Giáo án Ngữ văn 8 - Tiết 126: Ôn tập phần Tiếng việt học kì II - Năm học 2006-2007 - Dương Thị Thảo Trang

Giáo án Ngữ văn 8 - Tiết 126: Ôn tập phần Tiếng việt học kì II - Năm học 2006-2007 - Dương Thị Thảo Trang

A. Mục tiêu . Giúp học sinh nắm vững các nội dung sau :

- Các kiểu câu : trần thuật, nghi vấn, cầu khiến, cảm thán.

- Các kiểu hành động nói : hỏi, trình bày, bộc lộ cảm xúc, hứa hẹn, điều khiển.

- Lựa chọn trật tự từ trong câu.

- Rèn luyệncác kĩ năng sử dụng Tiếng Việt.

- GD học sinh có thái độ nghiêm túc, sáng tạo .

B Chuẩn bị.

 I. Giáo viên : Nghiên cứu nội dung bài giảng, bảng phụ.

 II. Học sinh : Soạn bài theo hướng dẫn của GV.

 

doc 2 trang Người đăng tranhiep1403 Lượt xem 5266Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 8 - Tiết 126: Ôn tập phần Tiếng việt học kì II - Năm học 2006-2007 - Dương Thị Thảo Trang", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:23/4/07.
Tiết 126: ÔN TẬP PHẦN TIẾNG VIỆT HỌC KÌ II
A. Mục tiêu . Giúp học sinh nắm vững các nội dung sau :
- Các kiểu câu : trần thuật, nghi vấn, cầu khiến, cảm thán.
- Các kiểu hành động nói : hỏi, trình bày, bộc lộ cảm xúc, hứa hẹn, điều khiển.
- Lựa chọn trật tự từ trong câu.
- Rèn luyệncác kĩ năng sử dụng Tiếng Việt.
- GD học sinh có thái độ nghiêm túc, sáng tạo .
B Chuẩn bị.
 I. Giáo viên : Nghiên cứu nội dung bài giảng, bảng phụ.
 II. Học sinh : Soạn bài theo hướng dẫn của GV.
C. Tiến trình lên lớp .
 1' I. Bài cũ : Kiểm tra việc soạn bài của học sinh.
 III. Bài mới .
1' Giới thiệu bài : Nhằm giúp chúng ta có cái nhìn bao quát về kiến thức Tiếng Việt 8 Chúng ta có tiết học hôn nay.
TG
Hoạt động của GV và HS
Nội dung bài học
10'
12'
Hoạt động 1:
GV yêu cầu HS đọc mục I.1 và thảo luận trả lời câu hỏi .
Đoạn văn gồm mấy câu ?
Xác định kiểu câu của mỗi câu trong đoạn văn ?
Hãy dựa vào câu 2 đặt một câu nghi vấn.
Đặt câu cảm thán có chưa một trong các từ : buồn ,vui,.....
GV yêu cầu HS đọc đoạn trích mục I.4 và trả lời câu hỏi.
Xác định các kiểu câu ?
Câu nghi vấn nào dùng để hỏi ? câu nghi vấn nào không dùng để hỏi ? Nó dùng để làm gì ? 
Hoạt động 2:
GV Ghi bảng trong sgk vào bảng phụ, yêu cầu hs lên điền hành động nói tương ứng.
HS nhận xét, GV bổ sung ghi điểm
I. Kiểu câu : nghi vấn, cầu khiến, cảm thán, trần thuật.
1. Đoạn văn gồm 3 câu, cả 3 câu đều là câu trần thuật.
2 . Câu nghi vấn: 
Liệu cái bản tính tốt của ngưòi ta...không?
Những lo lắng,.....không ?
3 .Câu cảm thán : 
Buồn ơi là buồn !
Tớ vui quá !
4 .Câu trần thuật : câu 1,3,6
Câu nghi vấn : 2,5,7
Câu cầu khiến : câu 4
Câu nghi vấn dùng để hỏi : câu 7
- Câu nghi vấn không dùng để hỏi : câu 2,5 mà để bộc lộ cảm xúc.
II .Hành động nói
 1. Điền vào bảng
TT
Câu đã cho
Hành động nói
1
Tôi bật cười bảo lão :
Kể
2
Sao cụ lo xa quá thế ?
Bộc lộ cảm xúc ( GT )
3
Cụ còn khỏe lắm, chưa chết đâu mà sợ !
Nhận định
4
Cụ cứ để tiền ấy mà ăn, lúc chết hãy hay !
Đề nghị
5
Tội gì bây giờ nhịn đói mà tiền để lại ?
Giải thích ( GT )
6
Không ông giáo ạ !
Phủ định
7
Ăn mãi hết đi thì đến lúc chết lấy gì mà lo liệu ?
Hỏi
11'
GV hướng dẫn HS đặt câu theo yêu cầu mục II.3 
Hoạt động 3:
GV yêu cầu HS đọc mục III.1 chú ý những từ in đậm.
Giải thích lí do sắp xếp trật tự từ in đậm trong câu ?
GV yêu cầu Hs đọc mục III.2 và trả lời câu hỏi :
Việc sắp xếp các từ ngữ in đậm có tác dụng gì ?
HS đọc III.3 chú ý những từ in đậm. So sánh tính nhạc ở hai câu.
2. Đặt câu .
a, Em cam kết không đua xe trái phép.
b. Em hứa đi học đúng giờ .
III. Lựa chọn trật tự từ trong câu.
1 . Lí do sắp xếp.
- Theo thứ tự tầm quan trọng.
- Theo trình tự diễn biến của tâm trạng.
2. Tác dụng của các từ ngữ in đậm
a. lặp lại cụm từ ở câu trước để tạo sự liên kết câu.
b. nhấn mạnh thông tin chính của câu.
3. Câu a. có tính nhạc hơn vì :
- Đặt '' man mác'' trước ''khúc....quê'' gợi cảm xúc mạnh hơn.
- Kết thúc thanh bằng có độ ngân hơn. 
5' IV Củng cố - Dặn dò .
 1 Củng cố : GV yêu cầu HS nhắc lại những kiến thức cơ bản trong học kì II.
 2 Dặn dò : Học bài , nắm kĩ các kiến thức cơ bản để chuẩn bị kiểm tra 1 tiết .
 Chuẩn bị : Văn bản tường trình ( Trả lời các câu hỏi SGK, sưu tầm các văn bản tường trình )

Tài liệu đính kèm:

  • docTiet 126.doc