Giáo án Ngữ văn 8 - Tiết 113 đến 116 - Tuần 31

Giáo án Ngữ văn 8 - Tiết 113 đến 116 - Tuần 31

KIỂM TRA VĂN

A. Mục tiêu cần đạt:

- Giúp học sinh ôn tập củng cố kiến thức văn học đã học ở học kì II lớp 8, đồng thời rèn luyện kĩ năng diễn đạt và làm văn.

B. Chuẩn bị:

- Giáo viên :Đề kiểm tra.

- Học sinh : Ôn tập.

C.Phương pháp:

Thực hành viết.

D. Các hoạt động dạy học:

I. Tổ chức lớp:

II. Kiểm tra bài cũ :

- Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh.

III. Tiến trình kiểm tra :

1. Giáo viên giao đề.

Đề bài:

Phần I. Trắc nghiệm

Câu 1: ( 2 điểm) Chép thuộc lòng hai khổ thơ đầu bài thơ Quê hương của nhà thơ Tế Hanh

Câu 2: ( 3 điểm) So sánh điểm giống nhau và khác nhau trong các thể văn: Chiếu, hịch, cáo tấu.

Câu 3: : ( 2 điểm)Vẽ sơ đồ trình tự lập luận cho Văn bản: Đi bộ ngao du

Câu 4: ( 3 điểm) Phát biểu cảm nhận về lòng yêu nước của Trần Quốc Tuấn được thể hiện qua bài Hịch tướng sĩ

2. Học sinh làm bài.

 

doc 13 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 852Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 8 - Tiết 113 đến 116 - Tuần 31", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 31 Ngày soạn: 5/4/2009 
 Tiết 113 Ngày dạy: 7/4/2009
kiểm tra văn
A. Mục tiêu cần đạt:
- Giúp học sinh ôn tập củng cố kiến thức văn học đã học ở học kì II lớp 8, đồng thời rèn luyện kĩ năng diễn đạt và làm văn.
B. Chuẩn bị:
- Giáo viên :Đề kiểm tra.
- Học sinh : Ôn tập.
C.Phương pháp:
Thực hành viết.
D. Các hoạt động dạy học:
I. Tổ chức lớp: 
II. Kiểm tra bài cũ :
- Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh.
III. Tiến trình kiểm tra : 
1. Giáo viên giao đề.
Đề bài:
Phần I. Trắc nghiệm
Câu 1: ( 2 điểm) Chép thuộc lòng hai khổ thơ đầu bài thơ Quê hương của nhà thơ Tế Hanh
Câu 2: ( 3 điểm) So sánh điểm giống nhau và khác nhau trong các thể văn: Chiếu, hịch, cáo tấu.
Câu 3: : ( 2 điểm)Vẽ sơ đồ trình tự lập luận cho Văn bản: Đi bộ ngao du
Câu 4: ( 3 điểm) Phát biểu cảm nhận về lòng yêu nước của Trần Quốc Tuấn được thể hiện qua bài Hịch tướng sĩ
2. Học sinh làm bài.
IV. Củng cố:
- Giáo viên thu bài, nhận xét giờ kiểm tra.
V. Hướng dẫn về nhà:
- Tiếp tục ôn tập lại các văn bản.
- Soạn bài ''Ông Giuốc đanh mặc lễ phục''
Đáp án - biểu điểm
Câu 1: HS chép đúng đủ hai khổ thơ đạt điểm tối đa là 2 điểm. Sai 3 lỗi chính tả trừ 0.25 diểm. Thiếu 1 câu thơ trừ 0.25 điểm.
Câu 2 (3đ)
* Giống nhau: cùng là thể văn nghị luận cổ, kết cấu chặt chẽ, lập luận sắc bén, có thể được viết bằng văn xuôi, văn vần hoặc văn biến ngẫu.
* Khác nhau: về đối tượng sử dụng , mục đích và chức năng.
- Chiếu: ban bố mệnh lệnh.
- Hịch: cổ vũ, thuyết phục, kêu gọi, mục đích là khích lệ tinh thần, tình cảm.
- Cáo: trình bày một chủ trương hay công bố kết quả một sự nghiệp để mọi người cùng biết.
- Tấu: trình bày sự việc, ý kiến, đề nghị.
- Chiếu, hịch, cáo: đối tượng sử dụng: vua chúa hoặc bề trên.
- Tấu: quan lại, thần dân
Câu 3: ( 2 điểm) Sơ đồ trình tự lập luận bài Đi bộ ngao du:
Đi bộ ngao du thú vị
Hoàn toàn tự do
Có dịp để trau dồi tri thức
Tốt cho sức khoẻ và tinh thần
Muốn ngao du phải đi bộ
Câu 4: ( 3 điểm) Phát biểu được những cảm nhận về lòng yêu nước của tác giả được thể hiện trong bài. Mỗi em sẽ có những cảm nhận khác nhau. Tuy nhiên cần thể hiện được những ý cơ bản sau:
-Lòng yêu nước được thể hiện trức tiếp qua lòng căm thù giặc sâu sắc: Ta thường tới bữa quên ăn, nửa đêm vỗ gối, ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa. Chỉ căm tức chưa xẻ thịt lột da, nuốt gan uống máu...
- Nghiêm khắc phê phán, khuyên răn bày tỏ thiệt hơn với các tướng sĩ dưới quyền giúp họ thấy ró đúng sai để l chuyên tâm rèn luyện binh pháp đánh đôủi quan thù, măng lại ấm no cho nhân dân...
Tuần 29 Ngày soạn: 5/4/2009 
 Tiết 114 Ngày dạy: 7/4/2009
Tiếng Việt 
Lựa chọn trật tự từ trong câu
A. Mục tiêu cần đạt:
- Trang bị cho học sinh 1 số hiểu biết cơ bản về trật tự từ trong câu; khả năng thay đổi trật tự từ; hiệu quả của những trật tự từ khác nhau.
- Hình thành ở học sinh ý thức lựa chọn trật tự từ trong nói, viết cho phù hợp với yêu cầu phản ánh thực tế và diễn tả tư tưởng, tình cảm của bản thân.
B. Chuẩn bị:
- SGK, SGV, thiết kế, bảng phụ.
- Hs xem trước bài ở nhà.
C. Phương pháp:
Phân tích mẫu,nêu vấn đề, liên hệ thực tế,
D.Các hoạt động dạy học:
I. Tổ chức lớp: 
II. Kiểm tra bài cũ :
? Thế nào là lượt lời trong hội thoại? Những lưu ý khi tham gia hội thoại.
- Làm bài tập 3, 4
III. Tiến trình bài giảng: 
Hoạt động của thầy - Trò
Nội dung
 Hoạt động 1: Hướng dẫn HS tìm hiểu phần nhận xét chung.
- Học sinh đọc đoạn văn, chú ý câu in đậm.
? Câu trên được cấu tạo bằng những cụm từ nào?
? Có thể thay đổi trật tự từ trong câu in đậm theo những cách nào mà không làm thay đổi nghĩa cơ bản của câu? (Giáo viên chia nhóm thảo luận)
- Học sinh thảo luận nhóm, mỗi nhóm viết nhiều nhất có thể các câu có thay đổi trật tự từ trong câu in đậm SGK.
? Để diễn đạt nội dung câu in đậm trong đoạn văn, có bao nhiêu cách sắp xếp trật tự từ.
-GV treo bảng phụ ghi các đáp án để học sinh đối chiếu.
- Học sinh ghi 6 cách vào vở.
? Vì sao tácgiả chọn trật tự từ như trong đoạn trích?
(Nhẫn mạnh vị thế xã hội của cai lệ, nhấn mạnh sự hung hãn của cai lệ,tạo liên kết câu, tạo nhịp điệu cho câu văn)
? Hãy thử chọn một trật từ khác, nhận xét tác dụng của sự thay đổi đó?
- Học sinh thảo luận.
1) Nhấn mạnh sự hung hãn, liên kết câu
2) Nhấn mạnh sự hung hãn, liên kết câu
3) Nhấn mạnh sự hung hãn, liên kết câu
4) Liên kết câu
5) Liên kết câu.
6) Nhấn mạnh thái độ hung hãn.
? Vậy trật tự từ là gì.
* Trình tự sắp xếp các từ trong chuỗi lời nói được gọi là trật tự từ.
? Hiệu quả diễn đạt của các cách sắp xếp trật tự từ có gì giống nhau không? Em rút kinh nghiệm gì trong việc đặt câu.
Hoạt động 2: Hướng dẫn HS tìm hiểu một số tác dụng của việc sắp xếp trật tự từ
- HS đọc ví dụ
? Trật tự từ trong những câu in đậm thể hiện điều gì.
? So sánh tác dụng của những cách sắp xếp trật tự từ trong các bộ phận câu in đậm?
? Hãy rút ra tác dụng của việc sắp xếp trật tự từ trong câu.
- Học sinh đọc ghi nhớ.
Hoạt động 3: hướng dẫn luyện tập:
? Giải thích lí do sắp xếp trật tự từ trong những bộ phận câu và câu in đậm SGK.
I. Nhận xét chung
1. Ví dụ
2. Nhận xét 
-Gõ đầu roi xuống đất, cai lệ thét bằng giọng 
 1 2	3 4
khàn khàn của người hút nhiều xái cũ
- 6 cách
1) Cai lệ gõ đầu roi xuống đất, thét bằng giọng khàn khàn của người hút nhiều xái cũ.
2) Cai lệ thét bằng giọng khàn khàn của người hút nhiều xái cũ, gõ đầu roi xuống đất
3) Thét bằng giọng khàn khàn của người hút nhiều xái cũ, cai lệ gõ đầu roi xuống đất.
4) Bằng giọng khàn khàn của người hút nhiều xái cũ, cai lệ gõ đầu roi xuống đất, thét.
5) Bằng của người hút nhiều xái cũ, gõ đầu roi xuống đất, cai lệ thét.
6) Gõ đầu roi xuống đất, bằng giọng khàn khàn của người hút nhiều xái cũ, cai lệ thét.
- Trình tự sắp xếp các từ trong chuỗi lời nói được gọi là trật tự từ.
3. Ghi nhớ
II. Một số tác dụng của việc sắp xếp trật tự từ.
*. Ví dụ 
*. Nhận xét 
1)Trật tự từ thể hiện:
a. -Thể hiện thứ tự trước sau của hoạt động
 - Thể hiện thứ tự trước sau của hoạt động
b. - Thể hiện thứ, bậc cao thấp của nhân vật, thứ tự xuất hiện của các nhân vật.
 - Thể hiện sự tương ứng với trật tự của cụm từ đứng trước: Cai lệ mang roi song còn người nhà lí trưởng mang tay thước và dây thừng.
2) So sánh.
 Cách viết của nhà văn Thép Mới có hiệu quả diễn đạt cao hơn vì nó có nhịp điệu hơn (đảm bảo sự hài hoà về âm)
Ghi nhớ: ( SGK/ 112)
III. Luyện tập 
a) Kể tên các vị anh hùng dân tộc theo thứ tự xuất hiện của các vị ấy trong lịch sử.
b) Đẹp vô cùng, Tổ Quốc ta ơi. Nhấn mạnh cái đẹp của non sông mới được giải phóng.
- Hò ô được đảo lên trước để bắt vần ''Sông lô'' tạo cảm giác kéo dài, thể hiện sự mênh mang của sông nước đảm bảo sự hài hoà về ngữ âm cho lời thơ.
c) Lặp lại các từ trong cụm từ mật thám, đội con gái ở 2 đầu vế câu là để liên kết chặt chẽ câu ấy với câu đứng trước.
IV. Củng cố:
- ? Trật tự từ trong câu là gì? Tác dụng của việc sắp xếp trật tự từ trong câu?
V. Hướng dẫn về nhà:
- Học ghi nhớ.
- Hoàn thiện bài tập.
 - Xem lại bài kiểm tra TLV số 6 để học tiết trả bài
* Rút kinh nghiệm:
..
Tuần 31 Ngày soạn: 5/4/2009 
Tiết 115 Ngày dạy: 8/4/2009
trả bài tập làm văn số 6
A. Mục tiêu cần đạt:
- Giúp học sinh củng cố những kiến thức và kĩ năng đã học về phép lập luận CM và giải thích, về cách sử dụng từ ngữ, đặt câu và đặc biệt là về luận điểm và cách trình bày luận điểm.
- Có thể đánh giá được chất lượng bài làm của mình, trình độ tập làm văn của bản thân mình so với yêu cầu của đề bài và so với các bạn cùng trong lớp học, nhờ đó có được những kinh nghiệm và quyết tâm cần thiết để làm bài tốt hơn nữa những bài sau.
B. Chuẩn bị:
- Gv :Chấm trả bài trước 1 ngày.
-Học sinh: xem lại bài viết.
C. Các hoạt động dạy học:
I. Tổ chức lớp: (1')
II. Kiểm tra bài cũ :(5') 
III. Tiến trình bài giảng: 
1. Đề bài: 
2. Dàn ý, biểu điểm (như tiết 103, 104)
3. Nhận xét 
+ GV đọc hai bài khá,hs nhận xét chung . GV nhận xét ưu điêmt chung
* Ưu điểm:
- Đa số đã làm đúng kiểu văn nghị luận giải thích
- Một số bài viết lập luận khá sắc sảo như bài của em ... 
- Biết cách trình bày từng luận điểm trong bài văn.
- Bài số 6 tiến bộ: chữ viết, cách trình bày có tiến bộ
+ GV đọc hai bài yếu kém( Y Đuh, Hoài), HS nhận xét
* Nhược điểm
a) Nội dung 
- Hầu hết còn thiếu các luận điểm.
- Các luận điểm sắp xếp chưa hợp lí, còn lộn xộn, còn lạc sang phân tích hai bài văn, chưa bám sát yêu cầu của đề.
- Mở bài chưa thật tự nhiên, ngắn và lủng củng: ...
- Bài viết còn lan man, có những em làm sơ sài, chưa tập trung làm sáng tỏ luận điểm, có những em phân bố thời gian không hợp lí 
b) Hình thức
- Đoạn văn : có em chưa tách đoạn văn hợp lí, viết 1 câu sau đó xuống dòng.
- Không dùng dấu câu,dùng sai :
- Sai chính tả: nhầm l - n; gi - d - r 
- Lỗi diễn đạt: còn có câu sai, cách dùng từ, ...
4. Trả bài
5. Sửa lỗi trong bài.
+ HS đọc bài của mình và của bạn, phát hiện lỗi sai, nêu cách sửa
6. Kết quả:
Lớp
Giỏi
Khá
Trungbình
Yếu
kém
8 A
8
17
10
8 B
4
12
14
12
Kĩ năng viết văiệt nam nghị luận của một số em ở lớp 8B còn yếu.
Nguyên nhân là do các em là HS DTTS, kĩ năng dùng tiếng Việt còn kém. Thêm vào đó những kiến thức cơ bản về văiệt nam nghị luận chưa chắc chắn vì các em đi học không chuyên cần vì vậy nắm kiến thức không hệ thống...
IV. Củng cố:
- Một số yêu cầu cơ bản khi viết văn nghị luận.
V. Hướng dẫn về nhà:
- Viết lại một số đoạn sai, tiếp tục sửa lại những lỗi sai.
- Chuẩn bị cho tiết ''Tìm hiểu các yếu tố tự sự và miêu tả trong văn nghị luận''
- Lập dàn ý cho các đề bài còn lại.
* Rút kinh nghiệm:
.....................................................................................................................................................................................................................................................
Tuần 31
Tiết 116 Ngày soạn: 5/4/2009 
 Ngày dạy: 8/4/2009
tìm hiểu các yếu tố tự sự và miêu tả
 trong văn nghị luận 
A. Mục tiêu cần đạt: giúp học sinh 
- Thấy được tự sự và miêu tả thường là những yếu tố rất cần thiết trong một bài văn nghị luận vì chúng có khả năng giúp người nghe , người đọc nhận thức được nội dung nghị luận một cách dễ dàng , sáng tỏ hơn.
- Nắm được những yêu cầu cần thiết của việc đưa các yếu tố tự sựvà miêu tả vào bài văn nghị luận để sự nghị luận có thể đạt được hiệu quả thuyết phục cao. 
- Rèn kĩ năng đưa các yếu tố tự sự và miêu tả vào trong văn bản nghị luận
- GD ý thức dùng các yếu tố tự sự và miêu tả trong khi viết văn nghị luận để đạt được hiệu quả cao
B. Chuẩn bị:
- Giáo viên :
- HS : Xem trước bài ở nhà.
C. Phương pháp: Phân tích mẫu, nêu vẫn đề, qui nạp, thực hành
D. Các hoạt động dạy học:
I. Tổ chức lớp: 
II. Kiểm tra bài cũ :
? Nêu vai trò của yếu tố biểu cảm trong văn nghị luận. Yếu tố biểu cảm trong văn biểu cảm có gì khác với yếu tố biểu cảm trong văn nghị luận
III. Tiến trình bài giảng: 
Hoạt động của thầy- trò
Nội dung
Hoạt động 1: Tìm hiểu tác dụng của các yếu tố tự sự và miêu tả trong văn nghị luận
Yêu cầu học sinh đọc ví dụ.
? Tìm những câu đoạn thể hiện yếu tố tự sự, miêu tả trong 2 đoạn trích.
Ví dụ a: yếu tố tự sự.
- Vị chúa tỉnh mỗi viên công sứ ở Đông Dương quả là một vị ... xì tiền ra.
Ví dụ b: có yếu tố miêu tả: tấp nập, đầu quân, không ngần ngại rời bỏ ... xiết bao ... thở, tốp thì bị xích tay ... nòng sẵn ...
? Vì sao không thể xếp cả 2 đoạn trích trên là văn miêu tả hay kể chuyện.
(Gợi ý: văn bản ấy được tạo lập nhằm mục đích nào là chủ yếu)
- Học sinh thảo luận.
- Không xếp được vì mục đích làm sáng tỏ vấn đề tố cáo,vạch trần sự tàn bạo và giả dối của TD Pháp trong cái gọi là mộ lính tình nguyện, làm rõ đây thực chất là những cuộc săn lùng vật liệu biết nói một cách dã man.
 ? Vậy đây là đoạn văn gì.
? Giả sử cả 2 đoạn trích không có yếu tố tự sự và miêu tả thì ta có hình dung rõ sự giả dối, lừa gạt của thực dân Pháp hay không.
- Giáo viên chiếu 2 đoạn văn có yếu tố miêu tả và tự sự.
? Từ việc nhận xét trên em có nhận xét gì về vai trò của các yếu tố tự sự và miêu tả trong văn nghị luận.
? Yêu cầu học sinh đọc ví dụ 2.SGK 
? Tìm những yếu tố tự sự và miêu tả trong đoạn văn trên.
- Học sinh đọc, tìm ví dụ.
- Tự sự: kể lại câu chuyện về chàng Trăng và Nàng Han.
- Miêu tả:... soi xuống dòng thác bạc, dệt bằng chỉ ngũ sắc ...
? Tác dụng của tự sự và miêu tả trong đoạn văn này.
? Tác giả có kể lại toàn bộ 2 truyện chàng Trăng và nàng Han không? Mà tập trung kể những chi tiết nào chứng tỏ điều gì.
Không kể kĩ càng hai truyện mà chỉ tập trung vào những chi tiết như Trăng không nói không cười, cưỡi ngựa đá, ... bay lên mặt trăng, nàng Han thành tiên lên trời sau khi đánh giặc
 ? Tác giả có miêu tả tràn nan không.
? Vậy khi đưa các yếu tố tự sự và miêu tả vào trong bài văn nghị luận cần chú ý điều gì.
- Gọi học sinh đọc ghi nhớ.
Hoạt động 2: Hướng dẫn luyện tập
- Học sinh làm bài tập trong SGK.
? Chỉ ra các yếu tố tự sự và miêu tả 6 đoạn văn nghị luận sau? Cho biết tác dụng của chúng.
-Vai trò
- Cách sử dụng.
I. Yếu tố tự sự và miêu tả trong văn nghị luận
 *. Ví dụ 
*. Nhận xét 
1. Ví dụ a: kể về một thủ đoạn bắt lính.
Ví dụ b: tả lại cảnh khổ sở của người bắt lính 
 không phải văn tự sự và miêu tả.
=>Sự dụng yếu tố tự sự và miêu tả nhằm vạch trần, sáng tỏ sự tàn bạo và giả dối của thực dân Pháp trong việc mộ lính tình nguyện.
- thiếu yếu tố tự sự và miêu tả đoạn văn nghị luận khô khan mất hết vẻ sinh động sức thuyết phục kém.
2. 
- Làm rõ sự gần gũi, giống nhau trong các truyện anh hùng đẹp của các dân tộc Việt Nam 
- Lựa chọn những chi tiết tương đồng giống với truyện Thánh Gióng làm rõ luận điểm
3. Ghi nhớ
II. Luyện tập 
Bài tập 1
- tự sự giúp người đọc hình dung rõ được hoàn cảnh sáng tác trong bài thơ và tâm trạng nhà thơ
- Miêu tả giúp học sinh hình dung trước mắt khung cảnh của đêm trăng và cảm xúc của người tù thi sĩ nhận rõ hơn chiều sâu một tâm tư ... chứa đựng tình cảm dạt dào trước trăng, trước đêm trước cái lành cái đẹp.
IV. Củng cố:(')
- đọc lại ghi nhớ:
+ Vai trò của yếu tố tự sự và miêu tả.
+ Cách sử dụng
V. Hướng dẫn về nhà:(')
- Học ghi nhớ, làm bài tập 2, bài tập 1; 2; 3 SBT 
- Chuẩn bị cho tiết luyện tập.
* Rút kinh nghiệm
Tuần 30 - Tiết 117,118
 Ngày soạn: 
 Ngày dạy: 
Văn bản
ông Giuốc-đanh mặc lễ phục
(Trích ''Trưởng giả học làm sang'')
 ( Mô li e)
A. Mục tiêu cần đạt:
- Giúp học sinh hình dung được lớp kịch này trên sân khấu, hiểu rõ Mô li e là nhà soạn kịch tài ba, xây dựng lớp kịch hết sức sinh động, khắc hoạ tài tình tính cách lố lăng của một tay trưởng giả học đòi làm sang và gây được tiếng cười sảng khoái cho khán giả.
B. Chuẩn bị:
- Tài liệu tham khảo.
- Thiết kế, SGV, SGK.
C. Các hoạt động dạy học:
I. Tổ chức lớp: (1')
II. Kiểm tra bài cũ :(5') Trắc nghiệm
1. Theo Ru-xô ''Đi bộ ngao du'' giúp ta điều gì quan trọng nhất.
A. Tinh thần thoải mái, tăng cường sức khoẻ.
B. Hiểu biết phong phú về thiên nhiên, cuộc sống.
C. Hoàn toàn có cảm giác tự do cá nhân.
D. Tiết kiệm tiền bạc (thuê tàu, xe, ngựa ...)
2. Mục đích của ''Đi bộ ngao du'' theo Ru-xô là gì?
A. Chỉ ra một phương pháp rèn luyện thân thể.
B. Chỉ ra một phương pháp giải trí lành mạnh.
C. Chỉ ra một phương pháp giáo dục trẻ em tiến bộ.
D. Chỉ ra một phương pháp dạy học mới mẻ.
III. Tiến trình bài giảng: 
Hoạt động của thày
Hoạt động của trò
? Nêu những hiểu biết về tam giác, tác phẩm.
- Học sinh dựa vào chú thích trả lời.
- Yêu cầu đọc: hình thức phân vai ông Giuốc-đanh giàu có nhưng ngu ngốc, háo danh, dễ bị lừa.
- Giáo viên nhận xét.
- Yêu cầu học sinh đọc chú thích
- Giáo viên diễn giảng thể loại (kịch vui, kịch cười)
Đoạn trích là mẫu mực của thể loại hài kịch cổ điển vũ khúc hài kịch.
? Lớp kịch gồm mấy cảnh? Tóm tắt các cảnh.
* Gồm 2 cảnh:
+ Ông Giuốc-đanh và phó may
+ Ông Giuốc-đanh và tay thợ phụ.
? Xem xét số lượng nhân vật tham gia vào mỗi cảnh và các loại động tác, âm thanh trên sân khấu để chứng minh rằng càng về sau kịch càng sôi động.
? Ông Giuốc-đanh và bác phó may trò chuyện xoay quanh những sự việc gì? Sự việc nào là chủ yếu.
? Ông Giuốc-đanh phát hiện ra điều gì trên bộ lễ phục mới may? Sự phát hiện này chứng tỏ điều gì trong nhận thức của ông.
? Nhưng tại sao ông lại dễ dàng thay đổi ý kiến? Qua đây chứng tỏ thêm điều gì về tính cách ông Giuốc-đanh.
? Kịch tính, mâu thuẫn gây cười ở đoạn này thể hiện ở chỗ nào.
- Bổ sung: dựa vào khao khát học theo cách sống, cách ăn mặc của người quí tộc (ông ta hiểu cũng lơ mơ) nên chỉ nói một câu là ông Giuốc-đanh đã hoàn toàn tin tưởng rồi tiếng cười. Trước sự ngớ ngẩn vì hiếu danh và ngu ngốc của ông Giuốc-đanh nên sau 2 câu nói của phó may cũng làm Giuốc-đanh tin tưởng may hoa ngược là sang, là mốt.
I. Tìm hiểu chung
1. Tác giả 
2. Tác phẩm 
II. Đọc - hiểu văn bản 
1. Đọc
- Học sinh đóng vai đọc.
Phó may, thợ phụ khéo léo chiều khách, nịnh hót nhưng thâm tâm lại coi thường.
- Học sinh đọc diễn cảm.
- Học sinh nghe
2. Bố cục
- Gồm 2 cảnh: ông Giuốc-đanh và phó may và cảnh ông Giuốc-đanh và tay thợ phụ.
- Học sinh thảo luận.
- Hành động kịch diễn ra tại phòng khách nhà ông Giuốc-đanh, một người trên 40 tuổi.
- Cảnh trước: có 2 người là ông Giuốc-đanh và bác phó may nói với nhau ( chủ yếu đối thoại có kèm theo cử chỉ động tác)
- Cảnh sau: có 2 người là ông Giuốc-đanh và tay thợ phụ (4 tay xúm xít xung quanh) nhộn nhịp hơn, có cả nhảy múa và âm nhạc rộn ràng.
3. Phân tích
a) Ông Giuốc-đanh và bác phó may 
- Xoay quanh những sự việc: đôi bít tất chật, bộ tóc giả, lông đính mũ nhưng chủ yếu là bộ lễ phục.
- Phát hiện hoa may ngược chứng tỏ ông chưa phải mất hết tỉnh táo.
- Học sinh thảo luận phát biểu:
 Vì phó may lí luận rất liều, vớ vẩn những nhà quí tộc đều may hoa ngược như vậy là ông đã tin ngay ông Giuốc-đanh kém hiểu biết nhưng lại thích danh giá sang trọng, học đòi nên d bị lừa, bị qua mặt.
- Học sinh thảo luận.
 Bác phó may đang ở thế bị động (bị chê trách may áo ngược hoa) nay chuyển sang thế chủ động tấn công bằng 2 đề nghị liên tiếp. Còn ông Giuốc-đanh từ chỗ khó tính khe khắt chủ động tự nhiên trở thành bị động trước sự ma mãnh của tay phó may lọc lõi.
Chuyển tiết 118
Hoạt động của thày
Hoạt động của trò
? Đến lúc Giuốc-đanh phát hiện phó may ăn bớt vải thì phó may đối phó bằng cách nào? Cách đối phó này có tác dụng gì.
? Trong các chi tiết lực cười đó thì chi tiết nào là lực cười nhất? Vì sao.
? Theo em vì sao ông Giuốc-đanh bị lợi dụng như thế.
? Cuộc đối thoại giữa Giuốc-đanh với đám thợ phụ diễn ra xung quanh việc gì? Sự việc đó được tác giả sử dụng biện pháp nghệ thuật nào.
? Có phải hắn thật lòng kính trọng ông chủ? Thực chất của cách xưng hô này là gì.
? Phản ứng của ông Giuốc-đanh về việc này.
? Việc thưởng tiền mấy lần của Giuốc-đanh chứng tỏ lão đang khao khát cái gì? Chứng tỏ lão là người như thế nào.
? Phân tích lời thoại của Giuốc-đanh ''Lại đức ông nữa ... nhé''
? Lớp kịch này gây cười cho khán giả ở những khía cạnh nào.
 Nhân vật ông Giuốc-đanh mặc bộ lễ phục trên sân khấu liên tưởng đến truyện ''Bộ quần áo mới của hoàng đế''
- Học sinh trả lời: ông Giuốc-đanh phát hiện ra chủ động trách bằng 2 lời thoại. Bác phó may chống đỡ yếu ớt nhưng chống chế bằng cách đáh trống lảng sang chuyện thử áo. Nước cờ khá cao tay vì nó đánh trúng vào tâm lí ông Giuốc-đanh đang muốn học đòi làm sang.
- Học sinh tự bộc lộ
- Lắm tiền, thích ăn diện học đòi song ngu dốt.
b) Ông Giuốc-đanh và tay thợ phụ 
- Tâng bốc địa vị xã hội ông Giuốc-đanh.
- Phép tăng cấp: ông lớn cụ lớn đức ông.
- Vì muốn moi tiền.
 nịnh hót moi tiền
- Tâm lí: cực kì sung sướng và hãnh diện
- Hành động: liên tục thưởng tiền cho bọn thợ này háo danh, ưa nịnh.
- Lời thoại thể hiện niềm hân hoan tràn ngập tính cách hc đoòi làm sang ở ông vẫn mãnh liệt lắm. ẵn sàng cho hết cả túi tiền để được học làm ''sang''
c) Nhân vật hài kịch bất hủ.
- Học sinh thảo luận.
 Cười vì ông Giuốc-đanh ngu dốt không biết gì chỉ vì thói học đòi làm sang mà bị lợi dụng để kiếm trác. Cười khi thấy ông ngớ ngẩn tưởng rằng mặc áo hoa ngược mới là sang, ông cứ moi tiền mãi để mua lấy danh hão.
- Cười khi trên sân khấu ông Giuốc-đanh bị 4 tay thợ phụ lột quần áo để mặc bộ lễ phục lố lăng ... mà vẫn vênh vang ra vẻ quý phái.
4. Tổng kết

Tài liệu đính kèm:

  • docvan 8 tuan 31vha.doc