Giáo án Ngữ văn 8 tiết 13, 14 bài 4: Văn bản: Lão Hạc - Nam Cao

Giáo án Ngữ văn 8 tiết 13, 14 bài 4: Văn bản: Lão Hạc - Nam Cao

TIẾT 13

1. Mục tiêu: Giúp HS:

 a) Về kiến thức: Thấy được tình cảnh khốn cùng và nhân cách cao quý của nhân vật lão Hạc, qua đó hiểu thêm về số phận đáng thương và vẻ đẹp tâm hồn đáng trọng của người nông dân Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám.

Thấy được lòng nhân đạo sâu sắc của nhà văn Nam Cao (thể hiện chủ yếu qua nhân vật ông giáo): thương cảm đến xót xa và thật sự trân trọng đối với người nông dân nghèo khổ.

Bước đầu hiểu được đặc sắc nghệ thuật truyện ngắn Nam Cao: khắc hoạ nhân vật tài tình, cách dẫn chuyện tự nhiên, hấp dẫn, sự kết hợp giữa tự sự, triết lí với trữ tình.

 b) Về kĩ năng: Biết cách phân tích văn bản theo đúng yêu cầu tiết học.

 c) Về thái độ: Cảm thông với nỗi khổ, trân trọng những phẩm chất tốt đẹp của người nông dân trong xã hội cũ.

2. Chuẩn bị của GV và HS

 a) Chuẩn bị của GV: SGK, SGV, đồ dùng dạy học- nghiên cứu soạn giáo án.

 b) Chuẩn bị của HS: SGK, vở ghi- học bài cũ- chuẩn bị bài mới theo SGK.

 

doc 9 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 602Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 8 tiết 13, 14 bài 4: Văn bản: Lão Hạc - Nam Cao", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NGỮ VĂN BÀI 4 TUẦN 4
Kết quả cần đạt
- Thấy được tình cảnh khốn cùng và nhân phẩm cao quý của nhân vật lão Hạc; đồng thời hiểu được niềm thương cảm, sự trân trọng đối với người nông dân và tài năng nghệ thuật của nhà văn Nam Cao.
- Hiểu được thế nào là từ tượng h ình, từ tượng thanh.
- Biết cách liên kết các đoạn văn trong văn bản.
Ngày soạn:		Ngày dạy:  Dạy lớp 8B
	Ngày dạy:  Dạy lớp 8C
TIẾT 13 VĂN BẢN
LÃO HẠC
- Nam Cao-
1. Mục tiêu: Giúp HS:
	a) Về kiến thức: Thấy được tình cảnh khốn cùng và nhân cách cao quý của nhân vật lão Hạc, qua đó hiểu thêm về số phận đáng thương và vẻ đẹp tâm hồn đáng trọng của người nông dân Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám.
Thấy được lòng nhân đạo sâu sắc của nhà văn Nam Cao (thể hiện chủ yếu qua nhân vật ông giáo): thương cảm đến xót xa và thật sự trân trọng đối với người nông dân nghèo khổ.
Bước đầu hiểu được đặc sắc nghệ thuật truyện ngắn Nam Cao: khắc hoạ nhân vật tài tình, cách dẫn chuyện tự nhiên, hấp dẫn, sự kết hợp giữa tự sự, triết lí với trữ tình.
	b) Về kĩ năng: Biết cách phân tích văn bản theo đúng yêu cầu tiết học.
	c) Về thái độ: Cảm thông với nỗi khổ, trân trọng những phẩm chất tốt đẹp của người nông dân trong xã hội cũ.
2. Chuẩn bị của GV và HS
	a) Chuẩn bị của GV: SGK, SGV, đồ dùng dạy học- nghiên cứu soạn giáo án.
	b) Chuẩn bị của HS: SGK, vở ghi- học bài cũ- chuẩn bị bài mới theo SGK.
3. Tiến trình bài dạy
	* Ổn định tổ chức: Sĩ số 8B: 
	8C: .
a) Kiểm tra bài cũ (4’): Kiểm tra miệng.
	Câu hỏi: Nêu giá trị nghệ thuật và nội dung của đoạn trích “Tức nước vỡ bờ”?
	Đáp án:- Đoạn trích tiêu biểu cho nghệ thuật xây dựng truyện của Ngô Tất Tố: khắc hoạ nhân vật rõ nét, ngòi bút miêu tả linh hoạt sống động; ngôn ngữ kể chuyện và ngôn ngữ đối thoại đặc sắc. (5 đ)
	- Đoạn trích cho thấy bộ mặt tàn bạo, bất nhân của xã hội TDPK, đồng thời cũng cho thấy vẻ đẹp tâm hồn của người phụ nữ nông dân, vừa giàu tình yêu thương vừa có sức sống tiềm tàng mạnh mẽ. (5 đ)
	* Vào bài (1’): Nam Cao là nhà văn hiện thực xuất sắc trước Cách mạng, ông hi sinh khi tài năng đang nở rộ. Ông đã để lại nhiều tác phẩm có giá trị to lớn trong nền văn học nước nhà. Tiết học này, chúng ta tìm hiểu truyện ngắn Lão Hạc để thấy rõ phong cách của nhà văn nổi tiếng này.
b) Dạy nội dung bài mới
	I. ĐỌC VÀ TÌM HIỂU CHUNG (20’)
	1. Vài nét về tác giả, tác phẩm
	GV: Gọi HS đọc chú thích * SGK. T. 45.
	?TB: Nêu những hiểu biết của em về tác giả, tác phẩm?
	Ghi:- Nam Cao (1915-1951), tên là Trần Hữu Tri, quê ở làng Đại Hoàng, phủ Lí Nhân, tỉnh Hà Nam. Ông là một nhà văn hiện thực xuất sắc, sáng tác trên nhiều lĩnh vưc nhưng thành công nhất là thể loại truyện ngắn. Ông được truy tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về VHNT năm 1996.
- Lão Hạc là một truyện ngắn xuất sắc viết năm 1943.	
	GV: Sự nghiệp sáng tác của Nam Cao khởi đầu từ năm 1936 và thực sự trở thành một bản lĩnh, một phong cách sáng tạo độc đáo, một ngòi bút hiện thực xuất sắc trong VHHT Việt Nam. Các sáng tác của Nam Cao trước Cách mạng tập trung vào hai mảng đề tài lớn: cuộc sống của những người trí thức tiểu tư sản nghèo và cuộc sống của người nông dân nghèo. Tháng 11. 1951, trên đường đi công tác ở vùng sau lưng địch, Nam Cao bị địch phục kích và hi sinh, khi đó ông 36 tuổi, tài năng đang nở rộ đầy triển vọng. Sự nghiệp sáng tác của ông chỉ 15 năm, song giá trị văn chương của ông luôn toả sáng và không hề vơi cạn. Nam Cao sống và viết chân thực, giản dị, triết lí, nghệ thuật xây dựng truyện đặc sắc, ngôn ngữ kể chuyện sống động. Ông đã góp phần cách tân lối viết truyện hiện đại.
	Truyện Lão Hạc đăng báo lần đầu năm 1943, truyện đã được chuyển thành phim “Làng Vũ Đại ngày ấy”. Truyện ngắn là một văn bản tự sự có hai cốt truyện đan cài vào nhau: một chuyện lão Hạc do người kể chuyện thuật lại, một chuyện về sự nhận biết cố tìm mà hiểu lão Hạc của nhân vật ông giáo. Đây là một văn bản tự sự đan xen miêu tả, biểu cảm.
	2. Đọc văn bản
	GV: Đọc thể hiện đúng nội tâm, giọng điệu nhân vật: giọng lão Hạc thì chua chát, xót xa, lúc chậm rãi nằn nì; lời vợ ông giáo khi nói về lão Hạc thì lạnh lùng; lời Binh Tư đầy vẻ nghi ngờ; lời người kể chuyện lúc tâm tình, khi triết lí.
	GV: Gọi HS1 đọc từ “Hôm sau” đến “Thế là sung sướng”. HS2 đọc tiếp đến “xa tôi dần dần”. GV đọc đoạn còn lại.
	GV: Yêu cầu HS đọc thầm chú thích SGK.
	?KH: Truyện kể theo lời nhân vạt “tôi” ngôi thứ nhất có tác dụng như thế nào?
	HS: Câu chuyện được dẫn dắt tự nhiên, linhhoạt. cốt truyện có thể được linh hoạt dịch chuyển không gian, thời gian; có thể kết hợp tự nhiên giữa kể với tả, với hồi tưởng bộc lộ trữ tình.
	II. PHÂN TÍCH 
	?TB: Đoạn trích gồm mấy nhân vật? Nhân vật nào là nhân vật chính?
	HS: Các nhân vật: lão Hạc, anh chon trai lão, vợ chồng ông giáo và Binh Tư. Nhân vật chính là lão Hạc.
	1. Nhân vật lão Hạc
	Phần phân tích nhân vật lão Hạc ở tiết 13 là (17’)
GV: Đọc truyện ta thấy nhiều lần lão Hạc nói có ý định bán “cậu Vàng” có thể thấy lão suy tính đắn đo nhiều lắm bởi lẽ lão rất yêu quý cậu Vàng. Nhưng do hoàn cảnh quá túng quẫnnên lão đành quyết định bán cậu Vàng.
	?TB: Tìm những chi tiết miêu tả lão Hạc khi lão kể chuyện với ông giáo việc bán con chó?
	Ghi:- Lão cố làm ra vui vẻ. Nhưn gtrông lão cười như mếu đôi mắt ầng ậng nước.
	- Mặt lão co rúm lại những vết nhăn xô lại ép cho nước mắt chảy ra. Cái đầunghoẹo cái miệng móm mémmếu như con nít lão hu hu khóc[].
	?KH: Nhận xét cách miêu tả nhân vật của nhà văn ở đoạn này?
	HS: Hình ảnh so sánh ấn tượng. Sử dụng nhiều từ ngữ giàu sức biểu cảm, giàu tính tạo hình: các động từ, từ láy tượng hình, tượng thanh. Miêu tả ngoại hình để khắc hoạ nội tâm.
	?KH: Em hiểu gì về tâm trạng lão Hạc qua các chi tiết cố vui vẻ, cười như mếu và đôi mắt ầng ậng nước?
	HS: Tác giả sắp xếp các chi tiết miêu tả ngoại hình nhân vật theo cấp độ tăng tiến. Khi ông giáo hỏi chuyện bán con vàng lão cố làm ra vui vẻ. Động từ “cố” biểu thị sâu sắc trạng thái kìm nén tình cảm giấu đi nỗi buồn để tạo nét mặt vui vẻ nhưng đó là sự gượng gạo, vì liền đó là hình ảnh so sánh đặc tả nét cười không bình thường “cười như mếu”. Sự kìm nén củ lão Hạc dường như quá sức chịu đựng, nỗi đau lộ dần qua nét cười. Tiếp theo là đôi mắt, từ tượng hình “ầng ậng” khắc hoạ nỗi đau tràn ngập chỉ chực vỡ oà bất cứ lúc nào.
	GV: Nhưng Nam Cao chưa dừng ở đó,ngòi bút của ông tiếp tục tả bằng những nét chân thực khách quan hơn sự biến đổi liên tiếp trên khuôn mặt và sự bật khóc không còn kìm nén nổi của ông lão ở những dòng đầy ấn tượng tiếp theo nhằm cho ta thấy rõ hơn điều gì đang diễn ra trong lòng ông lão nông dân lương thiện này.
	?G: Phân tích những chi tiết miêu tả sự biến đổi vẻ mặt và sự bật khóc của lão Hạc để thấy rõ hơn nội tâm lão lúc đó?
	HS: Với một loạt từ tượng hình: co rúm, xô, ép, nghoẹo, móm mém; hình ảnh so sánh mếu như con nít; từ tượng thanh hu hu được tác giả đặt tiếp liền nhau đã đặc tả đầy ấn tượng sự giằng xé vật vã, nỗi đau đớn đến tột độ diễn ra bên trong tâm trạng nhân vật. Nỗi đau làm biến dạng vẻ mặt, làm cạn kiệt dòng nước mắt qua động từ “ép”. Khi dòng nước mắt được những nếp nhăn xô lại với nhau ép cho nó chảy ra thì sự kìm nén đã lên đến giới hạn cực điểm. Lão Hạc không còn đủ sức để che giấu nỗi đau trong lòng nữa mà đành để nó vỡ oà ra qua tiếng khóc hu hu cùng với lời tự vấn “Thì ra tôi nỡ đánh lừa một con chó..”. Tác giả đã rất thành công trong việc miêu tả ngoại hình khắc hoạ nội tâm nhân vật.
	?TB: Việc lão Hạc vô cùng đau khổ khi bán cậu Vàng cho thấy lão là người như thế nào?
	Ghi:- Lão Hạc nghèo nhưng hết sức nhân hậu, sống tình nghĩa, thuỷ chung.
	GV: Có thể nói lão Hạc khóc vì trót đánh lừa một con chó, khóc bởi chất người bộc lộ cao độ khóc với những giọt nước mắt chân thật, giản dị, tinh khiết như “rỉ ra từ đá”. Phải là người biết khóc thì Nam Cao mới miêu tả chân thực, sâu sắc hình ảnh lão Hạc khi ấy. Ít chữ mà tràn đầy nỗi đau cùng sự thấm thía: “Tuổi già hạt lệ như sương”.
	GV: Trong truyện anh con trai lão Hạc không xuất hiện trực tiếp mà chỉ xuất hiện loáng thoáng qua lời kể của lão với ông giáo.
	?TB: Hãy nêu những điều em biết về anh con trai lão?
	HS: Anh ta yêu một cô gái cùng làng, do nhà nghèo không có tiền để cưới, phẫn chí bỏ đi phu đồn điền cao su với suy nghĩ cố làm ăn bao giờ có bạc trăm mới về. Trước khi đi anh đưa cho cha 3 đồng để ăn quà và một con chó để cha nuôi cho vui.
	GV: Có thể thấy, con trai lão Hạc cũng thật bất hạnh, thương cha, chu đáo lo lắng cho cha nhưng buộc phải ra đi vì cuộc sống bế tắc không lối thoát. Nhưng nơi anh đến cũng rất mờ mịt. Cho nên lão Hạc rất thương con. Lão làm thuê để ăn còn tiền hoa lợi từ mảnh vườn lão dành cho con, lão quyết giữ lại mảnh vườn cho con bằng mọi giá.
	?TB: Lão Hạc đã nhờ cậy ông giáo những việc nào?
	Ghi:- Lão muốn nhờ cho lão gửi ba sào vườn của thằng con[]
	- Lão còn ba mươi đồng bạc, muốn gửi để lỡ có chết nói với hàng xóm giúp []
	?TB: Sau khi nhờ ông giáo hai việc đó, lão Hạc đã có hành động gì?
	HS: Lão Hạc đã tự tìm đến cái chết khi đang khoẻ mạnh bình thường.
	?KH: Hành động đó của lão Hạc có liên quan gì đến các sự việc bán cậu Vàng, gửi mảnh vườn, gửi tiền lo ma chay? Từ đó, em có thêm hiểu biết gì về lão?
	HS: Có liên quan chặt chẽ với nhau. Cho thấy lão Hạc đã âm thầm chuẩn bị cho cái chết của mình khi bán cậu Vàng. Lão chọn cái chết để bảo toàn căn nhà, mảnh vườn là những tài sản duy nhất còn lại để dành cho con trai. Đây là cái chết tự nguyện xuất phát từ lòng thương con âm thầm mà lớn lao của lão. Có thể nói:
	Ghi: Lão Hạc là người cha hết lòng thương yêu con.
c) Củng cố, luyện tập (2’):
	GV: Cho HS đọc đoạn văn vừa tìm hiểu.
d) Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà (1’):
	- Học thuộc phần tác giả, tác phẩm; xem lại phần đã phân tích.
	- Đọc tìm hiểu kĩ phần còn lại để tiết tới học tiếp.
	-------------------------------------------------
Ngày soạn:		Ngày dạy:  Dạy lớp 8B
	Ngày dạy:  Dạy lớp 8C
TIẾT 14 VĂN BẢN
LÃO HẠC
- Nam Cao-
1. Mục tiêu: Tiếp tục giúp HS:
	a) Về kiến thức: Thấy được tình cảnh khốn cùng và nhân cách cao quý của nhân vật lão Hạc, qua đó hiểu thêm về số phận đáng thương và vẻ đẹp tâm hòn đáng trọng của người nông dân Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám.
Thấy được lòng nhân đạo sâu sắc của nhà văn Nam Cao (thể hiện chủ yếu qua nhân vật ông giáo): thương cảm đến xót xa và thật sự trân trọng đối với người nông dân nghèo khổ.
Bước đầu hiểu được đặc sắc nghệ thuật truyện ngắn Nam Cao: khắc hoạ nhân vật tài tình, cách dẫn chuyện tự nhiên, hấp dẫn, sự kết hợp giữa tự sự, triết lí với trữ tình.
	b) Về kĩ năng: Biết cách phân tích văn bản theo đúng yêu cầu tiết học.
	c) Về thái độ: Cảm thông với nỗi khổ, trân trọng những phẩm chất tốt đẹp của người nông dân trong xã hội cũ.
2. Chuẩn bị của GV và HS
	a) Chuẩn bị của GV: SGK, SGV, đồ dùng dạy học- nghiên cứu soạn giáo án.
	b) Chuẩn bị của HS: SGK, vở ghi- học bài cũ- chuẩn bị bài mới theo SGK.
3. Tiến trình bài dạy
* Ổn định tổ chức: Sĩ số 8B:
	Sĩ số 8C:
a) Kiểm tra bài cũ (3’): Kiểm tra miệng.
	Câu hỏi: Nêu những hiểu biết của em về tác giả Nam Cao và truyện ngắn lão Hạc?
	Đáp án:- Nam Cao (1915-1951), tên là Trần Hữu Tri, quê ở làng Đại Hoàng, phủ Lí Nhân, tỉnh Hà Nam. Ông là một nhà văn hiện thực xuất sắc, sáng tác trên nhiều lĩnh vưc nhưng thành công nhất là thể loại truyện ngắn. Ông được truy tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về VHNT năm 1996. (8 đ)
 - Lão Hạc là một truyện ngắn xuất sắc viết năm 1943. (2 đ)
* Vào bài (1’): Tiết học trước, chúng ta đã đi tìm hiểu được một số nét tính cách đáng trọng của nhân vật lão Hạc. Tiết học này, ta tiếp tục tìm hiểu phần còn lại của truyện.
b) Dạy nội dung bài mới:
	Phần phân tích nhân vật lão Hạc tiếp theo (16’)
	GV: Tóm tắt lại nội dung phần đã phân tích.
	?TB: Em có suy nghĩ gì về việc lão Hạc gửi ông giáo tiền ma chay?
	HS: Cho thấy lão Hạc tuy ở tình cảnh túng quẫn, cùng đường phải tự tìm đến cái chết để giải thoát nhưng vẫn rất giàu lòng tự trọng. Lão không muốn việc ma chay của mình phải phiền luỵ hàng xóm nghèo.
	?TB: Nhà văn miêu tả lão Hạc chết như thế nào?
	Ghi:- Lão Hạc đang vật vã ở trên giường, đầu tóc rũ rượi, quần áo xộc xệch[] vật vã đến hai giờ đồng hồ cái chết thật là dữ dội.
	?KH: Cách miêu tả của nhà văn có gì đặc biệt?
	HS: Tác giả dùng nhiều từ ngữ giàu hình ảnh, giàu sức biểu cảm qua các từ tượng hình, tượng thanh, giúp người đọc hình dung rõ cái chết của lão Hạc thật đau đớn, thê thảm. Người đọc có cảm giác như đang chứng kiến tận mắt cảnh tượng thê lương ấy. Một lần nữa ta thấy thêm tài năng khắc hoạ nhân vật tài tình của Nam Cao. Cái chết của lão Hạc có sức ám ảnh ghê gớm với người đọc bởi chính cách miêu tả của nhà văn.
	?KH: Theo em, tại sao lão Hạc lại chọn cách chết đau đớn như thế?
	HS: Lão chọn cái chết bằng cách ăn bả chó vì ông lão nhân hậu này chưa đánh lừa một ai. Lần đầu tiên trong đời lão phải lừa lại là “cậu Vàng”, con vật thân thiết nhất mà lão coi như đứa con cầu tự được nên lão tự phạt mình như vậy. Điều này cho thấy lão Hạc hết sức nhân hậu, trung thực, tự trọng. Lão chọn cái chết như để chuộc tội, thanh minh với cậu Vàng của lão.
	?G: Cái chết của lão Hạc gợi ở người đọc những điều gì?
	HS: Gợi lên nhiều điều. Tình cảnh đói khổ, túng quẫn đã đẩy lão đến cái chết như hành động tự giải thoát. Cái chết của lão giúp ta phát hiện ra con người thật bên trong cái vẻ ngoài lẩm cẩm của lão: Đó là một tấm lóng nhân hậu, tình nghĩa thuỷ chung; một người cha thương con sâu sắc; một lòng tự trọng đáng quý; một người coi nhân phẩm còn hơn cả mạng sống. Cái chết của lão Hạc gây ấn tượng mạnh ở người đọc: Cảm thương và căm ghét xã hội thực dân phong kiến đẩy những người lương thiện vào con đường không lối thoát. Cái chết của lão làm ta tìn vào cái thiện, tin vào nhân cách của con người. Lão Hạc là con người của ý thức “Đói cho sạch, rách cho thơm”. Có thể nói:
	Ghi: Lão Hạc giàu lòng tự trọng, có nhân cách cao quý.
	GV: Trongtruyện còn có những nhân vật khác, các nhân vật này không chỉ giúp ta hiểu về lão Hạc mà còn hiểu quan niệm của họ về những người xung quanh. Đó chính là quan điểm sáng tác của nhà văn.
	?KH: Vợ ông giáo và Binh Tư nhận xét về lão Hạc có đúng không? Tại sao họ lại suy nghĩ như vậy?
	HS: Không đúng. Tác giả đưa ra lời nhận xét của hai nhân vật nhằm tô đậm mâu thuẫn giữa biểu hiện bên ngoài và bản chất bên trong của lão Hạc để sáng lên chân dung của lão. Tương quan với Binh Tư, để tạo ra sự đối chọi gay gắt: một người lương thiện đến mức thánh thiện, một kẻ bất lương đã đến thành lưu manh. Còn tương quan với vợ ông giáo là ở khía cạnh khác: một người dù có khổ đến đâu cũng không tiêu diệt được lòng nhân hậu vị tha, vợ ông giáo quá khổ nên mới sinh ra vị kỉ. Cái chết của lão Hạc đã lật ngược tất cả làm nổi bật nhân phẩm của lão.
	2. Nhân vật ông giáo (17’)
	?TB: Tìm những câu văn thể hiện tình cảm của ông giáo với lão Hạc?
	Ghi:- Tôi an ủi lão.
	- Tôi bùi ngùi nhìn lão.
	- Tôi nắm lấy vai gầy của lão.
	- Tôi giấu giếm vợ thỉnh thoảng giúp ngấm ngầm.
	- Chỉ có tôi và Binh Tư hiểu.
	- Lão Hạc ơi! Lão hãy yên lòngtôi sẽ giữ gìn cho lão.
	?TB: Nhận xét xách miêu tả nhân vật ông giáo qua các chi tiết trên?
	HS: Sử dụng nhiều từ ngữ miêu tả hành động và từ ngữ cảm thán, ngôn ngữ độc thoại nội tâm=> khắc hoạ rõ nét tính cách ông giáo.
	?KH: Tại sao ông giáo lại có những suy nghĩ và hành động đối với lão Hạc như vậy?
	HS: Ông giáo cũng có nỗi đau như lão Hạc. Một người có học nhưng cuộc sồng cùng quẫn phải bán đi những quyển sách quý của mình vì bát gạo, viên thuốc. Ông giáo là người thấy rõ số phận đáng thương của những người xung quanh. Ông biết quý và trân trọng họ. Đó là tình thương của người trí thức chân chính.
	?TB: Gần gũi với lão Hạc, ông giáo thấy lão là người nhân hậu, trung thực, nhưng một tình huống làm ông bất ngờ, đó là tình huống nào?
	HS: Binh Tư kể chuyện lão Hạc xin bả chó để đánh bả một con chó lạ đến vườn nhà lão.
	?KH: Tác giả xây dựng tình huống bất ngờ này nhằm mục đích gì?
	HS: Tình huống bất ngờ này có vị trí nghệ thuật quan trọng, nó có ý nghĩa đánh lừa, chuyển ý nghĩ tốt đẹp của ông giáo và người đọc sang hướng khác: Cuộc đời thật đáng buồn, buồn vì con người nhân hậu là thế mà cũng tha hoá ư?
	?G: Nhưng khi chứng kiến cái chết của lão Hạc, ông giáo lại nghĩ khác. Em hiểu ý nghĩ đó như thế nào?
	HS: Cái chết dữ dội của lão Hạc là sự cởi nút cho câu chuyện. Cái chết ấy khiến ông giáo giật mình, ngẫm nghĩ về cuộc đời, bởi một người như lão Hạc không thể làm chuyện bất lương. Điều này thể hiện niềm tin vào nhân cách con người của chính nhà văn. Nhưng cuộc đời đáng buồn vì những người như lão Hạc lại không được sống, phải chọn cái chết để giải thoát đói nghèo. Đó chính là lời tố cáo chế độ phong kiến đương thời.
	?KH: Nhân vật ông giáo để lại những ấn tượng gì cho ẹm?
	Ghi: Ông giáo giàu lòng nhân hậu, biết cảm thông chia sẻ với người bất hạnh, biết trân trọng nhân phẩm con người.
	?G: Hãy nêu suy nghĩ của em về đoạn văn: “Chao ôi!... che lấp mất”?
	HS: Đoạn văn mang tính triết lí lẫn cảm xúc trữ tình của nhà văn. Qua đó, ông giáo khẳng đinh thái độ sống nhân đạo: cần phải quan sát, suy nghĩ đầy đủ về những con người hằng ngày đang sống quanh mình, phải nhìn nhận họ bằng lòng đồng cảm, bằng đôi mắt nhân hậu cảm thông của mình.
	GV: Vấn đề “đôi mắt” này đã trở thành chủ đề sâu sắc, nhất quán trong sáng tác của Nam Cao. Ông cho rằng con người chỉ xứng đáng với con người khi biết đồng cảm với những người xung quanh, khi biết nhìn và trân trọng, nâng niu những điều đáng thương, đáng quý ở họ. Nam Cao đã nêu lên một phương pháp đúng đắn, sâu sắc khi đánh giá con người. Ta cần biết đặt mình vào cảnh ngộ cụ thể của họ thì mới có thể hiểu đúng, cảm thông với họ. Quan điểm này trở thành ý thức trong suốt cuộc đời sáng tác của tác giả và nó khẳng định vị trí của Nam Cao với các nhà văn đương đại.
	?G: Nêu những thành công về nghệ thuật và nội dung của tác phẩm?
	III. TỔNG KẾT – GHI NHỚ (6’)
	Ghi:- Truyện ngắn cho thấy tài năng nghệ thuật xuất sắc của nhà văn Nam Cao, đặc biệt trong việc miêu tả tâm lí nhân vật và cách kể chuyện.
	- Truyện đã thể hiện chân thực, cảm động số phận đau thương của người nông dân trong xã hội cũ và phẩm chất cao quý tiềm tàng của họ.
	GV: Gọi HS đọc ghi nhớ SGK. T. 48.
c) Củng cố, luyện tập (1’):
	?: Qua đoạn trích Tức nước vỡ bờ và truyện ngắn Lão Hạc, em hiểu thế nào về cuộc đời và tính cách của người nông dân trong xã hội cũ?
	HS: Cuộc đời họ vô cùng cực khổ và bi thảm nhưng tính cách họ cao đẹp.
d) Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà (1’):
	- Học thuộc ghi nhớ, đọc lại truyện để hiểu sâu sắc hơn giá trị tác phẩm.
	- Soạn Từ tượng hình, từ tượng thanh. Yêu cầu đọc, tìm hiểu kĩ các câu hỏi và ví dụ ở mục I, sau đó trả lời.

Tài liệu đính kèm:

  • docTiet 13, 14 bai 4.doc