Giáo án Ngữ văn 8 - Tiết 122: Luyện tập đưa các yếu tố tự sự và miêu tả vào bài văn nghị luận - Năm học 2010-2011

Giáo án Ngữ văn 8 - Tiết 122: Luyện tập đưa các yếu tố tự sự và miêu tả vào bài văn nghị luận - Năm học 2010-2011

I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT

1. Kiến thức

- Hệ thống kiến thức đã học về văn nghị luận.

- Tầm quan trọng của yếu tố tự sự và miêu tả trong bài văn nghị luận.

2. Kĩ năng

- Tiếp tục rèn kĩ năng viết văn nghị luận.

- Xác định và lập hệ thống luận điểm cho bài văn nghị luận

- Biết lựa chọn các yếu tố tự sự, miêu tả cần thiết và biết cách đưa các yếu tố đó vào đoạn văn, bài văn nghị luận một cách thuần thục hơn.

3. Thái độ

 Có ý thức vận dụng những hiểu biết đó để tập đưa các yếu tố tự sự và miêu tả vào một đoạn văn , một bài văn nghị luận có đề tài gần giũ, quen thuộc.

II.CÁC KĨ NĂNG SỐNG CƠ BẢN ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG BÀI

1. Kĩ năng tự xác định giá trị

2. Kĩ năng hợp tác.

3. Kĩ năng lắng nghe tích cực

4. Kĩ năng giao tiếp.

 

doc 4 trang Người đăng tranhiep1403 Lượt xem 9886Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 8 - Tiết 122: Luyện tập đưa các yếu tố tự sự và miêu tả vào bài văn nghị luận - Năm học 2010-2011", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 06/ 4/ 2011
Ngày giảng: 13/ 04/ 2011
Bài 29
Tiết 122: Luyện tập đưa các yếu tố tự sự và miêu tả
Vào bài văn nghị luận
I. Mục tiêu cần đạt
1. Kiến thức
- Hệ thống kiến thức đã học về văn nghị luận.
- Tầm quan trọng của yếu tố tự sự và miêu tả trong bài văn nghị luận.
2. Kĩ năng
- Tiếp tục rèn kĩ năng viết văn nghị luận.
- Xác định và lập hệ thống luận điểm cho bài văn nghị luận
- Biết lựa chọn các yếu tố tự sự, miêu tả cần thiết và biết cách đưa các yếu tố đó vào đoạn văn, bài văn nghị luận một cách thuần thục hơn.
3. Thái độ
 Có ý thức vận dụng những hiểu biết đó để tập đưa các yếu tố tự sự và miêu tả vào một đoạn văn , một bài văn nghị luận có đề tài gần giũ, quen thuộc.
II.Các kĩ năng sống cơ bản được giáo dục trong bài
1. Kĩ năng tự xác định giá trị
2. Kĩ năng hợp tác.
3. Kĩ năng lắng nghe tích cực
4. Kĩ năng giao tiếp.
III. Chuẩn bị
1. Giáo viên: bảng phụ
2. Học sinh: đọc và trả lời các câu hỏi trong sgk.
IV. Phương pháp/ Kĩ thuật dạy học
Phân tích ngôn ngữ, nêu vấn đề ( Động não, đặt câu hỏi) Thảo luận( chia nhóm, giao nhiệm vụ)
V. các bước lên lớp
1. Tổ chức ( 1’)
2. Kiểm tra( 5’)
H. Yếu tố tự sự và miêu tả có vai trò như thế nào trong bài văn nghị luận? Khi đưa các yếu tố này vào bài văn nghị luận cần lưu ý điều gì?
- Yếu tố tự sự và miêu tả đưa vào bài văn nghị luận giúp cho luận cứ của bài văn nghị luận thêm rõ ràng, sinh động và thuyết phục người đọc
- Khi đưa yếu tố tự sự và miêu tả vào bài văn nghị luận cần lựa chọn những hình ảnh cụ thể sinh động giúp làm sáng tỏ luận điểm nhưng không được phá vỡ mạch lạc của bài văn nghị luận.
3. Tiến trình tổ chức các hoạt động
* Khởi động( 1’) GV giới thiệu bài theo mục tiêu tiết học.
Hoạt động của thầy và trò
t/g
Nội dung
HĐ1. ôn tập
* Mục tiêu
- Hệ thống kiến thức đã học về văn nghị luận.
- Tầm quan trọng của yếu tố tự sự và miêu tả trong bài văn nghị luận.
H.Thế nào là luận điểm trong bài văn nghị luận?
- Là tư tưởng, quan điểm của người viết
H.Trong bài văn nghị luận yếu tố tự sự và miêu tả trong bài văn nghị luận có tầm quan trọng như thế nào?
HĐ2. luyện tập
* Mục tiêu
 Rèn kĩ năng nghe nói, đọc, viết:
- Phân tích đề để thấy được tác dụng của các yếu tố tự sự và miêu tả trong một bài văn cụ thể. Thấy được sự cần thiết của các yếu tố này trong bài văn nghị luận.
- Thảo luận tìm và sắp xếp hệ thống luận điểm, luận cứ cho bài văn nghị luận.
- Phát triển các luận điểm có sử dụng các yếu tố tự sự và miêu tả.
- Nhận xét vai trò của yếu tố tự sự và miêu tả trong các đoạn văn nghị luận của một số học sinh.
- Gv chép đề lên bảng 
- HS đọc đề bài 
H. Xác định yêu cầu của đề ?
HS đọc phần 2, 3 SGK
- HS thảo luận nhóm 8 theo câu hỏi SGK 5 Phút 
- Các nhóm báo cáo -> HS nhận xét 
- GV chốt
+ luận điểm d không hợp lí
Đọc bài tập 4 phần a, b-> nêu yêu cầu đề bài 
 H. Luận điểm của đoạn văn a?
- HS trả lời
H.Tìm yếu tố tự sự trong đoạn văn?
H.Tìm các yếu tố miêu tả?
- HS trả lời, Gv chốt
H. Các yếu tố miêu tả và tự sự có tác dụng gì ? nếu tước bỏ hết đi thì ảnh hưởng gì đến bài văn ?
H. Gọi HS trình bày phần b
HS theo dõi nhận xét 
H. Tìm những yếu tố tự sự trong đoạn trích ?
H. Tìm những yếu tố miêu tả ? 
H. Luận điểm của đoạn văn là gì ?
H. Yếu tố tự sự có tác dụng gì ?
H. Đọc yêu cầu bài tập 5, GV hướng dẫn học sinh làm bài tập ở nhà.
GV gợi ý HS có thể chọn một trong những luận điểm còn lại trong hệ thống luận điểm viết thành đoạn văn nghị luận. 
7’
29’
A. Ôn tập
1.Thế nào là luận điểm trong bài văn nghị luận
 Luận điểm là những tư tưởng, quan điểm, chủ trương cơ bản mà người viết nêu ra trong bài văn nghị luận
2.Tầm quan trọng của yếu tố tự sự và miêu tả trong bài văn nghị luận.
 Yếu tố tự sự và miêu tả đưa vào bài văn nghị luận giúp cho luận cứ của bài văn nghị luận thêm rõ ràng, sinh động và thuyết phục người đọc.
B. Luyện tập
*Đề bài : Trang phục học sinh và văn hoá.
I.Xác định yêu cầu của đề 
- Thể loại: Nghị luận 
- Nội dung : Nghị luận về vấn đề: “Trang phục học sinh và văn hoá” 
- Phạm vi và dẫn chứng : trong xã hội và nhà trường.
II. Xác định luận điểm 
1- a ; 2- c ; 3-e ; 4- b
5. Kết luận: Các bạn cần thay đổi trang phục cho lành mạnh đứng đắn.
III.Vận dụng yếu tố tự sự và miêu tả 
+ Đoạn văn a
* Luận điểm : Sự ăn mặc của các bạn sao lại thay đổi nhiều đến thế. 
*Yếu tố tự sự : Các bạn chút bỏ chiếc áo sơ mi để thay chiếc áo phông.
- Có bạn đòi mua bằng được chiếc quần bò mới để diện 
- Có bạn quên cả việc học suốt ngày chơi điện tử .
- Hôm qua tôi chút nữa không nhận ra bạn của lớp mình.
* Yếu tố miêu tả :
Trắng, loè loẹt, trước ngực, lằng ngoằng, đầy chữ nước ngoài và sau lưng là hình ảnh của một bộ phim đang ăn khách.
- đắt tiền , xé gấu, thủng gối 
- Dán mắt vào màn hình ti vi, đắm đuối 
- Bên dưới mái tóc nhuộm một màu đỏ hoe, bên trên đôi giày to cao quá khổ là chiếc áo đen ngắn ngủi bó chặt lấy thân mình, chiếc quần trắng ống rộng thùng thình .
*Nhận xét 
- Các yếu tố tự sự và miêu tả làm cho luận cứ trở nên rất sinh động, làm cho luận điểm được chứng minh cụ thể rõ ràng.
- Nếu tước bỏ hết các yếu tố đó đi thì khó có thể hình dung đoạn văn nghị luận sẽ phát triểm như thế nào. 
+ Đoạn văn b
* Yếu tố tự sự 
- Nhớ lớp kịch vừa học 
- Ông Giuốc-đanh mặc lễ phục 
- Ông tưởng mặc bộ lễ phục quý tộc sẽ có cái sang quý tộc 
- Ông tự biến mình thành trò cười 
- Ông còn bị đám thợ phụ trêu cợt, moi tiền .
*Yếu tố miêu tả
- Hãnh diện ngẩng cao đầu hăm hở đặt may 
 - Bo bo giữ bộ quần áo trưởng giả thì đời nào được gọi là ông lớn. 
- Bộ quần áo may hoa lộn ngược và ngắn cũn cỡn. 
- Bị đám thợ phụ lột cả cái áo ngắn lẫn chiếc quần cộc khi tập kiếm 
* Luận điểm 
 Hình như các bạn vẫn cho rằng , ă mặc như thế mới tỏ ra là người văn minh , sành điệu 
 Sự văn minh sành điệu có phải là được là nên nhờ vào việc đua theo mốt này mốt nọ đâu !
*Nhận xét 
Đoạn văn b so với đoạn văn a : Dẫn chứng ở đoạn văn b tập trung kể tả từ lớp hài kịch của Mô-li-e còn đoạn văn a là nhiều sự việc , hình ảnh rút ra ngay từ thực tế lớp học 
IV. Viết đoạn văn nghị luận kết hợp tự sự và miêu tả
4.Củng cố ( 1’)
- Gv hệ thống lại bài theo nội dung học tập trên lớp
5. Hướng dẫn học tập ( 1’)
- Học sinh về nhà học bài theo nội dung học tập trên lớp.
- Viết đoạn văn nghị luận có kết hợp yếu tố miêu tả và tự sự
- Chuẩn bị : ôn tập toàn bộ kiến thức văn học đã học để tiết sau ôn tập văn.

Tài liệu đính kèm:

  • doctiet 122.doc