Giáo án Ngữ văn 8 - Tiết 15 đến 20

Giáo án Ngữ văn 8 - Tiết 15 đến 20

Tiết 15

 TỪ TƯỢNG HÌNH, TỪ TƯỢNG THANH

8A1 .

I. Mức độ cần đạt:

1. Kiến thức:

- Hiểu được thế nào là từ tượng hình, từ tượng thanh .

- Có ý thức sử từ tượng hình, tuợng thanh để tăng giá trị biểu cảm

2. Kĩ năng:

- Rèn HS kỹ năng sử dụng từ tượng hình, từ tượng thanh trong việc viết văn bản tự sự, miêu tả, biểu cảm.

 3. Thái độ: Giáo dục HS ý thức tự giác trong học tập,có tư duy tìm tòi sáng tạo.

II. Chuẩn bị:

- Giáo viên: Giáo án, SGK, STK.

- Học sinh: Xem bài trước ở nhà; soạn bài.

- Phương pháp dạy học: Phương pháp nêu vấn đề, qui nạp, thảo luận nhóm (đối thoại), nghiên cứu (tự tìm hiểu).

III. CÁC BƯỚC LÊN LỚP:

1. Ổn định tổ chức: 8A1 .

2. Kiểm tra bài cũ: (5p) H. Thế nào là trường từ vựng? Tìm các trường vựng của người.

Đáp án: - Trường từ vựng là tập hợp của những từ có ít nhất 1 nét chung về nghĩa

 - Người :

+ Bộ phận: chân, tay, mình, .

+ Hoạt động : túm, nắm, đá,

+ Trí tuệ : suy nghĩ, phán đoán,

+ Trạng thái : vui, buồn,

 

doc 18 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 781Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 8 - Tiết 15 đến 20", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 12/ 9/ 2010
Ngày dạy: Tiết 15
 TỪ TƯỢNG HÌNH, TỪ TƯỢNG THANH
8A1.
I. Mức độ cần đạt:
1. Kiến thức: 
- Hiểu được thế nào là từ tượng hình, từ tượng thanh .
- Có ý thức sử từ tượng hình, tuợng thanh để tăng giá trị biểu cảm
2. Kĩ năng: 
- Rèn HS kỹ năng sử dụng từ tượng hình, từ tượng thanh trong việc viết văn bản tự sự, miêu tả, biểu cảm. 
 3. Thái độ: Giáo dục HS ý thức tự giác trong học tập,có tư duy tìm tòi sáng tạo.
II. Chuẩn bị:
- Giáo viên: Giáo án, SGK, STK.
- Học sinh: Xem bài trước ở nhà; soạn bài.
- Phương pháp dạy học: Phương pháp nêu vấn đề, qui nạp, thảo luận nhóm (đối thoại), nghiên cứu (tự tìm hiểu).
III. CÁC BƯỚC LÊN LỚP:
1. Ổn định tổ chức: 8A1.
2. Kiểm tra bài cũ: (5p) H. Thế nào là trường từ vựng? Tìm các trường vựng của người.
Đáp án: - Trường từ vựng là tập hợp của những từ có ít nhất 1 nét chung về nghĩa
 - Người : 
+ Bộ phận: chân, tay, mình, ..
+ Hoạt động : túm, nắm, đá, 
+ Trí tuệ : suy nghĩ, phán đoán, 
+ Trạng thái : vui, buồn, 
3. Bài mới:
Hoạt động của thầy
 HĐ của trò
Nội dung
Hoạt động 1: Giới thiệu bài.
Mục tiêu: Tạo tâm thế, định hướng chú ý cho HS.
Phương pháp: Vấn đáp, thuyết trình.
Thời gian: 2p
Hoạt động 2: Hướng dẫn HS tìm hiểu chi tiết:
Mục tiêu: HS nắm được đăc điểm và công dụng của từ tượng thanh, từ tượng hình.
Phương pháp: Vấn đáp, giải thích, phân tích cắt nghĩa và giải quyết vấn đề.
Thời gian: 15p
*Hướng dẫn HS tìm hiểu khái niệm.
- GVgọi HS đọc 3 đoạn trích
H. Các từ im đậm trên, từ nào gợi tả hình ảnh, dáng vẻ, trạng thái của sự vật; những từ nào mô phỏng âm thanh của tự nhiên, của con người ?
- Gợi tả hình ảnh, dáng vẻ: móm mém, xồng xộc, vật vã, rũ rượi, xộc xệch, sòng sọc (từ tượng hình)
- Mô phỏng âm thanh: hu hu, ư ử (từ tượng thanh)
HS đọc các đoạn trích trong SGK
Cá nhân HS phát hiện, nhận xét:
I. Đặc điểm, công dụng.
1. Ví dụ: sgk.
2. Nhận xét
- Các từ: móm mém, xồng xộc, vật vã, ->gợi tả hình ảnh, dáng vẻ, trạng thái của sự vật (từ tượng hình)
- Các từ: hu hu, ư ử -> mô phỏng âm thanh của tự nhiên, của con người (từ tượng thanh)
H. Từ tượng hình, từ tượng thanh có điểm gì khác nhau? 
Cá nhân HS phát hiện, nhận xét:
3. Kết luận:
-Từ tượng hình: là từ gợi tả hình ảnh, dáng vẻ, trạng thái của sự vật .
-Từ tượng thanh: là từ mô phỏng âm thanh của tự nhiên, của con người. 
H. Hãy tìm một số từ ngữ có khả năng như vừa tìm hiểu?
Phần lớn các từ tượng hình, từ tượng thanh đều là từ láy. 
+ lom khom, lác đác, đủng đỉnh,
thướt tha, mượt mà, quăn queo,...
+ Ha ha, róc rách, ríu rít, gâu gâu
-HS thảo luận nhóm – Trình bày
- Yêu cầu HS quan sát 3 đoạn trích trong sgk. 
H. Nhà văn Nam Cao đã sử một loạt từ tượng hình, tượng thanh như vậy có tác dụng gì?
- Giúp người đọc hình dung một cách rõ nét, sâu sắc cái chết đau đớn, vật vã của lão Hạc, tạo nên cảm xúc đau xót cho người đọc.
HS quan sát 
Cá nhân HS nhận xét:
H. Vậy những từ ngữ gợi tả hình ảnh, dáng vẻ, hoạt động, trạng thái hoặc mô phỏng âm thanh có tác dụng gì trong văn miêu tả, tự sự?
- Gợi được hình ảnh, âm thanh cụ thể, sinh động, có giá trị biểu cảm cao.
Gọi HS đọc ghi nhớ.
Cá nhân HS nhận xét.
HS đọc 
- Khi nói và trong viết văn miêu tả, tự sự ta sử dụng từ tượng hình, tượng thanh đúng chỗ, hợp lí sẽ gợi được hình ảnh, âm thanh cụ thể, sinh động, có giá trị biểu cảm cao.
*Ghi nhớ: SGK.
*Cho HS làm bài tập 3 ứng dụng:
H. Phân biệt ý nghĩa của các từ tượng thanh tả tiếng cười?
- Cười hơ hớ: cười thoả mái, vui vẻ không cần che đậy (vô duyên)
- Cười hô hố: to, vô ý, thô.
- Cười ha hả: Tiếng cười to, sảng khoái, đắc ý .
- Cười hì hì : Vừa phải, thích thú .
Cá nhân HS làm BT trả lời, nhận xét.
Hoạt động 3: Luyện tập.
Mục tiêu: HS vận dụng kiến thức vào bài tập thực hành.
Phương pháp: Vấn đáp, giải thích, thảo luận nhóm.
Thời gian: 18p
Bài 1 xác định từ tượng hình, từ tượng thanh? 
- Từ tượng hình: rón rén, bịch, lẻo khẻo, chỏng quèo.
- Từ tượng thanh: xoàn xoạt, bốp.
HS đọc bài 1và thực hiện:
III . Luyện tập:
Bài 1:
- Từ tượng hình: rón rén, bịch, lẻo khẻo, chỏng quèo
- Từ tượng thanh: xoàn xoạt, bốp .
Bài 2 : Tìm ít nhất 5 từ tượng hình gợi tả dáng đi của người?
HS đọc bài 2 và thực hiện thảo luận nhóm – Trình bày 
Bài 2: 5 từ tượng hình gợi tả dáng đi của người: 
rón rén, lò dò, khệnh khạng, huỳnh huỵch
Bài 4: Đặt câu:
GV hướng dẫn: 
GV nhận xét, sửa chữa. 
HS đặt câu – Đọc trước lớp
HS rút kinh nghiệm từ nhận xét của GV
Bài 4: Đặt câu 	
- Ngoài trời đã lắc rắc những hạt mưa xuân. 
- Nước mắt lã chã tuôn rơi.
- Trên khuôn mặt hốc hác của mẹ, mồ hôi đã tấm lấm. 
- Gió thổi ào ào.	
- Mưa rơi lộp bộp trên mái tôn.
Hoạt động 4: Củng cố.
Mục tiêu: HS khái quát và khắc sâu kiến thức vừa học.
Phương pháp: khái quát.
Thời gian: 3 p.
-Yêu cầu HS nhắc lại khái niệm từ tượng hình, từ tượng thanh công dụng của nó.
-Thực hiện theo yêu cầu.
Hoạt động 5: Hướng dẫn về nhà.
Thời gian: 2p.
- Học thuộc ghi nhớ SGK.
- Làm các BT còn lại. 
- Soạn bài: Liên kết các đoạn văn trong văn bản.
-Thực hiện theo yêu cầu.
IV. Rút kinh nghiệm.
..
Soạn: 13 / 9/ 2010
Dạy: Tiết 16 
 LIÊN KẾT CÁC ĐOẠN VĂN TRONG VĂN BẢN
8A1
I. MỤC TIÊU: 
1. Kiến thức : 
- Giúp HS hiểu cách sử dụng các phương tiện để liên kết các đoạn văn để chúng liền mạch .
2. Kĩ năng : 
- Rèn HS viết được các đoạn văn có sử dụng phương tiện liên kết 
 3 Thái độ : Có thái độ tự giác trong học tập,tư duy ,tìm tòi,sáng tạo.
II. CHUẨN BỊ : 
- Giáo viên: Giáo án, SGK, STK.
- Học sinh: Xem bài trước ở nhà; soạn bài.
- Phương pháp dạy học: Phương pháp nêu vấn đề, qui nạp, thảo luận nhóm (đối thoại), nghiên cứu (tự tìm hiểu).
III. CÁC BƯỚC LÊN LỚP:
1. Ổn định tổ chức: 8A1.
2. Kiểm tra bài cũ: (5p)
H. Đoan văn là gì ? Thế nào là câu chủ đề ? Có mấy cách trình bày nội dung trong 1 đoạn văn ?
*Đáp án : 
- Đoạn văn là đơn vị trực tiếp tạo nên văn bản 
- Câu chủ đề: là câu mang nội dung khái quát, lời lẽ ngắn gọn , 
- Cách trình bày: Diễn dịch, quy nạp, song hành, 
3. Bài mới:
Hoạt động của thầy
 HĐ của trò
Nội dung
Hoạt động 1: Giới thiệu bài.
Mục tiêu: Tạo tâm thế, định hướng chú ý cho HS.
Phương pháp: Thuyết trình.
Thời gian: 2p
Hoạt động 2: Hướng dẫn HS tìm hiểu chi tiết:
Mục tiêu: HS nắm được tác dụng của việc liên kết các đoạn văn trong văn bản. 
Phương pháp: Vấn đáp, giải thích, phân tích cắt nghĩa và giải quyết vấn đề.
Thời gian: 
- GV gọi HS đọc 2 đoạn văn (mục 1)
H. Hai đoạn văn có mối liên hệ gì không? Tại sao ?
- Các em chú ý đến nội dung của 2 đoạn văn; So sánh 2 đoạn văn ở có điểm gì giống và khác nhau?
- Đoạn 1: Tả cảnh sân trường ngày tựu trường. 
 - Đoạn 2: Cảm giác của nhân vật tôi 1 lần ghé thăm trường Mỹ Lý .
 2 đoạn văn không liên kết.
=>2 đoạn văn cùng viết về ngôi trường, nhưng thời điểm tả và biểu cảm không hợp lý nên sự liên kết giữa 2 đoạn lỏng lẻ.
HS đọc
HS suy nghĩ trả lời.
I. Tác dụng của việc liên kết các đoạn văn trong văn bản.
Ví dụ:
Nhận xét: 
- Gọi HS đọc mục 2.
H. Cụm từ trước đó mấy hôm bổ sung ý nghĩa gì cho đoạn văn thứ 2?
- Việc thêm cụm từ trước đó mấy hôm vào đầu đoạn 2 tạo sự liên kết về ND, HT giữa 2 đoạn, gắn bó chặt chẽ với nhau . 
HS đọc 2 ví dụ (mục 2). 
HS thảo luận nhóm – Trình bày
H. Hãy cho biết tác dụng của việc liên kết đoạn văn trong văn bản? 
HS thảo luận nhóm – Trình bày 
3. Kết luận:
Liên kết các đoạn văn trong văn bản là tạo sự gắn bó có quan hệ ý nghĩa giữa các đoạn văn (khi chuyển đoạn) góp phần làm nên tính hoàn chỉnh cho văn bản.
Hoạt động 2: Hướng dẫn HS tìm hiểu chi tiết:
Mục tiêu: HS nắm được cách liên kết các đoạn văn trong văn bản.
Phương pháp: Vấn đáp, giải thích, phân tích cắt nghĩa và giải quyết vấn đề.
Thời gian: 
GV gọi HS đọc (Mục II – 1) SGK
H. 2 đoạn văn (a) liệt kê 2 khâu của quá trình lĩnh hội và cảm thụ tác phẩm văn học. Đó là những khâu nào?
- Khâu tìm hiểu và khâu cảm thụ.
HS đọc theo yêu cầu của GV.
HS phát hiện:
II. Cách liên kết các đoạn văn trong văn bản.
Ví dụ: SGK
Nhận xét:
H. Tìm từ ngữ liên kết trong 3 đoạn văn trên? (a,b,d)
 a. Sau khâu tìm hiểu
 b. Nhưng
 d. Nói tóm lại
HS phát hiện
H. Cho biết mối quan hệ về ý nghĩa giữa các đoạn văn trong từng ví dụ ?
Ngoài ra trong quan hệ liên kê còn có : trước hết, đầu tiên, cuối cùng, một là, hai là, 
- Quan hệ tương phản : trái lại, ngược lại, tuy vậy, vậy mà, thế mà, 
- Quan hệ tổng kết : Tóm lại, nhìn chung, tổng kết lại, 
HS phát hiện:
GV gọi HS đọc ví dụ (mục I-2/ 50,51)
H. Cho biết từ đó trong cụm từ trước đó mấy hôm thuộc từ loại nào? Kể tên 1 số từ cùng từ loại với từ đó?
->Đó : Chỉ từ: này, kia, ấy, nọ, 
HS đọc
HS phát hiện:
H. Trước đó là thời điểm nào? Quá khứ hay hiện tại?
- Trước đó: là quá khứ
- Trước sân trường: Hiện tại
HS phát hiện, trả lời.
H. Từ đó có tác dụng gì? 
Vậy qua tìm hiểu các bài tập trên, em có kết luận gì về dùng từ ngữ để liên kết các đoạn văn trong văn bản?
- Liên kết 2 đoạn văn
HS phát hiện, trả lời
*Kết luận:
- Các từ ngữ có tác dụng liên kết là: Quan hệ từ, đại từ, chỉ từ, các cụm từ thể hiện ý liệt kê, so sánh, đối lập, tổng kết, khái quát, 
- GV gọi HS đọc Ví dụ (mục II-2/ 53) 
H. Xác định câu nối dùng để liên kết giữa 2 đoạn văn? Tác dụng của nó?
- Câu : Ai dà, lại còn chuyện đi học nữa cơ đấy => nối liền ý giữa đoạn văn trước với đoạn văn sau.
HS đọc, phát hiện, trả lời
- Dùng câu nối để liên kết. 
H. Qua tìm hiểu các VD, em hãy cho biết có mấy phương tiện liên kết đoạn văn ?
GV gọi HS đọc ghi nhớ SGK
HS phát hiện, trả lời
- Có 2 phương tiện 
+ Dùng từ ngữ để liên kết
+ Dùng câu nối để liên kết 
* Ghi nhớ: SGK/ 53.
Hoạt động 3: Luyện tập.
Mục tiêu: HS vận dụng kiến thức vào bài tập thực hành.
Phương pháp: Vấn đáp, giải thích, thảo luận nhóm.
Thời gian: 
H. Tìm các từ ngữ liên kết và cho biết chúng chỉ mối quan hệ ý nghĩa gì?
HS đọc bài 1
HS thảo luận nhóm – Trình bày 
III. Luyện tập.
Bài 1:
a. Nói như vậy (tổng kết)
b. Thế mà (tương phản)
c. Cũng (nối tiếp, liệt kê)
tuy nhiên (sự tiếp diễn, tương phản)
H. Điền phượng tiện liên kết vào chỗ trống
Gợi ý : d. thật là khó trả lời (câu nối)
HS đọc bài 2
HS thảo luận nhóm – Trình bày:
Bài 2:
a. Từ đó 
b. Nói tóm lại
c. Song
d. Thật khó trả lời
H. Viết đoạn văn chứng minh – phân tích các phương tiện liên kết. 
HS viết – Đọc trước lớp. Lớp nhận xét
Bài 3 :
 Viết đoạn văn
Hoạt động 4: Củng cố.
Mục tiêu: HS khái quát và khắc sâu kiến thức vừa học.
Phương pháp: khái quát.
Thời gian: 
H. Tác dụng của việc liên kết các đoạn văn trong văn bản?
- Là tạo sự gắn bó có quan hệ ý nghĩa giữa các đoạn văn (khi chuyển đoạn) góp phần làm nên tính hoàn chỉnh cho văn bản.
H. Có mấy cách liên kết các đoạn văn trong văn bản?
- HS trình bày
- HS trình bày 
Hoạt động 5: Hướng dẫn về nhà.
Thời gian: 
-Tác dụng ... , diễn biến sự việc,
HS đọc
HS tư duy và trả lời.
I. Thế nào là tóm tắt văn bản tự sự.
H. Tại sao chúng ta phải tóm tắt VB tự sự?
- Do yêu cầu về thời gian, hoặc cần trao đổi với người nghe, người đọc, VB cần được rút gọn đẻ dễ hiểu, dễ nhớ.
HS tư duy và trả lời.
H. Suy nghĩ và lựa chon các câu trả lời đúng nhất trong các câu Sgk/ T60?
- Ý b, ghi lại 1 cách ngắn gọn, trung thành những ND chính của VB tự sự.
HS tư duy và trả lời.
H. Thế nào là tóm tắt VB tự sự?
HS tư duy và trả lời.
- là dùng lời văn của mình trình bày một cách ngắn gọn ND chính (bao gồm các SV tiêu biểu, NV và các chi tiết quan trọng,) nhằm phục vụ học tập và trao đổi mở rộng hiểu biết về VH.
Yêu cầu HS đọc Sgk
H. VB tóm tắt trên kể lại ND của VB nào? Dựa vào đâu mà em biết được điều đó?
- Sơn Tinh, Thuỷ Tinh.
- Dựa vào các NV (Vua Hùng, Mị Nương, Sơn Tinh, Thuỷ Tinh).
HS đọc
HS tư duy và trả lời.
II. Cách tóm tắt văn bản tự sự.
1. Những yêu cầu đối với văn bản tóm tắt.
a. Ví dụ: Sgk/ 60.
b. Nhận xét:
H. VB tóm tắt trên có nêu được ND chính của VB ấy không?
- Có, dựa vào các chi tiết tiêu biểu ta có thể nhận ra điều đó.
HS tư duy và trả lời.
H. VB tóm tắt trên có gì khác so với VB ấy (về độ dài, lời văn, số lượng NV, SV..)?
- Đoạn văn tóm tắt khác với Vb:
+ Độ dài ngắn hơn.
+ Số lượng NV, các sự việc ít hơn (chỉ có NV chính và các sự việc tiêu biểu).
+ Đoạn văn tóm tắt không phải được trích ra từ VB Sơn Tinh, Thuỷ Tinh mà do người viết tự tóm tắt.
HS tư duy và trả lời.
H. Bản tóm tắt trên đã nêu được kết cục của câu chuyện chưa? Cần nêu thêm sự việc không?
- Tóm tắt trên chưa nêu được kết cục của câu chuyện.
- Cần thêm sự việc kết thúc câu chuyện: Thuỷ Tinh không làm gì nổi Sơn Tinh đành hậm hực rút về, nhưng hàng nămnhớ thù xưa vẫn dâng nước lên đánh Sơn Tinh.
HS tư duy và trả lời.
H. Từ các ý trên, hãy cho biết yêu cầu đối với một VB tóm tắt?
HS tư duy và trả lời.
- Phản ánh trung thành ND cần tóm tắt.
H. Muốn tóm tắt được VB tự sự, chúng ta phải làm ntn? Theo trình tự nào?
- Cần đọc kĩ, hiểu đúng chủ đề Vb;
- Xác định ND chính cần tóm tắt: NV, sự kiện chính, diễn biến sự việc, kết quả
- Xác đinh rõ mục đích giao tiếp: người nghe, đọc, thời gian thuật lại
- Sắp xếp ND theo 1 trình tự: trước – sau; nguyên nhân - kết quả.
- Viết thành Vb khi viết hoặc khi nói.
Yêu cầu HS đọc ghi nhớ Sgk/ 61.
HS trả lời
HS đọc 
2. Các bước tóm tắt văn bản.
- Đọc và hiểu đúng chủ đề Vb.
- Xác định ND chính cần tóm tắt.
- Sắp xếp các ND ấy theo 1 trình tự hợp lý.
- Viết VB tóm tắt.
*Ghi nhớ Sgk/ 61.
Hoạt động 3: Luyện tập.
Mục tiêu: HS vận dụng kiến thức vào bài tập thực hành.
Phương pháp: Vấn đáp, giải thích, thảo luận nhóm.
Thời gian: 13p
Yêu cầu HS tóm tắt.
- GV hướng dẫn:
HS tóm tắt theo nhóm bàn, đại diện trình bày.
III. Luyện tập:
Tóm tắt văn bản “Tức nước vỡ bờ”
Hoạt động 4: Củng cố.
Mục tiêu: HS khái quát và khắc sâu kiến thức vừa học.
Phương pháp: khái quát.
Thời gian: 3 p.
- Thế nào là tóm tắt văn bản tự sự.
- Các bước tóm tắt văn bản.
Hs nghe và trả lời.
Hoạt động 5: Hướng dẫn về nhà.
Thời gian: 2p.
Học nắm được nôi dung bài học.
Biết cách tóm tắt 1 VB thành thạo.
Chuẩn bị bài: Luyện tập
HS lắng nghe và thực hiện ở nhà.
IV. Rút kinh nghiệm.
.....
Ngày soạn 18/ 9/ 2010
Ngày dạy: Tiết 19
 LUYỆN TẬP TÓM TẮT VĂN BẢN TỰ SỰ
8A1.
I. Mức độ cần đạt:
 1. Kiến thức: 
 - Biết cách tóm tắt một văn bản tự sự.
 2. Kĩ năng: 
 - Đọc - hiểu, nắm bắt được toàn bộ cốt truyện của văn bản tự sự.
 - Phân biệt sự khác nhau giữa tóm tắt khái quát và tóm tắt chi tiết.
 - Tóm tắt văn bản tự sự phù hợp với yêu cầu sử dụng.
 3. Thái độ: 
II. Chuẩn bị:
 1. Giáo viên: Giáo án, SGK, STK.
 2. Học sinh: Xem bài trước ở nhà; soạn bài.
 3. Phương pháp dạy học: Phương pháp nêu vấn đề, qui nạp, thảo luận nhóm (đối thoại), nghiên cứu (tự tìm hiểu).
III. CÁC BƯỚC LÊN LỚP:
 1. Ổn định tổ chức: 8A1.
 2. Kiểm tra bài cũ: (5p)
H. Thế nào là tóm tắt văn bản tự sự? Nêu cách tóm tắt VB tự sự?
- Đáp án: 
- là dùng lời văn của mình trình bày một cách ngắn gọn ND chính (bao gồm các SV tiêu biểu, NV và các chi tiết quan trọng,) nhằm phục vụ học tập và trao đổi mở rộng hiểu biết về VH.
- Đọc và hiểu đúng chủ đề Vb.
- Xác định ND chính cần tóm tắt.
- Sắp xếp các ND ấy theo 1 trình tự hợp lý.
- Viết VB tóm tắt.
 3. Bài mới:
Hoạt động của thầy
 HĐ của trò
Nội dung
Hoạt động 1: Giới thiệu bài.
Mục tiêu: Tạo tâm thế, định hướng chú ý cho HS.
Phương pháp: Thuyết trình.
Thời gian: 2p
Hoạt động 2: Hướng dẫn HS tìm hiểu chi tiết:
Mục tiêu: HS nắm được bố cục và những yêu cầu về bố cục trong văn bản.
Phương pháp: Vấn đáp, giải thích, phân tích cắt nghĩa và giải quyết vấn đề.
Thời gian: 
Yêu cầu HS đọc ý 1/ SGK/ 62
H. Bản liệt kê trên đã nêu được những sự việc tiêu biểu và các NV quan trọng của truyện Lão Hạc chưa? Nếu phải bổ sung thì em nêu thêm những gì?
HS đọc
Trình bày ý kiến cá nhân
Bài tập 1: 
- Bản liệt kê trên đã nêu được những sự việc tiêu biểu và các NV quan trọng, nhưng trình tự còn lộn xộn:
H. Hãy sắp xếp các sự việc trên theo một thứ tự hợp lí?
HS đọc, thảo luận nhóm bàn, trình bày.
- Sắp xếp theo trình tự sau:
1.b, 2.a, 3.d, 4.c, 5.g, 6.e, 7.i, 8.h, 9.k.
H. Hãy tóm tắt truyện Lão Hạc (khoảng 10 dòng)
GV kết luận.
HS tóm tắt
- Tóm tắt truyện Lão Hạc bàng VB:
 Lão Hạc có một người con trai, một mảnh vườn và một con chó vàng. Con trai lão đi phu đồn điền cao su, lão chỉ còn lại cậu Vàng. Vì muốn giữ lại mảnh vườn cho con, lão phải bán con chó, mặc dù rất buồn bã và đau xót. Lão đem tất cả tiền dành dụm được lão gửi ông Giáo và nhờ ông coi hộ mảnh vườn. Cuộc sống mỗi ngàu một khó khăn, lão kiếm được gì ăn nấy và từ chối những gì ông giáo ngấm ngầm giúp đỡ. Một hôm lão xin Binh Tư ít bả chó, nói là để đánh bả một con chó hay đến vườn làm thịt và rủ Binh Tư cùng uống rượu. Ông giáo rất buồn cho lão khi nghe Binh Tư kể lại chuyện ấy. Nhưng rồi lão bỗng nhiên chết, cái chết thật đau đớn và dữ dội. Cả làng không hiểu vì sao lão chết, chỉ có Binh Tư và ông Giáo hiểu.
H. Hãy nêu những sự việc tiêu biểu và các NV quan trọng, sau đó tóm tắt Vb “Tức nước vỡ bờ”?
HS lắng nghe, nêu các sự kiện, Cá nhân tóm tắt.
Bài tập 2: 
Tóm tắt đoạn trích “Tức nước vỡ bờ”
 Vì thiếu xuất siu của người em đã chết, anh Dậu bị bọn tay sai đánh, trói, lôi ra đình cùm kẹp, vừa được thả về. Một bà lão hành xóm ái ngại cảnh nhà chị nhịn đói suốt từ hôm qua, mang đến cho chị bát gạo để nấu cháo. Anh Dậu vừa cố ngồi dậy cầm bát cháo, chưa kịp đưa lên miệng thì tên cai lệ và gã đầy tớ lí trưởng lại xộc vào định trói mang anh đi. Van xin thiết tha không được, chị Dậu đã liều mạng chống lại quyết liệt, đánh ngã cả hai tên tay sai vô lại. 
H. Có ý kiến cho rằng 2 VB Tôi đi học và VB Trong lòng mẹ rất khó tóm tắt, em thấy có đúng không? Em thử tóm tắt.
HS lắng nghe, nêu các sự kiện, Cá nhân tóm tắt
Bài 3:
- VB Tôi đi học và Vb Trong lòng mẹ là 2 tác phẩm tự sự nhưng rất giàu chất thơ, ít sự việc (truyện ngắn trữ tình) TG chủ yếu tập trung miêu tả cảm giác và nội tâm Nv nên rất khó tóm tắt.
- Nếu muốn tóm tắt 2 Vb này thì trên thực tế là chúng ta viết lại truyện. Đây là một công việc khó khăn, cần phải có thời gian và vốn sống thì mới thực hiện được.
Hoạt động 3: Củng cố.
Mục tiêu: HS khái quát và khắc sâu kiến thức vừa học.
Phương pháp: khái quát.
Thời gian: 4 p.
- Thế nào là tóm tắt văn bản tự sự.
- Các bước tóm tắt văn bản.
Hs nghe và trả lời.
Hoạt động 5: Hướng dẫn về nhà.
Thời gian: 2p.
Học nắm được nôi dung bài học.
Biết cách tóm tắt 1 VB thành thạo.
Chuẩn bị bài: Miêu tả và biểu cảm trong VB tự sự.
HS lắng nghe và thực hiện ở nhà.
V. Rút kinh nghiệm.
.....
Ngày soạn 20/ 9/ 2010
Ngày dạy: Tiết 20
 TRẢ BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 1
8A1.
I. Mức độ cần đạt:
 1. Kiến thức: Một lần nữa củng cố lại kiến thức về VH tự sự, về tạo lập VB.
 2. Kĩ năng: - Trình bày một bài văn tự sự, cách sử dụng từ đặt câu
 3. Thái độ: - Hiểu đúng đắn về môn học, tự biết sửa chữa các lỗi thường gặp và quyết tâm làm tốt các bài sau.
II. Chuẩn bị:
 1. Giáo viên: Giáo án, SGK, STK.
 2. Học sinh: Xem bài trước ở nhà; soạn bài.
 3. Phương pháp dạy học: Phương pháp nêu vấn đề, qui nạp, thảo luận nhóm (đối thoại), nghiên cứu (tự tìm hiểu).
III. CÁC BƯỚC LÊN LỚP:
 1. Ổn định tổ chức: 8A1.
 2. Kiểm tra bài cũ: (Không)
 3. Bài mới:
Hoạt động của thầy
 HĐ của trò
Nội dung
Hoạt động 1: Giới thiệu bài.
Mục tiêu: Tạo tâm thế, định hướng chú ý cho HS.
Phương pháp: Vấn đáp, thuyết trình.
Thời gian: 2p
Hoạt động 2: Hướng dẫn HS tìm hiểu chi tiết:
Mục tiêu: HS nắm được bố cục và những yêu cầu của một VB tự sự.
Phương pháp: Vấn đáp, giải thích, phân tích cắt nghĩa và giải quyết vấn đề.
Thời gian: 
GV yêu cầu HS nhắc lại đề bài.
GV ghi đề lên bảng.
H. Hãy nêu yêu cầu của đề bài?
- Ngôi kể: thứ nhất.
- ND: kể lại câu chuyện ngày đầu tiên đi học.
- Thể loại: tự sự kết hợp biểu cảm.
- GV gọi HS lập dàn bài.
+ MB:
+ TB:
+ KB: 
- Giáo viên chốt ý.
- Giáo viên nhận xét bài làm của học sinh.
* Ưu điểm:
- Đa số các em đều làm đúng thể loại (kể chuyện) xác định đúng yêu cầu đề bài, chứng tỏ hiểu đề.
- Trình bày khá tốt, bố cục mạch lạc, rõ ràng, có nhiều ý tưởng hay, bộc lộ cảm xúc suy nghĩ tình cảm về chuyện đã được kể.
- Một số em chữ viết sạch, đẹp.
* Khuyết điểm:
- Trước hết là lỗi chính tả, viết tắt.
- Chữ cẩu thả, chưa trân trọng bài làm của mình, còn bôi xóa 
- Còn gạch đầu dòng ở mỗi phần, còn ghi MB-TB-KB.
- Sử dụng câu văn còn rườm rà, tối nghĩa, dùng từ chưa chính xác, diễn đạt còn vụng về 
* Nguyên nhân sai: 
- Học sinh chưa chịu khó suy nghĩ làm bài, không đọc lại bài làm, dùng từ diễn đạt còn coi thường.
- Chữa một số lỗi phổ biến mà học sinh mắc phải.
- Viết số, diễn đạt thiếu vị ngữ; Chính tả; Dùng từ.
- Diễn đạt thiếu chủ ngữ.
- Diễn đạt.
HS đọc lại đề
HS nhớ lại bài viết và trả lời
I. Đề bài:
Kể lại những kỉ niệm ngày đầu tiên đi học.
II. Dàn bài:
1. MB: Giới thiệu chung về kỉ niệm ngày đầu tiên khai trường.
2. TB:
- Tâm trạng ngày khai trường.
- Quang cảnh xung quanh sân trường.
+ Trên đường đến trường
+ Đứng ở sân trường
+ Diễn biến buổi khai trường..
+ Kết thúc
+ Hình ảnh người bạn mới, lớp mới, thầy, cô giáo
3. KB:
- Tình cảm của em với kỉ niệm, mái trường và thầy cô
IV/ Nhận xét bài làm:
* Ưu điểm:
* Khuyết điểm:
HS lắng nghe và tự rút kinh nghiệm
Hoạt động 3: Củng cố.
Mục tiêu: HS khái quát và khắc sâu kiến thức vừa học.
Phương pháp: khái quát.
Thời gian: 
- Nhắc lại các bước tạo lập văn bản.
- Xây dựng bố cục: MB-TB-KB.
HS thực hiện theo yêu cầu của GV
Hoạt động 4: Hướng dẫn về nhà.
Thời gian: 
- Xem lại ND bài học.
- Nắm vững cách tạo lập một Vb.
- Soạn bài: Cô bé bán diêm
HS nghe và thực hiện.
V. Rút kinh nghiệm.
.....

Tài liệu đính kèm:

  • docNV 8 T 15 20.doc