Giáo án Ngữ văn 8 tiết 107 đến 140

Giáo án Ngữ văn 8 tiết 107 đến 140

Tiết 107 HỘI THOẠI

A. Mục tiêu:

 Giúp HS

- Nắm được khái niệm vai XH trong hội thoại và Mqh giữa các vai trong quá trinhg hội thoại

- Rèn kĩ năng xác địng và PT các vai trong hội thoại.

B. Chuẩn bị

GV: soạn

 HS: đọc kĩ và trả lời câu hỏi

 C. Tiến trình bài dạy

I. Kiểm tra bài cũ:

? Hành động nói là gì? Nêu những cách thực hiện hành động nói?

 II. Các hoạt động

 GV giới thiệu bài mới:

Trong cuộc sống hàng ngày, hội thoại là 1 trong rất nhiều giao tiếp bằng ngôn ngữ mà con người thường sử dụng để thực hiện mục đích giao tiếp của mình.Vậy khi tham gia hội thoại chúng ta cần hiểu và nắm vững những yêu cầu nào để mục đích giao tiếp đạt kết quả, hôm nay chúng ta tìm hiểu.

 

doc 56 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 934Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ văn 8 tiết 107 đến 140", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 107 hội thoại
Mục tiêu: 
 Giúp HS
- Nắm được khái niệm vai XH trong hội thoại và Mqh giữa các vai trong quá trinhg hội thoại
- Rèn kĩ năng xác địng và PT các vai trong hội thoại.
Chuẩn bị	
GV: soạn
	HS: đọc kĩ và trả lời câu hỏi
 C. Tiến trình bài dạy
Kiểm tra bài cũ:
? Hành động nói là gì? Nêu những cách thực hiện hành động nói?
 II. Các hoạt động
 GV giới thiệu bài mới: 
Trong cuộc sống hàng ngày, hội thoại là 1 trong rất nhiều giao tiếp bằng ngôn ngữ mà con người thường sử dụng để thực hiện mục đích giao tiếp của mình.Vậy khi tham gia hội thoại chúng ta cần hiểu và nắm vững những yêu cầu nào để mục đích giao tiếp đạt kết quả, hôm nay chúng ta tìm hiểu.
? Qua đó em hiểu hội thoại là gì?
- Hội thoại là 1 trong rất nhiều giao tiếp bằng ngôn ngữ thông qua lời nói giữa những người trực tiếp tham gia giao tiếp với nhau.
GV: Muốn cho cuộc hội thoại đạt mục đích ta cần hiểu vai xã hội trong hội thoại.
I.Vai xã hội trong hội thoại
HS đọc
* Đọc ( SGK- 92, 93)
* NX:
? Trong đoạn trích có những ai tham gia hội thoại?
Bé Hồng và bà cô bé Hồng.
? Tìm những đại từ xưng hô mà bé Hồng và bà cô bé Hồng sử dụng khi tham gia hội thoại trong đoạn văn trên?
Bà cô: tao, mày.
Bé Hồng: con, cô.
? Đi kèm những cử chỉ, hành động là thái độ ntn của 2 người?
- Bà cô: giễu cợt, mỉa mai, xúc xiểm nói xấu về mẹ bé Hồng nhằm chia rẽ mẹ con.
- Bé Hồng: thái độ lễ phép song đôi khi tỏ ra bất bình.
? Dựa vào thái độ và đại từ xưng hô em hãy chỉ ra mối quan hệ giữa các nhân vật? (Ai ở vai trên, ai ở vai dưới?)
- Quan hệ giữa các nhân vật tham gia hội thoại trong đoạn trích trên là q.hệ gia đình, họ tộc, mà cụ thể là q.hệ cô cháu. Bà cô vị trí người trên, bé Hồng vị trí người dưới.
- Quan hệ gia đình họ tộc:
 + Người cô: vai trên
 + Bé Hồng: vai dưới
? Trong thực tế cuộc sống, khi hội thoại em còn thấy vị trí nào khác ngoài vị trí người trên, người dưới?
- Vị trí ngang bằng với nhau về tuổi tác thứ bậc.
- Vị trí những người thân thiết với nhau hoặc không thân thiết.
GV: Như vậy vị trí của những người tham gia hội thoại đối với những người khác trong cuộc hội thoại gọi là vai xã hội của người đó.
? Qua đây em hiểu thế nào là vai xã hội?
HS trả lời.
? Vai xã hội được xác định bằng những quan hệ xã hội nào?
- Quan hệ: trên – dưới, ngang bằng (theo tuổi tác, thứ bậc trong gia đình và ngoài xã hội)
- Quan hệ thân – sơ (theo mức độ quen biết, thân tình) 
* Ghi nhớ 1:
Luyện: Đọc đoạn trích bài tập 2 SGK và xác định vai xã hội của hai nhân vật tham gia hội thoại?
- Xét địa vị: Ông giáo là người có địa vị XH cao hơn một người nông dân nghèo.
- Xét về tuổi tác: Lão Hạc có vị trí cao hơn ông giáo.
GV: Như vậy. Cùng một người tham gia hội thoại trong cuộc hội thoại trên nhưng vai xã hội của ông giáo không cố định mà đa dạng.
 Vậy khi tham gia hội thoại cần lưu ý điều gì: 
 * Những điều lưu ý về vai hội thoại:
 HS theo dõi lại đoạn văn ở bài tập 2 SGK phần luyện tập?
? Khi xưng hô với lão Hạc, ông giáo dùng đại từ nào?
Cụ, tôi, chúng mình.
GV: Ông giáo gọi lão Hạc là cụ, xưng tôi và chúng mình.
? Theo em cách xưng đó có phù hợp không? Tại sao?
- Rất phù hợp vì ông giáo ít tuổi hơn lào Hạc nên gọi lão là cụ và xưng ông con mình. Nhưng ông giáo có địa vị cao hơn lão Hạc nên xưng là tôi với lão Hạc.
-> Kính trọng người lớn tuổi hơn mình và cũng rất thân thiện bình đẳng.
? Qua VD trên khi tham gia hội thoại cần chú ý điều gì về vai xã hội?
- Vì quan hệ xã hội đa dạng nên vai xã hội rất đa dạng, nhiều chiều.
GC gọi học sinh đọc ý 2 phần ghi nhớ.
Ghi nhớ 2:
II. Luyện tập ( SGK- 94, 95)
 BT 1: 
	* Nghiêm khắc: Nay các ngươi nhìn chủ nhục
	* Khoan dung: Nếu các ngươi biết chuyên tập sách này
 BT 2: 
	b) Những chi tiết chứng tỏ thái độ vừa kính trọng vừa thân tình của ông giáo:
	+ Lời lẽ: ôn tồn, thân mật
	+ Hành động: nắm lấy vai lão, mời lão hút thuốc, uống nước, ăn khoai.
	+ Xưng hô:	Cụ – Tôi ( Bình đẳng).
	Ông con mình ( Kính trọng người già).
	c) Lão Hạc gọi người đối thoại với mình là ông giáo; dùng từ dạy thay cho từ nói(tôn trọng), đồng thời xưng hô gộp 2 người: chúng mình ( thân tình), cách nói cũng xuề xoà. Nhưng qua cách nói của lão ta thấy vẫn có một nỗi buồn, một sự giữ khoảng cách: Cười thì chỉ cười đưa đà, gượng gạo và thoái thác việc ở lại ăn khoai, uống nước với ông giáo. Những chi tiết này rất phù hợp với tâm trạng lúc ấy và tính khí khái của lão.
? Đọc đoạn thoại trích đoan Tức nước vỡ bờ của Ngô Tất Tố, nhạn xét lời thoại của chị Dậu với cai lệ, lời thoại ấy thể hiện thái độ gì của chị Dậu với cai lệ?
+ Cháu van ông.
+ Chống tôi đau ốm...
+ Mày chói ngay.. bà cho mày xem.
Lời thoại có sự thay đổi trong cách sử dụng đại từ xưng hô (cháu, tôi, bà) nhưng vai xã hội không thay đổi.
 BT 3: HS tự làm.
 III. Củng cố.
 IV. HDHB: Học ghi nhớ, làm BT và xem bài mới.
Tiết 108 tìm hiểu yếu tố biểu cảm trong văn nghị luận
 A. Mục tiêu: giúp HS
 - Thấy được biểu cảm là yếu tố không thể thiếu trong những bài văn nghị luận hay, có sức lay động người đọc ( nghe). 
 - Nắm được những yêu cầu cần thiết của việc đưa yếu tố biểu cảm vào bài văn nghị luận để bài văn nghị luận có thể đạt hiệu quả thuyết phục cao.
 - Rèn kĩ năng đưa yếu tố biểu cảm vào bài văn nghị luận một cách có hiệu quả.
 B. Chuẩn bị	GV: soạn
	HS: đọc kĩ và trả lời câu hỏi.
 C. Tiến trình bài dạy
 I. Kiểm tra bài cũ:
	1. Trong chương trình TLV nghị luận ở lớp 7, em hãy cho biết: Trong bài văn NL, ngoài yếu tố NL là chủ yếu còn có những yếu tố nào khác? Những yếu tố này có vai trò ntn trong bài văn NL?
	( Gợi ý trả lời:
	+ Các yếu tố MT, TS, BC.
	+ Những yếu tố này không phải là chủ yếu nhưng góp phần không nhỏ làm cho bài văn NL sinh động, cụ thể, thuyết phục, không chỉ tác động mạnh vào lí trí mà còn tác động vào tình cảm, tâm hồn người đọc, người nghe.)
	2. Yếu tố BC, theo em hiểu, là yếu tố gì? Nó có tác dụng ntn trong bài văn NL? Nó được thể hiện rõ nhất ở đâu trong bài văn NL?
	( Gợi ý trả lời:
	+ Đó là yếu tố tình cảm, cảm xúc, nhiệt tình của người vết.
	+ Nó có tác dụng rất lớn trong bài văn NL. Tình cảm giúp cho những điều được lí trí nêu ra thêm sức lay động, cảm hoá lòng người.
	+ Đó là yếu tố không thể thiếu được trong bài văn NL.
	+ Nó được thể hiện rõ nhất trong những từ ngữ chỉ cảm xúc, câu cảm và trong giọng điệu lời văn.)
 II. Các hoạt động
	* Giới thiệu: Tại sao không thể xếp các bài: Mùa xuân của tôi, Cô Tô, Cây tre VN là văn NL? Ngược lại không thể xếp các bài: Hịch tướng sĩ, Bàn luận về phép học, Thuế máu là văn biểu cảm? Vậy, yếu tố BC trong bài văn NL cần phải được tìm hiểu sâu, kĩ hơn nữa để chúng ta có thể vận dụng khi viết bài văn NL?
I. Yếu tố biểu cảm trong văn NL. 
HS đọc
 1. * Đọc VB: Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến. ( SGK – 95, 96)
- Tìm những từ ngữ biểu lộ tình cảm mãnh liệt của tác giả và những câu cảm thán trong VB trên?
 * NX:
 a) Những từ ngữ biểu lộ tình cảm mãnh liệt của tác giả:
 + Thà hi sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ,
 Câu cảm thán:
+ Hỡi đồng bào toàn quốc!
+ Hỡi đồng bào!
+Hỡi anh em, binh sĩ, tự vệ,dân quân!
- Xét về mặt sử dụng từ ngữ và đặt câu có tính chất biểu cảm, LKGTQKC của Chủ tịch HCM có giống với Hịch tướng sĩ của TQT không?
+ Giống nhau ở chỗ: Có nhiều từ ngữ và nhiều câu văn có giá trị biểu cảm.
+ Tuy nhiên, 2 VB trên vẫn không phải là bài văn biểu cảm. Vì:Các tác phẩm ấy được viết ra chủ yếu không nhằm mục đích biểu cảm mà nhằm mục đích NL ( nêu quan điểm, ý kiến để bàn luận phải trái; đúng sai; nêu suy nghĩ và nên sống thế nào).
 b) VBNL: Mục đích
 + Kêu gọi tướng sĩ
 + Kêu gọi đồng bào cả nước đứmg lên đánh giặc.
_ Dùng phương thức NL để thuyết phục người đọc, người nghe.
+ ở những VBNL như thế thì BC không thể đóng vai trò chủ đạo mà chỉ là một yếu tố phụ trợ cho quá trình NL mà thôi. Nhưng nó lại giúp cho bài văn NL hay hơn, hấp dẫn hơn.
- HSTL: Xem và so sánh 2 bảng trong SGK-96 và nêu tác dụng của yếu tố BC trong văn NL?
+ BC là yếu tố có khả năng gây hứng thú hoặc cảm xúc đẹp đẽ, mãnh liệt hoặc sâu lắng nhiều nhất. Nghĩa là: nó có khả năng nhiều nhất trong việc làm nên cái hay của VB.
 c) Có yếu tố BC _ VB hay hơn.
_ Văn NL rất cần yếu tố BC.
- Thông qua 2 VB trên, em hãy cho biết: Làm thế nào để phát huy hết tác dụng của yếu tố BC trong văn NL?
- Câu hỏi ( a) SGK- 97?
- Câu hỏi (b) SGK- 97?
- Câu hỏi ( c) SGK- 97?
2. Trong văn NL, người viết cần:
+ Có cảm xúc.
+ Có thêm phẩm chất văn chương.
+ Biết chọn và sử dụng từ ngữ BC, câu BC đúng lúc, đúng chỗ.
- Từ những điều tìm hiểu trên, ta rút ra được KL gì? 
* Ghi nhớ ( SGK- 97)
II. Luyện tập ( SGK-97,98)
 BT 1: Các yếu tố BC trong phần I – Chiến tranh và " người bản xứ" ( VB Thuế máu):
	+ Cách XD hình ảnh, sử dụng NT tương phản, cách dùng từ ngữ, giọng điệu châm biếm, mỉa mai " lấy máu mình tưới những vòng nguyệt quế của các cấp chỉ huy",.
	+ Lối " nhại" cách xưng – gọi của bọ TD đối với người bản xứ trước và sau chiến tranh để mỉa mai sâu cay bộ mặt bịp bợm của chúng: " tên da đen bẩn thỉu", " An-na-mít bẩn thỉu", " con yêu", " bạn hiền", " chiến sĩ bảo vệ công lí và tự do",.
 BT 2: 
	+ Những xúc cảm đã được biểu hiện qua ĐV: Nối khổ tâm của người dạy tiếng mẹ đẻ, nỗi buồn khi thấy HS có quan niệm học " tủ".
	+ Khi trình bày lập luận, tác giả đã giãi bày lòng mình cùng với các bạn HS trong một quan hệ thân tình, bình đẳng. Vì thế ĐV không lên giọng kẻ cả, dạy đời, tác giả như cùng bàn bạc với các bạn HS, nên dễ đi vào lòng người và có sức thuyết phục cao.
 BT 3: HS tự làm.
 III. Củng cố
 IV. HDHB: 
	+ Học ghi nhớ và làm BT
	+ Xem bài mới.
Tuần 28 (Tiết 109- 110- 111- 112)
Bài 27
Tiết 109,110 văn bản đi bộ ngao du
 ( Trích Ê-min hay Về giáo dục)
 	Ru-xô
 A. Mục tiêu:
 - Giúp HS hiểu rõ đây là một VB mang tính chất nghị luận với cách lập luận chặt chẽ, có sức thuyết phục; tác giả lại là nhà văn, bài văn này trích từ một tiểu thuyết, nên các lí lẽ luôn hà quyện với thực tiễn cuộc sống của riêng ông, khiến VBNL không những sinh động, mà qua đó ta còn thấy được ông là một người giản dị, quí trọng tự do và yêu mến thiên nhiên.
 - Rèn kĩ năng đọc văn NL dịch vừa rõ ràng vừa truyền cảm, tìm hiểu và PT các luận diểm, luận cứ và cách trình bày chúng trong bài văn NL.
 B. Chuẩn bị	GV: Soạn + TLTK
	HS: Đọc kĩ + soạn bài
 C. Tiến trình bài dạy
Kiểm tra bài cũ: 1. Giải thích ý nghĩa nhan đề Thuế máu, 3 tiêu đề 3 phần trong bài và khái quát chủ đề của chương 1 " Bản án CĐTD Pháp"?
 II. Các hoạt động
	* Giới thiệu:	 Trong thời đại ngày nay, khi các phương tiện GTVT ngày một phát triển và hiện đại, đã có không ít người rất ngại đi bộ. Nhưng vẫn có rất nhiều người vẫn sáng sáng, tối tối cần mẫn luyện tập thể thao bằng cách đi bộ đều đặn. Nhưng đi bộ trong bài văn ta sắp tìm hiểu ... đầu giặc, chó săn tuy khoẻ khôn đuổi được quân thù; chén rượu ngon không thể làm giặc say chết, tiếng hát hay không thể kàm cho giặc điếc tai. Lúc bấy giờ, ta cùng các ngươi sẽ bị bắ, đau xót biết chừng nào!
	(Ngữ văn 8, tập hai)
 Câu 1: Văn bản trên được trích từ tác phẩm nào?
	A. Chiều dời đô.	B. Hịch tướng sĩ.
	C. Bình Ngô đại Cáo.	D. Bàn luận về phép học.
	Đáp án B.
 Câu 2: Tác phẩm đó được viết vào thời kì nào?
	A. Thời kì nước ta chống quân Thanh.	B. Thời kì nước ta chống quân Tống.
	C. Thời kì nước ta chống quân Nguyên.	D. Thời kì nước ta chống quân Minh.
	Đáp án C.
 Câu 3: Văn bản trên viết theo thể loại gì?
	A. Thơ.	B. Chiếu.	C. Cáo.	D. Hịch.
	Đáp án D.
 Câu 4: Nhận xét nào đúng trong các nhận xét sau đây:
	A. Hịch được viết bằng văn xuôi.
	B. Hịch được viết bằng văn vần.
	C. Hịch được viết bằng văn biền ngẫu.
	D. Hịch được viết bằng văn xuôi, văn vần hoặc văn biền ngẫu.
	Đáp án D.
 Câu 5: Tác phẩm Hịch tướng sĩ ra đời trong thời điểm nào?
	A. Trước khi cuộc kháng chiến bắt đầu.	
B. Sau khi cuộc kháng chiến thắng lợi.
	C. Lúc cuộc kháng chiến sắp kết thúc.
	D. Cả ba thời điểm đều không đúng.
	Đáp án A.
 Câu 6: Bao trùm lên toàn bộ đoạn trích là tư tưởng, tình cảm gì?
	A. Lòng tự hào dân tộc.	B. Tinh thần lạc quan.
	C. Lo lắng cho vận mệnh đất nước.	D. Căm thù giặc.
	Đáp án C.
 Câu 7: Trong câu " Lúc bấy giờ, ta cùng các ngươi sẽ bị bắt, đau xót biết chừng nào!" người nói đã sử dụng kiểu hành động nói nào?
	A. Hành động trình bày.	B. Hành động bộc lộ cảm xúc.
	C. Hành động hỏi.	D. Hành động điều khiển
	Đáp án B.
 Câu 8: Câu văn trên (câu 7) là kiểu câu gì?
	A. Câu nghi vấn.	B. Câu cảm thán.
	C. Câu trần thuật.	D. Câu cầu khiến.
	Đáp án B.
 Câu 9: Câu " Cựa gà không thể đâm thủng áo giáp của giặc" là kiểu câu gì?
	A. Câu nghi vấn.	B. Câu cảm thán.
	C. Câu phủ định.	D. Câu cầu khiến.
	Đáp án C.
 Câu 10: Dòng nào phù hợp với nghĩa của từ tiêu khiển trong vế cau " hoặc lấy việc đánh bạc làm tiêu khiển"?
	A. Làm giàu.	B. Vui chơi, giải trí.
	C. Sát phạt, trả thù.	D. Luyện tập binh pháp.
	Đáp án B.
 Phần II: Tự luận (5 điểm)
	Đề: Bao trùm lên đoạn trích ( nêu ở phần I) là tấm lòng băn khoăn, lo lắng đối với vận mệnh đất nước.
	 Hãy viết bài giới thiệu về tác giả, hoàn cảnh ra đời của tác phẩm và làm sáng tỏ nội dung nhận xét trên.
	* Gợi ý: 
	+ Bài viết kết hợp cả văn thuyết minh và văn NL. Bài viết cần nêu được các ý cơ bản sau:
	* Tác giả: Người được vua Trần giao làm thống lĩnh quân đội, lãnh đạo cuộc kháng chiến chống quân Nguyên đến thắng lợi vẻ vang; người nổi tiếng là biết trọng kẻ sĩ, thu phục nhân tài. TQT là người anh hùng dân tộc, nhà quân sự thiên tài.
	* Hoàn cảnh ra đời của tác phẩm: ĐV được trích từ tác phẩm Hịch tướng sĩ. Sau khi soạn thảo cuốn Binh thư yếu lược, TQT viết bài Hịch này để khích lệ tướng sĩ học tập sách binh thư đó.
	* ND nhận xét cần làm sáng tỏ:
	+ Băn khoăn trước tình trạng tướng sĩ không biết lo lắng cho tương lai đất nước; không thấy lo, không thấy thẹn khi nhà vua và đất nước bị kẻ thù làm nhục; chỉ biết vui thú tiêu khiển, lo làm giàu, ham săn bắn, thích rượu ngo, mê tiếng hát,....
	+ Lo lắng cho vận mệnh đất nước: đặt ra tình huống: "Nếu có giặc Mông Thát tràn sang...."; chỉ ra nguy cơ thất bại: "Cựa gà trồng không thể đâm thủng áo giáp của giặc....ta cùng các người sẽ bị bắt"; tỏ nỗi đâu đớn trước tình trạng đó: "đau xót biết chừng nào!".
 III. Củng cố.
 IV. HDHB.
Bài 32,33,34
Tiết 137 văn bản thông báo
 A. Mục tiêu: giúp HS
 - Hiểu những tình huống vần viết VB thông báo, đặc điểm của VB thông báo và cách làm VB thông báo đúng qui định.
 - Rèn kĩ năng nhận diện và phân biệt VB thông báo với các VB thông cáo, tường trình, báo cáo....bước đầu viết VB thông báo đơn giản đúng qui cách.
 B. Chuẩn bị	GV: Soạn
	HS: Đọc kĩ và trả lời câu hỏi.
 C. Tiến trình bài dạy
 I. Kiểm tra bài cũ
 II. Các hoạt động
I. Đặc điểm của VB thông báo
HS đọc (SGK-140,141)
 * Đọc các VB (SGK-140,141)
- Trong các VB trên, ai là người thông báo, ai là người nhận thông báo? Mục đích thông báo là gì?
 * NX:
1. Người thông báo: 
 + Hiệu trưởng. (VB 1)
 + Liên đội trưởng. (VB 2)
 Người nhận thông báo:
 + Các GVCN và lớp trưởng.
 + Các Chi đội.
 Mục đích thông báo:
 + Về kế hoạch duyệt các tiết mục văn nghệ.
 + Về kế hoạch ĐH đại biểu Liên đội TNTP HCM.
- ND thông báo thường là gì?
2. ND thông báo thường là những thông tin về công việc phải làm để những người dưới quyền biết và thực hiện
- NX về thể thức của VB thông báo?
 Thể thức của VB thông báo: Là thể thức VB hành chính theo đúng những mẫu đã qui định.
- Hãy dẫn ra một số trường hợp cần viết VB thông báo trong học tập và trong sinh hoạt ở trường?
3. Một số trường hợp cần viết VB thông báo:
 + Chuẩn bị đi tham quan du lịch.
 + Sắp thi HK, thi HSG, thi cuối năm.
 + ủng hộ người nghèo.....
- Qua tìm hiểu các VB trên, ta rút ra đặc điểm của VB thông báo?
* Ghi nhớ ( SGK-143)
II. Cách làm VB thông báo
 1. Tình huống cần làm VB thông báo
- Trong các tình huống sau, tình huống nào cần phải viết VB thông báo, ai thông báo và thông báo cho ái?
a. VB tường trình.
b. VB thông báo.
c. VB thông báo.
 2 Cách làm VB thông báo (SGK- 142,143)
* Lưu ý: (SGK-143)
 III. Củng cố
 IV. HDHB.
Tiết 138 chương trình địa phương ( phần tiếng Việt)
 Từ xưng hô địa phương
 A. Mục tiêu:
 - Ôn tập kiến thức về đại từ xưng hô
 - Rèn kĩ năng dùng đại từ xưng hô trong giao tiếp cho đúng vai và đúng màu sắc địa phương
 B. Chuẩn bị	GV: Soạn + Sưu tầm tài liệu.
	HS: Xem trước và sưu tầm tài liệu.
 C. Tiến trình bài dạy
 I. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra sự chuẩn bị của HS.
 II. Các hoạt động
HS đọc
1. Đọc các đoạn trích (SGK-145)
- Xác định từ ngữ xưng hô địa phương trong các đoạn trích trên? Từ nào là từ xưng hô toàn dân, những từ xưng hô nào không phải từ toàn dân nhưng cũng không thuộc lớp từ toàn dân?
 * NX:
 + Từ ngữ xưng hô địa phương: U.
 + Từ ngữ xưng hô "Mợ" không phải là từ ngữ toàn dân, nhưng cũng không phải là từ ngữ địa phương vì nó thuộc lớp từ ngữ Biệt ngữ XH.
- Tìm những từ ngữ xưng hô và cách xưng hô ở địa phương em và ở những địa phương khác mà em biết?
2. VD:
+ Nghệ An: mi (mày); choa (tôi).
+ Nam Trung Bộ: tau (tao); mầy(mày).
+ Nam Bộ: tui(tôi); ba(cha); ....
- Từ xưng hô ở địa phương em có thể được dùng trong hoàn cảnh giao tiếp nào?
3. Từ ngữ xưng hô dược dùng trong những phạm vi giao tiếp hẹp như: ở địa phương, trong gia đình,...
 Từ ngữ xưng hô địa phương cũng được sử dụng trong các tác phẩm VH ở một mức nào đó để tạo không khí địa phương cho tác phẩm.
 Từ ngữ xưng hô địa phương không được dùng trong các hoạt động giao tiếp quốc tế, quốc gia( các hoạt động có nghi thức trang trọng).
- Đối chiếu những phương tiện xưng hô được xác định ở BT 2 và những phương tiện chỉ quan hệ thân thuộc trong bài Chương trình địa phương phần tiếng Việt ở HK I và cho nhận xét?
VD: 
* Để gọi người tên là Tuấn, chúng ta có thể lựa chọn:
+ Ông Tuấn: Tỏ thái độ tôn trọng người lớn tuổi hoặc có địa vị XH nhất định.
+ Lão Tuấn: Tỏ thái độ coi thường hoặc diễu cợt.
+ Gã, tay, chàng, anh, tên, thằng...: tương ứng với mỗi cách gọi thường kèm theo một thái độ nhất định.
4. Trong tiếng Việt có một số lượng khá lớn các DT chỉ họ hàng thân thuộc và chỉ nghề nghiệp, chức vụ được dùng làm từ ngữ xưng hô.
Cách dùng từ ngữ xưng hô như trên của tiếng Việt có hai cái lợi:
+ Giải quyết được một khó khăn đáng kể là trong vốn từ vựng tiếng Việt số lượng Đại từ xưng hô còn rất hạn chế cả về số lượng và sắc thái biểu cảm.
+ Thoả mãn được nhu cầu giao tiếp của con người, đặc biệt là nhu cầu bày tỏ những biến thái tình cảm vô cùng phong phú và phức tạp trong quan hệ giữa con người với con người.
 III. Củng cố.
 IV. HDHB.
Tiết 139 luyện tập làm văn bản thông báo
 A. Mục tiêu:
 - Củng cố lại những tri thức về văn bản thông báo: mục đích, yêu càu, cấu tạo của một văn bản thông báo; từ đó nâng cao năng lực viết thông báo cho HS.
 - Rèn kĩ năng so sánh, khái quát hoá, lạp dàn ý, viét thông báo theo mẫu.
 B. Chuẩn bị	GV: Soạn + Bảng hệ thống so sánh 4 loại VB điều hành.
	HS: Xem kĩ bài.
 C. Tiến trình bài dạy
 I. Kiểm tra bài cũ:
 II. Các hoạt động
I. Ôn tập lí thuyết
- Hãy cho biết tình huống nào cần làm VB thông báo, ai thông báo, thông báo cho ai?
1. HS tự trả lời.
- ND và thể thức của một VB thông báo?
2. HS trả lời.
- VB thông báo và VB tường trình có những điểm nào giống và khác nhau?
3. So sánh VB thông báo và VB tường trình.
* Giống nhau:
+ Về thể thức trình bày (3 phần).
+ Về sự chính xác rõ ràng của NDVB.
* Khác nhau:
VB thông báo
VB tường trình
- Loại VB để truyền đạt những ND, ccông việc, yêu cầu nào đó từ cấp trên xuống cấp dưới hoặc từ một tổ chức , cơ quan thông báo chung cho mọi người biết.
- Trình bày sự việc xẩy ra để cấp trên biết và đề nghị cấp trên ( người, tổ chức có thẩm quyền) xem xét và giải quyết.
- Là của cơ quan đoàn thể do người đại diện ký, để cấp dưới hoặc mọi người biết mà thực hiện.
- Là của cá nhân viết có kèm theo những đề nghị được giải quyết.
- Trong thể thức viết , thông báo có số công văn và nơi nhận.
II. Luyện tập ( SGK- 149,150)
 BT1: 
 	a) T.Báo 	b) Báo cáo	c) T.Báo
 BT2: Những lỗi sai trong VB thông báo:
	* Không có số công văn, thông báo, nơi nhận, nơi lưu viết ở góc trái phía trên và phía dưới bản thông báo.
	* Nội dung thông báo chưa phù hợp với tên thông báo, nên thông báo còn thiếu cụ thể các mục: Thời gian kiểm tra, yêu cầu kiểm tra, cách thức kiểm tra,...
	HS tự bổ sung và sắp xếp lại các mục cho đúng với tên bản thông báo.
 BT3: Những tình huống cụ thể cần viết thông báo:
Người thông báo
Người nhận thông báo
Nội dung thông báo
Giáo viên chủ nhiệm lớp
Gia đình học sinh lớp chủ nhiệm
Thu các khoản tiền đầu năm học.
Giáo viên chủ nhiệm lớp
Gia đình học sinh cá biệt trong lớp
Tình hình học tập và rèn luyện của học sinh cá biệt trong tuần.
Hiệu trưởng
Giáo viên, học sinh, gia đình học sinh
Kế hoạch tham quan thực tế.
Ban công an xã
Gia đình nạn nhân
Đến nhận đồ vật bị mất cắp được tìm thấy
Ban chấp hành đoàn TNCSHCM
Toàn thể đoàn viên
Kế hoạch hoạt động hè
 BT4: HS tự làm.
 III. Củng cố
 IV. HDHB
Tiết 140 trả bài kiểm tra tổng hợp
 A. Mục tiêu
 - HS năm được những ưu điểm, nhược điểm trong bài làm của mình từ nội dung đến hình thức, để từ đó thêm một lần nữa củng cố và hệ thống toàn bộ những kiến thức và kĩ năng chủ yếu đã dược học trong chương trình Ngữ Văn lớp 8.
 - Hệ thóng hoá, chữa bài làm của bản thân.
 B. Chuẩn bị	GV: Chấm và NX.
	HS: Chữa bài.
 C. Tiến trình bài dạy
 I. Kiểm tra bài cũ.
 II. Các hoạt động
I. Nhận xét chung:
 1. Ưu điểm
 2. Nhược điểm
II. Chữa lỗi
 1. Diễn đạt
 2. Dùng từ, sai chính tả.
III. Trả bài.
 III. Củng cố.
 IV. HDHB.

Tài liệu đính kèm:

  • docNgu van 8 tu tuan 25 den het.doc