Giáo án Ngữ văn 8 - Tiết 13: Văn bản Lão Hạc - Năm học 2009-2010 - Lê Đức Quang

Giáo án Ngữ văn 8 - Tiết 13: Văn bản Lão Hạc - Năm học 2009-2010 - Lê Đức Quang

I/ Mục tiêu cần đạt.

1/ Kiến thức.

 Nhận diện được tình cảnh khốn cùng và nhân cách cao quý của nhân vật lão Hạc, qua đó hiểu thêm về số phận đáng thương và vẻ đẹp tâm hồn đáng trọng của người nông dân Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám.

 Bước đầu hiểu được đặc sắc nghệ thuật truyện ngắn Nam cao: khắc hoạ nhân vật tài tình, cách dẫn chuyện tự nhiên, sự kết hợp giữa tự sự, triết lí với trữ tình.

2/ Kĩ năng.

Trình bày được về nhân vật qua đối thoại, cử chỉ và hành động.

3/ Thái độ.

Thấy được lòng nhân đạo sâu sắc của nhà văn Nam Cao (Thể hiện chủ yếu qua nhân vật ông giáo): Thương cảm đến xót xa và thật sự trân trọng đối với người nông dân nghèo khổ.

Có thái độ hợp tác khi tìm hiểu kiến thức.

II/ Đồ dùng dạy học.

- GV: Bảng phụ, Tranh về tác giả.

- HS : Tìm hiểu về Nam cao và các tác phẩm của ông.

 

doc 5 trang Người đăng tranhiep1403 Lượt xem 1181Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 8 - Tiết 13: Văn bản Lão Hạc - Năm học 2009-2010 - Lê Đức Quang", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài số 4, tiết 13, văn bản: Lão hạc
 	 (Nam Cao)
NS: 06/09/2009
NG: 10/09/2009
I/ Mục tiêu cần đạt.
1/ Kiến thức.
	Nhận diện được tình cảnh khốn cùng và nhân cách cao quý của nhân vật lão Hạc, qua đó hiểu thêm về số phận đáng thương và vẻ đẹp tâm hồn đáng trọng của người nông dân Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám.
	Bước đầu hiểu được đặc sắc nghệ thuật truyện ngắn Nam cao: khắc hoạ nhân vật tài tình, cách dẫn chuyện tự nhiên, sự kết hợp giữa tự sự, triết lí với trữ tình. 
2/ Kĩ năng.
Trình bày được về nhân vật qua đối thoại, cử chỉ và hành động.
3/ Thái độ. 
Thấy được lòng nhân đạo sâu sắc của nhà văn Nam Cao (Thể hiện chủ yếu qua nhân vật ông giáo): Thương cảm đến xót xa và thật sự trân trọng đối với người nông dân nghèo khổ.
Có thái độ hợp tác khi tìm hiểu kiến thức.
II/ Đồ dùng dạy học.
GV: Bảng phụ, Tranh về tác giả.
HS : Tìm hiểu về Nam cao và các tác phẩm của ông.
III/ Phương pháp
Thuyết trình, vấn đáp, thảo luận nhóm, nêu vấn đề, gợi mở
IV/ Tổ chức giờ học.
1/ Tổ chức: Sĩ số	8a:	8b:
2/ Kiểm tra
(?) Từ các nhân vật chị Dậu, anh Dậu và bà lão hàng xóm, em có thể khái quát điều gì về số phận và phẩm cách của người nông dân Việt Nam trước cách mạng tháng Tám ?
(?) Từ các nhân vật cai lệ và người nhà lí trưởng, có thể khái quát điều gì về bản chất của chế độ thực dân nửa phong kiến Việt Nam trước đây ?
3/ Bài mới.
HĐ của thầy và trò
T/g
Nội dung chính
HĐ1. Khởi động
- Mục tiêu:
Hiểu biết một cách sơ lược tác giả Nam Cao và lòng nhân đạo sâu sắc được thể hiện trong các tác phẩm của ông
- Cách tiến hành:
Gv sử dụng ảnh chân dung Nam Cao và giới thiệu về ông.
Có những người nuôi chó, quý chó như người, như con. Nhưng quý chó đến mức như lão Hạc thì thật hiếm. Và quý đến thế, tại sao lão vẫn bán chó để rồi lại tự dằn vặt, hành hạ mình và cuối cùng tự tìm đến cái chết dữ dội, thê thảm? Nam Cao muốn gửi gắm điều gì qua thiên truyện đau thương và vô cùng xúc động này. Tiết học hôm nay chúng ta sẽ cùng tìm hiểu và giải đáp điều đó.
HĐ2. Đọc hiểu văn bản.
- Mục tiêu:
+ Đọc đúng các từ ngữ trong văn bản
+ Nhận biết những nét cơ bản về tác giả và tác phẩm.
+ Trình bày được nghĩa của các từ ngữ khó và quan trọng.
+ Trình bày được tâm trạng của lão Hạc khi bán cậu vàng
- Cách tiến hành:
GV hưỡng dẫn đọc:
- Giọng nhân vật ông giáo – người kể chuyện: Đọc với giọng chậm, buồn, cảm thông, có lúc xót xa đau đớn, suy tư và ngẫm nghĩ (đặc biệt chú ý các đoạn độc thoại).
- Giọng lão Hạc: Khi đau đớn, ân hận, dằn vặt, khi năn nỉ giãi bày, khi chua chát tự mỉa mai
- Giọng vợ ông giáo: lạnh lùng, khô khan, coi thường.
- Giọng Binh Tư: Đầy nghi ngờ, mỉa mai.
Gv đọc mẫu
4 Hs đọc tiếp, kể tóm tắt
Hs nhận xét đọc và kể
Gv nhận xét cách đọc, kể tóm tắt và kể lại hoàn chỉnh.
(?) Tác giả văn bản trên là ai ?
(?) Nêu hiểu biết của em về văn bản Lão Hạc ?
(?) Theo em, chú thích nào khó và quan trọng trong văn bản ? Vì sao ?
 (?) Đoạn trích học kể về sự việc gì có thể chia làm mấy phần nhỏ?
+ Đoạn 1: Lão Hạc sang nhờ ông Giáo giữ tiền, giữ đất.
+ Đoạn 2: Cuộc sống của lão Hạc sau đó; thái độ của Binh Tư và ông Giáo khi biết việc Lão Hạc xin bả chó.
+ Đoạn 3: Cái chết của lão Hạc.
(?) Vì sao LH lại rất yêu thương cậu vàng mà vẫn phải bán cậu vàng đi?
Lão đành bán cậu vàng đi là điều bất dắc dĩ vì lão quá nghèo lão không nuôi nổi cậu vàng nữa
(?) Có phải lão quyết định bán cậu vàng đi là lão bán ngay không?
 Không bởi vì lão nói đi nói lại ý định bán cậu vàng với ông giáo. Có thể thấy lão suy đi tính lại nhiều lần
T/luận nhóm 2 (2’)
(?) Vì sao lão suy đi tính lại nhiều lần?
Đại diện các nhóm báo cáo
Gv nhận xét, chốt
(?) Tìm những hình ảnh, chi tiết miêu tả thái độ của LH khi kể chuyện bán con chó với ông giáo?
+ Lão cố làm ra vui vẻ, cười như mếu, mắt ầng ậc nước, mặt lão đột nhiên co rúm lại, những vết nhăn xô lại, ép nước mắt chảy ra.
+ Cái đầu lão nghẹo về một bên và cái miệng móm mém của lão mếu như con nít, lão hu hu khóc
(?) Em hiểu từ "ầng ậc" trong "mắt ầng ậc nước" nghĩa là ntn?
 ầng ậc: nước mắt dâng lên sắp tràn ra ngoài mi – khóc từ trong gan, trong ruột, trong lòng khóc ra.
(?) Hu hu khóc khác gì với khóc hu hu ? Tác giả đảo từ như vậy có tác dụng gì?
Khóc hu hu là cái khóc bình thường. Hu hu khóc, tác giả đảo từ tượng thanh hu hu lên trước "khóc" nhấn mạnh tiếng khóc của lão Hạc, lão khóc- tiếng khóc oà vỡ tức tưởi – tiếng lòng đau đớn xót xa, ân hận vì lão đã lừa dối cậu Vàng
(?) Tác dụng của cách miêu tả trên ?
- T/g đã lột tả được sự đau đớn hối hận xót xa thương tiếc tất cả như đang dâng trào oà vỡ khi có người hỏi đến.
- T/g đã thể hiện chân thật cụ thể cảm xúc diễn biến tâm trang của LH cứ dâng lên như không kìm nén nổi nó rất phù hợp với tâm lí hình dáng và tính cách của người già 
(?) Qua cách miêu tả trên em thấy LH hiện lên là một con người ntn?
GV: Cuộc đời lão Hạc là một dòng nước mắt chảy dài của những nỗi đau bất lực. Nước mắt lão khi thì "rân rấn", lúc "ầng ậc". Nước mắt làm nhoè cả những nụ cười của lão: cười đưa đà", cười nhạt", "cười và ho sòng sọc", "cười như mếu". Nước mắt lão đã cạn kiệt cho nên khi khóc "mặt lão tự nhiên co rúm lại, những vết nhăn xô lại với nhau, ép cho nước mắt chảy ra". Không biết đây là cái tài miêu tả của Nam Cao, hay là cái tình của nhà văn đối với sự tủi cực của kiếp người đã hoá thành cái tài ấy.
(?) Trong lời giãi bày, than vãn của lão Hạc với ông Giáo: "Ông nói phải! Kiếp con chó là kiếp khổ thì ta hoá kiếp cho nó để nó làm kiếp người, may ra có sung sướng hơn một chút, kiếp người như kiếp tôi chẳng hạn.", em nhận thấy thái độ, tâm trạng lão Hạc ntn?
Thái độ, tâm trạng lão Hạc chuyển sang chua chát, ngậm ngùi, buồn tủi và bất lực.
(?) Từ cách miêu tả LH xung quanh việc bán chó em thấy LH là người ntn?
(?) Sau khi kể chuyện bán "cậu vàng", lão Hạc đi vào việc chính đó là việc gì?
Giữ hộ mảnh vườn và 30 đồng bạc
(?) Em có nhận xét gì về cách dẫn truyện của tác giả ?
Cách dẫn truyện của tác giả rất hay bởi vừa khám phá thêm những nét mới trong tâm hồn và tính cách của lão Hạc, vừa chuyển mạch câu truyện từ chỗ bán chó sang chuyện chính, chuyện lão Hạc nhờ ông Giáo giữ mảnh vườn cho con và giữ tiền để sau này lo làm ma khi lão chết. Vậy 
2’
20’
20’
I/ Đọc, thảo luận chú thích. 
1/ Đọc.
2/ Thảo luận chú thích.
a/ Tác giả.
- Nam Cao (1915 – 1951) Quê ở Hà Nam.
- Ông là nhà văn hiện thực xuất sắc viết về người nông dân nghèo đói bị vùi dập và người trí thức nghèo sống mòn mỏi.
b/ Văn bản
Là một trong những truyện ngắn xuất sắc viết về người nông dân.
c/ Các chú thích khác.
(6); (20); (23).
II/ Tìm hiểu văn bản.
1/ Nhân vật lão Hạc.
a/ Tâm trạng của LH khi bán cậu Vàng
Lão suy đi tính lại nhiều lần khi quyết định bán cậu Vàng vì lão coi việc này rất hệ trọng bởi cậu vàng là người bạn thân thiết cả lão, hơn nữa còn là kỉ vật của người con trai mà lão rất mực thương yêu.
Lão vô cùng đau đớn sau khi bán cậu vàng lão cứ ăn năn day dứt vì già bằng này tuổi đầu rồi mà nỡ lừa một con chóLão đau khổ tuỵêt vọng hối hận xót xa thương tiếc
Lão Hạc sống rất tình nghĩa thuỷ chung đặc biệt là tình yêu thương con sâu sắc. 
 4/ Củng cố.
(?) Tóm lại, tâm trạng của lão Hạc sau khi bán cậu Vàng là tâm trạng ntn? 
Giáo viên hệ thống bài.
5/ HDHT
- Tóm tắt tác phẩm, nắm được tác giả, tác phẩm
- Phân tích được tâm trạng của lão Hạc
- Tìm hiểu Cái chết của lão Hạc và nhân vật ông giáo
 ––––––––––––––––––––––––––––––––––––––

Tài liệu đính kèm:

  • doctiet 13.doc