Giáo án Ngữ văn 8 - Tiết 107-108: Văn bản Thuế máu - Năm học 2010-2011

Giáo án Ngữ văn 8 - Tiết 107-108: Văn bản Thuế máu - Năm học 2010-2011

I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT

1. Kiến thức

- Bộ mặt giả nhân, giả nghĩa của bọn thực dân Pháp và số phận bi thảm của những người dân thuộc địa bị bóc lột, bị dùng làm bia đỡ đạn trong các cuộc chiến tranh phi nghĩa phản ánh trong văn bản.

- Nghệ thuật lập luận và nghệ thuật trào phúng sắc sảo trong văn chính luận của Nguyễn ái Quốc.

2. Kĩ năng

- Đọc hiểu văn bản chính luận hiện đại, nhận ra và phân tích được nghệ thuật trào phúng sắc bén trong một văn bản chính luận.

- Học cách đưa yếu tố biểu cảm vào trong bài văn nghị luận.

3. Thái độ

 - Có lòng yêu nước, căm ghét bè lũ bán nước và cướp nước.

 - Tích hợp tư tưởng Hồ Chí Minh yêu nước, thương dân, tình thần quốc tế vô sản.

 

doc 9 trang Người đăng tranhiep1403 Lượt xem 27189Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 8 - Tiết 107-108: Văn bản Thuế máu - Năm học 2010-2011", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 15/ 03/ 2011
Ngày giảng: 21/ 03/ 2011
Bài 26
tiết 107 văn bản: Thuế Máu
( Trích Bản án chế độ thực dân Pháp)
 Nguyễn ái Quốc
I. Mục tiêu cần đạt
1. Kiến thức
- Bộ mặt giả nhân, giả nghĩa của bọn thực dân Pháp và số phận bi thảm của những người dân thuộc địa bị bóc lột, bị dùng làm bia đỡ đạn trong các cuộc chiến tranh phi nghĩa phản ánh trong văn bản.
- Nghệ thuật lập luận và nghệ thuật trào phúng sắc sảo trong văn chính luận của Nguyễn ái Quốc.
2. Kĩ năng
- Đọc hiểu văn bản chính luận hiện đại, nhận ra và phân tích được nghệ thuật trào phúng sắc bén trong một văn bản chính luận.
- Học cách đưa yếu tố biểu cảm vào trong bài văn nghị luận.
3. Thái độ
 - Có lòng yêu nước, căm ghét bè lũ bán nước và cướp nước.
 - Tích hợp tư tưởng Hồ Chí Minh yêu nước, thương dân, tình thần quốc tế vô sản.
II. Các kĩ năng sống cơ bản được giáo dục trong bài
1. Kĩ năng giao tiếp
2. Kĩ năng xác định giá trị
3. Kĩ năng lắng nghe tích cực
4. Kĩ năng hợp tác
III. Chuẩn bị
1. Giáo viên: các vấn đề liên quan đến tác giả và tác phẩm
2. Học sinh: đọc và trả lời câu hỏi sgk
IV. Phương pháp và kĩ thuật dạy học
Đọc sáng tạo, phân tích và bình giảng, nêu vấn đề ( động não, nêu câu hỏi); thảo luận nhóm( chia nhóm, giao nhiệm vụ)
V. Các bước lên lớp
1. ổn định tổ chức ( 1’)
2. Kiểm tra đầu giờ ( 5’)
 H. Nêu giá trị nghệ thuật và nội dung của văn bản bàn về phép học?
- Với cách lập luận chặt chẽ, bài văn giúp ta hiểu mục đích của việc học là để làm người có đạo đức, có tri thức, góp phần làm hưng thịnh đất nước, chứ không phải để cầu danh lợi. Muốn học tốt phải có phương pháp, học cho rộng nhưng phải nắm cho gọn, đặc biệt học đi đôi với hành.
3. Bài mới
* Khởi động ( 1’)
 Những năm 20 của thế kỉ XX là thời kì hoạt động sôi nổi của người chiến sĩ cộng sản kiên cường NAQ, trong những hoạt động ấy có sáng tác văn chương nhằm vạch trần bộ mặt của kẻ thù, nói lên nỗi khổ cực của người bị áp bức, kêu gọi nhân dân thuộc địa đoàn kết đấu tranh.
Hoạt động của thầy và trò
T/g
Nội dung
Hoạt động 1. Đọc- hiểu văn bản
* Mục tiêu
- Đọc đúng văn bản.
- Bộ mặt giả nhân, giả nghĩa của bọn thực dân Pháp và số phận bi thảm của những người dân thuộc địa bị bóc lột, bị dùng làm bia đỡ đạn trong các cuộc chiến tranh phi nghĩa phản ánh trong văn bản.
- Nghệ thuật lập luận và nghệ thuật trào phúng sắc sảo trong văn chính luận của Nguyễn ái Quốc.
GV hướng dẫn học sinh đọc:
- Đọc rõ ràng, mạch lạc kết hợp nhiều giọng đọc khi mỉa mai châm biếm, khi đau xót, đồng cảm, khi căm hờn, phẫn nộ, khi giễu nhại, trào phúng, khi bác bỏ mạnh mẽ
- GV đọc mẫu, HS đọc
- GV nhận xét và uốn nắn
GV nhắc lại cho học sinh nắm một số những nét cơ bản về Bác
Giải thích cho học sinh hiểu về tên gọi Nguyễn ái Quốc
H. Nêu những hiểu biết của em về tác phẩm
- HS trả lời, GV chốt
GV: Tác phẩm đã tố cáo và kết án chủ nghĩa thực dân Pháp, nói lên tình cảnh khốn cùng của người dân thuộc địa, thể hiện ý chí chiến đấu giành độc lập tự do cho các dân tộc bị áp bức của NAQ
H. Văn bản Thuế máu được viết theo thể loại nào?
- Văn bản chính luận chiếm vị trí quan trọng trong sự nghiệp thơ văn của Hồ Chí Minh.
H.Các chú thích trong sgk chú thích nào là khó và quan trọng? Vì sao?
- HS thảo luận nhóm bàn 1’
- Các nhóm báo, GV chốt.
H. Văn bản có thể chia thành mấy phần? 
- 3 Phần
1. Chiến tranh và người bản xứ
2. Chế độ lính tình nguyện
3. kết quả của sự hi sinh
( Tất cả các tiêu đề chương, mục đều là của tác giả)
H.Theo dõi phần đầu văn bản, nội dung chủ yếu được trình bày là gì?
- Thái độ của bọn thực dân Pháp và số phận của người dân.
GV: Thái độ của bọn thưc dân Pháp đối với người dân thuộc địa được bộc lộ ở hai thời điểm.
H.Trước khi chiến tranh, thái độ của bọn quan cai trị thực dân đối với người dân thuộc địa như thế nào? Cách đối sử ấy chứng tỏ bản chất gì của bọn thực dân?
- Tàn bạo, độc ác
GV giới thiệu hình 87 sgk
GV: họ xem những người dân thuộc địa là giống hạ đẳng, ngu si, bẩn thỉu, chỉ đáng làm nô lệ, bị đối xử và đánh đập như súc vật.
H. Khi cuộc chiến tranh bùng nổ , những người dân thuộc địa ấy được các nhà cầm quyền coi trọng như thế nào?
- HS trả lời, GV khái quát
H. Nguyên nhân, ý nghĩa của sự thay đổi đó?
- Chỉ là một thủ đoạn, lừa mị dân chúng một cách rẻ tiền và vụng về để che giấu bản chất tàn bạo độc ác của bọn thực dân Pháp.
H. Trong đoạn này tác giả sử dụng nghệ thuật gì?
- Nghệ thuật trào phúng
H. Nghệ thuật trào phúng ở đây được thể hiện như thế nào?
- Thể hiện với sự đối lập, tương phản ở cách gọi , thái độ đối sử của bọn TD, ở những từ ngữ, hình ảnh được người đọc hiểu nghĩa ngược lại ( những đứa con yêu, những người bạn hiền, chiến tranh vui tươi)
H. Số phận của những người dân thuộc địa trong các cuộc chiến tranh phi nghĩa như thế nào?
- Phải đột ngột dời xa quê hương, gia đình vì mục đích vô nghĩa
- Bị biến thành một vật hi sinh cho lợi ích và danh dự của những kẻ cầm quyền
- Bị bệnh tật, cái chết đau đớn vì phải bỏ xác khi chế tạo vũ khí
H.em có nhận xét gì về giọng điệu trong đoạn văn?
- Vừa giễu cợt, vừa xót xa
H. Nghệ thuật trào phúng ở đây được thể hiện như thế nào? 
- Thảm thương>< những lời ngợi ca, hứa hẹn với những số phận
H. Số phận của những người dân thuộc địa như thế nào?
- Bị đày ải và bị bóc lột
H. Việc tác giả đưa ra những con số ở cuối đoạn văn nhằm mục đích gì? có tác dụng?
- Tố cáo tội ác của bọn thực dân Pháp, gây lòng căm thù, trong quảng đại các dân tộc thuộc địa.
I. Đọc và thảo luận chú thích
1.Đọc
2.Thảo luận chú thích
a.Chú thích *
- Tác giả: Nguyễn ái Quốc
- Tác phẩm
+ Thuế máu được trích từ chương I của bản án chế độ thực dân pháp( gồm 12 chương viết tại Pa- ri năm 1925)
+ Văn bản chính luận
b.Các chú thích khác: 1,2,3,9,10
II. Bố cục: 3 phần
III. Tìm hiểu văn bản
1. Chiến tranh và người bản xứ
a. Thái độ của bọn thực dân Pháp đối với người dân thuộc địa 
- Trước chiến tranh họ bị xem là giống người hạ đẳng, bị đối xử, đánh đập như súc vật.
- Khi chiến tranh bùng nổ họ lập tức được tâng bốc, vỗ về, được phong những danh hiệu cao quý.
b. Số phận của những người dân thuộc địa trong các cuộc chiến tranh phi nghĩa
- Phải đột ngột dời xa quê hương, gia đình vì mục đích vô nghĩa
- Bị biến thành một vật hi sinh cho lợi ích và danh dự của những kẻ cầm quyền
- Bị bệnh tật, cái chết đau đớn vì phải bỏ xác trong các xưởng chế tạo vũ khí
* Bằng nghệ thuật trào phúng, giọng điệu mỉa mai, số liệu cụ thể xác thực đoạn văn cho chúng ta thấy thủ đoạn thâm độc và tội ác của bọn thực dân Pháp đối với người dân thuộc địa.
4.Củng cố( 1’)
GV hệ thống lại bài theo nội dung tiết học
5. Hướng dẫn học tập ( 1’)
- Về nhà học bài nắm chắc nội dung phần I
- Chuẩn bị tiếp phần còn lại của bài “Thuế máu”cho tiết học sau
Ngày soạn: 16/ 03/ 2011
Ngày giảng: 22/ 03/ 2011
Bài 26
Tiết 108 văn bản Thuế máu ( tiếp theo)
 Nguyễn ái Quốc
I. Mục tiêu cần đạt
1. Kiến thức
- Bộ mặt giả nhân, giả nghĩa của bọn thực dân Pháp và số phận bi thảm của những người dân thuộc địa bị bóc lột, bị dùng làm bia đỡ đạn trong các cuộc chiến tranh phi nghĩa phản ánh trong văn bản.
- Nghệ thuật lập luận và nghệ thuật trào phúng sắc sảo trong văn chính luận của Nguyễn ái Quốc.
2. Kĩ năng
- Đọc hiểu văn bản chính luận hiện đại, nhận ra và phân tích được nghệ thuật trào phúng sắc bén trong một văn bản chính luận.
- Học cách đưa yếu tố biểu cảm vào trong bài văn nghị luận.
3. Thái độ
 - Có lòng yêu nước, căm ghét bè lũ bán nước và cướp nước.
 - Tích hợp tư tưởng Hồ Chí Minh yêu nước, thương dân, tình thần quốc tế vô sản.
2. Các kĩ năng sống cơ bản được giáo dục trong bài
1. Kĩ năng giao tiếp
2. Kĩ năng xác định giá trị
3. Kĩ năng lắng nghe tích cực
4. Kĩ năng hợp tác
III. Chuẩn bị
1. Giáo viên: các vấn đề liên quan đến tác giả và tác phẩm
2. Học sinh: đọc và trả lời câu hỏi sgk
IV. Phương pháp và kĩ thuật dạy học
Đọc sáng tạo, phân tích và bình giảng, nêu vấn đề ( động não, nêu câu hỏi); thảo luận nhóm( chia nhóm, giao nhiệm vụ)
V. Các bước lên lớp
1. ổn định tổ chức ( 1’)
2. Kiểm tra đầu giờ ( 5’)
 H.Số phận của người dân thuộc địa trong các cuộc chiến tranh như thế nào?
- Phải đột ngột dời xa quê hương, gia đình vì mục đích vô nghĩa
- Bị biến thành một vật hi sinh cho lợi ích và danh dự của những kẻ cầm quyền
- Bị bệnh tật, cái chết đau đớn vì phải bỏ xác trong các xưởng chế tạo vũ khí
3. Bài mới
* Khởi động ( 1’)
Như chúng ta đã biết trước chiến tranh bọn thực dân Pháp coi nhân dân thuộc địa là giống hạ đẳng nhưng khi chiến tranh bùng nổ chúng bắt đầu tâng bốc tất cả những việc làm đó là những thủ đoạn xấu xa bỉ ổi của bọn thực dân. Vậy người dân thuộc địa có những phản ứng như thế nào bài học hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu
Hoạt động của thầy và trò
T/g
Nội dung
Hoạt động1. Đọc- hiểu văn bản ( tiếp theo)
* Mục tiêu:
- Đọc đúng văn bản.
- Bộ mặt giả nhân, giả nghĩa của bọn thực dân Pháp và số phận bi thảm của những người dân thuộc địa bị bóc lột, bị dùng làm bia đỡ đạn trong các cuộc chiến tranh phi nghĩa phản ánh trong văn bản.
- Nghệ thuật lập luận và nghệ thuật trào phúng sắc sảo trong văn chính luận của Nguyễn ái Quốc.
- HS đọc lại phần 2 của văn bản
H. Em hiểu như thế nào về “chế độ lính tình nguyện”? 
- Là tự giác, sẵn sàng phấn khởi lên đường.
H. Em có suy nghĩ gì về nhan đề “ chế độ lính tình nguyện”?
- Nhan đề cũng thể hiện rõ sắc thái trào phúng, ở đây được hiểu theo nghĩa ngược lại 
H.Bọn thực dân Pháp đã dùng thủ đoạn gì để bắt lính?
- Tiến hành lùng ráp, vây bắt lính trên toàn Đông Dương, cưỡng bức người ta phải đi lính.
- Trói xích, đàn áp dã man nhốt như nhốt súc vật.
H.Em hiểu “ vật liệu biết nói” là như thế nào?
- Bọn thực dân coi người dân thuộc địa như thứ đồ vật biết nói, là thứ hàng hóa đặc biệt có thể sinh lợi.
Cụ thể: lợi dụng chuyện bắt lính mà xoay ra kiếm tiền
H. Em có nhận xét gì về nghệ thuật mà tác giả sử dụng ở phần này? 
- Nghệ thuật đối lập: hành động bắt lính và lời lẽ tuyên truyền.
H. Em có nhận xét gì về thủ đoạn, mánh khóe bắt lính của bọn thực dân?
- dã man, tàn bạo và trắng trợn
H. Khi bắt lính bọn thực dân dùng những luận điệu gì?
- Hứa hẹn ban phẩm hàm cho những người lính còn sống sót và truy tặng những người đã hi sinh cho tổ quốc.
- Rêu rao về lòng tự nguyện đầu quân của người dân vì xứ thuộc địa.
H. Em có nhận xét gì về luận điệu của bọn thực dân?
- Lời lẽ lừa bịp
H. Người dân thuộc địa có thực tình hiến dâng xương máu của mình như những lời lẽ ấy không?
- Không, họ hoặc trốn tránh hoặc xì tiền ra, thậm trí họ còn làm cho mình nhiễm những bệnh nặng nhất để khỏi phải đi lính.
Gv: Những hành động ấy đã lật ngược cái dối trá, của cuộc sống mộ lính phi nghĩa.
- Sau khi nhắc lại bằng giọng điệu giễu cợt lời tuyên bố trịnh trọng của bọn thực dân cầm quyền, tác giả đã dùng những dẫn chứng hùng hồn để phản bác lại.
H. Mâu thuẫn trào phúng trong phần này được thể hiện như thế nào?
- Lời lẽ tăng bốc, phỉnh nịnh hết lời với những sự thật thảm khốc của chế độ lính tình nguyện
H. Kết quả của sự hi sinh như thế nào?
+ Họ trở lại giống người bẩn thỉu
+ Họ bị bóc lột hết của cải, đánh đập cho ăn như cho lợn ăn.
H. Nhận xét cách đối xử của bọn thực dân đối với họ?
- Độc ác, dã man, trắng trợn.
GV: bỉ ổi hơn bọn thực dân còn không ngần ngại đầu độc cả một dân tộc khi cấp môn bài bán lẻ thuốc phiện cho thương binh người Pháp, vợ con của tử sĩ người Pháp
H. Đoạn văn kết thúc có tác dụng gì?
- Thể hiện niềm tin, niềm mong mỏi chính đáng và sâu sắc của nhân dân lao động bản xứ, bước đầu nêu ra con đường đấu tranh cách mạng trên cơ sở tố cáo, lên án tội ác và sự dã man vô nhân đạo của bọn thực dân Pháp.
H.Em có nhận xét gì về trình tự bố cục các phần trong chương? tác dụng?
- 3 chương được bố cục theo trình tự thời gian trước- trong và sau chiến tranh
- Cách sắp xếp ấy có tác dụng làm bộ mặt giả nhân, giả nghĩa, bản chất tàn bạo của thực dân Pháp xung quanh việc bóc lột “ thuế máu” được phơi bày toàn diện triệt để . Mặt khác thân phận thảm thương của người dân nô lệ ở các xứ thuộc địa được miêu tả cụ thể sinh động.
Hoạt động 2. Ghi nhớ
* Mục tiêu
- Trình bày được giá trị đặc sắc của nghệ thuật và nội dung của văn bản
- Trình bày ý nghĩa văn bản.
H. Nét đặc sắc trong nghệ thuật viết văn nghị luận của NAQ? Qua đó văn bản cho em hiểu điều gì?
- HS thảo luận nhóm 8/ 3’
- Các nhóm báo cáo, nhận xét
- GV chốt:
+Có tư liệu phong phú, xác thực, hình ảnh giàu giá trị biểu cảm.
+ Thể hiện giọng điệu đanh thép.
+ Sử dụng ngòi bút trào phúng sắc sảo, giọng điệu mỉa mai.
+ Bộ mặt giả nhân giả nghĩa thủ đoạn tàn ác của chế độ thực dân đối với người dân các nước thuộc địa và số phận của họ
- HS đọc ghi nhớ và cho biết những vấn đề cần nắm được trong phần ghi nhớ
H. Nêu ý nghĩa của văn bản?
 Văn bản như một “ bản án” tố cáo thủ đoạn và chính sách vô nhân đạo cảu bọn thực dân đẩy người dân thuộc địa và các lò lửa chiến tranh
Hoạt động 3. Luyện tập.
* Mục tiêu
 Đọc đúng và diễn cảm văn bản.
- GV cho hai học sinh đọc phần 1 văn bản, học sinh và giáo viên nhận xét cách đọc.
26’
5’
5’
III.tìm hiểu văn bản ( tiếp)
1. Chiến tranh và người bản xứ.
2. Chế độ lính tình nguyện
a. Các thủ đoạn và mánh khóe bắt lính của thực dân Pháp
 Với nghệ thuật đối lập đoạn văn cho ta thấy thủ đoạn và mánh khóe bắt lính của bọn thực dân là dã man, tàn bạo và trắng trợn.
b. Luận điệu của chính quyền thực dân.
 Luận điệu lừa bịp, dối trá
3. Kết quả của sự hi sinh
 Người dân thuộc địa trở về với vị trí hèn hạ ban đầu: đáng thương, khốn khổ, bị lừa dối, bị áp bức và bị đẩy vào tình cảnh cùng quẫn Họ là nạn nhân của chính sách cai trị tàn bạo, ham hiểm của thực dân Pháp.
IV.Ghi nhớ
- NT
- ND
V. Luyện tập
4.Củng cố (1’)
Gv hệ thống lại bài trong hai tiết học giúp học sinh khắc sâu kiến thức
5. Hướng dẫn học tập ( 1’)
- Học sinh về nhà học bài theo nội dung ghi nhớ sgk
- Tìm hiểu tác dụng của một số từ trái nghĩa được sử dụng trong văn bản.
- Chuẩn bị bài: Hội thoại

Tài liệu đính kèm:

  • doctiet 107+ 108.doc