Giáo án Ngữ Văn 8 - Tiết 11 đến 20 - Trường THCS Trần Quốc Toản

Giáo án Ngữ Văn 8 - Tiết 11 đến 20 - Trường THCS Trần Quốc Toản

Tiết: 11-12 VIẾT BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 1

I)-Mục tiêu cần đạt:

1-Kiến Thức:-Nắm lại thể văn tự sự kết hợp với miêu tả , biểu cảm để vận dung vào bài viết

2-Kĩ Năng :-Rèn kĩ năng viết bài văn hoàn chỉnh theo bố cục 3 phần .

3-Thái Độ :-Cần đầu tư cho bài viết đạt chất lượng .

II)-Chuẩn Bị:

1-Giáo Viên:- Đề kiểm tra –đáp án –biểu điểm .

2-Học sinh:- Giấy bút làm bài –xem lại văn bản“Tôi đi học” .

III)- Tiến trình các buớc lên lớp : - Hoạt động của giáo viên và học sinh .

 1/- Hoạt động 1: Khởi động .

 - Điểm danh :

 - Gv nhắc Hs về qui định cách làm bài viết tập làm văn :

 + Tiết 1 lập dàn ý , viết nháp .+ Tiết 2 ghi cẩn thận vào giấy làm bài .

 2 /- Hoạt động 2 :

 - GV cho Hs ghi đề :” Những kỉ niện ngày đầu tiên đi học của em “

 - Tính thời gian làm bài .

 

doc 17 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 897Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ Văn 8 - Tiết 11 đến 20 - Trường THCS Trần Quốc Toản", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày Soạn: 03/09/2010 
Tiết: 11-12	VIẾT BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 1
I)-Mục tiêu cần đạt:
1-Kiến Thức:-Nắm lại thể văn tự sự kết hợp với miêu tả , biểu cảm để vận dung vào bài viết 
2-Kĩ Năng :-Rèn kĩ năng viết bài văn hoàn chỉnh theo bố cục 3 phần ..
3-Thái Độ :-Cần đầu tư cho bài viết đạt chất lượng .
II)-Chuẩn Bị:
1-Giáo Viên:- Đề kiểm tra –đáp án –biểu điểm .
2-Học sinh:- Giấy bút làm bài –xem lại văn bản“Tôi đi học” .
III)- Tiến trình các buớc lên lớp : - Hoạt động của giáo viên và học sinh .
 1/- Hoạt động 1: Khởi động .
 - Điểm danh :
 - Gv nhắc Hs về qui định cách làm bài viết tập làm văn : 
 + Tiết 1 lập dàn ý , viết nháp .+ Tiết 2 ghi cẩn thận vào giấy làm bài .
 2 /- Hoạt động 2 : 
 - GV cho Hs ghi đề :” Những kỉ niện ngày đầu tiên đi học của em “ 
 - Tính thời gian làm bài .
3/- Hoạt động 3 : - Thu bài .
 - Nhận xét tiết kiểm tra .
 - Dặn dò học bài cũ : Tức nước vỡ bờ 
 - Soạn bài mới : Lão Hạc 
IV )- Nội dung cần đạt : 
 A/ Yêu cầu chung : 
1/- Nội dung kiến thức :- Viết đúng kiểu bài tự sự có kết hợp yếu tố miêu tả , biểu cảm .
- Trình bày được những kỉ niệm sâu sắc của bản thân khi đến trường ngày đầu tiên .
- Cảm nhân sự xa lạ , ngỡ ngàng khi bắt dầu làm quen với trường lớp , thầy cô , bạn bè .
- Tâm trạng náo nức ,rụt rè , lúng túng ...
- Xác định trình tự kể theo thời gian , không gian , theo diễn biến của sự việc , theo diễn biến của tâm trạng . 
2/- Kĩ năng : - Xác định đúng ngôi kể : ngôi thứ nhất .
 - Bố cục bài viết rõ ràng đủ ba phần .
 - Diễn đạt trôi chảy , bài văn trong sáng , có cảm xúc .
 - Lưu ý lỗi chính tả ,dùng từ , đặt câu , viết đoạn .
3/- Dàn bài sơ lược : 
 a-Mở bài : Giới thiệu thời gian , sự việc và nhân vật được nói tới .
b-Thân bài:Kể diễn biến câu chuyện 
+Sự việc khởi đầu – cảm xúc lúc ấy và sự quan tâm của mọi người , đặc biệt là người thân .
+Sự việc phát triển theo dòng cảm xúc và nối tiếp các sự việc trước .
+ Tình cảm thân thương của những người lớn đối với thế hệ trẻ trong ngày đầu tiên đi học .
c- Kết bài : Ấn tượng nhớ mãi về ngày đầu tiên đi học học ấy .
B-Biểu điểm:
Điểm
Nội dung cho điểm
9-10
-Đáp ứng 100% yêu cầu chung,văn viết có bố cục rõ ràng , diễn đạt trôi chảy,không sai lỗi chính tả.
7-8
-Bài văn đạt trên 80% yêu cầu chung, ,sai từ 3 đến 5 lỗi chính tả .
5-6
Đạt trên 60% yêu cầu chung,đủ các chi tiết lới văn sáng tạo,nhưng còn hạn chế vài chỗ-Mắc 4-6 lỗi chính tả.
3-4
-Đạt 50% yêu cầu chung,văn kể chưa sáng tạo,còn lủng củng,bỏ sót chi tiết,sai trên 8 lỗi chính tả,lỗi dùng từ.
1-2
-Không biết cách biết cách kể chuyện,viết lan man.
0
-Bỏ giấy trắng.
 Ngày Soạn :03/09/2010
 Tiết :13+ 14 LÃO HẠC - Nam Cao .
A-Mục Tiêu bài học:
1-Kiến thức :
-.Nhân vật , sự kiện ,cốt truyện trong tác phẩm truyện viết theo khuynh hướng hiện thực . 
-Sự thể hiện tinh thần nhân đạo của nhà văn 
- Tài năng nghệ thuật xuất sắc của nhà văn Nam Cao trong việc xây dựng tình huống truyện , miêu tả , kể chuyện , khắc họa hình tượng nhân vật .
2-Kĩ năng :
-Đọc diễn cảm ,hiểu tóm tắt được tác phẩm truyện viết theo khuynh hướng hiện thực .
-Vận dụng kiến thức về sự kết hợp các phương thức biểu đạt trong văn bản tự sự để phân tích tác phẩm tự sự viết theo khuynh hướng hiện thực .
3-Thái độ :Biết thương cảm và trân trọng phẩm chất của người nông dân nghèo khổ 
B-Chuẩn bị bài học:
1-Giáo Viên:- Dự kiến biện pháp tổ chức : vấn đáp .qui nạp - thảo luận nhóm 
2-Học Sinh :-Hoc bài cũ “Tức nước vỡ bờ” SGK/33 -Đọc và tìm hiểu nội dung văn bản Lão Hạc .
C-Hoạt động Dạy_Học:
1-Ổn định
2-Bài Cũ : - Nêu nội dung nghệ thuật của đoạn trích “Tức nước vỡ bờ” 
3-Giới Thiệu Bài mới:- Nhà văn Nam Cao với truyện ngắn Lão Hạc .
Hoạt Động của Giáo Viên và Học Sinh
Kiến thức cơ bản cần đạt
@-Hoạt Động 1 :- Tìm hiểu chung.
*Bước 1 : - Gv cho Hs nêu vài nét hiểu biết của nình về tác giả Nam Cao và truyện ngắn Lão Hạc .
*Bước 2 : -Gv tóm tắt một số ý cần thiết trong phần chữ in nhỏ để Hs hiểu sâu hơn về truyện ngắn :
 - Hoàn cảnh của lão Hac , tình cảm của lão đối với con chó vàng , sự túng quẫn ngày càng đe dọa lão lúc này .
- Đọc văn bản phần chữ in lớn – chia bố cục .
- Tìm phương thức biểu đạt .
@-Hoạt Động 2 : Tìm hiểu văn bản .
*Bước 1 : Phân tích tâm trạng của lão Hạc xung quanh việc bán cậu Vàng ( PP vấn đáp ,qui nạp )
- -Gv Hd Hs trở lại nội dung phần trước câu truyện để thấy rõ tình cảnh túng quẫn ngày càng đe dọa lão Hạc lúc này . – Chú ý đoạn văn “Lão Hạc ....băn khoăn quá thế” 
- Gv hỏi : + Tại sao lão Hạc nói đi nói lại ý định bán “cậu vàng” với ông giáo ?
 Gv chốt : Lão suy tính đắn đo dữ lắm . Lão coi việc này rất hệ trọng bởi “cậu vàng” là người bạn thân thiết ,là kỉ vật của anh con trai mà lão rất thương yêu ( dẫn chứng đoạn văn SGK/40 ) 
-Cho Hs chú ý đoạn văn SGK/41,42- tìm những từ ngữ , hình ảnh miêu tả thái độ, tâm trạng của lão Hạc khi lão kể chuyện bán cậu vàng với ông giáo . – Cái hay của từ láy “ầng ậng” là gì ?
 Gv chốt-bình : hàng loạt từ ngữ diễn tả thái độ, tâm trạng đã lột tả sự đau đớn , hối hận , xót xa thương tiếc của lão Hạc , tất cả đang dâng trào , đang òa vỡ khi có người hỏi đến trong lòng một ông lão giàu tình thương, giàu lòng nhân hậu .Cái hay còn thể hiện ở sự chân thật , cụ thể và chính xác tuần tự từng diễn biến tâm trạng đau đớn cứ dâng lên như không thể kìm nén nỗi đau rất phù hợp với tâm lí người già .
- Gv cho Hs theo dõi tiếp những lời kể , phân trần , than vãn của lão Hạc với ông giáo .
Hỏi: + Tâm trạng và suy nghĩ của lão Hạc về kiếp con người như thế nào ? + Qua đây em hiểu gì về con người của lão Hạc ? 
Gv chốt : Qua sự giãi bày của lão Hạc với ông giáo ta thấy thái độ của lão đã chuyển sang chua chát ngậm ngùi , và ta còn thấy lão là một người sống rất trung thực , giàu tình nghĩa thủy chung , lòng thương con sâu sắc của người cha nghèo khổ . 
 Hết tiết 13 .
* Chuyển sang tiết 14.
- Hs nhắc lại nội dung học ở tiết trước .
- Gv gợi dẫn : mạch câu chuyện được chuyển từ chỗ bán chó sang chuyện lão Hạc nhờ ông giáo giữ dùm tiền , vườn cũng là sự chuẩn bị cho cái chết của mình một cách buồn thảm và đáng thương .
*Bước 2 : Phân tích nguyên nhân cái chết của lão Hạc .
- PP cả lớp thảo luận .
-Quan sát đoạn văn “và lão kể ....hàng xóm cả” (sgk/43) 
- GV hỏi :+ Hãy cho biết nguyên nhân và mục đích của việc lão Hạc nhờ vả ông giáo ? + Suy nghĩ của em về tình cảnh , bản chất , tính cách của lão Hạc qua việc này ?
+ Qua đây em hiểu gì về số phận của người nông dân Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám ?
Gv chốt : Tình cảnh đói khổ túng quẫn đã đẩy lão hạc đến cái chết như một hành động tự giải thoát . Cái chết tự nguyện này xuất phát từ lòng thương con âm thầm mà lớn lao , từ lòng tự trọng đáng kính .Qua đây , chúng ta thấy số phận cơ cực đáng thương của những người nông dân nghèo ở những năm đen tối trước Cách mạng tháng Tám .
 *Bước 3 : Tìm hiểu tấm lòng của nhà văn đối với nhân vật lão Hạc .( PP vấn đáp -qui nạp - câu hỏi nêu vấn đề -kĩ thuật động não )
 - Gv gợi : Những hành động của nhân vật tôi đối với lão Hạc khi nghe lão kể chuyện , an ủi , bùi ngùi , nắm lấy vai gầy của lão , ôn tồn bảo ...
- Hỏi : + Đó là thái độ ,tình cảm gì của ông giáo ? 
 + N/v “tôi có ý nghĩ gì về tình cảm , về nhân cách của lão Hạc qua đoạn văn “chao ôi .....ta thương” “ tôi giấu vợ tôi .......và tôi càng buồn lắm” 
 + Khi nghe Binh Tư cho biết lão Hạc xin bã chó , ông giáo đã suy nghĩ gì ?
 + Khi chứng kiến cái chết của lão Hạc , ông giáo đã suy nghĩ “cuộc đời đáng buồn theo một nghĩa khác” em hiểu đó là nghĩa gì ?
Gv chốt : ông giáo là người có lòng đồng cảm , xót xa yêu thương về tình cảnh của lão Hạc và thấy được lão là người rất giàu lòng tự trọng .Kết thúc câu truyện bằng cái chết của nhân vật chính , Nam Cao đã tôn trọng cái lô gic của sự thật cuộc đời , đồng thời làm tăng sức ám ảnh , hấp dẫn và khiến người đọc cảm động hơn .
Gv chốt lại nội dung bài học phần ghi nhớ .
Gọi Hs đọc SGK/48 .
@-Hoạt Động 3 : Tổng kết :
*Bước 1 : Nghệ thuật 
Hỏi : + Tác giả sử dụng ngôi kể thứ mấy ? ngôi kể này có lợi thế gì cho nhân vật tôi ?
 + Các phương thức biểu đạt ? có hiệu quả gì ? 
 + Nhận xét về ngôn ngữ , hình tượng nhân vật ? 
*Bước 2 : Nội dung 
 Hỏi : + Văn bản kể về nhân vật và sự việc gì ? 
 + Qua đây em hiểu gì về phẩm giá của người nông dân trước Cách mạng tháng Tám ?
Gv chốt – cho ghi bài .
@-Hoạt Động 4 : Luyện tập 
* Cho Hs thảo luận nhóm theo từng bàn nội dung sau: - Em hiểu thế nào về ý nghỉ của nhân vật “tôi”( có thể coi là tác giả ) qua đoạn văn sau “ Chao ôi ! đối với những người ở quanh ta ........che lấp mất” 
- Sau thời gian qui định – gọi một vài em trình bày ý kiến .
- Gv chốt – ghi bài .
: 
I/-Tìm hiểu chung :
1/- Tác giả - tác phẩm :
a)- Tác giả : Nam Cao ( 1915- 1951 ) 
- Nhà văn đã đóng góp cho nền văn học dân tộc các tác phẩm hiện thực xuất sắc viết về đề tài người nông dân nghèo bị áp bức và người tri thức nghèo sống mòn mỏi trong xã hội cũ .
b)- Tác phẩm : - Lão hạc là một trong những truyện ngắn xuất sắc viết về người nông dân , được đăng báo lần đầu năm 1943 .
2/- Chú thích : SGK/46 
3/- Bố cục : 3 phần 
4/- Phương thức : tự sự , miêu tả , biểu cảm .
II/- Văn bản :
1/- Số phận người nông dân qua tình cảnh của lão Hạc : 
a)- Tâm trạng của lão Hạc sau khi bán “cậu vàng” :
- Câu vàng là kỉ vật của anh con trai ,là người bạn thân thiết của lão .
- Day dứt , ăn năng nghĩ “già bằng tuổi đầu rồi mà còn đánh lừa một con chó”
- Cử chỉ : cười như mếu , đôi mắt ầng ậng nước .
-Bộ dạng : mặt co rúm lại ...hu hu khóc .
 dùng từ tượng thanh , tượng hình .
 Một con người sống rất trung thực , tình nghĩa , thủy chung , thương con sâu sắc .
 Tiết 14 .
 b)- Nguyên nhân cái chết của lão Hạc : 
- Tình cảnh : túng quẫn , đói khổ 
 Tự giải thoát bằng cái chết 
 Số phận đáng thương của người nông dân nghéo trước Cách mạng tháng Tám .
 - Chuẩn bị cái chết : để lại ba mươi đồng bạc , ba sào vườn , căn nhà nhờ ông giáo , không gây phiền hà cho hàng xóm . 
 Cái chết tự nguyện , xuất phát từ lòng thương con âm thầm mà lớn lao và lòng tự trọng .
3/- Tấm lòng của nhà văn đối với lão Hạc : 
- An ủi , bùi ngùi ...
 Cảm thông với tấm lòng của người cha rất mực thương con , muốn vun dắp cho con tất cả để con được hạnh phúc .
“... Cuộc đời đáng buồn theo một nghĩa khác” 
, Trân trọng ,ca ngợi vẻ đẹp tiềm ẩn của người nông dân trong cảnh khốn cùng vẫn giàu lòng tự trọng , khí khái . 
III/- Ghi nhớ : Sgk/48
IV /- Tổng kết : 
1/- Nghệ thuật : -Ngôi kể thứ nhất , người kể hiểu , chứng kiến toàn bộ câu chuyện và cảm thông với lão Hạc .
Kết hợp tự sự , trữ tình , lập luận thể hiện chiều sâu tâm lí , diễn biến tâm trạng phức tạp của nhân vật .
Ngôn ngữ kể khách quan , nhân vật có tính cá thể hóa cao .
 2 ... Kiến thức :Nắm vững kiến thức ở tiết trước “Tóm tắt văn bản tự sự” 
2-Kĩ năng :-Rèn kĩ năng tóm tắt .
3-Thái độ :-Cần trung thành với nội dung văn bản tóm tắt .
B-Chuẩn bị bài học:
1-Giáo Viên:- Biện pháp thực hiện : vấn đáp -qui nạp- thảo luận nhóm 
 - Phương tiện : -SGK, bảng phụ .
2-Học Sinh :- Học bài cũ – xem trước bài mới SGK/61, 62 
C-Hoạt động Dạy_Học:
1-Ổn định
2-Bài Cũ : - Thế nào là tóm tắt văn bản tự sự ? –Yêu cầu và các bước tóm tắt văn bản tự sự ? 
3-Giới Thiệu Bài mới:- Vận dung kiến thức đã học ở tiết trước , tiết này các em sẽ luyện tập kĩ năng tóm tắt văn bản tự sự của các truyện mình đã học .
Hoạt Động của Giáo Viên và Học Sinh
Kiến thức cơ bản cần đạt
@-Hoạt Động 1 :- Tiến hành luyện tập .
*Bước 1 : Giải bài tập 1 /61 
- Cho Hs đọc SGK. – GV gợi dẫn : SGK đã nêu lên các sự việc , nhân vật và một số chi tiết tiêu biểu tương đối đầy đủ nhưng khá lộn xộn , thiếu mạch lạc , vì thế muốn tóm tắt cần sắp xếp lại thứ tự các việc đã nêu .
- Kĩ thuật chia nhóm :- Cho 4 tổ lập thành 4 nhóm thảo luận câu 1 , ghi cụ thể nhận xét bên dưới bài tập .
- Sau thời gian qui định – Gv cho đại diện nhóm trình bày kết quả thảo luận – các nhóm khác có ý kiến bổ sung . 
a Gv đưa ra kết luận – Treo bảng phụ cho Hs thấy được thứ tự hợp lí của sự việc .
 1b- Lão Hạc có một người con trai ,1 mảnh vườn và 1 con chó vàng .
 2a-Con trai lão đi phu đồn điền cao su , lão chỉ còn lại “cậu vàng”.
3d-Vì muốn giữ lại mảnh vườn cho con , lão phải bán con chó .
4c-Lão mang tiền dành dụm được gửi ông giáo và nhờ ông trông coi mảnh vườn .
5g-Cuộc sông mỗi ngày thêm khó khăn , lão kiềm gì ăn nấy và bị ốm một trận khủng khiếp .
6e-Một hôm lão xin Binh Tư một ít bả chó 
7i-Ông giáo rất buồn khi nghe Binh Tư kể chuyện ấy .
8h-Lão bỗng nhiên chết , cái chết thật dữ dội 
9k-Cả làng không hiểu vì sao lão chết , trừ Binh Tư và ông giáo .
- Hs nắm thứ tự các chi tiết được sắp xếp trên bảng phụ xong – Gv cho các em viết tóm tắt truyện “Lão Hạc” bằng một văn bản ngắn gọn khoảng 10 dòng –ấn định thời gian 8 phút .
* Bước 2 : Trao đổi và đánh giá văn bản tóm tắt .
- Gv gọi 1 vài em trình bày văn bản tóm tắt của mình 
-Gv giúp Hs chỉnh sửa lại những lỗi cần thiết để có một văn bản tương đối hoàn chỉnh .
-Kết thúc bài tập 1 – Gv đọc tóm tắt truyện “Lão Hạc” để Hs rút kinh nghiệm 
@-Hoạt Động 2 : 
*Bước 1 : Hd giải bài tập 2 /62
- Gv đặt câu hỏi cho Hs thảo luận : Cho biết nhân vật chính và những sự việc tiêu biểu của đoạn trích “Tức nước vỡ bờ” 
a Hs trả lời , Gv chốt - cho các em ghi bài . 
*Bước 2 : -Dùng kĩ thuật động não 
-Gv đặt câu hỏi nêu vấn đề để Hs giải câu 3 /62 
+ Tại sao nói các văn bản “Tôi đi học”của Thanh Tịnh và “Trong lòng mẹ” của Nguyên Hồng rất khó tóm tắt ? 
+Nếu muốn tóm tắt thì ta phải làm gì ? 
- Hs suy nghĩ – trình bày ý kiến ( Kĩ thuật “Trình bày 1 phút ). 
- a Hs trả lời , Gv chốt : hai văn bản trên khó tóm tắt vì đó là những văn bản trữ tình , chủ yếu miêu tả những diễn biến trong đời sống nội tâm của nhân vật , ít các sự kiện để kể lại , nếu muốn tóm tắt 2 văn bản này thì trên thực tế chúng ta phải viết lại truyện . đây là một công việc khó khăn , cần phải có thời gian và vốn sống cần thiết mới thực hiện được . 
 * Giải bài tập : 
Câu 1 /61 
- Thứ tự hợp lí của sự việc : 1b- 2a- 3d- 4c -5g - 6e - 7i - 8h -9k .
 *viết văn bản tóm tắt .
* Câu 2 /62 :
- Nhân vật chính trong “ Tức nước vỡ bờ” là chị Dậu .
- Sự việc tiêu biểu : chị Dậu chăm sóc chống bị ốm , chị đánh lại tên cai lệ và người nhà lí trưởng để bảo vệ anh Dậu .
* Câu 3 /62:
- Cả 2 tác phẩm tự sự điều giàu chất thơ , ít sự việc (truyện ngắn trữ tình) . Các tác giả chủ yếu tập trung miêu tả cảm giác và nội tâm nhân vật nên rất khó tóm tắt .
4-Củng cố: Xem lại các bước tóm tắt văn bản tự sự và yêu cầu.
5-Dặn Dò: - Học bài cũ : “ Tức nước vỡ bờ” “ Lão Hạc” 
 - Tiết sau kiểm tra 15 phút 
Ngày Soạn :17/09/2010
 Tiết : 20 TRẢ BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 1 
A-Mục Tiêu bài học:
1-Kiến thức :Đánh giá và củng cố kiến thức viết văn tự sự có yếu tố miêu tả và biểu cảm .
2-Kĩ năng :-Rèn kĩ năng viết đoạn văn hoàn chỉnh , có ý nghĩa .
3-Thái độ :-Có ý thức sửa sai những lỗi chính tả , lỗi diễn đạt và rút được kinh nghiệm cho bài sau 
B-Chuẩn bị bài học:
1-Giáo Viên:- Dự kiến phương pháp : vấn đáp , phân tích , tổng hợp .
 - Phương tiện : bảng phụ .
2-Học Sinh : Học bài cũ kiểm tra 15 phút .- xem lại kiến thức bài tự sự kết hợp miêu tả , biểu cảm .
C-Hoạt động Dạy_Học:
1-Ổn định
2-Bài Cũ : - - Kiểm tra 15 phút . ( Cột 1)
 Đề bài : 
Câu 1: a/ Tóm tắt đoạn trích “Tức nước vỡ bờ” (Ngô Tất Tố) (3đ) 
 b/Ngô Tất Tố đã khắc họa nhân vật chị Dậu có những nét đẹp nào của người phụ nữ nông thôn Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám qua đoạn trích trên ? ( 2đ )
 Câu 2 : a/ Tình cảnh của Lão Hạc được phản ánh như thế nào trong truyện ngắn “Lão Hạc” của Nam Cao ? (3đ) 
 b/Qua truyện ngắn “Lão Hạc” em hiểu được gì về tấm lòng của lão ? (2đ) 
Đáp án : (Cột 1)
 Câu 1 : a- Hs tóm tắt được các ý chính sau: Chị Dậu đang chăm sóc cho Anh Dậu “bị ốm đau rề rề” thì tên cai lệ và người nhà lí trưởng xông vào nã thuế . Biết chắc chắn bọn chúng sẽ không buông tha cho anh Dậu , ban đầu chị cố van xin tha thiết ,lễ phép nhưng tên cai lệ không thèm nghe mà còn “bịch” vào ngực chị và xông tới chỗ anh Dậu . Chị tức quá , không thể chịu được , đã liều mạng chống cự lại . (3đ) 
 b- Hs nêu được 2 ý chính sau : Chị Dậu giàu tình yêu thương gia đình và có sức sống tiềm tàng mạnh mẽ (2đ)
 Câu 2 : - Tình cảnh của lão Hạc được phản ánh trong truyện ngắn “ Lão Hạc” :Vì nghèo phải 
chọn cái chết để bảo toàn tài sản cho con , không phiền hà bà con hàng xóm .( 3đ) 
 - Qua truyện ngắn “Lão Hạc” ta hiểu được tấm lòng của lão : sống có tình nghĩa , thủy chung , thương con sâu sắc muốn vun đắp , dành dụm tất cả những gì có thể có để con có cuộc sống hạnh phúc .
Trong cảnh khốn cùng lão vẫn giàu lòng tự trọng , khí khái . (2đ) 
3-Giới Thiệu Bài mới:
Hoạt Động của Giáo Viên và Học Sinh
Kiến thức cơ bản cần đạt
@-Hoạt Động 1 :- Sửa và trả bài cho Hs 
 *Bước 1 : - GV chép đề bài lên bảng - gọi Hs đọc lại đề 
 HD tìm hiểu đề , phân tích đề .
- GV hỏi : + Cho biết yêu cầu của đề ? Thể loại ?
 + Nội dung kể là gì ? + Hình thức trình bày ntn?
- Gv đặt câu hỏi phân tích đề : 
+Ý chính mà đề yêu cầu là gì ? 
+Theo em những kỉ niệm đó là kỉ niệm nào ?
+Tâm trạng của em lúc này ra sao ?
a Hs trả lời , Gv chốt một số ý cơ bản - cho ghi bài ( phần nội dung ) 
- Câu hỏi phân tích phần hình thức : 
+ Bài viết phải đảm bảo những phần nào ? 
+ Có cần kết hợp các phương thức biểu đạt khác không ? 
+ Đó là những phương thức nào ?
 a Hs trả lời , Gv chốt một số ý cơ bản - cho ghi bài ( phần hình thức )
*Bước 2 : .Hình thành dàn ý sơ lược :
-GV dẫn dắt cho Hs nêu ý sơ lược tùng phần trong bài làm 
+ MB giới thiệu câu chuyện như thế nào ? Ta chọn ngôi kể thứ mấy ? 
+ TB kể theo trình tự nào ? Sự việc bắt đầu là gì ? Sự việc tiếp diễn ? Kết hợp tả , biểu cảm sao cho phù hợp ?
+KB câu chuyện kết thúc bằng cảm nghĩ gì ? 
a Hs trả lời , Gv chốt những ý chính trên bảng phụ - cho ghi bài . 
@-Hoạt Động 2 : Nhận xét bài làm của Hs 
*Bước 1 : Nhận xét về ưu điểm 
- Gv nêu cụ thể một số ưu điểm trong bài làm của Hs , định hướng cho các em phát huy những ưu điểm đó cho bài làm sau. 
*Bước 2 : Nhận xét về khuyết điểm 
- Gv chỉ ra cụ thể những khuyết điểm còn tồn tại trong bài làm , HD các em cách khắc phục .
@-Hoạt Động 3 : Sửa bài
*Bước 1 : - Đưa bảng phụ , liệt kê những lỗi sai cơ bản .
*Bước 2 : - Cho Hs phát hiện lỗi sai , nêu ý kiến sửa .
a Gv tổng hợp ý kiến - cho ghi bài .
* bước 3 : - Gv đọc những bài làm khá - Hs rút kinh nghiệm .
- Phát trả bài .
 Thống kê điểm :
* Đề bài : Những kỉ niệm ngày đầu tiên đi học của em .
A/- Tìm hiểu đề , phân tích đề : 
I- Tìm hiểu đề :
1- Thể loại : tự sự kết hợp miêu tả , biểu cảm
2- Nội dung : kỉ niệm ngày đầu tiên đi học .
3- Hình thức : - kể một câu chuyện bố cục 3 phần , lời văn rõ ràng trong sáng , có lời thoại .
II- Phân tích đề : 
1-Nội dung : - Kỉ niện ngày đầu tiên đi học .
- Nguyên nhân nào thúc đẩy em kể lại kỉ niệm đó 
-Sự quan tâm của người lớn : mẹ đưa đến trường , thầy cô ân cần , cởi mở .
- Tâm trạng : cảnh vật xa lạ , nôn nao , hồi hợp , bỡ ngỡ , lo lắng nhưng cảm thấy rất vui .
2- Hình thức : -bố cục 3 phần - kết hợp kể , tả , biểu cảm . 
III-Dàn ý : 
a-MB : Gt kỉ niệm khó quên trong đời Hs :ngày đầu tiên được đến trường .
b- TB : -Kể theo trình tự thời gian , không gian : cùng người thân đến trường , nhìn khung cảnh trên đường , cảnh ngôi trường ,lớp học , bạn bè , thầy cô 
c- KB : câu chuyện kết thúc , cảm nghĩ .
B/- Nhận xét : 
1- Ưu điểm ; 
- Xác định đúng thể loại , viết có bố cục 
- Chọn lọc sự việc , nhân vật theo trình tự hợp lí .
- Có kết hợp tả , biểu cảm 
2- Khuyết điểm :
- Một số kể còn lan man , không theo trình tự - Chi tiết không chọn lọc .
- Kỉ niệm không có ấn tượng .
-Chưa kết hợp yếu tố tả , biểu cảm .
- Đoạn văn rời rạc , không chặt chẽ .
- Sai lỗi chính tả , lỗi diễn đạt , câu văn dài dòng ,tối nghĩa .
C/- Sửa bài :
-Vào mùa thu , lá cứ rụng bàn bạc 
-Vào ngày buổi tựu trường đầu tiên 
-Ung rung núp vào lung mẹ 
-Mẹ rất đến trường , cảm giác trong sáng làm sao trong lòng .
-Lòng mong ước những kỉ niệm 
4-Củng cố - Gv nhắc lại một số kĩ năng viết bài văn tự sự kết hợp yếu tố miêu tả và biểu cảm .
5-Dặn Dò: - Đọc và soạn bài mới : Cô bé bán diêm .
Ngày Soạn :
Tiết : 
A-Mục Tiêu bài học:

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an Ngu Van 81011(1).doc