ngữ địa phương, thế nào là biệt ngữ xã hội.

2/ Kĩ năng.

Biết sử dụng từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội đúng lúc, đúng chỗ. Tránh lạm dụng từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội, gây khó khăn trong giao tiếp.

3/ Thái độ.

Có thái độ hợp tác khi tìm hiểu kiến thức.

II/ Đồ dùng dạy học.

- GV: Bảng phụ

- HS : Tìm các từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội

III/ Phương pháp

Thuyết trình, vấn đáp, thảo luận nhóm, nêu vấn đề, gợi mở

 

doc 7 trang Người đăng tranhiep1403 Lượt xem 3397Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 8 - Tiết 17: Từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội - Năm học 2009-2010 - Lê Đức Quang", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài số 5, tiết 17, Từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội
NS: 14/09/2009
NG: 17/09/2009
I/ Mục tiêu cần đạt.
1/ Kiến thức.
	Nhận diện rõ thế nào là từ ngữ địa phương, thế nào là biệt ngữ xã hội.
2/ Kĩ năng.
Biết sử dụng từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội đúng lúc, đúng chỗ. Tránh lạm dụng từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội, gây khó khăn trong giao tiếp.
3/ Thái độ.
Có thái độ hợp tác khi tìm hiểu kiến thức.
II/ Đồ dùng dạy học.
GV: Bảng phụ
HS : Tìm các từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội
III/ Phương pháp
Thuyết trình, vấn đáp, thảo luận nhóm, nêu vấn đề, gợi mở
IV/ Tổ chức giờ học.
1/ Tổ chức: Sĩ số	8a:	8b:
2/ Kiểm tra
Kiểm tra 15’
Câu 1/ Thế nào là từ tượng hình ? Thế nào là từ tượng thanh ? Lấy ví dụ ?
Câu 2/ Đặt câu có sử dụng từ tượng hình, tư tượng thanh ?
Trả lời:
Câu 1/
Từ tượng thanh là từ mô phỏng âm thanh của tự nhiên của con người.
Từ tượng hình là những từ gợi tả hình ảnh dáng vẻ trạng thái của sự vật.
Câu 2/
Anh ấy cao lênh đênh
Nước chảy róc rách
3/ Bài mới.
HĐ của thầy và trò
T/g
Nội dung chính
HĐ1. Khởi động
- Mục tiêu:
Gv lấy tình huống trong thực tế cuộc sống để định hướng nội dung kiến thức sẽ tiếp thu ở trong tiết học.
- Cách tiến hành:
+ Gv đưa tình huống.
+ Hs xử lí tình huống
+ Gv nhận xét, chốt
Gv dùng lời nói để dẫn dắt HS tới kiến thức sẽ tiếp thu.
 Tiếng việt là thứ tiếng có tính thống nhất cao . Người Bắc Bộ , người Trung Bộ và người Nam Bộ có thể hiểu được tiếng nói của nhau . Tuy nhiên , bên cạnh sự thống nhất ấy , tiếng nói mỗi địa phương cũng có những khác biệt về ngữ âm , từ vựng và ngữ pháp . sự khác biệt ấy ntn ..
HĐ2. Hình thành kiến thức mới.
- Mục tiêu: 
Trình bày thế nào là từ ngữ địa phương, biệt ngữ xã hội và lưu ý khi sử dụng.
- ĐDDH: Bảng phụ.
- Cách tiến hành:
Gv sử dụng bảng phụ
Hs đọc
(?) "Bắp" và "bẹ" ở đây đều có nghĩa là "ngô". Trong 3 từ đó, từ nào là từ địa phương? Từ nào được sử dụng phổ biến trong toàn dân?
- Bắp, bẹ là từ địa phương
- Ngô là từ ngữ toàn dân.
GV: Thế nào là từ ngữ toàn dân? Đó là lớp từ ngữ văn hoá, chuẩn mực, được sử dụng rộng rãi (trong các tác phẩm văn học, trong giấy tờ hành chính.) trong cả nước.
(?) Tìm thêm một số ví dụ về từ ngữ địa phương? Hoặc đọc câu thơ, đoạn thơ có dùng từ địa phương? 
"Đứng bên ni đồng ngó bên tê 
đồng mênh mông bát ngát
Đứng bên tê đồng ngó bên ni 
đồng bát ngát mênh mông"
(Ca dao)
Hay: 	
"Ai về thăm mẹ quê ta
Chiều nay có đứa em xa nhớ Bầm
Bầm ơi có rét không Bầm
Heo heo gió núi, lâm thâm mưa phùn"
(Tố Hữu)
(?) Em hiểu Ni, tê, bầm ntn ? 
Ni: này
Tê: kia
Bầm: mẹ
(?) Các em nhận xét cho biết: Các từ địa phương: bẹ, bắp, ni, tê, bầm có được sử dụng rộng rãi không? 
Các từ ngữ đó chỉ sử dụng ở một (hoặc một số) địa phương nhất định.
(?) Vậy thế nào là từ ngữ địa phương?
Hs đọc ghi nhớ
(?) Qua ghi nhớ, em cần nắm được đơn vị kiến thức nào ?
Trò chơi: trong 3 phút
Hình thức: 2 đội
Nội dung: 
Đ1: Tìm từ địa phương
Đ2: Thay thế bằng từ toàn dân. 
Hs đọc bài tập
(?) Tại sao trong đoạn văn a có chỗ tác giả dùng từ '' mẹ '' có chỗ lại dùng từ '' mợ '' ?
'' Mẹ và mợ '' là hai từ đồng nghĩa . Dùng '' mẹ '' để miêu tả suy nghĩ của n/v '' tôi '', dùng từ '' mợ '' trong câu đáp của cậu bé Hồng trong cuộc đối thoại với bà cô ( phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp ) .
(?) Trước CM T8 , tầng lớp XH nào ở nước ta '' mẹ '' được gọi bằng từ mợ , cha được gọi bằng cậu ?
Tầng lớp trung lưu , thượng lưu .
(?) Các từ ngữ "ngỗng", "trúng tủ" có nghĩa là gì? Tầng lớp xã hội nào hay dùng từ ngữ này?
- Từ "ngỗng" có nghĩa là điểm 2, "trúng tủ" có nghĩa là trúng vào những gì mình đã đoán trước và đã học kỹ để đi thi.
- Đây là các từ được dùng hạn chế trong tầng lớp học sinh hiện nay.
GV: Như vậy, các từ ngữ như: Cậu, mợ, ngỗng, trúng tủ là những từ chỉ được dùng trong một tầng lớp xã hội nhất định. Những từ ngữ như vậy được gọi là biệt ngữ xã hội.
(?) Vậy thế nào là biệt ngữ xã hội? Khác với từ ngữ toàn dân, biệt ngữ xã hội chỉ được dùng trong một tầng lớp nhất định.
Hs đọc v à khái quát nội dung ghi nhớ
BT nhanh : Các từ ngữ '' trẫm , khanh , long sàng '' có nghĩa là gì? Tầng lớp nào thường dùng những từ ngữ này ?
- Trẫm : cách xưng hô của vua .
- Khanh : cách vua gọi các quan .
- Long sàng : giường của vua .
Tầng lớp vua quan trong triều đình phong kiến.
(?) Khi sử dụng từ ngữ địa phương hoặc biệt ngữ xã hội cần chú ý điều gì? 
Khi sử dụng chúng phải chú ý đến tình huống giao tiếp để sử dụng sao cho phù hợp với hoàn cảnh và tình huống giao tiếp.
 T/luận nhóm 4 (3’)
(?) Tại sao không nên lạm dụng từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội?
Đại diện các nhóm báo cáo
Gv nhận xét, chốt
- Biệt ngữ xã hội là lớp từ ngữ chỉ sử dụng hạn chế trong một tầng lớp xã hội nhất định. Do mỗi tầng lớp xã hội có địa vị kinh tế, chính trị, văn hoá khác nhau; do tập quán lối sống, tâm lý khác nhau nên đã tạo ra một số từ ngữ riêng; khác với từ ngữ toàn dân. Bởi vậy không nên lạm dụng (dùng nhiều, dùng bừa bãi) nó sẽ làm mất đi sự trong sáng của tiếng Việt.
- Từ ngữ địa phương là một lớp từ được sử dụng hạn chế trong một hoặc một số địa phương nhất định. Bởi vậy cũng không nên lạm dụng nó khi giao tiếp bởi sẽ rất khó hiểu và cũng mất đi sự trong sáng của từ tiếng Việt.
Hs đọc bài tập trong SGK Tr 58
(?) Tại sao trong các đoạn văn, đoạn thơ trên, tác giả vẫn dùng một số từ địa phương và biệt ngữ xã hội ?
Tác giả sử dụng các từ ngữ từ 2 lớp từ này để tô đậm màu sắc địa phương, màu sắc tầng lớp xã hội của ngôn ngữ, tính cách nhân vật.
(?) Tóm lại, khi sử dụng từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội phải chú ý điều gì?
(?) Muốn tránh lạm dụng hai lớp từ này, ta làm thế nào?
Muốn tránh lạm dụng từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội, cần tìm hiểu các từ ngữ toàn dân có nghĩa tương ứng để sử dụng khi cần thiết.
Hs đọc ghi nhớ
(?) Qua ghi nhớ, cần nắm được mấy đơn vị kiến thức ?
HĐ3. HDHS làm bài tập
- Mục tiêu: Xác định đúng và giải các bài tập trong sgk.
- Cách tiến hành:
Hs đọc và xác định yêu cầu bài tập.
Gv tổ chức thi làm nhanh giữa hai dãy
Gv nhận xét, chốt và tuyên dương dãy làm tốt.
Hs đọc và xác định yêu cầu bài tập.
Hs hoạt động cá nhân
Hs trả lời
Hs khác nhận xét, bổ sung
Gv chốt.
(?) Trong những trường hợp giao tiếp sau, trường hợp nào nên và không nên dùng từ ngữ địa phương?
3’
5’
7’
5’
10’
I/ Từ ngữ địa phương.
1/ Tìm hiểu bài tập
Tìm hiểu về từ ngữ địa phương trong bài thơ.
- Bắp, bẹ là từ địa phương
- Ngô là từ ngữ toàn dân.
2/ Ghi nhớ (SGK Tr 56)
Khái niệm từ ngữ địa phương
II/ Biệt ngữ xã hội
1/ Tìm hiểu bài tập
Tìm hiểu biệt ngữ xã hội qua đoan văn.
*/ Đoạn văn a: 
Có chỗ tác giả dùng từ '' mẹ '' có chỗ lại dùng từ '' mợ ''
Vì mẹ và mợ là hai từ đồng nghĩa.
Mợ, cậu  là những từ mà tầng lớp thựơng lưu hay dùng
*/ Đoạn văn b:
ngỗng, trúng tủ là những từ thường dùng trong tầng lớp sinh viên.
2/ Ghi nhớ (SGK Tr 57)
Khái niệm biệt ngữ xã hội.
III/ Sử dụng từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội
1. Khi sử dụng từ ngữ địa phương, biệt ngữ xã hội :
- Sử dụng sao cho phù hợp với hoàn cảnh và tình huống giao tiếp.
- Trong thơ văn, có thể sử dụng cả hai lớp này để tô đậm màu sắc địa phương, màu sắc tầng lớp xã hội của ngôn ngữ, tính cách nhân vật.
2. Tránh lạm dụng từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội:
Ghi nhớ (SGK Tr 58)
Lưu ý 
Tránh lạm dụng
IV/ Luyện tập.
Bài tập 1. (SGK Tr 58)
Từ địa phương và từ toàn dân tương ứng.
Bảng phụ lục
Bài tập 2 (SGK Tr 59)
* Một số biệt ngữ của tầng lớp học sinh:
- Tanh: Tốt, giỏi. VD: Cái Nga lớp mình nó học hơi bị tanh đấy!
- Đầu đất: Ngu, dốt. VD: Sao mày đầu đất thế hả?
- Rắn: nghiêm khắc. VD: Thầy giáo tớ hơi bị rắn đấy!
- Ghi đông: điểm 3. VD: Hôm nay được cái ghi đông!
- Phao: Tài liệu để quay cóp trong thi cử. VD: Mày đã chuẩn bị phao chưa?
- Trứng: điểm 0. VD: Hôm nay thằng Hải xơi quả trứng to tướng!
* Một số biệt ngữ của các tầng lớp khác:
- Cớm: công an. (Khu này có cớm không?)
- Cơm đen: Thuốc phiện (Hôm nay mày có mang cơm đen không?)
- Cháy giáo án: Dạy hết thời gian mà chưa hết nội dung bài giảng. (Hôm nay thầy Quang bị cháy giáo án)
- Tăng ca: Làm thêm giờ ngoài giờ quy định (Hôm nay mẹ có phải tăng ca không ạ?)
 Bài tập 3 (SGK Tr 59)
- Trường hợp nên dùng: a
- Trường hợp không nên dùng: b, c, d, e, g.
4/ Củng cố.
(?) So sánh từ ngữ địa phương, biệt ngữ xã hội với từ ngữ toàn dân ?
Gv hệ thống kiến thức bài
5/ HDHT
Học bài và làm bài tập 4
Ai về thăm mẹ quê ta
Chiều nay có đứa con xa nhớ bầm
(Tố Hữu)
Chuẩn bị: Tóm tắt văn bản tự sự
(?) Tại sao phải tóm tắt văn bản tự sự ?
Bảng phụ lục (bài tập 1 – Tr 58)
Từ ngữ địa phương
Từ ngữ toàn dân
Má, u, bầm
Mẹ
Heo
Lợn
Bông, huê
Hoa
Đeo (tất, giầy, dép)
Đi (tất, giầy, dép)
Tui
Tôi
Vi
Với
Nớ
ấy
Tê
Kia
Ni
Này
Tau
Tao
Mô
Đâu
Bắp, bẹ
Ngô
Rương
Hòm
Đậu
Đỗ
Thầu dầu
Đu đủ

Tài liệu đính kèm:

  • doctiet 17.doc