A. Mục tiêu. Giúp học sinh :
- Vận dụng được kiến thức trật tự từ trong câu để phân tích hiệu quả diễn đạt của trật tự từ trong một số câu trích từ các tác phẩm văn học, chủ yếu là những tác phẩm đã học.Viết được đoạn văn ngắn thể hiện khả năng sắp xếp trật tự từ hợp lí.
- Rèn kĩ năng sắp xếp trật tự từ hợp lí.
- GD học sinh tinh thần say mê, hứng thú, sáng tạo trong khi học.
B. Chuẩn bị .
I. Giáo viên : Làm các BT trong SGK, tìm thêm một số BT bbổ trợ.
II. Học sinh : Thực hiện các BT SGK.
C. Tiến trình lên lớp
1' I. Ổn định tổ chức.
5’ II.Kiểm tra bài cũ : Thế nào là lựa chọn trật tự từ trong câu? Nêu một số tác dụng của sự sắp xếp trật tự từ
III. Bài mới.
1' Giơi thệu bài : . Tiết học ngày hôm nay giúp các em củng cố kiến thức về trật tự từ
Ngày soạn 10/4/07. Tiết 119 LỰA CHỌN TRẬT TỰ TỪ TRONG CÂU. ( Luyện tập ) A. Mục tiêu. Giúp học sinh : - Vận dụng được kiến thức trật tự từ trong câu để phân tích hiệu quả diễn đạt của trật tự từ trong một số câu trích từ các tác phẩm văn học, chủ yếu là những tác phẩm đã học.Viết được đoạn văn ngắn thể hiện khả năng sắp xếp trật tự từ hợp lí. - Rèn kĩ năng sắp xếp trật tự từ hợp lí. - GD học sinh tinh thần say mê, hứng thú, sáng tạo trong khi học. B. Chuẩn bị . I. Giáo viên : Làm các BT trong SGK, tìm thêm một số BT bbổ trợ. II. Học sinh : Thực hiện các BT SGK. C. Tiến trình lên lớp 1' I. Ổn định tổ chức. 5’ II.Kiểm tra bài cũ : Thế nào là lựa chọn trật tự từ trong câu? Nêu một số tác dụng của sự sắp xếp trật tự từ III. Bài mới. 1' Giơi thệu bài : . Tiết học ngày hôm nay giúp các em củng cố kiến thức về trật tự từ TG Hoạt động GV và HS Nội dung bài học. 30 3’ Hoạt động 1: GV yêu cầu mỗi tổ làm một bài tập SGK. Tổ 1 BT 2, tổ 2 BT 2, tổ 3 BT3, tổ 4 BT 4. Sau đó đại diện tổ trình bày , tổ khác nhận xét, GV nhận xét, bổ sung. GV yêu cầu tổ 1,2 viết đoạn văn theo đề tài '' Lợi ích của việc đi bộ đối với việc rèn luyện sức khỏe '' . Tổ 3,4 viết đoạn văn theo đề tài ''Lợi ích của việc đi bộ đối với việc mở rộng hiểu biết thực tế '' Sau đó GV yêu cầu một số HS đọc đoạn văn, HS nhận xét, GV nhận xét, bổ sung. Hoạt động 2: BT bổ trợ. Nhận xét ý nghĩa câu văn khi có sự thay đổi trật tự từ. 1 a. Hôm nay tôi đọc báo. b.Tôi đọc báo hôm nay. 2 a. Bao giời anh về ? b. Anh về bao giờ ? I. Làm các bài tập ở sgk. Bài tập 1: a. Trật tự cụm từ thể hiện thứ tự các công việc cần phải làm để cổ vũ, động viên và phát huy tinh thần yêu nước của nhân dân. b.Trật tự cụm từ thể hiện thứ tự các việc chính, việc phụ. Bài tập 2: Lặp lại từ ở đầu câu để tạo sự liên kết câu. Bài tập 3 a. Đảo trật tự để nhấn mạnh cảm giác buồn man mác. b. Đảo trật tự để nhấn mạnh hình ảnh ''đẹp'' Bài tập 4. b. Đảo trật tự để nhấn mạnh sự ngạo nghễ vô lối của nhân vật. Căn cứ vào văn cảnh chọn câu b thích hợp. Bài tập 5: Viết đoạn văn. Người Việt Nam ta có câu '' Đi một ngày đàng học một sàng khôn ''. Cong các bậc minh quân ngày xưa thường ''vi hành''. Nếu hiểu ''đi một ngày đàng'' và ''vi hành '' đều là đi bộ thì chúng ta sẽ thấy lợi ích của nó quả là to lớn. II.Bài tập bổ trợ: 1a. Hôn nay chỉ trạng ngữ chỉ thời gian của câu. b.Hôm nay : định ngữ của ''báo'' 2 a. Bao giờ : tương lai b. Bao giờ : quá khứ. 5' IV .Củng cố- Dặn dò. 1. Củng cố : Vì sao chúng ta phải thay đổi trật tự từ ? 2. Dặn dò : Học bài,nắm được tác dụng của trật tự từ trong câu. Chuẩn bị bài . Luyện tập đưa yếu tố tự sự và miêu tả vào bài văn nghị luận. (Đề ra : Trang phục và văn hóa . xác định hệ thống luận điểm, viết đoạn văn làm sáng tỏ một luận điểm có đưa yếu tố miêu tả, tự sự vào bài văn ).
Tài liệu đính kèm: