Giáo án Ngữ văn 8 tiết 126: Ôn tập và kiểm tra phần Tiếng Việt

Giáo án Ngữ văn 8 tiết 126: Ôn tập và kiểm tra phần Tiếng Việt

TIẾT 126

ÔN TẬP VÀ KIỂM TRA PHẦN TIẾNG VIỆT

A/ MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:

B/ Chuẩn bị - Học sinh ôn tập kiến thức.

- Chuần bị làm bài tập ôn tập.

- GV nên chia cho các nhóm phụ trách từng phần, trình bày kết quả trước lớp.

/TIẾN TRÌNH GIẢNG DẠY:

1. Ổn định.

2. Kiểm tra bài cũ.

3. Bài mới

I. Các kiểu câu:

BT1: Nhận diện kiểu câu trần thuật.

Câu (1): câu trần thuật ghép, có một vế là dạng câu phủ định.

Câu (2): câu trần thuật đơn.

Câu (3): câu trần thuật ghép, vế sau có một vị ngữ phủ định.

BT2: Đặt câu nghi vấn dựa theo nội dung câu (2).

- Cái bản tính tốt của người ta có thể bị những gì che lấp mất? (câu bị động).

- Những gì có thể che lấp mất cái bản tính tốt của người ta? (câu chủ đông)

 

doc 3 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 2148Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 8 tiết 126: Ôn tập và kiểm tra phần Tiếng Việt", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TIẾT 126
S:25/4/010	
G:27/4/010	ÔN TẬP VÀ KIỂM TRA PHẦN TIẾNG VIỆT
A/ MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
B/ Chuẩn bị - Học sinh ôn tập kiến thức.
- Chuần bị làm bài tập ôn tập.
- GV nên chia cho các nhóm phụ trách từng phần, trình bày kết quả trước lớp.
/TIẾN TRÌNH GIẢNG DẠY:
Ổn định.
Kiểm tra bài cũ.
Bài mới
I. Các kiểu câu:
BT1: Nhận diện kiểu câu trần thuật.
Câu (1): câu trần thuật ghép, có một vế là dạng câu phủ định.
Câu (2): câu trần thuật đơn.
Câu (3): câu trần thuật ghép, vế sau có một vị ngữ phủ định.
BT2: Đặt câu nghi vấn dựa theo nội dung câu (2).
- Cái bản tính tốt của người ta có thể bị những gì che lấp mất? (câu bị động).
- Những gì có thể che lấp mất cái bản tính tốt của người ta? (câu chủ đông)
(Theo cách đó, Gv hướng dẫn học sinh thực hiện một số câu nghi vấn khác)
BT3: Đặt câu cảm thán chứa một trong những từ “vui – buồn – hay – đẹp”
- Tạo ra những kiểu câu cảm thán khác nhau từ một từ cho sẵn.
- Tuỳ trình độ lớp học, GV có thể hỏi thêm học sinh về tình huống sử dụng câu cảm thán do học sinh tự đặt ra.
BT4: 
- Nhận biết cách dùng các kiểu câu.
- Giúp học sinh xác định đúng mục đích dùng câu.
Gợi ý:
a. - Câu trần thuật: (1), (3), (6)
 - Câu cầu khiến: (4)
 - Câu nghi vấn: (2), (5), (7)
b. Câu nghi vấn dùng để hỏi là câu (7)
c. Câu nghi vấn không được dùng để hỏi: (2), (5)
- Câu (2): biểu lộ sự ngạc nhiên.
- Câu (5): dùng để giải thích.
II. Hành động nói:
BT1: Nhận diện các hành động nói
 TT
 CÂU ĐÃ CHO
 HÀNH ĐỘNG NÓI
(1)
 Tôi bật cười bảo lão
Kể
(2)
- Sao cụ lo xa quá thế?
Bộc lộ cảm xúc
(3)
- Cụ còn khoẻ lắm, chưa chết đâu mà sợ!
Nhận định
(4)
- Cụ cứ để tiền ấy mà ăn, lúc chết hãy hay!
Đề nghị
(5)
- Tội gì bây giờ nhịn đói tiền để lại?
Giải thích
(6)
- Không, ông giáo ạ!
Phủ định, bác bỏ
(7)
- Aên mãi hết đi thì đến lúc chết lấy gì mà lo liệu?
Hỏi
BT2: Tổng kết ba phương diện quan trọng của việc sử dụng câu trong giao tiếp, đặt chúng ta trong mối quan hệ với nhau.
(Các nội dung trong bảng tổng kết học sinh dựa vào BT4/ Phần I và BT1/ Phần II để thực hiện)
Lưu ý cách dùng kiểu câu để thực hiện hành động nói: cách dùng trực tiếp và cách dùng gián tiếp.
BT3:
- Viết một hoặc vài ba câu.
- Xác định mục đích của hành động nói.
a. Mục đích của hành động nói: cam kết
- Tôi xin cam kết từ nay không tham gia đua xe trái phép nữa.
- Tôi xin cam kết từ nay không tổ chức đánh bạc nữa.
b. Mục đích của hành động nói: hứa hẹn
- Em xin hứa sẽ tích cực học tập, rèn luyện để đạt kết quả tốt trong năm học tới.
III. Lựa chọn trật tự từ trong câu
BT1: Lưu ý học sinh về tác dụng của trật từ trong câu biểu thị thứ tự trước sau của hoạt động, trạng thái.
- Thoạt tiên là trạng thái “kinh ngạc”.
- Sau đó là “mừng rỡ”.
- Cuối cùng là hoạt động “về tâu vua”.
BT2: Tác dụng của việc sắp xếp các từ ngữ.
a. Nối kết câu
b. Nhấn mạnh đề tài của câu nói
BT3: Lưu ý học sinh về giá trị tạo tính nhạc cho câu thông qua cách sắp xếp trật tự từ trong nó.
- Câu (a) có tính nhạc hơn.
- Vì từ “man mác” được đưa lên trước cụm từ “khúc nhạc đồng quê” có tác dụng nhấn mạnh.

Tài liệu đính kèm:

  • docTiet 126on tap tieng viet 8 hk2.doc