Giáo án Ngữ văn 8 - Tiết 111 đến 114 - Trường TH&THCS Húc Nghì

Giáo án Ngữ văn 8 - Tiết 111 đến 114 - Trường TH&THCS Húc Nghì

HỘI THOẠI

A/ MỤC TIÊU:

1. Kiến thức: Nắm được khái niệm lượt lời trong hội thoại.

2. Kĩ năng: Sử dụng lượt lời hợp lý trong giao tiếp.

3. Thái độ: Tích cực, tự giác, sáng tạo.

B/ CHUẨN BỊ :

1. Giáo viên: Bảng phụ, tình huống hội thoại.

2. Học sinh: Chuẩn bị bài, sgk.

C/ TIẾN TRÌNH BÀI DẠY:

I.Ổn định: Gv kiểm tra vệ sinh, nề nếp lớp học.

II. Bài cũ: Thế nào là vai xã hội? Nêu các mối quan hệ của vai xã hội?

III. Bài mới:

1. Đặt vấn đề: Gv nhắc lại kiến thức bài cũ, dẫn trực tiếp vào nooij dung bài mới.

 

doc 6 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 728Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 8 - Tiết 111 đến 114 - Trường TH&THCS Húc Nghì", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết thứ 111
	 Ngày soạn:......../......./........... 
Hội thoại
A/ Mục tiêu:
1. Kiến thức: Nắm được khái niệm lượt lời trong hội thoại.
2. Kĩ năng: Sử dụng lượt lời hợp lý trong giao tiếp.
3. Thái độ: Tích cực, tự giác, sáng tạo.
b/ chuẩn bị :
1. Giáo viên: Bảng phụ, tình huống hội thoại.
2. Học sinh: Chuẩn bị bài, sgk.
c/ tiến trình bài dạy:
I.ổn định: Gv kiểm tra vệ sinh, nề nếp lớp học.
ii. Bài cũ: Thế nào là vai xã hội? Nêu các mối quan hệ của vai xã hội?
iii. bài mới:
1. Đặt vấn đề: Gv nhắc lại kiến thức bài cũ, dẫn trực tiếp vào nooij dung bài mới.
2. triển khai bài: 
hoạt động của thầy + trò
nội dung kiến thức
Hoạt động 1:
Hs: Đọc các ví dụ, thảo luận, trả lời các câu hỏi.
* Trong hội thoại trên mổi nhân vật được nói bao nhiêu lượt lời?
* Có bao nhiêu lần Hồng được nói nhưng Hồng không nói? Sự im lặng của Hồng thể hiện thái độ như thế nào?
* Vì sao Hồng không cắt lời người cô khi bà nói những điều Hồng không muốn nghe?
Hoạt động 2:
* Thế nào là lượt lời trong hội thoại?
* Trong giao tiếp cần chú ý lượt lời như thế nào?
* Có nhất thiết phải thực hiện lượt lời không?
Hoạt động 3:
Hs: Hoạt động nhóm, đại diện trình bày kết quả.
Gv: Nhận xét, bổ sung.
I. Tìm hiểu lượt lời:
1. Ví dụ:
- Có 5 lượt lời.
- Hồng không nói g thể hiện thái độ bất bình.
- Hồng giữ lể phép của người vai dưới đối với vai trên.
2. Kết luận:
* Mổi lần có một người tham gia hội thoại được nói g lượt lời.
* Để giữ lịch sự, cần tôn trọng lượt lời.
* Im lặng là một cách để thể biện thái độ.
II. Luyện tập:
Bài tập 2:
a. Ban đầu Cái Tí nói nhiều nhưng sau nói ít đi.
b. Tác giả miêu tả phù hợp tâm lý nhân vật.
IV. Củng cố: 
Gv Chốt lại kiến thức cơ bản cần nắm về khái niệm lượt lời và cách sử dụng lượt lời trong hội thoại.
Hs ghi nhớ.
V. Dặn dò: Nắm nội dung bài học, làm bài tập, tìm hiểu về cách sắp xếp trật tự từ trong câu.
Quyết chí thành danh
Tiết thứ 112
	 Ngày soạn:......../......./........... 
Luyện tập đưa yếu tố biểu cảm 
vào bài văn nghị luận
A/ Mục tiêu:
1. Kiến thức: Cũng cố kiến thức về văn bản nghị luận.
2. Kĩ năng: Rèn kỹ năng đưa yếu tố biểu cảm vào bài văn nghị luận một cách hợp lý hiệu quả.
3. Thái độ: Tích cực, tự giác, sáng tạo.
b/ chuẩn bị :
1. Giáo viên: Bảng phụ, bài văn mẫu.
2. Học sinh: Chuẩn bị bài, sgk.
c/ tiến trình bài dạy:
I.ổn định: Gv kiểm tra vệ sinh, nề nếp lớp học.
ii. Bài cũ: không.
iii. bài mới:
1. Đặt vấn đề: giáo viên giới thiệu mục đích của bài học.
2. triển khai bài: 
hoạt động của thầy + trò
nội dung kiến thức
Hoạt động 1:
Hs: Đọc kỉ bài tập, hoạt động nhóm, đại diện trình bày kết quả.
Gv: Nhận xét, đánh giá, bổ sung.
Hoạt động 2:
Hs: Đọc lại đoạn trích, xác định yếu tố biểu cảm trong đoạn trích.
* Nêu cảm xúc gợi lên khi trình bày luận điểm “Sự bổ ích của những chuyến tham quan du lịch”.
Hs: Thảo luận, trình bày tại lớp
Gv: Nhận xét, đánh giá, bổ sung.
Hoạt động 3:
Hs: Thảo luận trình bày.
Gv: Nhận xét, đánh giá.
I. Bài tập 1:
* Luận điểm khá phong phú nhưng thiếu mạch lạc, còn lộn xộn.
1. mở bài: Những chuyến tham quan du lịch đem lại nhiều lợi ích.
2. Thân bài:
a. Hiểu biết:
- Cụ thể sâu sắc hơn những điều đã học.
- Đưa lại nhiều bài học kinh nghiệm.
b. Tinh thần:
- Tìm thêm nhiều niềm vui mới cho bản thân.
- Thêm yêu thiên nhiên, đất nước.
c. Thể chất:
- Sức khỏe chịu đựng bền vững hẳn.
3. Kết bài: Tham quan du lịch là hoạt động bổ ích.
II. Bài tập 2:
a. Niềm vui sướng hạnh phúc của người đi du lịch.
b. Hs trình bày cảm xúc.
III. Bài tập 3: 
Hs tự trình bày.
IV. Củng cố: 
Gv Chốt lại kiến thức cơ bản cần nắm về vai trò của yếu tố biểu cảm trông bài văn nghị luận, cách đưa yếu tố biểu cảm vào bài văn nghị luận.
Hs ghi nhớ.
V. Dặn dò: Nắm nội dung bài học, hoàn thành bài tập, tìm hiểu yếu tố miêu tả, tự sự trong bài văn nghị luận.
Quyết chí thành danh
Tiết thứ 113
	 Ngày soạn:......../......./........... 
Kiểm tra văn
A/ Mục tiêu:
1. Kiến thức: Củng cố kiến thức văn học đã học, đánh giá kết quả học tập của học sinh.
2. Kĩ năng: Vận dụng kiến thức đã học vào thực hành.
3. Thái độ: Tích cực, tự giác, sáng tạo.
b/ chuẩn bị :
1. Giáo viên: Ra đề, đáp án.
2. Học sinh: Chuẩn bị bài, sgk.
c/ tiến trình bài dạy:
I.ổn định: Gv kiểm tra vệ sinh, nề nếp lớp học.
ii. Bài cũ: Không.
iii. bài mới:
1. Đặt vấn đề: Gv giới thiệu mục đích bài học.
2. triển khai bài: 
Đề ra:
I. Trắc ngiệm
Câu 1: “Minh nguyệt” có nghĩa là gì?
A. Trăng sáng.
B. Trăng đẹp.
C. Ngắm trăng.
Câu 2: “Bình Ngô đại cáo” được xem là tuyên ngôn độc lập thứ hai của dân tộc.
A. Đúng.
B. Sai.
Câu 3: Trong đoạn trích “Nước Đại Việt ta” Tác giả chủ sử dụng phương thức biểu đạt nào?
A. Tự sự.
B. Nghị luận.
C. Thuyết minh.
D. Miêu tả.
Câu 4: Người đương thời gọi Nguyễn Thiếp là gì?
A. Hải Thượng Lãn Ông
B. Khổng Lộ Thiền Sư.
C. Tam Nguyên Yên Đổ.
D. La Sơn Phu Tử.
II. Tự luận:
Em hiểu thế nào về thú lâm tuyền? Thú lâm tuyền được hiểu như thế nào trong bài thơ “Tức cảnh Pác bó” của Hồ Chí Minh.
Đáp án:
1. Thú lâm tuyền tức là thu vui cùng thiên nhiên, thích gần gũi với thiên nhiên, xa rời cuộc sống ồn ào, danh lợi, quyền thế.
2. Bài thơ “Tức cảnh Pác bó” 
- Vui với cuộc sống thiếu thốn nơi núi rừng.
- Sự trang trọng, thích thú với cuộc sống cách mạng.
- Sự hóm hỉnh của ý chí kiên định.
g Thú lâm tuyền của Bác xuất phát từ tình yêu thiên nhiên và tình yêu đất nước. 
IV. Củng cố: 
Gv Nhận xét buổi học.
Hs ghi nhớ.
V. Dặn dò: Đọc, tìm hiểu tác phẩm “Ông Giuốc-đanh mặc lể phục”.
Quyết chí thành danh

Tài liệu đính kèm:

  • doct111-t114.doc