Giáo án Ngữ văn 8 - Tiết 105 đến 108 - Tuần 27

Giáo án Ngữ văn 8 - Tiết 105 đến 108 - Tuần 27

Văn bản. NƯỚC ĐẠI VIỆT TA.

 ( Bình Ngô đại cáo )- Nguyễn Trãi.

A/Mục tiêu cần đạt: Giúp HS :

 - Thấy được đoạn văn có ý nghĩa như lời tuyên ngôn độc lập của dân tộc ta ở thế kỉ XV.

 - Thấy được phần nào sức thuyết phục của nghệ thuật văn chính luận Nguyễn Trãi : lập luận chặt chẽ, sự kết hợp giữa lí lẽ và thực tiễn.

 - Biết vận dụng bài học để viết văn nghị luận, có sự kết hợp giữa tư duy lô-gic và tư duy hình tượng, giữa lí lẽ và tình cảm.

B/ Chuẩn bị.

. GV: Soạn bài giảng, bảng phụ (đoạn trích, tác giả, tác phẩm), tranh tác giả.

 . HS : Đọc kỹ văn bản, chú thích. Soạn bài theo yêu cầu ở SGK.

C/ Phương pháp:

Đọc diễn cảm, phân tích,giảng bình, thảo luận.

D /Tiến trình lên lớp.

1. ổn định:

2.Kiểm tra bài cũ :

 * Câu hỏi : -Đọc thuộc lòng một đoạn trong bài “Hịch tướng sĩ” mà em thích, nêu giá trị nội dung, nghệ thuật của văn bản ấy. ( 9 điểm)

 * Đáp án: -HS đọc thuộc lòng đoạn văn bản tốt.

 - ND: p/a lòng yêu nước, bất khuất, căm thù giặc của nhân dân quyết chiến, quyết thắng kẻ thù xâm lược.

 - NT: Là áng văn chính luận xuất sắc, có sự kết hợp giữa lập luận chặt chẽ, sắc bén, lời văn thống thiết-> thuyết phục mạnh.

 3. Bài mới :

 

doc 9 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 745Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 8 - Tiết 105 đến 108 - Tuần 27", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 27 	 Ngày soạn: 8/3/2009
Tiết 105	 Ngày dạy: 10/3/2009
Văn bản. nước Đại Việt ta.	
 	 ( Bình Ngô đại cáo )- Nguyễn Trãi. 
A/Mục tiêu cần đạt: Giúp HS :
 - Thấy được đoạn văn có ý nghĩa như lời tuyên ngôn độc lập của dân tộc ta ở thế kỉ XV.
 - Thấy được phần nào sức thuyết phục của nghệ thuật văn chính luận Nguyễn Trãi : lập luận chặt chẽ, sự kết hợp giữa lí lẽ và thực tiễn. 
 - Biết vận dụng bài học để viết văn nghị luận, có sự kết hợp giữa tư duy lô-gic và tư duy hình tượng, giữa lí lẽ và tình cảm. 
B/ Chuẩn bị. 
. GV: Soạn bài giảng, bảng phụ (đoạn trích, tác giả, tác phẩm), tranh tác giả.
 . HS : Đọc kỹ văn bản, chú thích. Soạn bài theo yêu cầu ở SGK.
C/ Phương pháp:
Đọc diễn cảm, phân tích,giảng bình, thảo luận...
D /Tiến trình lên lớp.
ổn định:
2.Kiểm tra bài cũ : 
 * Câu hỏi : -Đọc thuộc lòng một đoạn trong bài “Hịch tướng sĩ” mà em thích, nêu giá trị nội dung, nghệ thuật của văn bản ấy. ( 9 điểm)
 * Đáp án: -HS đọc thuộc lòng đoạn văn bản tốt.
 - ND: p/a lòng yêu nước, bất khuất, căm thù giặc của nhân dân quyết chiến, quyết thắng kẻ thù xâm lược.
 - NT: Là áng văn chính luận xuất sắc, có sự kết hợp giữa lập luận chặt chẽ, sắc bén, lời văn thống thiết-> thuyết phục mạnh...
 3. Bài mới :
Hoạt động thầy- trò
Nội dung ghi bảng
Hoạt động 1: HS nắm được những nét cơ bản về tác giả- tác phẩm
* GV treo tranh tác giả lên bảng .
.HS nhắc lại những nét chính về tg- tp ở chú thích.
 - Nêu thể loại của văn bản ? So sánh với thể chiếu, hịch ( điểm giống – khác nhau ).
HS trình bày - nhận xét - bổ sung .
.GVchốt ý – bổ sung thêm ngoài SGK ( tác giả và bài “Nước Đại Việt ta” này. 
Hoạt động 2: Hướng dẫn HS đọc– hiểu nghĩa từ.
. GV treo đoạn trích lên bảng ( bảng phụ ).
 GV hướng dẫn HS đọc diễn cảm :giọng điệu trang trọng, hùng hồn, tự hào. Chú ý tính cân xứng, nhịp nhàng của văn biền ngẫu.
gọi HS đọc tiếp – nhận xét việc đọc của HS.
 . HS nhắc lại những từ cơ bản, liên quan đến bài ( 1,2, 3, 4). 
Hoạt động 3 : Hướng dẫn HS phân tích.
? Đoạn trích là phần mở đầu bài Bình Ngô đại cáo. Nó có ý nghĩa nêu tiền đề cho toàn bài, tất cả nội dung phát triển về sau đều xoay quanh tiền đề đó. Theo em, khi nêu tiền đề tác giả đã khặng định những chân lí nào ?
 * HS đọc lại hai câu đầu (diễn cảm).
? Qua 2 câu trên có thể hiểu cốt lõi tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi là gì ? Người dân mà tác giả nói tới là ai ? Kẻ bạo ngược mà tác giả nói tới là kẻ nào ?
GV mở rộng - Nhân nghĩa theo quan niệm trước đó (nho giáo) là quan hệ giữa người với người giờ đây nhân nghĩa gắn liền với yêu nước chống xâm lược, thể hiện trong mối quan hệ giữa dân tộc với dân tộc. Đó là nét mới, là sự phát triển của tư tưởng nhân nghĩa ở Nguyễn Trãi.
? Như vậy em hiểu tính chất của cuộc kháng chiến chống quân Minh là như thế nào?
 * HS đọc diễn cảm 8 câu tiếp theo.
? Vì sao khi nêu tư tưởng nhân nghĩa, Nguyễn Trãi lại đề cập đến việc phải bảo vệ nền độc lập của đất nước có chủ quyền.
- Nhân nghĩa gắn liền với chủ quyền dân tộc, vì có bảo vệ được đất nước thì mới bảo vệ được dân, mới thực hiện được mục đích cao cả là ''Yên dân''
 ? Để khẳng định chủ quyền độc lập dân tộc, tác giả đã dựa vào những yếu tố nào ?
* đất nước có độc lập, chủ quyền là có nền văn hiến, có lãnh thổ, phong tục, lịch sử, chế độ riêng. Đó là những yếu tố căn bản nhất của một quốc gia, dân tộc.
? T.g đã nhắc tới những triều đại nào xây nền ĐL ? Các triều đại đó được so sánh với những triều đại nào của TQ ?
?Em có nhận xét gì về biện pháp NT mà tác giả sử dụng ở đây ? Tác dụng của các biện pháp NT đó ?
? Qua đó tư  tưởng và tình cảm nào của t.g được bộc lộ ?
?Nền văn hiến Đại Việt còn được làm rõ hơn qua những chứng cớ nào ? (Chứng cớ ghi trong lịch sử chống ngoại xâm).Câu văn nào nói rõ điều đó 
? ở đây tác giả có sử dụng câu văn biền ngẫu, em hãy miêu tả cấu trúc của câu văn biền ngẫu ? Td của việc sử dụng câu văn biền ngẫu ?
?Qua đó tư tưởng tình cảm nào của người viết đựơc bộc lộ ?
? Trên cơ sở so sánh với bài Sông núi nước Nam, hãy chỉ ra sự tiếp nối và phát triển của ý thức DT trong đoạn trích Nước Đại Việt ta ?( khá, giỏi)
Hoạt động4 Hướng dẫn HS rút ra tổng kết bài.
* GV tổ chức cho HS thảo luận nhóm.
? Nhận xét của em nghệ thuật sử dụng trong đoạn? 
 - Hãy thử khái quát quá trình lập luận của đoạn trích Nước Đại Việt ta bằng một sơ đồ.
 - HS trình bày qua bảng phụ – nhận xét – bổ sung. GV chốt ý đúng qua sơ đồ.
 I/ Tác giả -Tác phẩm. 
1.Tác giả: Nguyễn Trãi(1380-1442) hiệu là ức Trai. Là nhà yêu nước, anh hùng dân tộc, danh nhân văn hoá thế giới. 
2 Tác phẩm: 
- Thể Cáo, có ý nghĩa như tuyên ngôn độc lập, công bố ngày 17/12/1428.
 - Viết theo lối văn biền ngẫu, có vận dụng thể tứ lục... do Bùi Văn Nguyên dịch.
 - Đoạn trích là phần mở đầu “Bình Ngô Đại cáo”
II/ Đọc –Hiểu chú thích.
1/Đọc : 
2/ Chú thích: 
III/ Phân tích.
1. Chân lý nhân nghĩa ( là chân lí cơ bản )
- Yên dân : Bảo vệ đất nước -> người dân yên vui, hạnh phúc.
-Trừ bạo : đánh đuổi giặc ngoại xâm . 
-> Nhân nghĩa có nghĩa là lo cho dân, vì dân. 
2.Chân lí về sự tồn tại độc lập có chủ quyền của dân tộc Đại Việt:
- Núi sông bờ cõi đã chia ->có lãnh thổ riêng
-Phong tục Bắc Nam cũng khác ->có nền văn hóa riêng.
-Từ triệu, Đinh, Lí, Trần ->có lịch sử riêng.
->Sử dụng câu văn biền ngẫu và phép so sánh ngang bằng-> Khẳng định tư cách độc lập của nước ta và tạo sự uyển chuyển nhịp nhàng cho câu văn.
=>Đề cao ý thức dân tộc và bộc lộ tình cảm tự hào về dân tộc Đại Việt.
 3. Sức mạnh của chân lí : nhân nghĩa và độc lập dân tộc.
 - Lưu Cung thất bại ,Triệu Tiết tiêu vong, Toa Đô bị chết, Ô Mã bị bắt...chứng cớ còn ghi.
à Câu văn biền ngẫu
-> Niềm tự hào dân tộc, khẳng định nền đọc lập của nc ta và bộc lộ niềm tự hào về truyền thống đấu tranh vẻ vang của DT.
IV/ Tổng kết :
1. Nghệ thuật : Lập luận chặt chẽ , chứng cứ hùng hồn...( sơ đồ)
Sơ đồ lập luận của tác giả
Nguyên lí nhân nghĩa
Trừ bạo(giặc Minh x.lược)
Yên dân
 b.vệ đ.nước
Chân lí về sự tồn tại độc lập có chủ quyền của dân tộc.
văn hiến lâu đời
Phong tục riêng.
lãnh thổ riêng.
 ch độ,
ch.quyền riêng
Sức mạnh của nhân nghĩa
Sức mạnh của độc lập dân tộc
 4. Củng cố :
 - Nêu giá trị nghệ thuật – nội dung của bài cáo ?
 5. Dặn dò :
 - Học bài giảng –thuộc tốt một số đoạn mà em thích.
 - Soạn tốt bài “ Bàn luận về phép học”.
 * .Rút kinh nghiệm:
.
 Tiết 107 Ngày soạn: 7/03/2010
Tiếng Việt. Ngày dạy: 9/03/2010 
Hành động nói.
 (Tiếp theo)
 A/ Mục tiêu cần đạt
- Củng cố kiến thức về hành động nói và các kiểu hành động nói.
-Nắm được cách dùng các kiểu câu để thực hiện hành động nói.
-Rèn kĩ năng sử dụng hành động nói trong giao tiếp và trg viết văn.
 B/ Chuẩn bị 
 . GV: Soạn bài giảng, bảng phụ .
 . HS : Soạn tốt các câu hỏi trong bài .
 C/Phương pháp:
Phân tích mẫu, thực hành...
 D/ Tiến trình lên lớp.
 1. ổn định 
 2.Kiểm tra bài cũ:
 - Em hiểu thế nào là hành động nói ?Mục đích của hành động nói gồm những kiểu thường gặp nào?Cho ví dụ về hành động điều khiển ? ( 9 điểm ).
 * Đ. án: - Là hành động do ngườinói thực hiện bằng lời nói nhằm mục đích nhất định.
 - Gồm những kiểu : hỏi, trình bày, điều khiển, hứa hẹn, bộc lộ cảm xúc.
 - HS lấy ví dụ đúng
3. Bài mới :
 Giới thiệu bài.
Hoạt động thầy –trò.
Nôi dung ghi bảng .
Hoạt động 1: Tìm hiểu cách thực hiện hành động nói.( mối quan hệ giữa ầnh động nói và các kiểu câu)
 . GV treo bảng phụ ( mục 1 ). HS đọc yêu cầu, làm cá nhân.
 - Đánh số thứ tự trước mỗi câu trần thuật trong đoạn trích sau.
 -Xác định mục đích nói của những câu ấy bằng cách đánh dấu (+) vào ô thích hợp; dấu(- ) vào ô không thích hợp.
 . HS trình bày – nhận xét – bổ sung.
 . GV bổ sung – chốt ý.
 * HS trình bày quan hệ giữa 4 kiểu câu đã học với 5 kiểu hành động đã học. ( thảo luận nhóm).
 - Dựa vào cách tổng hợp trên, hãy lập bảng trình bày quan hệ giữa các kiểu câu nghi vấn, cầu khiến, cảm thán, trần thuật với những hành động nói mà em biết ?
 - Cho ví dụ minh hoạ ? 
 . HS trình bày – nhận xét – bổ sung .
 . GV chốt ý cơ bản – cho HS đọc ghi nhớ.
 Hoạt động 2 : Hướng dẫn HS làm bài tập.
 . Tổ chức cho HS làm theo nhóm.
 .HS đọc yêu cầu bài tập, xác định cách làm.
 .HS trình bày – nhận xét- bổ sung.
 .GV chốt ý.
I/ Cách thực hiện hành động nói.
1. – Câu trần thuật : Câu 1,2,3,4,5.
+ Câu 1,2,3 dùng để trình bày.
+ Câu 4,5 dùng để điều khiển ( cầu khiến ).
 => - Câu nghi vấn : thực hiện hành động hỏi.
. Ví dụ : Em đã học bài chưa ?
- Câu cầu khiến: thực hiện hành động điều khiển.
. Ví dụ : Lan, lấy dùm bạn cái mũ trên bàn!
- Câu cảm thán : thực hiện hành động bộc lộ cảm xúc.
. Ví dụ : Khốn nạn thân con như thế này !
- Câu trần thuật : thực hiện hành động trình bày.
. Ví dụ : Tinh thần yêu nước cũng như các thứ của quí.
* Ghi nhớ : SGK/71.
II/ Bài tập
Bài 1: Câu nghi vấn trong bài Hịch tướng sĩ
- Từ xưa các bậc trung thần... không có ? -> dùng để nêu vấn đề cho tướng sĩ chuẩn bị nghe phần lí giải của tác giả.
- Lúc bấy giờ... phỏng có được không?
-> dùng để khẳng định. 
 4. Củng cố: 
 - Để thực hiện hành động nói cần chú ý những điểm cơ bản nào ?
 5..Dặn dò: 
 - Học tốt bài giảng, thuộc ghi nhớ.
 - Soạn tốt bài : Hội thoại ( tuần 27).
* Rút kinh nghiệm
 Tuần 27 Tiết 106 Ngày soạn: 9/3/2009
 Ngày dạy: 11/3/2009
 Tập làm văn. 
 ôn tập về luận điểm. 
 A. Mục tiêu cần đạt. Giúp HS: 
 - Nắm vững hơn nữa khái niệm luận điểm, tránh được những sự hiểu lầm mà các em thường mắc phải ( như lẫn lộn luận điểm với vấn đề cần nghị luận hoặc coi luận điểm là một bộ phận của vấn đề nghị luận,...)
 - Thấy rõ hơn mối quan hệ giữa luận điểm với vấn đề nghị luận và giữa các vấn đề với nhau trong một bài văn nghị luận.
 B. Chuẩn bị .
 . GV: Soạn bài giảng, bảng phụ .
 . HS : Soạn tốt các câu hỏi trong bài .
 C/ Phương pháp:
Phân tích mẫu, gợi mở,...
 D/Tiến trình lên lớp.
 1. ổn định 
 2. Kiểm tra bài cũ:
 - Khi thuyết minh về một danh lam thắng cảnh cần lưu ý những điểm cơ bản nào ( 9 điểm)
 ( - Cần phải đến nơi thăm thú, quan sát, tra cứu, hỏi han ,... Bố cục đủ 3 phần... Lời giới thiệu cần có kèm miêu tả, bình luận->hấp dẫn hơn. Lời văn cần chính xác và biểu cảm. )
 3. Bài mới: 
Hoạt động thầy – trò.
Nội dung ghi bảng.
Hoạt động 1: HS nhắc lại khái niệm về luận điểm ( đã học ở lớp 7).
- Luận điểm là gì ? Hãy lựa chọn câu trả lời đúng ở 1?
- Bài “ Tinh thần yêu nước của nhân dân ta” của HCM có bao nhiêu luận điểm ? Đó là những luận điểm nào?
- Chiếu dời đô có phải là một bài văn nghị luận không ? Nếu đúng thì bài văn ấy có những luận điểm nào ?
 * HS thảo luận –trình bày –nhận xét – bổ sung.
 * GV chốt ý – HS đọc ghi nhớ ( mục 1,2)
- Hdẫn HS làm bài tập 1( khắc sâu k/n về l.điểm
 Hoạt động 2: Xác định mqh giữa luận điểm và các v/đ cần giải quýêt.
- Vấn đề dặt ra trong bài “ Tinh thần ...ta”là gì ?
Có thể làm sáng tỏ vấn đề đó không nếu chỉ đưa ra luận điểm: “ Đồng bào ta ngày nay ...nàn” ?
- Trong “Chiếu dời đô”chỉ đưa ra luận điểm: “ Các triều đại... kinh đô” thì mục đích ban chiếu có đạt được không ? Tại sao ?
- Kết luận của em về mqh giữa l.điểm với các v/đ cần giải quyết ?
Hoạt động3 :Tổ chức HS xem xét hệ thống luận điểm ở III.( Thảo luận nhóm-trình bày-bổ sung)
.HS đọc; em sẽ chọn hệ thống luận điểm nào ?
vì sao? Kết luận của em về luận điểm và mqh giữa các luận điểm trong văn nghị luận ?
 . HS trình bày – bổ sung- GV chốt ý.
 . HS đọc ghi nhớ ( to, rõ).
Hoạt động 4: Hướng dẫn HS luyện tập.
. HS đọc b.tập, xác định yêu cầu - làm theo nhóm- trả lời – nhận xét- GVchốt ý bài tập.
 I. Khái niệm luận điểm.
1/ Khái niệm : câu c
2/ a) Bài “Tinh thần yêu nước của nhân dân ta” gồm 3 luận điểm:
- Truyền thống yêu nước... trong lịch sử.
- Truyền thống yêu nước ...ngày nay .
- Bổn phận của chúng ta với truyền thống ấy.
b. Luận điểm trong ''Chiếu dời đô''
- ''Chiếu dời đô'' là văn bản nghị luận vì có thể hiện quan điểm, tư tưởng của tác giả về việc dời đô.
- Cách xác định luận điểm như câu hỏi của bạn học sinh đó là không đúng vì đó không phải là ý kiến, quan điểm mà chỉ là vấn đề.
* Bài tập 1: Luận điểm đúng là: “Nguyễn Trãi là tinh hoa của... lúc bấy giờ”. 
II. Mối quan hệ giữa luận điểm với vấn đề cần giải quyết trong bài văn nghị luận.
1/ a) Là : tinh thần yêu nước của nhân dân ta.
b) Chưa đạt được –vì không phù hợp với y/cầu
->Cần phải chính xác,phù hợp, đủ để làm sáng tỏ vấn đề được đặt ra.
III. Mối quan hệ giữa các luận điểm .
1/ Chọn : hệ thống 1
-> chính xác, gắn bó chặt chẽ,rành mạch, sắp xếp theo trình tự hợp lí.
- hệ thống 2 : không đạt được những điều kiện trên -> bị loại.
* Ghi nhớ: SGK/ 75
IV. Luyện tâp.
Bài tập 2:”.
Chọn a 1,2,3,4.
 4. Củng cố: 
 - Phân biệt những điểm khác nhau giữa luận điểm và vấn đề nghị luận ? 
- Mối quan hệ giữa luận điểm và luận điểm, luận điểm với vấn đề nghị luận 
 5.Dặn dò: 
 - Học tốt bài giảng, thuộc ghi nhớ. Làm bài tập số 2.
 - Soạn tốt bài : Bàn luận về phép học.
* Rút kinh nghiệm: .
Tuaàn 27 Ngaứy soaùn: 7/3/2010
 Tieỏt 108 Ngaứy daùy:10/3/2010
VIEÁT ẹOAẽN VAấN TRèNH BAỉY LUAÄN ẹIEÅM
A-Mục tiêu bài học: 
-Nhận thức được ý nghĩa quan trọng của việc trình bày luận điểm trong một bài văn nghị luận.
- Biết cách viết đoạn văn trình bày luận điểm theo các cách diễn dịch và quy nạp.
- Rèn kĩ năng nhận diện và phân tích đoạn văn nghị luận, Xây dựng luận điểm luận cứ, lập luận và viết hai đoạn văn nghị luận theo hai cách hiễn dịch và qui nạp
B-Chuẩn bị: 
-Đồ dùng: Bảng phụ.
C-Phương pháp: Nêu vấn đề, gợi mở, thảo luận nhóm
D - Tiến trình tổ chức dạy - học: 
I-ổn định tổ chức: 
II-Kiểm tra: 
III-Bài mới:
Hoạt động của thầy-trò
Nội dung kiến thức
Hoạt động 1:Hướng dẫn HS tìm hiểu cách trình bày luận điểm thành một đoạn văn
-Hs đọc đoạn văn a,b.
-Đâu là câu chủ đề (câu nêu luận điểm) trong mỗi đoạn văn ?
-Câu chủ đề trong từng đoạn được đặt ở vị trí nào (đầu hay cuối đoạn) ?
-Tron 2 đoạn văn trên, đoạn nào được viết theo cách diễn dịch và đoạn nào được viết theo cách qui nạp ? Phân tích cách diễn dịch và qui nạp trong mối đoạn văn?
-Hs đọc đv của Nguyễn Tuân.
? Lập luận là gì ?
- Lập luận là cách nêu luận cứ để dẫn đến luận điểm. Lập luận phải chặt chẽ, hợp lí thì luận điểm mới nổi bật và có sức thuyết phục.
? Em hãy chỉ ra các luận điểm và cách lập luận trong đoạn văn?
?Khi lập luận, có phải nhà văn dùng phép tương phản không ? chỉ rõ sự tương phản đó.
- Nhà văn đã sử dụng phép tương phản giữa luận cứ 2 và 3 để làm nổi bật chất chó đểu của vợ chồng Nghị Quế (lđ).
? Nhận xét gì về việc sắp xếp các ý trong đoạn văn vừa dẫn ?
? Nếu tác giả xếp nhận xét Nghị Quế "đùng đùng, giở giọng chó...Dậu" lên trên và đưa nhận xét "vợ chồng địa chủ cũng thích chó, yêu gia súc" xuống dưới thì hiệu quả của đoạn văn sẽ bị ảnh hưởng t/nào ?
? Trg đv, những cụm từ chuyện chó con, giọng chó má, thằng nhà giàu rớc chó vào nhà, chất chó đểu của giai cấp nó được xếp cạnh nhau. Cách viết ấy có làm cho sự trình bày luận điểm thêm chặt chẽ và hấp dẫn không ? Vì sao ?
?Từ việc tìm hiểu phân tích những đv trên, ta cần chú ý gì khi trình bày luận điểm trong đoạn văn nghị luận ?
 Hoạt động 2: Hướng dẫn hs thảo luận làm luyện tập
? Đọc 2 câu văn sau và diễn đạt ý mỗi câu thành một lđiểm ngắn gọn, rõ ?
-Hs đọc đv.
-Đv trình bày luận điểm gì ?
Và sử dụng các luận cứ nào ?
-Em có nhận xét gì về cách sắp xếp luận cứ và cách diễn đạt cuả đv ?
I-Trình bày luận điểm thành một đoạn văn nghị luận:
1-Ví dụ1:
a-Đoạn văn a:
-Nêu các yếu tố thuận lợi về nhiều mặt của thành Đại La sau đó khái quát thành câu chủ đề ở cuối đoạn.
Câu chủ đề: Thật là chốn .. đế vương muôn đời. 
àVị trí cuối đoạn (đoạn quy nạp)
b-Đoạn văn b:
-Câu chủ đề trước ở đầu đoạn, sau đó mới nêu dẫn chứng để chứng minh cho luận điểm của câu chủ đề, và cuối đoạn lại có 1 câu tổng kết lại các dẫn chứng đó để nhấn mạnh thêm luận điểm đã nêu trong câu chủ đề.
Câu chủ đề: Đồng bào ta ngày. ngày trước.
àVị trí đầu đoạn( Đoạn diễn dich)
2-Ví dụ2:
-Luận điểm: Cho thằng nhà giàu. giai cấp nó ra. (phê phán vợ chồng Nghị Quế).
-Lập luận bằng cách nêu luận cứ:
+Luận cứ 1: Ngô Tất Tố cho chị Dậu bưng vào nhà Nghị Quế một cái rổ nhún nhín bốn chó con.
+Luận cứ 2: Vợ chồng Nghị Quế bù khú với nhau trên câu chuyện chó con như người thích chó, yêu chó.
+Luận cứ 3: Rồi chúng giở giọng chó má ngay mẹ con chị Dậu.
->dùng phép tương phản giữa luận cứ 2 và 3 
b.Cách lập luận trong đv đã làm cho lđiểm trở nên sáng tỏ, chính xác và có sức thuyết phục mạnh mẽ. Nhờ sự sắp xếp hợp lí các luận cứ và hiệu quả của phép tương phản mà người đọc nhận ra ngay luận điểm ở cuối đoạn.
c.Cách sắp xếp các ý trong đoạn văn hợp lí, chặt chẽ và có NT, bởi nếu đảo vị trí của luận cứ 2 và 3 thì đoạn văn không còn thú vị, hấp dẫn mà luận điểm cũng không được nổi bật và sáng tỏ.
d.Trong đoạn văn những cụm từ: chuyện chó con, giọng chó má, thằng nhà giàu rước chó vào nhà, chất chó đểu của giaicấp nó được xếp cạnh nhau đã làm cho sự trình bày luận điểm thêm chặt chẽ và hấp dẫn bởi nó tập trung gây ấn tượng mạnh và khắc sâu trong người đọc một vấn đề thật lí thú và có ý nghĩa: từ chuyện nuôi chó con của con ngời mà dẫn đến chất chó đểu của chính con người ấy.
*Ghi nhớ: sgk (81 ).
II-Luyện tập:
1-Bài 1:
a-Trước hết cần tránh lối viết dài dòng không cần thiết.
b-Nguyên Hồng đam mê viết và thích truyền nghề cho bạn trẻ.
2-Bài 2 :
-Luận điểm: Tế Hanh là một người tinh lắm
-Luận cứ:
+Tế Hanh đã ghi đc đôi nét thần tình về cảnh sinh hoạt chốn quê hương.
+Thơ Tế Hanh đưa ta vào một thế giới rất gần gũi thường ta chỉ thấy một cách mờ mờ, cái thế giới những t.cảm ta đã âm thầm trao cho cảnh vật.
-Các luận cứ được t.g sắp đặt theo trình tự tăng tiến, luận cứ sau biểu hiện 1 mức độ tinh tế cao hơn so với luận cứ trứơc. Nhờ cách sắp xếp ấy mà độc giả càng đọc càng thấy hứng thú.
IV.Củng cố
? Cần chú ý những điều gì khi trình bày đoạn văn nghị luận?
V. Hướng dẫn học bài: 
-Học thuộc lòng ghi nhớ, làm bài tập 3,4 (82 ).
-Chuẩn bị bài: Luyện tập xây dựng và trình bày luận điểm (Đọc và trả lời câu hỏi trong từng phần).
* Rút kinh nghiệm: 
.

Tài liệu đính kèm:

  • doctuan 27 vanVHa.doc