Giáo án Ngữ văn 8 tiết 121 đến 128

Giáo án Ngữ văn 8 tiết 121 đến 128

 Tiết 121

CHƯƠNG TRÌNH ĐỊA PHƯƠNG

(Phần Văn)

A. Mục tiêu cần đạt: Giúp HS:

 - Vận dụng kiến thức về các chủ đề văn bản nhật dụng ở lớp 8 để tìm hiểu những vấn đề tương ứng ở địa phương.

 - Bước đầu biết bày tỏ ý kiến, cảm nghĩ của mình về những vấn đề đó bằng một văn bản ngắn.

B. Chuẩn bị:

G/v - Xem sgk, sgv, sbt, thiết kế bài giảng.

 - Nghiên cứu tình hình địa phương.

H/s - Xem sgk, sbt.

 - Nghiên cứu tình hình địa phương.

 - Soạn bài.

C. Tiến trình lên lớp:

 I. Ổn định tổ chức:

 II. Kiểm tra bài cũ:

 III. Bài mới:

Hoạt động 1: Tổ chức kiểm tra sự chuẩn bị của HS.

Chuẩn bị cho tiết dạy lâu dài nên GV kiểm tra hàng tuần. Đến tiết dạy, GV kiểm tra bảng tìm hiểu tình hình địa phương và bài viết cảu HS.

 

doc 11 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 1013Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 8 tiết 121 đến 128", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 18/4/2012
Ngày dạy: 21/4/2012
	Tiết 121
CHƯƠNG TRÌNH ĐỊA PHƯƠNG
(Phần Văn) 
A. Mục tiêu cần đạt: Giúp HS:
	- Vận dụng kiến thức về các chủ đề văn bản nhật dụng ở lớp 8 để tìm hiểu những vấn đề tương ứng ở địa phương.
	- Bước đầu biết bày tỏ ý kiến, cảm nghĩ của mình về những vấn đề đó bằng một văn bản ngắn.
B. Chuẩn bị:
G/v	- Xem sgk, sgv, sbt, thiết kế bài giảng.
	- Nghiên cứu tình hình địa phương.
H/s	- Xem sgk, sbt.
	- Nghiên cứu tình hình địa phương.
	- Soạn bài.
C. Tiến trình lên lớp:
	I. Ổn định tổ chức:
	II. Kiểm tra bài cũ:
	III. Bài mới:
Hoạt động 1: Tổ chức kiểm tra sự chuẩn bị của HS.
Chuẩn bị cho tiết dạy lâu dài nên GV kiểm tra hàng tuần. Đến tiết dạy, GV kiểm tra bảng tìm hiểu tình hình địa phương và bài viết cảu HS.
Hoạt động 2: Giới thiệu bài.
GV nêu yêu cầu của tiết học để đi vào bài.
Hoạt động 3: Hướng dẫn HS trình bày kết quả điều tra tình hình địa phương.
- GV hướng dẫn HS lập bảng thống kê bằng cách trả lời các câu hỏi (chuẩn bị trước, lên lớp thảo luận thống nhất và trình bày theo tổ):
1. Nêu các văn bản nhật dụng đã học trong chươmng trình Ngữ văn 8.
2. Các văn bản đó đề cập đến những vấn đề gì của xã hội?
3. Ở địa phương em có những vấn đề đó không?
4. Nêu các vấn đề xã hội bức bách hiện nay ở địa phương em.
- GV nhận xét, đánh giá kết quả điều tra.
Hoạt động 4: Hướng dẫn HS trình bày bài viết.
	- GV cho HS thảo luận tổ, chọn một vấn đề ở địa phương thích hợp để viết bài về vấn đề đó.
	- GV hướng dẫn HS trình bày bài viết.
	- GV hướng dẫn lớp nhận xét, đánh giá các bài viết
Hoạt động 5: Kết thúc bài.
	- GV đánh giá kết quả hoạt động của HS.
	- GV khái quát lại những vấn đề của địa phương.
IV. Củng cố:
 - Tổng kết lại nội dung vấn đề.
V. HDVN:
	- Hướng dẫn HS về nhà hoàn thiện bài viết.
	- Xem lại các văn bản nhật dụng
	- Chuẩn bị bài Chữa lỗi diễn đạt (lỗi lôgic)
*******************************************
Ngày soạn: 18/4/2012
Ngày dạy: 21/4/2012
	Tiết 122
CHỮA LỖI DIỄN ĐẠT
(lỗi lô-gíc)
A. Mục tiêu cần đạt:
	Giúp HS nhận ra lỗi và biết cách chữa lỗi trong những câu được sgk dẫn ra; qua đó trau dồi khả năng lựa chọn cách diễn đạt đúng trong những trường hợp tương tự khi nói và viết.
B. Chuẩn bị:
G/v	- Xem sgk, sgv, sbt, thiết kế bài giảng
	- Tìm thêm các ví dụ thích hợp.
H/s	- Xem sgk, sbt.
	- Làm bài tập.
	- Tìm hiểu các ví dụ trong thực tế cuộc sống.
C. Tiến trình lên lớp:
	I. Ổn định tổ chức:
	II. Kiểm tra bài cũ: 
	Kiểm tra vở của HS
	III. Bài mới:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung bài học
- Gọi HS đọc các ví dụ, sgk/127,128.
- Hướng dẫn HS phát hiện cá lỗi diễn đạt.
- Hướng dẫn HS sửa lại cá lỗi sai.
Tìm những lỗi diễn đạt và sửa lại:
1. Mưa bão suốt mấy ngày đêm, đường ngập nước, người đi lại đông vui, xe cộ phóng nhanh như bay.
2. Chiều tàn, chợ đã vãn, người ta chen lấn, xô đẩy nhau để ra về.
3. Tố Hữu là một nhà thơ thơ vì ông tham gia cách mạng từ thời thơ ấu.
4. Trang không những học giỏi mà còn rất chăm làm nên bạn ấy luôn được điểm mười.
5. Bạn Nam bị ngã xe máy hai lần, một lần trên đường phố và một lần bị bó bột tay.
6. Nam mua tặng em một cái đèn ông sao và nhiều bánh kẹo khác.
7. Mẹ âu yếm hỏi em: “Con thích đi Sầm Sơn hay đi ăn kem?”
8. Bão lụt gây ra nhiều tai hoạ cho con người như sập đổ nhà cửa, trường học và làm tắt cả đống lửa trại.
9. Gần trưa, đường phố tấp nập, xe cộ ngược xuôi càng ngày càng thưa thớt dần.
10. Học sinh không được uống rượu và hút thuốc lá.
11. Lấy trứng ghè vào đá liệu có vỡ không?
12. Quyết hi sinh cho sự nghiệp để giải phóng đất nước.
13. Tất cả các loại xà phòng đều làm khô da của bạn. Riêng LUX làm cho da của bạn trắng trẻo, mịn màng.
14. Nhịp sống của thành phố các ông lúc nào cũng tốc độ.
15. Cô gái rất xinh, đôi mắt lúc nào cũng đảo thiên đảo địa như cười.
16. Nam hay giúp người già và trẻ em qua đường. Có hôm, nó tóm được một em bé suýt nữa thì bị ô tô cán chết.
17. Anh mới về đến?
18. Ba bảo an đi Vũng Tàu.
19. Tôi không còn nhớ cô ấy lắm.
20. Tôi đi thăm viếng Hoa. Cô ấy bị tai nạ khi đi thăm quan vịnh Hạ Long.
I. Phát hiện lỗi diễn đạt:
- Phát hiện các lỗi diễn đạt:
a. khác.
b. thanh niên và bóng đá.
c. Lão Hạc, Bước đường cùng và Ngô Tất Tố.
d. tri thức hay bác sĩ.
e. nghệ thuậtngôn từ.
g. cao gầymặc áo ca rô.
h. cần cù, chịu khónênthương chồng con.
i. đó.
k. sức khoẻ tuổi thọ
- Sửa lại theo sự hướng dẫn của GV.
II. Luyện tập:
IV. Củng cố:
	GV nhắc lại cho HS những lỗi diến đạt thường gặp.
V. HDVN:
	1. Làm bài tập sbt và tìm thêm những ví dụ trong cuộc sống
	2. Chuẩn bị Bài viết Tập làm văn số VII
***********************************************
Ngày soạn: 18/4/2012
Ngày dạy: 21/4/2012
	Tiết 123-124
BÀI VIẾT TẬP LÀM VĂN SỐ VII
Văn nghị luận
A. Mục tiêu cần đạt: Giúp HS.
	- Vận dụng kĩ năng đưa các yếu tố biểu cảm, tự sự và miêu tả vào việc viết bài văn chứng minh (hoặc giải thích) một vấn đề xã hội hoặc văn học.
	- Tự đánh giá chính xác hơn trình độ Tập làm văn của bản thân; từ đó, rút ra những kinh nghiệm cần thiết để các bài làm văn sau đạt kết quả tốt hơn.
B. Chuẩn bị:
G/v	- Tìm tài liệu về văn nghị luận.
	- Đọc và nghiên cứu các đề văn cơ bản.
H/v	- Xem lại kiến thức về văn nghị luận đã học.
	- Tham khảo các đề văn cơ bản và bài văn mẫu.
	- Chuẩn bị giấy, bút.
C. Tiến trình lên lớp:
	I. Ổn định tổ chức:
	II. Kiểm tra bài cũ:
	Kiểm tra sự chuẩn bị của HS
	III. Bài mới:
ĐỀ BÀI
	Hãy viết một bài văn nghị luận để nêu rõ tác hại của một trong các tệ nạn xã hội mà chúng ta cần phải kiên quyết và nhanh chóng bài trừ như cờ bạc, tiêm chích ma túy hoặc tiếp xúc với văn hóa phẩm không lành mạnh.
DÀN BÀI
1. Mở bài:
- Trong cuộc sống, bên cạnh nhiều nề nếp, thói quen tốt còn không ít thói quen xấu và 	tệ nạn có hại cho con người, xã hội.
- Những thói xấu có sức quyến rũ ghê gớm như cờ bạc, thuốc lá hoặc ma túy, sách xấu, 	băng đĩa có nội dung độc hại...
- Nếu không tự chủ được mình, dần dần con người sẽ bị nó ràng buộc, chi phối, dần dần 	biến chất, tha hóa.
- Chúng ta hãy kiên quyết nói "Không!" với các tệ nạn xã hội.
2. Thân bài:
a. Tại sao phải nói "không!"
* Cờ bạc, thuốc lá, ma túy... là thói hư tật xấu, những tệ nạn xã hội gây ra tác hại ghê gớm đối với bản thân, gia đình và xã hội về nhiều mặt: tư tưởng, đạo đức, sức khỏe, kinh tế, nòi giống...
- Tệ nạn xã hội là mối nguy trước mắt và lâu dài của đất nước, dân tộc.
* Sự ràng buộc, chi phối ghê gớm của thói hư tật xấu:
- Do bạn bè xâu rủ rê hoặc tò mò thử cho biết. Sau một vài lần không có thì bồn chồn, khó chịu. Dần dần dẫn tới nghiện ngập. Không có thuốc cơ thể sẽ bị hành hạ, mọi suy nghĩ và hành động đều bị cơn nghiện chi phối. Để thỏa mãn, người ta có thể làm mọi thứ, kể cả giết người, trộm cắp...Một khi đã nhiễm thì rất khó từ bỏ, nó sẽ hành hạ và làm cho con người điêu đứng.
- Thói hư tật xấu là bạn đồng hành của chủ nghĩa cá nhân ích kỉ.
b. Tác hại của cờ bạc, ma túy, sách xấu sẽ dẫn đến thoái hóa đạo đức, nhân cách con người.
* Cờ bạc:
- Đó cũng là một loại ma túy, ai đã sa chân thì không thể bỏ.
- Trò đỏ đen, may rủi kích thích máu cay cú, hiếu thắng.
- Mất nhiều thời gian, sức khoẻ, tiền bạc và sự nghiệp.
- Ảnh hưởng rất lớn đến nhân cách và hạnh phúc gia đình, an ninh trật tự xã hội.
- Hành vi cờ bạc bị luật pháp cấm và tùy theo mức độ vi phạm mà có mức xử lí khác nhau.
* Thuốc lá:
- Là sát thủ giấu mặt với sức khỏe con người.
- Khói thuốc có thể gây ra nhiều bệnh: ung thư phổi, ung thư vòm họng, tai biến tim mạch...
- Khói thuốc không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe của bản thân mà còn ảnh hưởng tới những người xung quanh.
- Tiêu tốn tiền bạc, làm giảm thu nhập gia đình, ảnh hưởng đến kinh tế quốc dân.
- Trên thế giới, nhiều nước đã cấm quảng cáo thuốc lá, cấm hút thuốc ở công sở và chỗ đông người.
* Ma túy:
- Thuốc phiện, hêrôin là chất kích thích gây nghiện rất nhanh. Người dùng thuốc sẽ rơi vào trạng thái ảo giác, hoang tưởng. Nghiện ma túy nghĩa là tự mang án tử hình.
- Khi mắc nghiện, vỏ não bị tổn thương rất lớn, sức khỏe suy kiệt nhanh chóng.
- Đối với người nghiện ma túy thì tiền bạc bao nhiêu cũng không đủ.
- Nghiện ma túy cũng đồng nghĩa với việc mất hết danh dự, đạo đức, tình yêu, hạnh phúc, gia đình, sự nghiệp...
* Văn hóa phẩm độc hại:
- Khi tiếp xúc với loại này, con người sẽ bị ám ảnh bởi những hành vi không lành 	mạnh, có những ham muốn phi đạo đức, sa vào lối sống ích kỉ, bản năng, mất hết khả 	năng phấn đấu, sống không mục đích.
- Nếu làm theo những điều bậy bạ sẽ dẫn đến sự thay đổi đạo đức, nhân cách, ảnh 	hưởng đến uy tín bản thân và gia đình, có thể sẽ dẫn tới vi phạm pháp luật.
3. Kết bài:
* Chúng ta cần:
- Tránh xa những thói hư tật xấu và tệ nạn xã hội
- Khi đã lỡ mắc thì phải có quyết tâm từ bỏ và làm lại cuộc đời
- Xây dựng cho mình và tuyên truyền cho mọi người lối sống lành mạnh.
BIỂU ĐIỂM
- Điểm 9-10: Bài viết đảm bảo tốt các yêu cầu về nội dung cũng như cách thức diến đạt, lối viết giản dị, chân thành tạo được sự đồng cảm và thuyết phục trong người đọc. Biết kết hợp nhiều yếu tố diễn đạt .
- Điểm 7-8: Bài viết đảm bảo khá tốt các yêu cầu trên. Biết kết hợp các yếu tố diễn đạt ở mức độ khá. 
- Điểm 5-6: Bài viết có thực hiện các yêu cầu trên. Chủ yếu liệt kê các luận điểm. Việc kết hợp các yếu tố diễn đạt và phân tích còn lúng túng.
- Điểm 3-4: Bài viết chưa đảm bảo các yêu cầu trên. Nêu các luận điểm chưa chính xác, chưa đầy đủ.
- Điểm 1-2: Bài viết quá yếu về cả nội dung và diễn đạt.
IV. Củng cố:
	-. Thu bài.
	-. Thống kê số lượng và nhận xét giờ kiểm tra.
V. HDVN:	
	-. Ôn lại kiến thức văn nghị luận.
	-. Chuẩn bị: Ôn tập phần văn học.
****************************************************
Ngày soạn: 24/4/21/012
Ngày dạy: 27/4/2012
	Tiết 125 
TỔNG KẾT PHẦN VĂN
A. Mục tiêu cần đạt: Giúp HS:
	- Bước đầu củng cố, hệ thống hoá kiến thức văn học qua các văn bản đã học trong sách giáo khoa Ngữ văn lớp 8 .
	- Tập trung ôn tập kĩ hơn cụm văn bản thơ.
B. Chuẩn bị:
G/v: 	- Soạn bài, tham khảo tài liệu.
	- Bảng phụ.
H/s: 	Chuẩn bị trước bài.
C. Tiến trình lên lớp:
	I. Ổn định tổ chức:
	II. Kiểm tra bài cũ:
	III. Bài mới:
Hướng dẫn HS lập bảng hệ thống các văn bản thơ đã học từ Tuần 15 đến Tuần 30.
	 Bảng hệ thống các văn bản thơ đã học từ Tuần 15.
TT
Văn bản
Tác giả
Thể loại
Giá trị nội dung
Giá trị nghệ thuật
Ghi chú
1
Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác
Phan Bội Châu (1867-1940)
Thất ngôn bát cú Đường luật
Khí phách kiên cường, bất khuất và phong thái ung dung, đường hoàng vượt lên trên cảnh tù ngục của nhà chí sĩ yêu nước và cách mạng.
Giọng điệu hào hùng, khoáng đạt, có sức lôi cuốn mạnh mẽ.
Những bài thơ cổ điển (hạn định số câu, tiếng, niêm luật chặt chẽ, gò bó) của các tác giả nhà nho tinh thông Hán học. Cảm xúc cũ, tư duy cũ: cái tôi ca nhân chưa được đề cao.
2
Đập đá ở Côn Lôn
Phan Châu Trinh (1872-1926)
Thất ngôn bát cú Đường luật
Hình tượng đẹp ngang tàng, lẫm liệt của người tù yêu nước, người tù cách mạng trên đảo Côn Lôn.
Bút pháp lãng mạn, giọng điệu hào hùng, tràn đầy khí thế.
3
Muốn làm thàng Cuội
Tản Đà 
(Nguyễn Khắc Hiếu)
(1889-1939)
Thất ngôn bát cú Đường luật
Tâm sự của một con người bất hoà sâu sắc với thực tại tầm thường, muốn thoát li bằng mộng tưởng lên trăng để bầu bạn với chị Hằng.
Hồn thơ lãng mạn, siêu thoát pha chút ngông nghênh nhưng vẫn rất đáng yêu.
4
Hai chữ nước nhà
Á Nam 
(Trần Tuấn Khải)
(1895-1983)
Song thất lục bát
Mượn câu chuyện lịch sử có sức gợi cảm lớn để bộc lộ cảm xúc và khích lệ lòng yêu nước, ý chí cứu nước của đồng bào.
Mượn tích xưa để nói chuyện hiện tại, giọng điệu trữ tình thống thiết.
5
Nhớ rừng
Thế Lữ 
(Nguyễn Thứ Lễ)
(1907-1989)
Thơ mới tám chữ
Mượn lời con hổ bị nhốt trong vườn bách thú để diễn tả sâu sắc nỗi chán ghét thực tại tầm thường, tù túng và khao khát tự do mãnh liệt của nhà thơ, khơi gợi lòng yêu nước thầm kín của người dân mất nước thuở ấy.
Bút pháp lãng mạn rất truyền cảm, sự đổi mới câu thơ, vần điệu, phép tương phản, đối lập. Nghệ thuật tạo hình đặc sắc.
Thể thơ mới tự do, đổi mới vần điệu, nhiệp điệu; lời thơ tự nhiên, bình dị, giảm tính công thức, ước lệ. Cảm xúc mới, tư duy mới: đề cao cái tôi cá nhân trực tiếp, phóng khoáng, tự do
6
Ông đồ
Vũ Đình Liên 
(1913-1996)
Thơ mới ngũ ngôn
Tình cảnh đáng thương của ông đồ đã gợi lên niềm cảm thương chân thành trước một lớp người đang tàn tạ và nỗi nhớ tiếc cảnh cũ người xưa.
Bình dị, cô dọng, hàm súc. Đối lập, tương phản. Hình ảnh thơ nhiều sức gọi cảm, câu hỏi tu từ; tả cảnh ngụ tình.
7
Quê hương
Tế Hanh 
(1921)
Thơ mới tám chữ
Tình quê hương trong sáng, thân thiết được thể hiện qua bức tranh tươi sáng, sinh động về một làng quê miền biển, trong đó nổi bật lên hình ảnh khoẻ khoắn, đầy sức sống của người dân chài và sinh hoạt làng chài.
Lời thơ bình dị, hình ảnh thơ mộc mạc mà tinh tế lại giàu ý nghĩa biểu trưng (cánh buồm - hồn làng; thân hình nồng thở vị xa xăm, nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ)
8
Khi con tu hú
Tố Hữu 
(1920-2002)
Lục bát
Tình yêu cuộc sống và khát khao tự do của người chiến sĩ cáh mạng trẻ tuổi trong nhà tù.
Giọng thơ tha thiết sôi nổi, tưởng tượng rất phong phú, dồi dào.
Thơ cách mạng.
9
Tức cảnh PácBó
Hồ Chí Minh (1890-1969)
Thất ngôn tứ tuyệt Đường luật
Tinh thần lạc quan, phong thái ung dung của Bác trong cuộc sống cách mạng đầy gian khổ ở PácBó. Với người, làm cách mạng và sống hoà hợp với thiên nhiên là niềm vui lớn.
Giọng thơ hóm hỉnh, nụ cười vui (vẫn sẵn sàng, thật là sang), từ láy miêu tả (chông chênh) vừa cổ điển vừa hiện đại.
10
Ngắm trăng (Vọng nguyệt)
Hồ Chí Minh (1890-1969)
Thất ngôn tứ tuyệt chữ Hán
Tình yêu thiên nhiên, yêu trăng đến say mê và phong thái ung dung nghệ sĩ của Bác Hồ ngay trong cảnh tù ngục cực khổ, tối tăm.
Nhân hoá, điệp từ, câu hỏi tu từ, đối xứng và đối lập.
11
Đi đường (Tẩu lộ)
Hồ Chí Minh (1890-1969)
Thất ngôn tứ tuyệt chữ Hán
Ý nghĩa tượng trưng và triết lí sâu sắc: Từ việc đi đường núi gợi ra chân lí đường đời - Vượt qua gian lao chồng chất sẽ tới thắng lợi vẻ vang.
Điệp từ (tẩu lộ, trùng san), tính đa nghĩa của hình ảnh, câu thơ, bài thơ.
IV. Củng cố:
	-. Tổng kết lại nội dung vấn đề.
V. HDVN:
	-. Hướng dẫn HS về nhà hoàn tiếp tục soạn bài.
	-. Học bài
	-. Tiếp tục ôn tập.
****************************************************
Ngày soạn: 24/4/21/012
Ngày dạy: 27/4/2012
	Tiết 126 
ÔN TẬP PHẦN TẾNG VIỆT 	 
A. Mục tiêu cần đạt: Ôn tập các nội dung sau.
	- Các kiểu câu.
	- Các kiểu hành động nói.
	- Lựa chọn trật tự từ trong câu.
B. Chuẩn bị:
G/v	- Xem sgk, sgv, sbt, thiết kế bài giảng.
	- Soạn giáo án
H/s	- Xem sgk, sbt.
	- Ôn tập
	- Soạn bài.	
C. Tiến trình lên lớp:
	I. Ổn định tổ chức:
	II. Kiểm tra bài cũ:
	III. Bài mới:
GV nêu yêu cầu của tiết học để đi vào bài.
I. Hướng dẫn HS ôn tập các kiểu câu.
1. Các kiểu câu:
- Câu nghi vấn. 	- Câu cầu khiến.
- Câu cảm thán.	- Câu phủ định.
- Câu trần thuật.
2. Đặc điểm hình thức và chức năng.
3. Bài tập xác định các kiểu câu.
II. Ôn tập về hành động nói.
1. Các kiểu hành động nói.
2. Bài tập xác định hành động nói.
III. Ôn tập về trật tự từ.
1. Lí do sắp xếp các trật tự từ.
2. Bài tập sắp xếp trật tự từ.
3. Bài tập tìm và sửa lỗi diễn đạt.
IV. Củng cố:
 - Tổng kết lại nội dung vấn đề.
V. HDVN:
	-. Hướng dẫn HS về nhà hoàn tiếp tục soạn bài.
	-. Học bài.
	-. Tiếp tục ôn tập.
****************************************************
Ngày soạn: 25/4/21/012
Ngày dạy: 28/4/2012
	Tiết 127 
VĂN BẢN TƯỜNG TRÌNH
A. Mục tiêu cần đạt: Giúp HS.
	- Hiểu những trường hợp cần viết văn bản tường trình.
	- Nắm được những đặc điểm của văn bản tường trình.
	- Biết cách làm một văn bản tường trình đúng quy cách.
B. Chuẩn bị:
	- Soạn bài , tài liêu có liên quan. 
	- Văn bản mẫu.
	- Chuẩn bị trước theo câu hỏi SGK.
C. Tiến trình lên lớp:
I. Ổn định tổ chức:
II. Kiểm tra bài cũ: 
	Kiểm tra sự chuẩn bị của HS
III. Bài mới:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung bài học
- Gọi HS đọc các văn bản tường trình, sgk/133-134.
Trong các văn bản trên, ai là người viết tường trình cho ai?
Bản tường trình được viết nhằm mục đích gì?
Nội dung và thể thức trình bày có gì đáng chú ý?
Người viết bản tường trình phải có thái độ như thế nào đối với nội dung tường trình?
Hãy nêu một số trường hợp cần viết bản tường trình trong học tập và sinh hoạt.
- Gọi HS đọc mục 1, sgk/135.
- Yêu cầu HS trả lời.
- Gọi HS đọc mục 2, sgk.
- Hướng dẫn HS cách làm văn bản tường trình.
- Trả lời.
- Đọc.
- Theo dõi và ghi nhớ.
I. Đặc điểm của văn bản tường trình:
1. Ví dụ: sgk
- Học sinh viết cho cô giáo chủ nhiệm và thầy Hiệu trưởng.
- Giải thích một số vấn đề có liên quan.
- Dựa trên sự quan sát được.
- Chân thật và trung thực, đúnga sự thật.
- Tự nêu theo sự hiểu biết của mình.
- Theo dõi và ghi nhớ.
2. Ghi nhớ: sgk - 136
II. Cách làm văn bản tường trình:
IV. Củng cố:
	-. Lưu ý HS một số điểm khi làm văn bản tường trình.
	-. Gọi HS đọc ghi nhớ, sgk/136.
V. HDVN:
	-. Học bài, làm bài tập.
	-. Ôn tập kiến thức để cguẩn bị cho tiết luyện tập.
******************************************
Ngày soạn: 25/4/21/012
Ngày dạy: 28/4/2012
	Tiết 128 
LUYỆN TẬPVĂN BẢN TƯỜNG TRÌNH
 A. Mục tiêu cần đạt: Giúp HS.
	- Ôn tập lại những tri thức về văn bản tường trình: mục đích, yêu cầu, cấu tạo của một bản tường trình.
	- Nâng cao năng lực viết tường trình cho HS.
B. Chuẩn bị:
	G/v: Văn bản tường trình mẫu.
	H/s: Hệ thống câu hỏi sgk.
C. Tiến trình lên lớp:
	I. Ổn định tổ chức:
II. Kiểm tra bài cũ: 
	Kiểm tra sự chuẩn bị của HS
III. Bài mới:
 Văn bản tường trình
- Mục đích trình bày thiệt hại hay mức độ trách nhiệm của người viết.
- Người viết tham gia hoặc chứng kiến vụ việc, cá nhân , tập thể.
- Người nhận: cấp trên, cơ quan nhà nước.
- Bố cục phổ biến theo mẫu.
-> Những mục không thể thiếu trong cả hai văn bản.
 + Quốc hiệu , tiêu ngữ
 + Tên văn bản
 + Thời gian, địa điểm
 - Người , cơ quan, tổ chức, cá nhận, địa chỉ
 + Nội dung
 + Người viết, ký tên.
Bài 1:
- Đọc.
- Trả lời.
Với a, Viết bản kiểm điểm 
Với b, Viết bản thông báo.
Với c,Viết bản báo cáo
- Hướng dẫn HS cách làm văn bản tường trình theo tình huống.
I. Ôn tập tri thức văn bản tường trình.
Văn bản báo cáo
- Mục đích: Công việc, công tác, tổng kết,sơ kết..
- Người viết : người tham gia, phụ trách công việc,tổ chức, tập thể...
- Người nhận: cấp trên, cơ quan nhà nước.
II. Luyện tập làm văn bản tường trình.
Bài 1:
Bài 2:
 - Gọi 2 HS lên trình bày.
 - GV nhận xét, chốt lại vấn đề.
IV. Củng cố:
	-. Lưu ý HS một số điểm khi làm văn bản tường trình,
V. HDVN:
	-. Học bài, làm bài tập còn lại.
	-. Ôn tập kiến thức để cguẩn bị cho tiết luyện tập.
********************************************

Tài liệu đính kèm:

  • docngu van 8dung.doc