Tiết CT : 106
Ngày dạy:
Tuần CM :28
I/ MỤC TIÊU: Giúp học sinh
1/.Kiến thức: Hiểu được bản chất giả dối, tàn bạo của chính quyền thực dân Pháp.
- Bộ mặt giả nhân, giả nghĩa của thực dân Pháp và số phận bi thảm của những người dân thuộc địa bị bóc lột, bị dùng làm bia đỡ đạn trong các cuộc chiến tranh phi nghĩa phản ánh trong văn bản.
- Thấy rõ tính chiến đấu ,lập luận sắc bén cùng nghệ thuật trào phúng trong văn chính luận của Nguyễn Ai Quốc.
2/.Kỹ năng: Đọc- hiểu văn chính luận hiện đại, nhận ra và phân tích được nghệ thuật trào phúng sắc bén trong một văn bản hính luận .
- Học cách đưa yếu tố biểu cảm vào bài văn nghị luận.
3/.Thái độ (giáo dục) : Hình dung ra số phận bi thảm của những người bị bóc lột “Thuế máu” theo trình tự miêu tả của tác giả. Cảm nhận được tính chiến đấu mạnh mẽ, tính chất điều tra tư liệu cùng nghệ thuật trào phúng sắc sảo, tài tình của văn chính luận Nguyễn Ái Quốc. (TTHCM)
II/ TRỌNG TÂM:
- Bộ mặt giả nhân, giả nghĩa của thực dân Pháp và số phận bi thảm của những người dân thuộc địa bị bóc lột, bị dùng làm bia đỡ đạn trong các cuộc chiến tranh phi nghĩa phản ánh trong văn bản.Hiểu được bản chất giả dối, tàn bạo của chính quyền thực dân Pháp.
- Thấy rõ tính chiến đấu ,lập luận sắc bén cùng nghệ thuật trào phúng trong văn chính luận của Nguyễn Ai Quốc . Học cách đưa yếu tố biểu cảm vào bài văn nghị luận.
THUẾ MÁU (tt) (Trích Bản án chế độ thực dân Pháp) Nguyễn Ái Quốc Tiết CT : 106 Ngày dạy: Tuần CM :28 I/ MỤC TIÊU: Giúp học sinh 1/.Kiến thức: Hiểu được bản chất giả dối, tàn bạo của chính quyền thực dân Pháp. - Bộ mặt giả nhân, giả nghĩa của thực dân Pháp và số phận bi thảm của những người dân thuộc địa bị bóc lột, bị dùng làm bia đỡ đạn trong các cuộc chiến tranh phi nghĩa phản ánh trong văn bản. - Thấy rõ tính chiến đấu ,lập luận sắc bén cùng nghệ thuật trào phúng trong văn chính luận của Nguyễn Aùi Quốc. 2/.Kỹ năng: Đọc- hiểu văn chính luận hiện đại, nhận ra và phân tích được nghệ thuật trào phúng sắc bén trong một văn bản hính luận . - Học cách đưa yếu tố biểu cảm vào bài văn nghị luận. 3/.Thái độ (giáo dục) : Hình dung ra số phận bi thảm của những người bị bóc lột “Thuế máu” theo trình tự miêu tả của tác giả. Cảm nhận được tính chiến đấu mạnh mẽ, tính chất điều tra tư liệu cùng nghệ thuật trào phúng sắc sảo, tài tình của văn chính luận Nguyễn Ái Quốc. (TTHCM) II/ TRỌNG TÂM: Bộ mặt giả nhân, giả nghĩa của thực dân Pháp và số phận bi thảm của những người dân thuộc địa bị bóc lột, bị dùng làm bia đỡ đạn trong các cuộc chiến tranh phi nghĩa phản ánh trong văn bản.Hiểu được bản chất giả dối, tàn bạo của chính quyền thực dân Pháp. Thấy rõ tính chiến đấu ,lập luận sắc bén cùng nghệ thuật trào phúng trong văn chính luận của Nguyễn Aùi Quốc . Học cách đưa yếu tố biểu cảm vào bài văn nghị luận. III/CHUẨN BỊ: 1/.Giáo viên: BP+ Tranh tội ác của TD Pháp. 2/.Học sinh: Chuẩn bị bài + dụng cụ học tập. IV/TIẾN TRÌNH: 1/.Ổn định tổ chức và kiểm diện 8A 8B 2/.Kiểm tra miệng : * Gọi HS1 1/. Đoạn trích “Thuế máu” nằm ở chương mấy của tác phẩm “Bản án chế độ thực dân Pháp? (3đ) TL: Chương I 2/. Nêu vài nét về Tác giả – Tác phẩm ? (7đ) TL: Nguyễn Ái Quốc vấn đề. * Gọi HS2 1/ Tác dụng của các từ trái nghĩa được sử dụng trong văn bản.(3đ) TL:Vạch rõ bản chất giả dối, tàn bạo của chính quyền thực dân Pháp 2/. Phân tích chiến tranh ảnh hưởng tới người bản xứ ra sao? (7đ) TL: Thái độ của bọn cai trị thức. 3/ Bài mới: Hoạt động của GV + HS Nội dung bài học *Giới thiệu: “Thuế máu” là thiên phóng sự, sinh động, chính xác, phong phú. Một bản cáo trạng và kết án những tội ác dã man của thực dân Pháp ở các nước thuộc địa. Hôm nay chúng ta tìm hiểu tiếp chế độ lính tình nguyện kết quả gì? c/ Hoạt động 3 (TT) : (?) Em hiểu thế nào là tình nguyện? (*) Thể hiện cho thấy sự lừa bịp của bọn thực dân. -HS đọc đoạn 2 (?) Nêu rõ thủ đoạn mánh khóe bắt lính thể hiện qua chi tiết nào? (*) Kiếm tiền đối với nhà giàu sẳn sàng xiềng xích, nhốt người ta như nhốt súc vật và đàn áp dã man nếu chống cự. (?) Vậy người dân thuộc địa có tình nguyện hay không? (*) Họ chỉ có 2 con đường “đi lính tình nguyện hoặc xì tiền ra” hoặc tự làm cho mình mang 1 chứng bệnh nặng nhất để khỏi đi lính. (?) Tìm chi tiết cho thấy lời lẽ bịp bợm của bọn cầm quyền? (?) Tại sao tác giả gọi đó là những vụ nhũng lạm hết sức trắng trợn? (/) Thực trạng chế độ lính tình nguyện? -HS thảo luận về cách lập luận đoạn 2. (?) Em hiểu gì về thái độ của tác giả khi nói đến chế độ lính tình nguyện. * HS đọc đoạn 3 (?) Tìm chi tiết cho thấy kết quả của sự hy sinh nỗi cay đắng, tủi nhục. *HS thảo luận nêu những gì mà người dân có được sau chiến tranh? (?) Bộ mặt tráo trở của bọn thực dân thế nào và trắng trợn ra sao? (?) Theo em “Thuế máu” được hiểu như thế nào? -GV nhận xét và giải thích thêm cho HS thấy sự trắng trợn của bọn thực dân không gì ngoài mục đích vơ vét. * Gv chốt :Số phậân của những người dân thuộc địa: đáng thương,khón khổ, bị lừa dối,bị áp bức, bị đẩy vào tình cảnh cùng quẫn,Họ là nạn nhân của chính sách cai trị tàn bạo, nham hiểm của thực dân Pháp. (?) Qua đoạn văn, em thấy tác muốn kêu gọi điều gì? Qua đó em nhận xét gì về Nguyễn Aùi Quốc ?(TTHCM) (*)Nhân dân các nước thuộc địa đứng lên chống TD ( Pháp).Nguyễn Aùi Quốc đã tố cáo bản chất độc ác,giả nhân giả nghĩa của thực dân Pháp với người dân các nước thuộc địa (trong đó có người VN) bị bóc lột “Thuế máu” cho tham vọng xâm lược của chúng.=> qua đó ta thấy NAQ người anh hùng giải phóng dân tộc và là danh nhân văn hóa thế giới.(tr 347-352,NXBVN,2002) (?) Thảo luận về nghệ thuật. (?) Văn bản “Thuế máu” đã thể hiện cách viết văn nghị luận độc đáo của Nguyễn Ái Quốc trên các phương diện nào? * HS chốt (?) Tìm trình tự bố cục các phần trong chương (Trước, trong và sau chiến tranh) (?) Phân tích nghệ thuật châm biếm, đã kích, sắc sảo, tài tình của tác giả. -Tổng hợp lại NT của 3 phần. -Nhận xét về yếu tố tự sự và biểu cảm mà chúng ta đã học. (*) Tác giả sử dụng nghệ thuật kể chuyện nêu ra những bằng chứng thực tế, dẫn chứng ý kiến của người khác . Tạo cho VB có giá trị biểu cảm cao cho thấy số phận thảm thương của người dân và bộ mặt lừa bịp của bọn thực dân. -Liên hệ văn nghị luận. Đó là lập luận chặt chẽ, kết hợp 2 yếu tố biểu cảm và tự sự mà chúng ta sẽ học. (?) Nêu ý nghĩa văn bản? - HS đọc Ghi nhớ SGK/T92 2. Chế độ lính tình nguyện. -Vây bắt, cưỡng bức -Dọa nạt, làm tiền,trói, xích, đàn áp dã man. -Trước chính quyền chúng rêu rao là người dân tự nguyện đầu quân. -Trong khi thực tế lính đi trên đường bị túm trói hoặc bị nhốt Hai bên là những nòng súng đã lên đạn sẳn. -Nhũng lạm +Ăn tiền công khai từ việc tuyển quân. +Tự do làm tiền không luật lệ. -Là cơ hội làm giàu củng cố địa vị, tăng quan tiến chức của bọn quan chức. -Lời lẽ đanh thép, mĩa mai, lập luận phản bác. -Tố cáo mĩa mai chế độ cầm quyền. -Tôn trọng sự thật khách quan. -Vạch trần thủ đoạn lường gạt tàn bạo. => Thể hiện qua hành động : bắt người dân thuộc địa phải rời bỏ quê hương, làm việc cất lực trong các nhà máy, bỏ xác trân các chiến trường. 3. Kết quả của sự hy sinh: -Trở về với giống người bẩn thiểu. -Bị tước đoạt tất cả của cải, bị đánh đập, đối xử như gia súc, sau khi bị bóc lột. -> Cướp bóc,đối xử bất công,tàn nhẫn với những người sống sót sau cuốc chiến; cấp môn bài thuốc phiện để người dân thuộc địa tự hủy hoại cuộc sống của bản thân và giống nòi,. => Số phậân của những người dân thuộc địa: đáng thương,khón khổ, bị lừa dối,bị áp bức, bị đẩy vào tình cảnh cùng quẫn,Họ là nạn nhân của chính sách cai trị tàn bạo, nham hiểm của thực dân Pháp. 4/ Nghệ thuật: Có tư liệu phong phú, xác thực, hình ảnh giàu giá trị biểu cảm. Thể hiện giọng điệu đanh thép. Sử dụng ngòi bút trào phúng sắc sảo, giọng điệu mỉa mai. 5/ Ýù nghĩa văn bản.Văn bản có ý nghĩa như một “bản án” tố cáo thủ đoạn và chính sách vô nhân đạo của bọn thực dân đẩy người dân thuộc địa vào các lò lửa chiến tranh. * Ghi nhớ SGK/T92 4/Câu hỏi, bài tập củng cố : 1/ Thái độ của quan cai trị thực dân đối với những người dân thuộc địa sau khi chiến tranh kết thúc như thế nào? TL: Rủ bỏ mọi lời hứa và đối xử tàn tệ với những người dân thuộc địa. 2. Đọc diễn cảm lại 1 đoạn em thích, phân tích ? 4.5.Hướng dẫn học sinh tự học : -Đối với bài học ở tiết học này: + Học bài + Thuộc ghi nhớ + Hoàn chỉnh các BT vào VBTNV. + Sưu tầm một số tranh ảnh lịch sử minh họa cho nội dung bài học. + Đọc diễn cảm bài văn “Thuế máu” (Lưu ý giọng điệu mỉa mai, đanh thép trong bút pháp trào phúng của tác giả). -Đối với bài học ở tiết học tiếp theo: + Chuẩn bị: “Đi bộ ngao du” +Đọc trước nội dung SGK 98-99-100 +Soạn câu hỏi 1,2,3 SGK/T101 +Đọc tìm hiểu chú thích SGK T/100 nhà văn Pháp. V/ RÚT KINH NGHIỆM: - Nội dung: ................................................................................................................ . - Phương pháp: ................................................................................................................ - Sử dụng đồ dùng , thiết bị dạy học. ............................................................................................................................................
Tài liệu đính kèm: