Giáo án Ngữ văn 8 - Tiết 120: Ông Giuốc - Đanh mặc lễ phục (Tiếp) - Năm học 2010-2011

Giáo án Ngữ văn 8 - Tiết 120: Ông Giuốc - Đanh mặc lễ phục (Tiếp) - Năm học 2010-2011

I.MỤC TIÊU CẦN ĐẠT

1. Kiến thức

- Tiếng cười chế giễu thói “ Trưởng giả học làm sang”.

- Tài năng của Mô- li-e trong việc xây dựng một lớp hài kịch sinh động.

2. Kĩ năng

- Đọc phân vai kịch bản văn học.

- Phân tích mâu thuẫn kịch và tính cách nhân vật kịch.

3.Thái độ

 Có ý thức học tập và rèn luyện để trở thành con người toàn diện.

II. CÁC KĨ NĂNG SỐNG CƠ BẢN ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG BÀI

1. Kĩ năng giao tiếp

2. Kĩ năng xác định giá trị

3. Kĩ năng lắng nghe tích cực

4. Kĩ năng hợp tác

 

doc 5 trang Người đăng tranhiep1403 Lượt xem 3929Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 8 - Tiết 120: Ông Giuốc - Đanh mặc lễ phục (Tiếp) - Năm học 2010-2011", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 05/ 04/ 2011
Ngày giảng: 12/ 04/ 2011
Bài 29
Tiết 120 : Ông giuốc- đanh mặc lễ phục ( Tiếp)
( Trích: Trưởng giả học làm sang)
 MÔ- li-e
I.Mục tiêu cần đạt
1. Kiến thức
- Tiếng cười chế giễu thói “ Trưởng giả học làm sang”.
- Tài năng của Mô- li-e trong việc xây dựng một lớp hài kịch sinh động.
2. Kĩ năng
- Đọc phân vai kịch bản văn học.
- Phân tích mâu thuẫn kịch và tính cách nhân vật kịch.
3.Thái độ
 Có ý thức học tập và rèn luyện để trở thành con người toàn diện.
II. Các kĩ năng sống cơ bản được giáo dục trong bài
1. Kĩ năng giao tiếp
2. Kĩ năng xác định giá trị
3. Kĩ năng lắng nghe tích cực
4. Kĩ năng hợp tác
III. Chuẩn bị
1. Giáo viên: các vấn đề liên quan đến tác giả và tác phẩm
2. Học sinh: đọc và trả lời câu hỏi sgk
IV. Phương pháp và kĩ thuật dạy học
Đọc sáng tạo, phân tích và bình giảng, nêu vấn đề ( động não, nêu câu hỏi); thảo luận nhóm( chia nhóm, giao nhiệm vụ)
V. Các bước lên lớp
1. ổn định tổ chức ( 1’)
2. Kiểm tra đầu giờ :(5’)
H. Thế nào là hài kịch? Vở hài kịch của Mô-li-e gồm mấy cảnh?
- Hài kịch : là một thể loại kịch trong đó tính cách và hành động và tình huống được thể hiện dưới dạng buồn cười hoặc ẩn chứa cái hài.
- Vở hài kịch gồm 2 cảnh 
a/ Ông Giuốc- đanhvà phó may
b/Ông Giuốc- đanh và tay thợ phụ
3.Tiến trình tổ chức các hoạt động
*Khởi động ( 1’)
 GV hệ thống lại bài cũ -> dẫn vào bài mới
Hoạt động của thầy và trò
T/g
Nội dung
HĐ1. Đọc- hiểu văn bản
* Mục tiêu
-Tiếng cười chế giễu thói “ Trưởng giả học làm sang”.
- Tài năng của Mô- li-e trong việc xây dựng một lớp hài kịch sinh động.
H.Ông Giuốc- đanh và bác phó may trò chuyện xoay quanh sự việc gì? Sự việc nào là chủ yếu ?
 Cuộc đối thoại xoay quanh những sự việc: đôi bít tất chật , bộ tóc giả , lông đính mũ , thật là bộ lễ phục 
H. Ông Giuốc- đanh đang ở trong trạng thái như thế nào ?
H. Ông Giuốc- đanh sắp phát khùng vì những lí do gì ?
- Ông Giuốc-đanh sắp phát khùng vì: 
+ Bộ lễ phục mang đến chậm
+Đôi bít tất chật và đã đứt hai mắt 
+ Đôi giày khiến ông đau chân ghê gớm 
H. Qua chi tiết trên cho em thấy ông Giuốc- đanh là người như thế nào ?
- Ông Giuốc-đanh là người thích ăn diện 
H. Khi bác phó may mang bộ lễ phục mới đến ông Giuốc- đanh phát hiện ra điều gì ? Sự phát hiện này chứng tỏ điều gì trong nhận thức của ông ?
- Ông Giuốc- đanh phát hiện ra hoa bị may ngược, bác phó may lí luận các nhà quý tộc đều mặc như vậy ->ông tin và hài lòng
- ông Giuốc- đanh chưa phải mất hết tỉnh táo 
H. Nhưng tại sao ông lại dễ dàng thay đổi ý kiến và tỏ ra rất hài lòng về bộ lễ phục?
- Vì bác phó may lí luận các nhà quý tộc đều mặc như thế -> ông tin và hài lòng
H.Qua theo dõi cuộc thoại em thấy ông giuốc- đanh bị mắc lừa như thế nào ?
 - Bộ lễ phục may ẩu do hai mươi thợ phụ xúm lại
 - Bị ăn bớt vải nên áo chẽn quần cộc , hoa may ngược
H. Kịch tính gây cười ở đoạn đối thoại thể hiện ở chỗ nào ?
 - Ông Giuốc- đanh từ chỗ khó tính khắt khe trở thành bị động trước sự ma mãnh của tên phó may 
H. Theo em vì sao ông Giuốc- đanh lại bị lợi dụng như vậy? 
 - Lắm tiền nhưng ngu dốt
H. Bị lợi dụng như vậy ông Giuốc- đanh đáng thương hay đáng cười ?vì sao? 
 - Đáng cười vì giàu có nhưng ngu ngốc học làm sang trong khi thực chất không đáng được sang trọng
H.Qua tìm hiểu cảnh 1 em có nhận xét gì về tính kịch của vở hài kịch và qua đó tính cách của Guốc- đanh được bộc lộ như thế nào? 
GV nhắc HS theo dõi cảnh tiếp theo
H. Cuộc đối thoại giữa Giuốc- đanh và đám thợ phụ diễn ra xung quanh sự việc gì ?
 - Tâng bốc địa vị xã hội của Giuốc- đanh 
H. Đám thợ phụ đã tâng bốc Giuốc- đanh như thế nào? 
 - ông lớn ->cụ lớn-> đức ông
H. Tác giả sử dung biện pháp nghệ thuật gì trong đoạn trích này ?
 - Sử dụng phép tăng cấp 
H. Mục đích của cách gọi này là gì ? 
 - Mục đích để moi tiền của Giuốc-đanh
H. Phản ứng của Giuốc- đanh về sự việc này như thế nào ? 
- Giuốc- đanh cực kì sung sướng hãnh diện -> liên tục thưởng tiền cho bọn thợ phụ
GV bình: Câu thoại của đức ông này thể hiện niềm hân hoan ngập trong lòng. Mặc dù y vẫn chưa mất hết lí trí , vẫn còn lo mất cả túi tiền để thưởng công . Nhưng thêm lần nữa chứng tỏ cái dục vọng được làm quý tộc của gã mãnh liệt đến nhường nào , ông vẫn sẵn sàng chi trả hết cả túi tiền của mình để được gọi hai tiếng ngọt ngào.
 H. Hãy chỉ ra mâu thuẫn gây cười trong kịch tính của Giuốc- đanh?
 - Thích sang trọng ,danh giá >< ngu dốt 
H. Từ đây em hiểu thêm đặc điểm nào trong tính cách của nhân vật Giuốc- đanh ?
HĐ2. rút ra ghi nhớ
* Mục tiêu
- Trình bày được giá trị nghệ thuật và nội dung của vở hài kịch
H. Em có nhận xét gì về giá trị nghệ thuật đặc sắc của văn bản?
+ Học sinh thảo luận nhóm bàn 2’
+ Các nhóm báo cáo nhận xét
+ GV chốt:
- khắc họa tài tình tính cách nhân vật.
- Dựng nên lớp hài kịch ngắn với mâu thuẫn kịch được thể hiện sinh động, hấp dẫn, gây cười.
H. Qua tìm hiểu văn bản em hiểu nội dung văn bản đề cập là gì?
- HS trả lời
H. Từ tiếng được tạo ra trong lớp kịch này em hiểu gì thêm về nhà viết kịch Mô-li- e?
 - Căm ghét lối sống trưởng giả học đòi làm sang
- Có tài phát hiện và trình bày những hiện tượng lố bịch của người đời
- Tạo tiếng cười sảng khoái cho người nghe
- Góp phần đả phá, tẩy rửa cái xấu 
+ HS đọc ghi nhớ, vấn đề cần nắm trong phần ghi nhớ
HĐ luyện tập GV HD học sinh về nhà thực hiện
28’
8’
II. Tìm hiểu văn bản 
1.Trước khi ông Giuốc- đanh mặc lễ phục 
 Với mâu thuẫn kịch được thể hiện sinh động và gây cười. Ông Giuốc- đanh hiện lên là người kém hiểu biết nhưng lại thích danh giá ,sang trọng đã khiến ông bị mắc lừa.
2/ Ông Giuốc- đanh sau khi mặc lễ phục
 Bằng nghệ thuật khắc hoạ tài tình tính cách lố lăng của nhân vật thông qua lời nói và hành động. Tác giả cho thấy Giuốc- đanh là kẻ hám danh , ưa nịnh, đáng cười.
IV. Ghi nhớ (SGK)
4.Củng cố( 1’)
 GV hệ thống lại bài theo n ội dung học tập trên lớp về vở hài kịch.
5. Hướng dẫn học bài ( 1’)
- Học sinh về nhà học bài theo nội dung ghi nhớ sgk
- Tập diễn lớp hài kịch của Mô- li – e đã học trong giờ ngoại khóa
- Chuẩn bị bài:Lựa chọn trật tự từ trong câu ( tiếp)

Tài liệu đính kèm:

  • doctiet 120a.doc