Giáo án Ngữ văn 8 tiết 13 đến 88

Giáo án Ngữ văn 8 tiết 13 đến 88

Bài Lão Hạc

 Nam Cao

Tiết 13

A.Mục tiêu cần đạt

*Giúp HS hiểu:

- Thấy được tình cảnh khốn cùng và nhân cach cao quí của nhân vật lão Hạc, qua đó hiểu thêm về số phận đáng thương của người nông dân VNvà ảe đẹp tâm hồn của họ.

- Thấy được lòng nhân áI cao cả của nhà văn NC thể hiện qua nhân vật ông giáo .

- Bước đầu hiểu được đặc sắc nghệ thuật truyện ngắn NC khắc hoạ nhân vật tài tình cách dẫn truyện tự nhiên hấp dẫn, kết hợp tự sự với trữ tình.

B.Chuẩn bị

GV nghiên cứu bài dạy

HS ôn tập

C.Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy và học

 1. Ổn dịnh tổ chức

 2. Kiểm tra bài cũ

 ? Phân tích diễn biến tâm trạng CD khi đối với tên cai lệ và người nhà lí trưởng

 3. Bài mới

* Giới thiệu bài: GVkhái quát bài cũ

 

doc 75 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 765Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ văn 8 tiết 13 đến 88", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 4
Ngày soạn
Ngày dạy
Bài Lão Hạc
 Nam Cao
Tiết 13
A.Mục tiêu cần đạt
*Giúp HS hiểu:
- Thấy được tình cảnh khốn cùng và nhân cach cao quí của nhân vật lão Hạc, qua đó hiểu thêm về số phận đáng thương của người nông dân VNvà ảe đẹp tâm hồn của họ.
- Thấy được lòng nhân áI cao cả của nhà văn NC thể hiện qua nhân vật ông giáo .
- Bước đầu hiểu được đặc sắc nghệ thuật truyện ngắn NC khắc hoạ nhân vật tài tình cách dẫn truyện tự nhiên hấp dẫn, kết hợp tự sự với trữ tình.
B.Chuẩn bị 
GV nghiên cứu bài dạy 	
HS ôn tập 
C.Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy và học 
 1. ổn dịnh tổ chức 
 2. Kiểm tra bài cũ 
 ? Phân tích diễn biến tâm trạng CD khi đối với tên cai lệ và người nhà lí trưởng
 3. Bài mới 
* Giới thiệu bài: GVkhái quát bài cũ
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung cần đạt
? Đọc chú thích và cho biết một số nét về tác giả NC?
- HS trình bày
? NC có những tác phẩm chính nào?
GV hướng dẫn phần chữ in nhỏ
- Khi đọc phải thể hiện được nội tâm nhân vật
? HS đọc tóm tắt những ý chính?
? Đọc chú thích giải nghĩa từ khó?
? Đoạn trích học kể về sự việc gì có thể chia làm mấy phần nhỏ?
- Chia làm 3 đoạn nhỏ
- HS kể tóm tắt đoạn truyện từ trang38=>41
? Vì sao LH lại rất yêu thương cậu vàng mà vẫn phải bán cậu vàng đi?
- Lão đành bán cậu vàng đi là điều bất dắc dĩ vì lão quá nghèo lão không nuôi nổi cậu vàng nữa
?Có phải lão quyết định bán cậu vàng đi là lão bán ngay không?
- Không bởi vì lão nói đi nói lại ý định bán cậu vàng với ông giáo. Có thể thấy lão suy đi tính lại nhiều lần
? Vì sao lão suy đi tính lại nhiều lần?
- Lão coi việc này rất hệ trọng bởi cậu vàng là người bạn thân thiết cả lão, hơn nữa còn là kỉ vật của người con trai mà lão rất mực thương yêu.
? Tìm những h/a chi tiết miêu tả thái độ của LH khi kể chuyện bán con chó với ông giáo?
Lão cố làm ra vẻ .
Mặt lão đột ngột co rúm lạikhóc
? Giải thích từ “ầng ậc, ép” có sức gơi tả ntn?
- Nước mắt dâng lên sắp sửa tràn ra ngài mí mắt ?
? Phân tích cái hay qua cách miêu tả trên?
- T/g đã lột tả được sự đau đớn hối hận xót xa thương tiếc tất cả như đang dang trào oà vỡ khi có người hỏi đến.
- T/g đã thể hiện chân thật cụ thể cảm xúc diễn biến tâm trang của LH cứ dâng lên như không kìm nén nổi nó rất phù hợp với tâm lí hình dáng và tính cách 
? Qua cách miêu tả trên em thấy LH hiện lên là một con người ntn?
? Câu chuyện hoá kiếp người làm kiếp sung sướng hơn thể hiện điều gì?
-Thể hiện nỗi buồn bất lực trước hiện tại và tương lai mù mịt vô vọng
? Từ cách miêu tả LH xung quanh việc bán chó em thấy LH là người ntn?
- Yêu thương con sâu sắc
I. Giới thiệu tác giả tác phẩm.
1. Tác giả
- NC là nhà văn hiện thực suốt sắc
2. Tác phẩm
- LH là một trong những truyện ngắn suốt sắc viết về người nông dân VN
II.Đọc và tìm hiểu văn bản
1. Đọc và tóm tắt
2. Bố cục
- Chia làm 3 đọan
+ Đoạn 1
+ Đoạn 2
+ Đoạn 3
3. Phân tích
a. Nhân vật LH
* Tâm trạng của LH khi bán cậu vàng
- Lão suy đi tính lại nhiều lần vì lão coi việc này rất hệ trọng bởi cậu vàng là người bạn thân thiết cả lão, hơn nữa còn là kỉ vật của người con trai mà lão rất mực thương yêu.
- Lão vô cùng đau đơn sau khi bán cậu vàng lão cứ ăn năn day dứt vì già bằng này tuổi đầu rồi mà lỡ lừa một con chóLão đau khổ tuỵêt vọng hối hận xót xa thương tiếc
- Lão sống rất tình nghĩa thuỷ chung đặc biệt từ đây ta thấy được tình yêu thương con sấu sắc của LH 
III. Tiểu kết
GV khái quát lại bài
VI. Luyện tập 
? Phân tích diễn biến tâm trạng của LH khi bán cậu vàng
4. Củng cố, dặn dò 
- GV hệ thống lại bài
- HS ôn tập và làm bài tập còn lại 
 *********************************
Ngày soạn
Ngày dạy
Bài Lão Hạc
 Nam Cao
Tiết 14
A.Mục tiêu cần đạt
*Giúp HS hiểu:
- Thấy được tình cảnh khốn cùng và nhân cach cao quí của nhân vật lão Hạc, qua đó hiểu thêm về số phận đáng thương của người nông dân VNvà ảe đẹp tâm hồn của họ.
- Thấy được lòng nhân ái cao cả của nhà văn NC thể hiện qua nhân vật ông giáo .
- Bước đầu hiểu được đặc sắc nghệ thuật truyện ngắn NC khắc hoạ nhân vật tài tình cách dẫn truyện tự nhiên hấp dẫn, kết hợp tự sự với trữ tình.
B.Chuẩn bị 
GV nghiên cứu bài dạy 	
HS ôn tập 
C.Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy và học 
 1. ổn dịnh tổ chức 
 2. Kiểm tra bài cũ 
 ? Phân tích diễn biến tâm trạng của LH khi bán cậu vàng
 3. Bài mới 
* Giới thiệu bài: GVkhái quát bài cũ
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung cần đạt
GV: LH nhờ ông giáo viết văn tự gửi hộ mảnh vườn cho con mình và gửi lại ông giáo 30 đồng bạc để lỡ có chết thì lấy tiền làm ma cho mìnhtất cả là để chuẩn bị cho cái chết của lão sau này
? NC đã tả cái chết của LH ntn? Tại sao lão lại chọn cái chết như vậy?
- LH vật vã trên giường.nảy lên
- Cái chết của lão thật là dữ dội và kinh hoàng vì lão ăn phải bả chó . Lão chết đau đớn về thể xác nhưng chắc chắn sẽ thanh thản về tâm hồn vì đã hoàn thành công việc đối với ngưòi con trai của mình, với làng xóm láng giềng cũng là lúc tạ lỗi với con chó..
? Nguyên nhân và ý nghĩa cáI chết của LH?
- Cái chết của LH có ý nghĩa sâu sắc nó góp phần bộc lộ rõ số phận và tính cách của LH, cũng là số phận của người dân lao động nghèo trong XHVN trước CMT8 nghèo khổ bế tắc cungd đường giàu tình thương và giàu lòng tự trọng
- Mặt khác cái chết của LH có ý nghĩa phê phán sâu XHTD nửa pk cái XH tối tăm đẩy người dân vào bước đường cùng.
? Theo em bi kịch của LH tác đông ntn đến người đọc?
T/c xót thương
Lòng tin vào những điều tốt đẹp trong phẩm chất của người lao động.
? Nhận xét gì về cách miêu tả nv của NC?
- Mtả ngoại hình đến nội tâm
? Vai trò của nv ông giáo ntn?
- Là một tri thức nghèo, cũng là một người giàu tình thương, lòng tự trọng. Ông giáo tỏ ra thương xót thông cảm cho hoàn cảnh của LH
? Em hiểu thêm gì về câu nói của ông giáo “ Chao ôi.ta thương”
- Ông giáo là người hiểu đời hiểu người có lòng vị tha cao cả.
? Những ý nghĩa đố nói thêm với chúng ta điều gì qua nv ông giáo?
Trọng nhân cách
Không mất lòng tin vào con người.
? Nghệ thuật kể tả tâm lí nv của NC đặc sắc ở điểm nào. Nhận xét chung về phương thức biểu đạt?
* Cái chết của LH
- Cái chết của LH có ý nghĩa sâu sắc nó góp phần bộc lộ rõ số phận và tính cách của LH, cũng là số phận của người dân lao động nghèo trong XHVN trước CMT8 nghèo khổ bế tắc cùng đường giàu tình thương và giàu lòng tự trọng
- Mặt khác cái chết của LH có ý nghĩa phê phán sâu XHTD nửa pk cáI XH tối tăm đẩy người dân vào bước đường cùng
* Nhân vật ông giáo- Người kể chuyện
- Là một tri thức nghèo, cũng là một người giàu tình thương, lòng tự trọng. Ông giáo tỏ ra thương xót thông cảm cho hoàn cảnh của LH
- Trọng nhân cách
- Không mất lòng tin vào con người.
III. Tổng kết.
1. Nghệ thuật
- Truyện kể linh hoạt, kết hợp tự nhiên giữa kể và tả 
- Bút pháp khắc hoạ nhân vật tinh tế và sâu sắc.
2. Nội dung
- Số phận của người dân lao động nghèo trong XHVN trước CMT8 nghèo khổ bế tắc cùng đường giàu tình thương và giàu lòng tự trọng
4. Củng cố, dặn dò 
- GV hệ thống lại bài
- HS ôn tập và làm bài tập còn lại
Ngày soạn
Ngày dạy
Bài 4 từ tượng hình, từ tượng thanh
Tiết 16
A.Mục tiêu cần đạt
*Giúp HS hiểu:
- Thế nào là từ tượng hình, từ tượng thanh
- Có ý thức sử dụng từ tượng hình, từ tượng thanh để tăng thêm tính hình tượng trong văn bản giao tiếp.
B.Chuẩn bị 
GV nghiên cứu bài dạy 	
HS ôn tập 
C.Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy và học 
 1. ổn dịnh tổ chức 
 2. Kiểm tra bài cũ 
 ? Thế nào là trường từ vựng? VD?
 - HS trả lời – GV cho điểm
 3. Bài mới 
* Giới thiệu bài: GVkhái quát bài cũ
Hoạt động của thầy và trò
 Nội dung cần đạt
GV treo bảng phụ- HS đọc thầm và trả lời câu hỏi
? Trong các từ in đậm trên từ nào là từ gợi tả âm thanh,từ nào gợi tả h/a dáng vẻ hoạt động trạng thái của con người?
- Từ móm mém, xồng xộc, vật vã, rũ rượi, xộc xệch, sòng sọc, hu hu, ư ử
? Những từ nào gợi tả h/a dáng vẻ hoạt động trạng thái của con người?
- Từ móm mém, xồng xộc, vật vã, rũ rượi, xộc xệch, sòng sọc
? Từ nào là từ gợi tả âm thanh của tự nhiên , con người?
- Từ hu hu, ư ử
* GV kháI quát: Những từ nào gợi tả h/a dáng vẻ hoạt động trạng thái của con người, người ta gọi là từ tượng hình còn từ gợi tả âm thanh của tự nhiên , con người , người ta gọi là từ tượng thanh
? Vậy thế nào là từ tượng hình, từ tượng thanh? Cho VD?
- HS trả lời – GV cho điểm
Những từ gợi tả h/a dáng vẻ hoạt động trạng thái của con người từ gợi tả âm thanh của tự nhiên , con người có tác dụng gì trong văn biểu cảm và văn miêu tả?
- Gợi được h/a âm thanh cụ thể sinh độngcó giá trị biểu cảm cao.
? Vậy thế nào là từ tượng hình, từ tượng thanh chúng ta chuyển sang phần ghi nhớ SGK
- HS đọc to phần ghi nhớ SGK
*GV treo bảng phụ bài tập 1- SGK- HS đọc thầm và trả lời câu hỏi- HS chữa bài 
- GV chữa bổ xung
* GV treo bảng phụ bài tập 2- SGK- HS đọc thầm và trả lời câu hỏi- HS chữa bài 
- GV chữa bổ xung
*GV treo bảng phụ bài tập 3- SGK- HS đọc thầm và trả lời câu hỏi- HS chữa bài 
- GV chữa bổ xung
I. Hình thành kiến thức mới
1. Đặc điểm, công dụng
 *Từ tượng hình gợi tả h/a dáng vẻ hoạt động trạng thái của con người
*Từ tượng thanh gợi tả âm thanh của tự nhiên , con người
 *Công dụng :gợi được h/a âm thanh cụ thể sinh độngcó giá trị biểu cảm cao.
II. Tổng kết, ghi nhớ( SGK- 49)
a. Từ tượng hình
b. Từ tượng thanh
III.Luyện tập
1. Bài tập 1
- Các từ tượng hình tưọnh thanh là soàn soạt, rón rén,bịch, bốp, lẻo khẻo,chỏng quèo.
2. Bài tập 2
- Lò dò, khật khưỡng,ngất ngưởng, lom khom, dò dẫm, liêu xiêu.
3. Bài tập 3.
- Cười ha hả: to sảng khoáiđắc ý
- Cười hì hì: tiếng cười phát ra từ mũi biểu lộ sự thích thú
- Cười hô hố: cười to thô lỗ gây cảm giác khó chịu cho người khác 
- Cười hơ hớ: cười thoải mái vui vẻ không cần giữ ý
4. Củng cố, dặn dò 
- GV hệ thống lại bài
- HS ôn tập và làm bài tập còn lại
***************************************
Ngày soạn
Ngày dạy
Bài 4 Liên kết các đoạn văn trong văn bản
Tiết 16
A.Mục tiêu cần đạt
*Giúp HS hiểu:
- Thế nào là liên kết các đoạn văn trong văn bản 
- Rèn kĩ năng sử dụng phương tiện lliên kết các đoạn văn trong văn bản và liên kết giữa các đoạn trong văn bản
B.Chuẩn bị 
GV nghiên cứu bài dạy 	
HS ôn tập 
C.Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy và học 
 1. ổn dịnh tổ chức 
 2. Kiểm tra bài cũ 
?Thế nào là từ tượng hình, từ tượng thanh? Cho VD?
 - HS trả lời – GV cho điểm
 3. Bài mới 
* Giới thiệu bài: GVkhái quát bài cũ
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung cần đạt
GV treo bảng phụ HS đọc và trả lời câu hỏi.
? Hai đoạn văn trên có mối quan hệ gì không?
- Hai đoạn văn trên cùng viết về ngôi trường
 + Đoạn 1: tả cảnh sân trường trong ngày tựu trường
 + Đoạn 2:nêu cảm giác của nhân vật tôI 1 lần ghé lại thăm trường trước đây.
- Cùng viết về một ngôI trường nhưng 2 đoạn văn giữa tả cảnh hiện tại  ... i tượng thuyết minh?
- Nguồn gốc hình thành và sự tích trên hồ.
- Nguồn gốc quá trình xây dựng vị trí cấu trúc.
? Muốn có kiến thức đó người viết phải làm gì?
- Trang bị những kiến thức về địa lí lịch sử
? Bài viết sắp đặt theo bố cục và thứ tự nào? 
- Gồm 3 phần 
+ MB: Giới thiệu dẫn khách có cái nhìn bao quát về danh lam thắng cảnh HHK và đền NS.
+ TB: Giới thiệu đền NS.
+ KB: ý nghĩa lịch sử văn hoá của thắng cảnh và bài học về sự giữ gìn và tôn tạo.
GV khái quát.
HS đọc phần ghi nhớ – SGK
? HS đọc và xác địng yêu cầu của bài tập 1- SGK.
- HS chữa bài 
- GV bổ sung hoàn thiện bài. 
I.Giới thiệu một danh lam thắng cảnh
* Hồ Hoàn kiếm và đền Ngọc Sơn.
* Ghi nhớ -SGK
II. Luyện tập 
1. Bài tập 1.
- Có thể từ trên gác nhà bưu điện nhìn bao quát cảnh Hồ Gươm đền từ đường ĐTH nhìn đài nghiên tháp bút qua cầu thê Húc vào đền. 
- Tả bên trong đền.
2. Bài tập 2.
 GV hướng dẫn- HS làm 
4. Củng cố, dặn dò.
- Nhắc lại kiến thức 
- HS ôn bài và làm bài tập còn lại.
 ***************************************
Ngày soạn 18/1/2007
Tiết 84 Ôn tập về văn bản thuyết minh
A. Mục tiêu cần đạt.
- Giúp HS ôn lại kiến thức về văn bản thuyết minh và biết cach làm bài văn thuyết minh.
B. Chuẩn bị
- GV soạn GA 
- HS xem bài
C. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy và học 
1. ổn định tổ chức 
2. Kiểm tra bài cũ
3. Bài mới
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung cần đạt
? Thuyết minh là kiểu văn bản ntn? Nhằm mục đích gì?
- HS trả lời.
? Có các kiểu văn bản thuyết minh nào?
- Thuyết minh về đồ vật, 1 thể loại văn học, một danh lam thắng cảnh
? Nêu các phương pháp thuyết minh?
- GV khái quát
? Lập dàn ý đề 1a.
? Tên đồ dùng, hình dáng và kích thước, màu sắc..
? Tên danh lam thắng cảnh, vị trí và ý nghĩa đối với quê hương đất nước..
? HS đọc và xác định yêu cầu của bài tập?
- HS lên chữa – GV bổ sung.
I.Ôn tập lí thuyết.
- Vai trò của văn bản thuyết minh trong đời sống.
Muốn viết được bài văn thuyết minh người viết phải có tri thức về vấn đề cần thuyết minh.
- Sử dụng linh hoạt các phương pháp thuyết minh.
II. Luyện tập.
1.Lập dàn ý đối với các đề bài sau
a. Giới thiệu một đồ dùng trong học tập 
- Mở bài: Khái quát tên đồ dùng và công dụng của nó.
- Thân bài : Hình dáng, chất liệu kích thước, màu sắc, cấu tạo cách sử dụng
- Kết bài: Những điều cần biết khi mua, khi dụng, khi gặp sự cố.
b. Giới thiệu danh lam thắng cảnh- di tích lịch sử văn hoá.
- Mở bài: Vị trí, ý nghĩa văn hoá LSXH của danh lam thắng cảnh.
- Thân bài: Vị trí địa lí, cấu trúc, hiện vật trưng bày, thờ cúng, phong tục lễ hội.
- Kết bài: Thái độ, tình cảm với danh lam thắng cảnh.
2. Bài tập 2.
- HS làm – GV bổ sung. 
4. Củng cố, dặn dò
- GV khái quát bài
- HS ôn bài và làm bài tập còn lại.
 Kí duyệt ngày 29/1/2007.
 Lê Văn Chương.
Ngày soạn 29/1/2007
Tuần 22
Tiết 85 Ngắm trăng- Đi đường
 Hồ Chí Minh
A. Mục tiêu cần đạt.
- Giúp HS cảm nhận được t/y thiên nhiên sâu sắc của Bác.
- Hiểu được ý nghĩa tư tưởng của bài thơ “ Đi đường” từ việc đi đường gian lao mà nói lên được bài học đường đời. 
B. Chuẩn bị
- GV soạn GA 
- HS xem bài
C. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy và học 
1. ổn định tổ chức 
2. Kiểm tra bài cũ
3. Bài mới
* Giới thiệu bài : Giới thiệu chung về tập thơ NKTT- HCM
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung cần đạt
GV giới thiệu tập thơNKTT
? Hoàn cảnh sách tác tập thơ?
- HS trả lời – GV khái quát.
* GV hướng dẫn đọc, HS đọc nhận xét.
- GV giải thích từ khó.
? Thể thơ? 
- Thất ngôn tứ tuyệt:
Câu1: Khai đề
Câu 2: Thừa đề.
Câu3: Chuyển đề.
Câu4: Hợp đề.
? HS đọc hai câu thơ.
? Đọc câu thơ thứ nhất Bác nói gì ở câu này?
- Không rượu, không hoa.
? Em có nhận xét gì về hoàn cảnh ngắm trăng?
- Thiếu thốn nhiều thứ.
? Chữ “vô” được lặp lại có ý nghĩa gì?
- Khẳng định tô đậm sự thiếu thốn về vật chất.
? Qua đó cho ta thấy thái độ của Bác ntn?
- Không vướng bận với vật chất tầm thường mà vẫn hoà lòng mình để ngắm trăng.
? Đọc phiên âm và dịch nghĩa câu thơ thứ 2? Câu nghi vấn dùng để bộc lộ cảm xúc hay dùng để hỏi?
- Vừa để hỏi vừa để bộc lộ cảm xúccủa tác giả trước cảnh đêm trăng đẹp.
? Đó là cảm xúc gì?
- Cảm xúc xao xuyến của nhà thơ, không cầm được lòng trước cảnh trăng đẹp.
? Nhà thơ ngắm trăng trong hoàn cảnh nào?
- Qua song sát của nhà tù
? Tác giả sử dụng biện pháp nghệ thuật nào?
- Nhân hoá.
? Qua đó em hiểu gì về t/y thiên nhiên của Bác?
- Người chủ động đến với trăng, trăng chủ động tìm đến với Người
- Trăng là người bạn tri kỉ với Bác.
=> Tình yêu sâu đậm với thiên nhiên.
* GV khái quát.
GV hướng dẫn đọc và giải thích từ khó.
? HS đọc lại.
? HS đọc hai câu thơ đầu nhận xét gì về giọng điệu?
- Giọng suy ngẫm, nhịp 4/3.
? Nỗi gian lao được tác giả miêu tả ntn?
- Vừa đi hết lớp núi này lại đến dãy núi khác, cứ thế gian lao chồng chất gian lao,khó khăn gian khổ dường như là bất tận.
? Đọc câu thơ3 nhận xét giọng điệu ?
- Khẩn trương thanh thoát hơn, mọi gian lao đã lùi xa người đi đường đã lên đến đỉnh cao chót vót.
? Đọc câu thơ 4 tác giả miêu tả cảnh nào?
- Niềm hạnh phúc lớn lao của người chiến sĩ cách mạng hoàn toàn thắng lợi qua bao gian khổ hi sinh. Câu thơ thấp thoáng hiện ra h/a con người đứng trên đỉnh cao thắng lợi với tư thế làm chủ thiên nhiên.
* GV khái quát rút ra phần ghi nhớ.
I Giới thiệu tác giả, tác phẩm.
1. Tác giả.
2. Tác phẩm.
II. Tìm hiểu văn bản.
1. Bài thơ “ Ngắm trăng”
a. Hai câu thơ đầu.
- BH ngắm trăng trong một hoàn cảnh hết sức đặc biệt: trong tù ngục. Bậc tao nhân mặc khách thưởng thức trăng đang trong cảnh tù ngục bị đày đoạ vô cùng cực khổ.
- Câu thơ thứ 2có cái xốn xang bối rối rất nghệ sĩ của HCM trước cảnh đêm trăng quá đẹp. Chứng tỏ Người yêu thiên nhiên một cách say đắm nên đã rung động trước cảnh đêm trăng đẹp dù là trong tù ngục.
b. Hai câu thơ cuối.
- Bất chấp mọi khó khăn thiếu thốn Người đã thả tâm hồn mình ra ngoài cửa sắt của nhà tù để tìm đến ngắm trăng tức là để giao hoà với thiên nhiên.
- Vầng trăng cũng vượt ra qua song cửa sắt của nhà tù để đến với nhà thơ. Cả Người và trăng chủ động tìm đến nhau giao hoà với nhau. Dường như họ đã trở thành tri âm tri kỉ với nhau.
=> Bác rất yêu thiên nhiên và gắn bó với thiên nhiên.
2. Bài thơ “ Đi đường”
a. Hai câu thơ đầu.
- Câu thơ mở ra ý nghĩa chủ đạo của bài thơ đó là nỗi gian lao của người đi đường. Đó là suy ngẫm thấm thía rút ra từ bao cuộc đi đường đầy khổ ải của nhà thơ.
- Vừa đi hết núi này lại đến một lớp núi khác cứ thế khó khăn chồng chất khó khăn, gian lao liên tiếp gian lao.
b. Hai câu thơ cuối.
- Mọi gian lao đã kết thúc, lùi về phía sau, người đi đường lên đến đỉnh cao chót vót là lúc gian lao nhất nhưng đồng thời cũng là lúc mọi khó khăn vừa kết thúc, người đi đường đã đứng trên cao điểm tột cùng.
- Cả một chặng đường gian lao đã kết thúc, h/a nhân vật trữ tìnhkhông còn là người đi đường núi vô cùng cực khổ trước mắt sau lưng đều là núi non, mà đã trở thành người khách du lịch đã đi đến được vị trí cao nhất để tha hồ thưởng ngoạn phonh cảnh núi non hùng vĩ bao la trải ra trước mắt.
- Câu thơ diễn tả sự vui sướng đặc biệt bất ngờ đó là hạnh phúc vô cùng lớn lao của người chiến sĩ cách mạng hoàn toàn thắng lợi qua bao gian khổ hi sinh. Câu thơ thấp thoáng hiện ra h/a con người đứng trên đỉnh cao thắng lợi với tư thế làm chủ thiên nhiên.
III. Tổng kết, ghi nhớ.
- Ngắm trăng là bài thơ tứ yuyệt giản dị mà hàm súc, cho thấy t/y thiên nhiên đến say mê và phong thái ung dung của BH ngay cả trong cảnh ngục tù khổ tăm tối.
- Đi đường là bài thơ tứ tuyệt giản dị mà hàm súc, mang ý nghĩa tư tưởng sâu sắc, từ việc đi đường núi đã gợi ra một chân lí đường đời : vượt qua gian lao chồng chất sẽ tới thắng lợi vẻ vang.
IV. Luyện tập 
- Đọc thêm NKTT- thơ HCM. 
4. Củng cố, dặn dò.
- Nhắc lại kiến thức.
- HS ôn bài.
Ngày soạn:29/1/2007
Tiết 86 Câu cảm thán
A. Mục tiêu cần đạt.
- Giúp HS hiểu đưpực đặc diểm hình thức của câu cảm thán. Phân biệt câu cảm thán với các câu khác
- Biết sử dụng câu cảm thán phù hợp với tình huống giao tiếp.
B. Chuẩn bị
- GV soạn GA 
- HS xem bài
C. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy và học 
1. ổn định tổ chức 
2. Kiểm tra bài cũ
3. Bài mới
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung cần đạt
? Đọc đạn trích và trả lời câu hỏi.
? Câu nào là câu cảm thán?
- Hỡi ơi LH.
- Than ôi.
? Đặc điểm hình thức nào cho biết đó là câu nghi vấn?
- Có từ cảm thán: Hỡi ơi, than ôi.
? Câu cảm thán dùng để làm gì?
- Dùng để bộc lộ cảm xúc trong giao tiếp hằng ngày
- Khi viết đơn không dùng câu cảm thán.
? Qua đó em hiểu gì về câu cảm thán?
- HS trả lời.
* GV khái quát và rút ra ghi nhớ.
? HS đọc và xác định yêu cầu của bài tập?
- HS lên bảng làm 
- GV chữa bài.
? HS đọc và xác định yêu cầu của bài tập?
- HS lên bảng làm 
- GV chữa bài.
I.Đặc điểm, hình thức và chức năng.
1.VD
- Hỡi ơi LH.
- Than ôi.
2. Ghi nhớ
- Câu cảm thán là câu có những từ cảm thán như: ôi, than ôi, hỡi ơi, chao ơi, trời ơi, thay, biết bao, dùng để bộc lộ trực tiếp cảm xúccủa người nói ( người viết) xuất hiện chủ yếu trong ngôn ngữ hằng ngày hay ngôn ngữ văn chương.
- Khi viết, câu cảm thán thường kết thúc bằng dấu chấm than.
II. Luyện tập.
1. Bài tập 1.
- Câu cảm thán là:
+ Than ôi.
+ Lo thay.
+ Hỡi cảnh.ơi.
+ Chao ôi.thôi.
2.Bài tập 2.
a. Lời than thở của người nông dân dưới chế độ phong kiến
b. Lời than thở của người chinh phụ trước nỗi gian chuân do chiến tranh gây ra.
c. Tâm sự bế tắc của nhà thơ trước cuộc sống
d. Sự ân hận của Dế Mèn trước cái chết thảm thương của Dế Choắt.
4. Củng cố, dặn dò.
- HS ôn tập và làm bài tập.
 *************************************
Ngày soạn: 29/1/2007
Tiết 87- 88 Viết bài tập làm văn số 5
A. Mục tiêu cần đạt.
- HS có kĩ năng viết bài
B. Chuẩn bị
- GV ra đề 
- HS xem bài
C. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy và học 
1. ổn định tổ chức 
2. Kiểm tra bài cũ
3. Bài mới
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung cần đạt
Đề bài: Giới thiệu một đồ dùng trong sinh hoạt hoặc trong học tập.
I. Yêu cầu.
- HS làm đúng thể loai và trình bày khoa học.
II. Đáp án và biểu điểm
1.Mở bài : Giới thiệu được đốí tượng thuyết minh
2. Thân bài:
- Giới thiệu được hình dáng chất liệu, màu sắc
- Cấu tạo 
- Cách sử dụng.
- Lợi ích của đối tượng đem lại.
3. Kết bài 
- Khẳng định vai trò của đối tượng đối với con người.
III. Biểu điểm.
1. MB: 0.5 điểm
2. TB: 8 điểm
3. KB: 0.5 điểm.
- Trừ lỗi toàn bài 1 điểm 
- Một điểm trình bày
* Điểm 9- 10: Như yêu cầu, ngôn ngữ linh hoạt
- Điểm 7-8: Đúng đủ ý nhưng đôi chỗ còn sơ sài.
- Điểm 5-6: Đúng thể loại nhưng còn thiếu ý và sơ sài.
- Điểm 3-4 : Chưa đủ ý , diễn đạt còn sơ sài.
- Điểm 0..2 : Còn lại.
4. Củng cố, dặn dò.
- Thu 100% bài của HS.
- Nhắc nhở ý thức làm bài. 
 Kí duyệt ngày / 2/2007. 
 Lê Văn Chương

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an NGUvan 8 tuan.doc