Giáo án Ngữ văn 8 - Tiết 121 đến tiết 124 - Tuần 31

Giáo án Ngữ văn 8 - Tiết 121 đến tiết 124 - Tuần 31

Tuần 31 CHỮA LỖI DIỄN ĐẠT, LỖI LÔ GÍC

Tiết 121

Ngày soạn

A. Mục tiêu cần đạt :

1. Kiến thức.

Hiệu quả của việc diễn đạt hợp lô-gíc

2. Kĩ năng.

Phát hiện và chữa được các lỗi diễn đạt.

B.Chuẩn bị của thầy và trò:

1. Giáo viên

- Sách chuẩn kiến thức – kĩ năng

- Soạn giáo án

- Hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài

2. Học sinh.

- Chuẩn bị bài theo sự hướng dẫn của giáo viên

- Chuẩn bị bảng phụ, viết lông, nam châm.

C. Các hoạt động dạy học.

1. ổn định

2. Kiểm tra bài cũ

3. Bài mới

 

doc 6 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 560Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 8 - Tiết 121 đến tiết 124 - Tuần 31", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 31 	CHỮA LỖI DIỄN ĐẠT, LỖI LÔ GÍC
Tiết 121	
Ngày soạn
A. Mục tiêu cần đạt :
1. Kiến thức.
Hiệu quả của việc diễn đạt hợp lô-gíc
2. Kĩ năng.
Phát hiện và chữa được các lỗi diễn đạt.
B.Chuẩn bị của thầy và trò:
1. Giáo viên
- Sách chuẩn kiến thức – kĩ năng 
- Soạn giáo án
- Hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài
2. Học sinh.
- Chuẩn bị bài theo sự hướng dẫn của giáo viên
- Chuẩn bị bảng phụ, viết lông, nam châm.
C. Các hoạt động dạy học.
ổn định
Kiểm tra bài cũ
Bài mới
Hoạt động 1 :
Phát hiện và chữa lỗi trong những câu cho sẵn
	G/v chiếu mục 1 sgk lên màn hình. H/s thảo luận, phát biểu: 
Câu a : 
	- Khi viết một câu có kiểu kết hợp A và B khác thì A và B phải cùng loại, trong đó B là từ ngữ có nghĩa rộng, A có nghĩa hẹp
	- Trong câu này A và B thuộc hai loại khác nhau
	- Sửa lại : Chúng em bão lụt quần áo, giày dép và đồ dùng học tập
Câu b : 
	- Khi viết một câu có kiểu kết hợp “A nói chung và B nói riêng thì A phải là từ ngữ có nghĩa rộng hơn từ ngữ B”
	- H/s phân tích lỗi và chữa lỗi trong câu b
	- Sửa lại : Trong thể thao nói chung, bóng đá nói riêng niềm say mê là nhân tố quan trọng dẫn đến thành công 
Câu c :
	- Khi viết một câu kiểu kết hợp A, B và C (quan hệ đẳng lập) thì A, B, C phải là những từ ngữ trường từ vựng biểu thị những khái niệm cùng một phạm trù 
	- Sửa : Trong câu này A, B, C không cùng một trường từ vựng (phân tích)
	- Sửa : Nam Cao, Nguyễn Công Hoan, Ngô Tất Tố 1945 
Câu d:
	- Trong câu hỏi lựa chọn A hay B, thì A – B không bao hàm nhau
	- Trong ví dụ này A bao hàm B à sai
	- Sửa lại : Em muốn trở thành một g/v hay một bác sĩ
Câu e :
	- Khi viết kiểu câu có sự kết hợp “không chỉ A mà còn B” thì A, B không bao hàm nhau
	- Trong ví dụ này A bao hàm B nên sai 
	- Sửa lại : Bài thơ không chỉ hay về nghệ thuật mà còn sắc sảo về nội dung
Câu g : 
	- Dụng ý người viết : Có ý đối lập đặc trưng của 2 người được mô tả. Nên cao gầy không thể độc lập với đặc trưng mặc áo Carô à sai
	- Sửa lại : Trên sân ga 2 người. Một người thì cao gầy, còn 1 người thì lùn và mập 
Câu h : 
	- Nên là một quan hệ từ nối các vế có quan hệ nhân quả. Giữa chị Dậu chịu khó và chị yêu chồng con, không có quan hệ đó
	- Sửa lại : Thay “nên” bằng “và” bỏ từ chị thứ hai để tránh lặp từ 
Câu i :
	- Không thể nối hai vế với nhau bằng nếu thì được 
	- Sửa lại : Thay có được bằng hoàn thành được 
Câu k :
	- Sửa lại : Hút thuốc lá vừa có hại cho sức khoẻ vừa tốn kém về tiền bạc
Hoạt động 2 : 
Phát hiện và chữa lỗi trong lời nói, bài viết của bản thân hoặc của người khác
	- H/s tìm những lỗi diễn đạt, trong bài tập làm văn số 6 của mình 
	- G/v hướng dẫn cho h/s chữa những lỗi đó
Hoạt động 3 : 
Hướng dẫn học ở nhà 
	Ôn tập phần Tiếng Việt học kỳ II.
Tuần 31 	ÔN TẬP VÀ KIỂM TRA PHẦN TIẾNG VIỆT
Tiết 122 	
Ngày soạn
A. Mục tiêu cần đạt :
- Ôn tập, củng cố kiến thức về các kiểu câu, hành động nói, lựa chọn trật tự từ trong câu.
- Nâng cao hiểu biết và kỹ năng sử dụng Tiếng Việt
B.Chuẩn bị của thầy và trò:
1. Giáo viên
- Sách chuẩn kiến thức – kĩ năng 
- Soạn giáo án
- Hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài
2. Học sinh.
- Chuẩn bị bài theo sự hướng dẫn của giáo viên
- Chuẩn bị bảng phụ, viết lông, nam châm.
C. Các hoạt động dạy học.
ổn định
Kiểm tra bài cũ
Bài mới
Hoạt động 1 : 
Ôn tập các kiểu câu 
1. Lý thuyết.
STT
Kiểu câu
Chức năng chính
Đặc điểm hình thức
Lưu ý
Câu nghi vấn
- Trong nhiều trường hợp, không dùng để hỏi mà dùng để cầu khiến, khẳng định, mỉa mai phủ định, đe doạ, bộc lộ tình cảm, cảm xúc . . . và không yêu cầu người đối thoại trả lời.
- Nếu không dùng để hỏi thì trong một số trường hợp, câu nghi vấn có thể kết thúc bằng dấu chấm, dấu chấm than hoặc dấu chấm lửng.
Câu cầu khiến
- Chức năng chính của câu cầu khiến là dùng để ra lệnh, yêu cầu, đề nghị, khuyên bảo . . .
- Hình thức:
 + Khi viết, câu cầu khiến thường kết thúc bằng dấu chấm than, nhưng khi ý cầu khiến không được nhấn mạnh thì có thể kết thúc bằng dấu chấm.
+ Câu cầu khiến thường có những từ cầu khiến như: hãy, đừng, chớ . . . đi, thôi, nào . . .hay ngữ điệu cầu khiến. Trọng tâm của mệnh lệnh, yêu cầu, đề nghị rơi vào các động từ.
+ Tùy hoàn cảnh, câu cầu khiến có ngữ điệu khác nhau (dứt khoát, nghiêm nghị, năn nỉ,). Cũng có khi câu cầu khiến không có các phụ từ trước và sau động từ, trong trường hợp này, ngữ điệu được sử dụng để thể hiện ý cầu khiến và thái độ của người nói với người nghe.
* Lưu ý: câu cầu khiến có thể là một câu tỉnh lược. Tuy nhiên không phải hoàn cảnh nào cũng có thể sử dụng kiểu câu này.
Câu cảm thán
- Chức năng chính của câu cảm thán là dùng để bộc lộ cảm xúc trực tiếp của người nói (người viết), xuất hiện chủ yếu trong ngôn ngữ nói hàng ngày hay ngôn ngữ văn chương.
- Hình thức:
+ Khi viết, câu cảm thán thường kết thúc bằng dấu chấm than.
+ Câu cảm thán thường có các từ cảm thán như: ôi, than ôi, hỡi ơi, chao ơi (ôi), trời ôi, thay, biết bao, xiết bao, biết chừng nào. . .
Câu trần thuật
- Chức năng chính của câu trần thuật là dùng để kể, thông báo, nhận định, miêu tả,Ngoài ra câu trần thuật còn có thể được sử dụng để nhận xét, giới thiệu, hứa hẹn,
- Hình thức:
+ Khi viết, câu trần thuật thường kết thúc bằng dấu chấm.
+ Đôi khi, câu trần thuật kết thúc bằng dấu chấm tha, dấu chấm lửng.
- Câu trần thuật được dùng phổ biến nhất trong giao tiếp và tạo lập văn bản.
Câu phủ định
- Chức năng của câu phủ định là dùng để:
+ Thông báo, xác nhận không có sự vật, sự việc, tính chất, quan hệ nào đó (câu phủ định miêu tả)
+ Phản bác một ý kiến, một nhận định (câu phủ định bác bỏ)
- Về hình thức, câu phủ định thường có các từ phủ định như: không, chưa, chẳng, chả, không phải (là), đâu có phải (là), chẳng phải (là), đâu (có).
2. Luyện tập.
Câu 1 : Vợ tôi không ác quá rồi à trần thuật ghép, vế trước có dạng câu phủ định 
Câu 2 : Cái bản tính lấp mất à câu trần thuật đơn
Câu 3 : Tôi biết vậy nỡ giận à trần thuật ghép, vế sau có dạng phủ định
* G/v gợi dẫn h/s làm bài tập II2 sgk : Chuyển thành câu nghi vấn 
	- Liệu cái, có bị che lấp mất không?
	- Những nổi lo lắng có thể che lấp không?’
* G/v hướng dẫn h/s đặt câu theo yêu cầu mục I3 sgk 
Ví dụ : 
	A : Tháng này cậu có bị điểm kém nào không?
	B : Bị xơi 2 con 3
	A : Buồn ơi là buồn !
* G/v hướng dẫn h/s tìm hiểu mục I4 sgk 
	a, Câu trần thuật :
	- Tôi bật cười bảo lão 
	- Cụ còn khoẻ mà sợ!
	- Không, ông giáo ạ!
	b, Các câu nghi vấn :
	- Sao cụ lo xa quá thế ?
	- Tội gì bây giờ để lại?
	- Ăn mãi lo liệu? à trực tiếp
	c, Câu cầu khiến :
	- Cụ cứ để hãy hay!
Hoạt động 2 : 
Ôn tập về hành động nói
1. Lý thuyết
Khái niệm
Các kiểu hành động nói
Cách thực hiện
Hành động nói là hành động được thức hiện bằng lời nói nhằm mục đích nhất định.
Một số kiểu hành động nói thường gặp: hỏi, điều khiển, hứa hẹn, trình bày, bộc lộ cảm xúc
- Trực tiếp: thực hiện bằng kiểu câu có chức năng chính phù hợp với hành động đó.
- Gián tiếp: được thực hiện bằng kiểu câu khác.
2. Luyện tập
	* G/v yêu cầu h/s xác định hành động nói của các câu ở mục II1 
Câu 1 :Tôi bật cười bảo lãoà hành động kể, kiểu câu trần thuật dùng trực tiếp
Câu 2 :Sao quá thế à bộc lộ cảm xúc, câu nghi vấn - gián tiếp 
Câu 3 : Cụ còn khoẻ lắm mà sợ! à Câu cảm thán – trực tiếp
Câu 4 : Cụ cứ hay! à hành động đề nghị à câu cầu khiến – trực tiếp
Câu 5 : Tội gì để lại? à giải thích – câu nghi vấn – gián tiếp
Câu 6 : “Không ạ!” à phủ định bác bỏ – câu phủ định – trực tiếp
Câu 7 : Ăn mãi lo liệu? à hành động hỏi, kiểu câu nghi vấn – trực tiếp 
Hoạt động 3 : 
Ôn tập về trật tự từ 
1. Lý thuyết.
Khái niệm
Tác dụng
Trật tự từ là cách sắp xếp từ ngữ trong một câu.
- Thể hiện thứ tự nhất định của sự vật, hiện tượng, hoạt động, đặc điểm
- Nhấn mạnh hình ảnh, đặc điểm của sự vật, hiện tượng.
- Liên kết câu với những câu khác trong văn bản.
- Đảm bảo sự hài hòa về ngữ âm của lời nói.
2. Luyện tập.
	* G/v gợi dẫn h/s giải thích tác dụng của các cụm từ ngữ in đậm 
	- Các từ : Ngựa sắt, roi sắt, áo giáp à theo thứ tự tầm quan trọng
	- Các từ kinh ngạc, mừng rỡ à theo trình tự diễn biến của tâm trạng 
Câu a : 
	“Các lang đoán được” à Lặp lại cụm từ ở trước để tạo liên kết câu 
Câu b:
	“con người lối sống” à nhấn mạnh thông tin chính của câu 
	* So sánh tính nhạc của giữa hai câu 
	a, “Nhớ một đồng quê”
	b, “Nhớ một man mác”
à a có tính nhạc hơn vì : 
	- Đặt “man mác” trước “khúc quê” gợi cảm xúc mạnh hơn 
	- Kết thúc thanh bằng (quê) có độ ngân hơn kết thúc thanh (trắc) mác
Hoạt động 4 : 
Hướng dẫn học ở nhà 
	Học thuộc bài, làm bài tập vào vở bài tập
Tuần 31
Tiết 123 – 124 	VIẾT BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 7
Ngày soạn
A. Mục tiêu cần đạt :
	- Ôn luyện phép lập luận chứng minh và giải thích
	- Các kỹ năng ding từ, đặt câu, dựng đoạn, viết bài đã học, đặc biệt là đưa các yếu tố biểu cảm, tự sự, miêu tả vào bài văn nghị luận nhằm giải quyết một vấn đề xã hội hoặc văn học 
B.Chuẩn bị của thầy và trũ:
1. Giáo viên
- Sách chuẩn kiến thức – kĩ năng 
- Soạn giáo án
- Hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài
2. Học sinh.
- Chuẩn bị bài theo sự hướng dẫn của giáo viên
- Chuẩn bị bảng phụ, viết lông, nam châm.
C. Các hoạt động dạy học.
ổn định
Kiểm tra bài cũ
Bài mới
	* G/v ghi đề lên bảng (chọn 1 trong 2 đề sau)
Đề bài : Hãy chứng minh rằng : Văn học của dân tộc ta luôn ca ngợi những ai biết “thương người như thể thương thân” và nghiêm khắc phê phán những kẻ thờ ở, dửng dưng trước người gặp hoạn nạn 
	* G/v theo dõi h/s làm bài, hết giờ thu bài về nhà chấm 
	* Đáp án và biểu điểm 
	- H/s viết đúng kiểu bài nghị luận chứng minh một vấn đề về văn học (đủ bố cục 3 phần) (1 điểm)
a, Mở bài : (1 điểm)
	- Nêu truyền thống “Lá lành đùm lá rách” của dân tộc Việt Nam đã có từ xưa 
	- Từ đó dẫn đến : “Văn học dân tộc hoạn nạn”
b, Thân bài : (6 điểm)
	* Truyền thống thương yêu con người “Thương người như thể thương thân” được thể hiện trong văn học 
	- Trong ca dao : “Bầu trời giàn”
 tục ngữ : “Một con ngựa cỏ”
	- Trong truyện cổ tích : Thạch Sanh, Tấm Cám
	- Thơ ca hiện đại : Ông Đồ 
	- Truyện hiệ đại : Sống chết mặc bay 
	H/s biết đưa yếu tố tự sự, miêu tả, biểu cảm vào bài văn để làm sáng tỏ cho luận điểm trên 
c, Kết bài : (1 điểm)
	- Khẳng định lại vấn đề vừa chứng minh 
	- bày tỏ thái độ của bản thân 
	Diễn đạt trong sáng, lập luận lôgíc chặt chẽ (1 điểm)
Đề 2 : 
	Một số bạn em đang đua đòi theo lối ăn mặc không lành mạnh, không phù hợp với lứa tuổi h/s, với truyền thống Việt Nam của dân tộc và hoàn cảnh gia đình. Em hãy viết một bài nghị luận để thuyết phục các bạn đó thay đổi cách ăn mặc cho đúng đắn hơn 
	Đáp án : (như mục 2 tiết 120)

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an van 8 tuan 31 Chuan kien thuc 1011.doc